Ngọn su su xào tỏi: Không chỉ là món ăn bổ thận tráng dương mà còn là vị thuốc quý

Món ăn dân dã này có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, chăm ăn sẽ cải thiện nhiều bệnh nguy hiểm của cả nam nữ.

Ngọn su su xào tỏi: Không chỉ là món ăn bổ thận tráng dương mà còn là vị thuốc quý - 1

Ngọn su su có vị ngon hơn, giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn so với quả nên rất được ưa chuộng. Đây cũng là loại cây có sức sống mạnh, ít bị sâu bệnh, không cần phun thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, chi phí trồng thấp nên nó dần trở thành loại rau yêu thích của nhiều quốc gia, trong đó có cả Đài Loan.

Loại rau này có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, rất bổ dưỡng đối với cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của ngọn su su

1. Giàu vitamin A và beta-carotene

Vitamin A có chức năng duy trì thị lực bình thường, điều chỉnh sự phát triển của mô biểu bì da, làm cho da mịn màng. Ngoài ra, nó còn giúp răng và xương chắc khỏe, chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do có hại và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Beta-caroten được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Thiếu vitamin A dễ bị quáng gà, khô mắt, khô da, rụng tóc.

Vitamin A có nguồn gốc từ thực vật (chẳng hạn như rau xanh và cam), từ động vật (chẳng hạn như cá, thịt hoặc nội tạng). Lượng khuyến nghị hằng ngày cho người lớn là 600mg đối với nam giới và 500mg đối với phụ nữ. 100g ngọn su su chứa 41mg vitamin A và 976mg beta-carotene.

2. Giàu sắt và kẽm

Sắt và kẽm đều là những khoáng chất quan trọng của cơ thể người. Sắt là một trong những thành phần chính tạo hồng cầu, khi cơ thể thiếu sắt sẽ dễ bị thiếu máu.

Sắt có trong động vật (gan, lòng đỏ trứng) và thực vật (rau xanh đậm). Mặc dù các sản phẩm từ động vật có tỷ lệ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, nhưng các loại rau chứa sắt có thể cải thiện tỷ lệ hấp thụ sắt nếu chúng được ăn cùng với vitamin C.

Do đó, nếu ăn ngọn su su nên thêm một chút nước cốt chanh, hoặc ăn cùng với các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây sau bữa ăn.

Kẽm có chức năng thúc đẩy sự phát triển các cơ quan, tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì vị giác và tăng cảm giác thèm ăn. Nếu nam giới bổ sung đầy đủ kẽm, nó có thể thúc đẩy sự bài tiết testosterone, duy trì chức năng tình dục, khả năng sinh sản, đồng thời giảm các triệu chứng như rối loạn chức năng tình dục, mệt mỏi và bất ổn về cảm xúc.

Nói đến các loại rau chứa kẽm, hầu hết mọi người đều nghĩ các loại đậu, cải bó xôi, hàu nhưng thực tế hàm lượng kẽm trong ngọn su su cũng rất cao, 100g có tới 0,7mg kẽm, tương đương với cải bó xôi. Vì thế, ăn ngọn su su rất tốt cho nam giới, có thể bổ thận tráng dương hiệu quả.

3. Giàu chất xơ

Ngọn su su cũng rất giàu chất xơ, 2,3 gam trên 100 gam. Chất xơ có chứa polysaccharides và lignin, cơ thể con người không thể tiêu hóa và hấp thu được.

Trong đường tiêu hóa, nó có thể làm tăng khối lượng và trọng lượng của phân, hấp thụ nước, do đó thúc đẩy nhu động ruột, đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón.

Đồng thời, chất xơ trong thực phẩm cũng có thể làm giảm thời gian phân lưu lại trong ruột, phòng ngừa các chất độc hại tích tụ gây ung thư, giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.

Ngũ trảo: Dược liệu có nhiều tác dụng chữa bện h

Trong dân gian hoặc đông Y từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp… Lá Ngũ trảo dạng giống hình chân chim, xòe ra như 5 móng chim nên cây mới được gọi với cái tên là Ngũ trảo.

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Ngũ trảo.

Tên khác: Ngũ chảo; Chân chim; Mẫu kinh; Hoàng kinh; Ngũ trảo phong; Ô liên mẫu; Ngũ trảo răng cưa.

Tên khoa học: Folium Viticis negundo Verbenaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cây ngũ trảo ưa ẩm, dạng cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ 3 đến 5m; cây thường mọc ở những vị trí đất ẩm. Do đặc điểm ưa ẩm, ưa sáng nên cây phát triển sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và hè thời điểm ra hoa là lúc cây được hấp thụ ánh sáng nhiều. Cây Ngũ trảo có thân nhẵn hoặc có thể có ít lông, cành cây lúc còn non có hình vuông; thân cây hình xám nâu hoặc xám.

Lá Ngũ trảo có hình dạng rất đặc biệt, lá mọc đối dạng chân chim khi nhìn vào lá rất giống như 5 móng chim nên dựa vào đặc điểm này người ta gọi cây với tên là Ngũ trảo. Lá Ngũ trảo dài khoảng tầm 5 đến 8cm, mặt trên của lá không có lông, nhẵn; mặt dưới của lá có lông mịn có màu bạc hơn so với mặt trên. Lá ngũ trảo có đầu nhọn, phía mép đầu lá có răng cưa.

Hoa Ngũ trảo có màu trắng đến tím nhạt, hoa có kích thước nhỏ mọc ở đầu cành.

Quả Ngũ trảo dạng bế tư, bên trong quả sau khi chính sẽ thấy có 4 hạt, Ngũ trảo có quả dạng quả mọng nước, lúc sống còn xanh khi chính từ xanh chuyển sang màu đen hoặc vàng đen.

Cây Ngũ trảo với lá dạng hình chân chim đặc biệtCây Ngũ trảo với lá dạng hình chân chