Loại “rau trường thọ” mọc đầy ở Việt Nam nhưng đang bị ném bỏ

Loại “rau trường thọ” mọc đầy ở Việt Nam nhưng đang bị ném bỏ – hãy tìm hiểu ngay.

rau

Dương xỉ: Trị chứng viêm

Dương xỉ là một loại rau rừng phổ biến nơi sơn dã. Nói về công dụng của loại rau này, giáo sư Trương cho biết:

“Mấy năm trước, tôi bắt đầu ăn nhiều dương xỉ. Loại rau này đặc biệt giàu protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao”.

Một số loại vi khuẩn có lợi trong dương xỉ còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm. Vì vậy, loại rau này rất tốt đối với những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét…
“Khi ăn dương xỉ, nên dùng nước sôi chần qua một chút để bớt đi vị chát. Loại rau này có tính lạnh, người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều.” – Giáo sư Trương Hồ Đức chia sẻ.

Theo Cây thuốc quý, Tạp chí về Dược liệu và Sức khỏe Cộng đồng, cây dương xỉ thường – cây răng dê có tên khoa học là Cyclosorus parasiticus (L.) Farw. Cây này không có hoa, sinh sản bằng các túi ô bào tử ở mặt dưới lá.

Dân gian dùng lá tươi giã đắp cầm máu, làm lành vết thương, chữa sưng tấy.

PGS.TS Trần Hợp, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật cảnh TPHCM cho biết, theo Đông y, dương xỉ được xem là nhóm cây thuốc quý làm thuốc chữa thận hư, ỉa chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu…

Đặc biệt, còn có thể sử dụng đọt non của dương xỉ để làm rau ăn, đây là loại dương xỉ có tên water fern. Bên cạnh những công dụng làm cảnh, rau ăn và làm thuốc thì dương xỉ còn có khả năng hấp thụ độc tố rất tốt trong đó có hấp thụ asen, các chất khí gây ô nhiễm. Cây dương xỉ còn có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính và máy in, khiến không khí trong lành hơn, tinh thần thoải mái hơn.

Có cây này trong nhà cả năm không tốn tiền mua viên thuốc tây nào

Có cây này trong nhà cả năm không tốn tiền mua viên thuốc tây nào – hãy tìm hiểu ngay để tận dụng!

cay-he1

Cây hẹ trong khoa học còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo, đây là cây thuộc dạng thân thảo, chiều cao từ 20 đến 40cm có mùi thơm đặc trưng và nhiều dược tính.

 

Thuốc quý dễ trồng, dễ dùng và an toàn

Theo các bác sĩ đông y, hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.

Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit. Nhờ vậy chúng có tác dụng chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.

cay-he11

Một số tác dụng chữa bệnh khác của cây hẹ:

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.

Chữa ho trẻ em do cảm lạnh

Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

Giúp bổ mắt

Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Trĩ sưng đau

Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).

Một số lưu ý khi dùng hẹ

– Người âm suy, bốc hoả không nên dùng hẹ. – Không nên dùng hẹ vào mùa nóng. – Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.

Vỏ 1 loại cây là thuốc chống K tự nhiên, thuộc Tứ bảo của Đông Y: Việt Nam rất sẵn

Là khắc tinh của ung thư, giúp cân bằng đường huyết, thật may mắn khi loại vỏ cây này có rất nhiều ở Việt Nam.

Loại vỏ cây được nói đến chính là vỏ quế. Nó được xem là 1 trong 4 vị thuốc quý, tứ bảo của Đông y cùng với Sâm, Nhung, Phụ. Vỏ quế không chỉ là loại gia vị giúp tăng hương vị cho món ăn mà nó còn là vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích tốt với sức khỏe.

Những lợi ích tuyệt vời của vỏ quế

 

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ, quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Bên cạnh đó, trong quế còn chưa cinnamaldehyde giúp ngăn chặn đại tràng khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Có một số hợp chất của quế cũng được chiết xuất để điều chế thuốc chống ung thư.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Quế giúp làm tăng khả năng tiêu thụ đường trong các tế bào và góp phần điều hòa đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin. Một số nghiên cứu cho thấy, quế giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Chống lão hóa

Do có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là tanin nên quế nổi tiếng với đặc tính chống lão hóa. Chúng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây ra sự lão hóa của tế bào như ô nhiễm.

Tăng cường hiệu suất cho não

Nghiên cứu của Trung tâm Healthspan (Anh) đã nêu bật tiềm năng của quế trong việc ngăn ngừa vào điều trị Alzheimer. Quế được cho là làm tăng sản xuất natri benzoat trong não, một hợp chất tác động trực tiếp lên cùng hải mã, khu vực cần thiết cho trí nhớ và học tập.

Làm ấm cơ thể

Ăn quế vào mùa đông giúp chống lại cái giá lạnh của thời tiết khi làm tăng nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.

Tăng trí nhớ

Quế giúp cải thiện khả năng nhận thức và gia tăng trí nhớ của não bộ.

3 thực phẩm cũng có công dụng ngăn ngừa ung thư, hạ huyết áp

Hạt sen

Hạt sen không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh công dụng an thần, thư giãn đầu óc, giúp ngủ sâu như nhiều người đã biết, hạt sen còn có thể giúp ức chế các tế bào ung thư hiệu quả.

Theo nghiên cứu, thường xuyên dùng tâm sen giúp hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi vì có chứa hoạt chất neferine giúp ức chế tế bào ung thư lây lan rộng. Một loại chất đặc biệt trong hạt sen giúp khống chế ung thư mũi, họng, ung thư tử cung, người bị ung thư phổi nhiệt thấp, ho khan đều nên ăn nhiều hạt sen.

Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều protein, chất xơ và carbohydrate phức tạp nên hạt sen cho chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp. Thấp hơn nhiều so với bánh mì, gạo,… Vậy nên hạt sen có thể giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Quả la hán

Nghiên cứu cho thấy mogrosides với đặc tính chống oxy hóa trong quả la hán có khả năng ức chế sự sinh sôi của các khối u, ngăn chặn tế bào ung thư di căn nhờ vào cơ chế giảm lượng tổn thương DNA bởi các gốc tự do bằng cách tối ưu hóa các hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, dù người bệnh ung thư cần kiêng đường nhưng chất ngọt trong quả la hán là đường tự nhiên nên không làm cho các khối u phát triển phức tạp như các loại đường nhân tạo. Vì vậy, việc sử dụng loại quả này có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư và điều trị ung thư.

Quả đu đủ

Loại quả này rất phổ biến, rẻ tiền nhưng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, chất chống oxy hóa lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư và có lợi cho người đang điều trị ung thư.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy đu đủ có tác dụng hạ đường huyết trong cơ thể, làm giảm lượng đường trong máu. Đu đủ có chỉ số đường huyết thấp, có thể giải phóng đường tự nhiên một cách từ từ và không làm tăng hàm lượng đường huyết.

Loại rau nổi lềnh phềnh xưa vớt cho lợn, nay được săn lùng hóa ra vì công dụng quá tuyệt vời cho sức khỏe

Đây là loại cây mọc dại bên mương nước ruộng lúa, nổi lềnh phềnh nên thường được vớt về nuôi lợn nào ngờ đó lại là cây thuốc quý và là loại rau thanh mát.

Cây rau dừa nước là loại cây mọc dại ở những mương nước, ruộng lúa, ở những khu đầm lầy bỏ hoang. Ngày xưa người dân vớt cây này về cho lợn và thỉnh thoảng có người ăn chống đói. Nhưng gần đây dừa nước đang được bán làm rau ăn và được bán với giá tương đối so với các loại rau khác. Giá rau tươi khoảng 30.000đ, giá rau phơi khô 100.000đ tở lên. Loài rau này được đưa vào quán ăn nhà hàng.

Rau dừa nước được hái rồi bỏ đi bong bóng xốp, bỏ phần thân và gốc già, nhặt ngọn non rồi để ăn, chế thành món rau luộc, trộn salad nhúng lẩu, xào, làm nộm gỏi.

 

Công dụng của rau dừa nước

Từ những năm 1970, công dụng của rau dừa nước đã được các chuyên gia ngành y phát hiện và thử nghiệm, cho thấy chúng giúp giảm các triệu chứng tiểu dắt, tiểu ra máu và giúp điều trị viêm bàng quang. Theo Đông y, rau dừa nước vị ngọt nhạt, tính hàn, khả năng giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị ban sởi, mụn nhọt, vàng da… Toàn bộ thành phần của cây rau dừa nước gồm lá, thân và rễ đều được sử dụng làm thuốc. Cây dừa nước có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, cắt ngắn phơi khô bảo quản dùng dần làm thuốc.

cay-dua-nuoc

Dừa nước giúp điều trị viêm cầu thận

Nguyên liệu bao gồm: 80g rau dừa nước khô, 30g lá mã đề khô.

Cho nguyên liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước đến khi cạn còn 600ml đến 700ml. Rót nước ra bát và chia 3 đến 4 lần để uống trong ngày.Uống 1 tuần liền sẽ thấy tác dụng.

Dừa nước điều trị viêm bàng quang, tiểu ra máu, tiểu ra dưỡng chấp

Nguyên liệu bao gồm: 100g rau dừa nước khô.

Cho lá dừa khô vào sắc và uống liên tục 2-3 tháng. Có thể hãm trong ấm như hãm trà để uống hàng ngày. Có thể kết hợp dừa nước khô với cây huyết dụ để uống.

Dừa nước điều trị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu bao gồm: 100g rau dừa nước tươi hoặc 50g rau dừa nước khô.

Sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục 3 đến 4 lần mới có tác dụng.

rau-dau-nuoc

Dừa nước trị bí đại tiện

Nguyên liệu: 100g rau dừa nước tươi.

Rửa sạch rau dừa nước rồi giã vắt lấy nước, cho mật mía vào uống cùng. Chỉ cần uống một lần là có hiệu quả, bạn cũng có thể uống thêm những ngày tiếp cho ổn định hơn.

Dừa nước tăng cường tiêu hóa, lợi tiểu

Dùng dừa nước để luộc, nấu canh hoặc ăn sống giúp thanh mát và tốt cho sức khỏe.

Dừa nước hỗ trợ viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu bao gồm: 50g rau dừa nước tươi, 20g mã đề, 30g kim ngân, 20g rau dấp cá, 30g đinh lăng.

Cho tất cả nguyên liệu vào sắc và uống liên tục 5-7 ngày.

Dừa nước trị u xơ tiền liệt tuyến

Nguyên liệu bao gồm: 24g rau dừa nước phơi khô, 16g cỏ xước, 12g thương nhĩ (sao), 20g đinh lăng, 5g hoàng cung trinh nữ (khô), 10g huyền sâmm, 16g hoàng kỳ, 10g trần bì.

Cho tất cả nguyên liệu vào sắc và uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng, điều trị 1 tháng là một liệu trình.

Hỗ trợ trị khí hư bạch đới ở nữ giới

Nguyên liệu bao gồm: 40g rau dừa nước, 30g cây chó đẻ, 20g mẫu lệ chế, 20g thổ phục linhh, 20g nam hoàng bá, 16g trạch lan, 16g bạc sau.

Tất cả nguyên liệu cho vào sắc lấy nước uống trong vòng 1 tháng

Hỗ trợ trị hội chứng tiền mãn kinh

Nguyên liệu bao gồm: 24g rau dừa nước khô,10g hậu phác, 16g ích mẫu, 5 quả táo tàu, 16g quy, 12g thục, 10g bán hạ, 10g cam thảo, 16g ngưu tất, 16g mẫu lệ, 16g hắc táo nhân.

Tất cả cho vào sắc và uống trong vòng 1 tháng

Hỗ trợ giảm khối u vú có u cục kèm đau nhức, sốt

Nguyên liệu bao gồm: rau dừa nước tươi.

Đầu tiên rửa sạch rau dừa nước, sau đó cho ít muối vào cùng rồi giã nhỏ. Cuối cùng chỉ cần đắp lên vú và băng lại, sau vài hôm thì u cục sẽ tiêu.

Với các công dụng như trên của dừa nước, hẳn là các bạn sẽ biết dùng chúng tốt như vậy và có thể làm món ăn hàng ngày. Dừa nước khi mới ăn thấy hơi ngưa ngứa nhưng ăn quen sẽ thấy thanh mát. Món ăn dân dã của dừa nước là luộc hoặc nấu canh cua.

Loại cây là dược liệu dân gian quý giá giúp hạ mỡ máu, chống K cực mạnh

Đây vốn là loại cây mọc hoang ở vùng núi nhưng cũng là một dược liệu quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Hà thủ ô là loại cây dây leo sống lâu năm. Thân cây quấn, mọc xoắn vào nhau. Rễ cây khi ăn sâu dưới mặt đất sẽ phát triển thành củ. Người dân thường sử dụng loại củ này để làm thuốc chữa bệnh.

Loại cây này thường mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Nhưng cũng có nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình nhưng ít hơn. Tuy nhiên, hiện nay hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi tại các vùng phí Bắc như Vĩnh Phú và cả ở phía Nam.

 

Hà thủ ô được xem như một vị thuốc quý trong dân gian với những công dụng vàng cho sức khoẻ.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu cho thấy các thành phần trong củ hà thủ ô có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tế bào ung thư.

Emodin và aloe – emodin trong củ hà thủ ô có thể ức chế sự phát triển của tế bào (bằng cách ức chế apoptosis) của tế bào ung thư cổ tử cung ở người, tế bào ung thư lưỡi, tế bào u nguyên bào thần kinh và tế bào u ác tính giúp ngăn ngừa ung thư, giảm sự tiến triển.

Bên cạnh đó, emodin còn tăng cường khả năng kháng bệnh, hạn chế hình thành khối u mới hiệu quả.

Hạ mỡ máu

Nghiên cứu cho thấy hà thủ ô có các chất như tanin và 2, 3, 4, 5 tetrahydroxystilbene-2-o-β-D-glucoside đều hỗ trợ cân bằng lipid trong máu hiệu quả. Lipid chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường hay mỡ máu,… Nhờ vậy mà thường xuyên uống hà thủ ô thì sẽ giúp cơ thể cải thiện bệnh cũng như ngăn chặn tái phát và biến chứng hiệu quả.

Bổ thận, tăng cường sinh lý nam giới

Trong Đông y, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ ẩm giải độc, nhuận tràng thông tiện. Trị can thận âm hư, huyết hư. Dựa trên lý luận của y học cổ truyền thì nếu thận tinh sung túc sự sinh trưởng phát dục của cơ thể sẽ được khôi phục và nâng cao lên rất thuận lợi cho việc sinh con.

Tốt cho gan

Stilbene trong hà thủ ô có tác dụng tăng cường thải độc gan và bảo vệ gan. Bên cạnh đó, hà thủ ô cũng chứa một số thành phần giúp tăng cường chức năng gan. Ngoài ra, trong hà thủ ô còn có antharaquinone và polysacarit giúp bảo vệ gan bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hoá chất béo và tăng tác dụng chống oxy hoá. Hiện nay, nhiều người vẫn dùng chế phẩm trà hà thủ ô giúp làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc.

Ngăn ngừa huyết khối

Hà thủ ô giúp chống rối loạn đông máu. Rối loạn huyết khối (đông máu) được gây ra bởi các cục máu đông hình thành trong mạch máu và được dòng máu đưa vào một mạch khách sau đó bị tắc nghẽn.

Stilbene glycoside trong hà thủ ô giúp bảo vệ, chống lại tổn thương tế bào do thiếu oxy hoặc lưu lượng máu bằng cách tăng mức độ của các chất chống oxy hoá tế bào như superoxide effutase, glutathione peroxidase và oxit nitric.

Mặc dù hà thủ ô mang đến nhiều lợi ích nhưng bạn cần lưu ý không dùng hà thủ ô khi đói, không dùng hà thủ ô với củ cải trắng, tỏi và hành, không dùng hà thủ ô cho người bị tiêu chảy, viêm cơ, teo cơ do rối loạn điện giải, người bị rối loạn tiêu hoá, viêm đường tiêu hoá, viêm dạ dày. Trẻ dưới 3 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không được sử dụng.

Loại rau mọc dại từng bị nhổ vứt đi, nay là đặc sản 80.000 đồng/kg

Ở nước ta, rau bầu đất thường mọc hoang, nhưng cũng được người dân trồng dùng làm rau chế biến thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm của cây bầu đất

Cây bầu đất là một cây thuốc nam quý. Cây thuộc thân thảo, mọc bò hơi leo, cao trung bình khoảng 1m. Thân cây mọng nước, thường phân nhiều cành.

Empty

Lá của cây khá dày, giòn, màu xanh đậm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới, và các gân cũng đều màu xanh, lá có chiều dài từ 3 – 8cm, chiều rộng từ 1.5 – 3.5cm, hình răng ở mép, cuống dài tầm khoảng 1cm.

Hoa thường nở ở ngọn cây, đầu hoa có dạng hình ống, màu vàng da cam. Quả có ba cạnh, có một mào lông trắng ở đỉnh. Cây thường ra hoa kết quả vào mùa xuân và mùa hè.

Thành phần dinh dưỡng trong rau bầu đất

Trong 100gr rau bầu đất chứa các thành phần dinh dưỡng 95.7gr nước, 1.3gr protein, 1.6gr gluxit, 0.8gr chất xơ, 0.6gr tro, 3.6mg carotene, 36mg vitamin C.

Công dụng của rau bầu đất

Trong đời sống

Người ta thường dùng cành lá, ngọn non của rau bầu đất để chế biến món ăn như chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh rất ngon, bổ và mát.

Trong y học

Rau bầu đất được dùng làm thuốc để chữa các bệnh như:

– Chữa trị chứng đái són, đái buốt.

– Trị bệnh phụ nữ bị viêm bàng quang mãn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu hoặc kinh nguyệt không đều.

– Trẻ em đái dầm và thường ra mồ hôi trộm.

– Trị chứng sốt phát ban và bệnh lỵ .

Empty

– Người ta thường sử dụng thân và lá bầu đất kết hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, chứng sốt phát ban như bệnh sởi, tinh hồng nhiệt.

– Người ta cũng thường dùng lá bầu đất ăn trộn với dầu giấm và cây để trị bệnh ỵ hoặc để trị bệnh đau thận.

Loại cỏ dại mọc đầy lối đi, lề đường này lại là thứ rau đặc sản đất cố đô và là bài thuốc quý

 

Đây là loại cỏ mọc hoang đầy đường nhưng là món rau không thể thiếu trong món nấu canh chua cá của Huế và là vị thuốc nhiều công dụng trong Đông y

Chua me trong món ăn xứ Huế

Chua me đất là một cây cỏ dại mọc ở những bãi đất hoang, lề đường, mọc nhờ dưới chậu cảnh, khe tường ẩm. Chua me đất là thứ cỏ dại 3 lá nhỏ nhắn nằm sát mặt đất, và mọc hoang ở bất cứ chỗ nào ẩm ướt, có nắng. Ở các chợ miền Bắc miền Nam ít người bán cây chua me đất nhưng nếu bạn vào Huế, sẽ thấy người ta bó từng bó chua me đất nhỏ để bán. Đặc biệt canh cá chua nấu chua me đất là món ăn nổi tiếng trong Huế. Khi ăn lẩu cá, cần vị chua, người Huế cũng hay dùng cây chua me đất. Đó là đặc trưng ẩm thực đất cố đô mà không phải nơi nào cũng biết cách dùng cây này. Chua me đất tạo vị chua thanh thanh cho món ăn, khử tanh cho cá tương tự cách dùng các loại quả chua khác.

canh-ca

Công dụng của chua me đất

Chua me đất còn gọi là cỏ ba lá, là loài cây cỏ dại phổ biến trên khắp Việt Nam. Theo đông y và y học cổ truyền dân gian cây chua me hoa vàng có vị chua, tính mát; vào các kinh Thủ dương minh đại trường và Thủ thái dương tiểu trường; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc.

Cây chua me đất tươi nhổ về dùng mỗi lần 30-50g, sắc uống, hoặc giã nước để rửa vết thương mụn nhọt cực tốt. Chua me dùng để thanh nhiệt giải độc cũng rất tốt cho mọi người.

Bài thuốc từ cây chua me đất

Vì chua me có tính thanh nhiệt nên bạn có thể dùng chua me nêm vào món ăn hoặc dùng để ăn sống, trộn cùng với salad và có thể cho vào sinh tố, nước ép trái cây uống hàng ngày. Chua me hiện có loại hoa màu đỏ, hoa màu trắng, chua me hoa vàng. Loài phổ biến dùng là chua me hoa vàng, lá nhỏ hơn và mọc nhiều nơi.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau từ cây chua me đất:

– Chữa viêm loét miệng, mụn nhọt, sưng nướu, lở miệng: Chua me đất tươi hái khoảng 30-60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những chỗ loét trong miệng, ngày bôi nhiều lần. Dùng cả cây và lá chua me.

– Hỗ trợ và điều trị ho ra máu: Chua me đất 12g khô (hoặc 30g tươi), thêm chút muối vào, sắc lấy nước, uống dần trong ngày.

cay-chua-me-co-dai

– An thần, điều trị mất ngủ, suy nhược – thần kinh: Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.Hạ huyết áp: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.

– Hỗ trợ và điều trị viêm đường tiết niệu: Chua me đất 30g, bòng bong 15g, kim tiền thảo 15g, sắc tất cả nguyên liệu rồi lấy nước uống, hoặc có thể hãm trà

– Hỗ trợ chữa trẻ lên sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 6-9g, sắc uống, ngày 2-3 lần.

– Chữa chảy máu cam: Chua me đất vò nát nhét vào lỗ mũi giúp ngăn ngừa chảy máu cam

– Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú cấp tính: Chua me đất 20g tươi, sắc nước uống, bã đắp vào chỗ sưng.

Chua me mọc dại đầy đường và mọc sát đất. Do đó trước khi dùng đắp vào vết thương hoặc đắp ngoài cần lưu ý rửa thật sạch tránh bị nhiễm khuẩn.

Lưu ý khi dùng chua me đất

Kiêng kỵ: Những người có sỏi tiết niệu không dùng chua me đất.Bài thuốc từ cây chua me đất- Chữa viêm họng sưng đau, khàn tiếng, mất tiếng: Chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.

Thứ rau mọc dại, cực rẻ ở Việt Nam được Tổ chức y tế thế giới ca ngợi, thấy nhớ mua kẻo phí

Loại rau này thường mọc dại đầy đường, bãi hoang, bờ ruộng nhưng lại là một loại rau ngon và có rất nhiều công dụng với sức khỏe

Rau sam là một loại cây rau thân và lá đều mọng nước, lá xanh đậm lớp màng ngoài hơi bạc và thân màu tím đỏ. Rau sam có vị chua chua chát chát ngọt ngọt. Đây là loại rau mà trước đây chỉ nhổ về ăn chống đói và cắt cho cá ăn để trị bệnh cá vì rau sam có tính kháng khuẩn tốt.

Rau sam mọc dại đầy đường, lối đi, những khu đất hoang. Nhưng tổ chức y tế thế giới ghi nhận rau sam là cây thuốc có công dụng trị các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật. Bây giờ nhiều nước trên thế giới thích dùng rau sam. Tại Việt Nam rau sam bây giờ cũng được nhổ bán ngoài chợ nhưng giá cực rẻ chỉ 5000 đồng được bó to.

rau-sam-moc-dai

Công dụng của rau sam

Rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic rất tốt cho sức khỏe. Rau sam cũng có nhiều omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe. Flavonoid trong rau sam giúp chống oxy hóa nên ngăn ngừa tế bào lạ phát triển, hỗ trợ bệnh tim mạch, thúc đẩy nâng cao miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.

Trong rau sam cũng nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá còn lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.

Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.

Đặc biệt hơn trong cây rau sam có thành phần Protulaca oleracea có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế rau sam được xem là vị thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường.

rau-sam-rau-dai-cay-thuoc

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sam

Bài viết của BS Phó Thuần Hương trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho hay, trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét.

Rau sam muốn dùng làm thuốc thì nên chọn cây thân đỏ, dùng dạng tươi hoặc khô đều được.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây cho cả gia đình:

Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.

Những người bị sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.

Người bị lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.

Người bị ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

Người bị kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

Người bị lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).

Phụ nữ hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

Phụ nữ hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.

Khi cần tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

Trường hợp môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

Tường hợp đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

Ngườ bị bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.

Người bị mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.

Người bị nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

Người bị ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

Người bị ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

Phụ nữ bị ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

Người bị bệnh trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.

Khi bị côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt…). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Các bệnh nhân ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).

K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.

K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Các trường hợp bị bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra rau sam được dùng để trị còi cọc gan, tụy nhức đầu bằng cách dùng rau sam nấu canh, luộc làm món ăn hàng ngày.

Rau sam cũng là loại rau dễ trồng nên bạn cũng có thể trồng trong chậu để ở ban công thuận tiện cho những gi đình ở phố chật hẹp. Còn ở các vùng quê thì đi nhổ rau sam mọc dại rất nhiều.

Loại vỏ cây vừa là gia vị, vừa là 1 trong 4 vị thuốc quý chữa bệnh

 

Cả Tây và Đông y đều xem quế là dược liệu quý. Đặc biệt trong Đông y, quế là 1 trong 4 vị thuốc quý là: Sâm, nhung, quế, phụ.

Tác dụng của quế

ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết quế là nguồn cung cấp các khoáng chất như kali, magie, kẽm, mangan, sắt, canxi. Bên cạnh đó, quế còn chứa vitamin A, acid pantothenic và pyridoxine, chất xơ và chất chống oxy hoá.

 

Nhờ vậy mà quế giúp giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Chất xơ trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Gần đây, các nhà khoa học đang quan tâm đến giá trị hữu ích của quế trong việc điều trị các hội chứng chuyển hoá,…

Trong y học cổ truyền, quế có vị cay hơi ngọt, tính ấm, vào hai kinh can, thận. Các vị thuốc từ quế quan trọng là nhục quế, quế chi và quế tâm.

Nhục quế vị cay ngọt, tính nhiệt, có tác dụng bổ mệnh môn hoả, trừ hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết. Có thể dùng để hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt. Trừ hàn chỉ thống, thông kinh hoạt lạc: Dùng cho người đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa.

Nhục quế ấm thận hành thuỷ: Dùng cho trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng, tiểu tiện khó khăn, nhất phù nặng bàn chân.

Món ăn bài thuốc có nhục quế

Cháo thục địa nhục quế

3g nhục quế (tán bột mịn), 10g thục địa, 60-80g gạo tẻ đem nấu thành cháo loãng. Cháo được thì cho một ít lá hẹ và chút muối gia vị vào. Món cháo này tốt cho người đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.

Cháo nhục quế đậu đỏ

10g bột nhục quế, 30g đậu đỏ nhỏ hạt, 60-80g gạo tẻ nấu thành cháo. Món cháo này thích hợp cho nam giới u xơ tuyến tiền liệt. Mỗi ngày ăn 1 lần, đợt dùng 10 ngày.

Cháo dâm dương hoắc nhục quế

30g dâm dương hoắc, 10g nhục quế, 50-80g gạo tẻ. Dược liệu đem sắc lấy nước rồi dùng nước này nấu với gạo thành cháo, ăn vào buổi sáng và chiều tối khi đói. Món cháo này dùng tốt cho người suy tuyến giáp.

Cháo nhục quế hạt hẹ

20g nhục quế (đập dập), 10g hạt hẹ, 60g gạo tẻ nấu cháo. Khi ăn cho thêm đường. Mỗi ngày nấu 1 lần chia 2 bữa sáng và tối. Nên ăn khi cháo còn ấm, mỗi đợt dùng 5-7 ngày. Thích hợp với phụ nữ bế kinh do hàn thấp, kinh bụng đau, người thể hư nhược.

Bò kho cam thảo nhục quế

500g thịt bò, 10g cam thảo, 12g nhục quế, 1 quả thảo quả. Thái thịt bò thành lát mỏng bỏ trong nồi nước đang sôi, cho muối, gia vị đại hồi, gừng lát và nhục quế, ít đường và ít dầu trộn sa lát, thêm nước canh thịt bò. Bạn đun nhỏ lửa trong 4-6 giờ cho đến khi cạn nước là được, bắc ra lấy bỏ bã thuốc, ăn vào các bữa ăn. Món này dùng tốt cho người suy nhược, thiểu dưỡng gây phù.

Gan gà hấp nhục quế

1 bộ gan gà thái lát, bột nhục quế 1g (rắc trộn và gan gà), đem hấp chín, thêm chút mắm gia vị. Dùng tốt cho trẻ em di niệu đái dầm.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hoả vượng, người có các tổn thương ở yết hầu, xuất huyết, phụ nữ có thai. Không dùng nhục quế với xích thạch chi, hành.

Loại cây lá to ‘như cái mâm’, từng mọc dại ở bìa rừng, nay là cây cảnh hút tài lộc, thịnh vượng

Cây ráy voi, với những chiếc lá siêu to và xanh mướt, không chỉ là một loại cây cảnh độc đáo mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Cây được cho là có khả năng hút tài lộc, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.

Ráy voi, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây tai voi, ráy cảnh hay cây bạc hà voi, mang tên tiếng Anh là Elephant’s Ear và Egyptian Onion, thuộc loài Alocasia macrorrhizos, nằm trong họ Ráy (Araceae). Trước đây, loài cây này thường mọc hoang tự nhiên ở những vùng rừng rậm, ven triền đồi và quanh các con suối. Nó thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng như những khu vực ôn đới, thường phân bố tại các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào và Campuchia.

Cây ráy voi là một loài thực vật có thân rễ mập mạp, có thể cao đến vài mét, với phần thân chính nằm sâu dưới mặt đất. Lá của cây mọc tập trung trên bề mặt, với cuống dài và có bẹ lá, tạo nên một cấu trúc giả thân. Phiến lá của ráy voi rất lớn, có hình dạng nhọn ở đầu và hình tim sâu ở gốc. Màu sắc của lá xanh bóng đậm, và một số giống loài còn mang những vệt màu trắng hoặc vàng nổi bật trên bề mặt.

 

Loại cây này cũng có khả năng ra hoa, với những bông hoa mọc thành cụm dạng mo, có màu lục hoặc vàng lục, trên cuống hoa chung lớn và dài. Các bông hoa thường rụng nhanh chóng, sau đó hình thành quả mọng có hình dạng trứng ngắn.

Cây ráy voi là một loài thực vật có thân rễ mập mạp, có thể cao đến vài mét, với phần thân chính nằm sâu dưới mặt đất

Cây ráy voi là một loài thực vật có thân rễ mập mạp, có thể cao đến vài mét, với phần thân chính nằm sâu dưới mặt đất

Trong lĩnh vực phong thủy, cây ráy voi được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng nhờ vào sức sống dồi dào và khả năng xanh tốt quanh năm. Với những chiếc lá lớn, rộng, cây giống như bàn tay rộng mở đón nhận tài lộc, đồng thời hình dạng của lá còn liên tưởng đến những cánh buồm, mang ý nghĩa cho sự thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Đặc biệt, vẻ ngoài đồ sộ của cây ráy voi không chỉ mang lại sự bề thế mà còn tăng thêm vẻ sang trọng cho không gian sống. Chính vì vậy, nó thường được lựa chọn bởi nhiều gia đình khá giả, không chỉ để tô điểm cho ngôi nhà mà còn để tạo điều kiện cho sự phát triển và thịnh vượng trong cuộc sống của họ, góp phần mang lại cảm giác ấm no và sung túc.

Không chỉ mang lại ý nghĩa phong thủy, cây ráy voi còn được coi là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Theo Đông y, cây này có khả năng kháng côn trùng, hỗ trợ điều trị các vết thương, bỏng, và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, các bộ phận như thân và rễ của cây được sử dụng để chữa trị mề đay, ghẻ, và các chấn thương do va chạm hay cắn bởi rắn.

Ngoài những công dụng về sức khỏe, cây ráy voi còn nổi bật với khả năng cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống. Bằng cách thanh lọc không khí và loại bỏ các độc tố, cây không chỉ cung cấp oxy mà còn tăng độ ẩm, từ đó tạo ra một môi trường sống trong lành và thoải mái cho mọi người trong gia đình.

Việc nhân giống cây ráy voi thực sự rất dễ dàng, và bạn có thể bắt đầu bằng cách mua cây hoặc củ từ các cửa hàng cây cảnh. Nếu bạn chọn phương pháp trồng bằng củ, chỉ cần đặt củ xuống đất ẩm là sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy cây con xuất hiện. Ngoài ra, nếu bạn đã có một bụi cây ráy voi tồn tại, bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật tách bụi để nhân giống, đảm bảo bạn có thêm nhiều cây mới để trồng.

Việc nhân giống cây ráy voi thực sự rất dễ dàng, và bạn có thể bắt đầu bằng cách mua cây hoặc củ từ các cửa hàng cây cảnh

Việc nhân giống cây ráy voi thực sự rất dễ dàng, và bạn có thể bắt đầu bằng cách mua cây hoặc củ từ các cửa hàng cây cảnh

Cây ráy voi không yêu cầu quá nhiều công sức chăm sóc. Tuy nhiên, để duy trì sự xanh tốt cho cây quanh năm khi trồng làm cảnh, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:

Đất trồng

Cây ráy voi thích hợp với loại đất có khả năng thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Một hỗn hợp bao gồm rêu than bùn, đá trân châu và phân hữu cơ sẽ giúp cung cấp các chất cần thiết đồng thời giữ ẩm cho đất. Nếu bạn trồng trong chậu, hãy chắc chắn rằng chậu có lỗ thoát nước để ngăn chặn tình trạng úng nước.

Ánh sáng

Cây ráy voi phát triển mạnh dưới ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng tự nhiên. Nên đặt cây gần cửa sổ, nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, vì điều này có thể gây hại cho lá. Nếu bạn thấy lá bắt đầu chuyển màu vàng hoặc nâu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cây đang nhận quá nhiều ánh sáng, và trong trường hợp đó, tốt nhất là di chuyển cây đến một vị trí râm mát hơn.

Cây ráy voi phát triển mạnh dưới ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng tự nhiên

Cây ráy voi phát triển mạnh dưới ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng tự nhiên

Tưới nước

Để đảm bảo cây ráy voi phát triển khỏe mạnh, việc giữ cho đất luôn ẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý không tưới quá nhiều, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng thối rễ. Nên tưới khi lớp đất trên mặt khô khoảng 2,5cm. Do cây ráy voi thích môi trường ẩm, bạn có thể thường xuyên phun sương lên lá hoặc đặt một khay nước gần cây để tăng độ ẩm cho không khí xung quanh.

Phân bón

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây ráy voi, hãy sử dụng loại phân bón có hàm lượng nitơ cao, hòa tan trong nước. Thực hiện bón phân này cho cây mỗi 2-3 tuần một lần để đảm bảo cây luôn phát triển mạnh mẽ và khỏe khoắn.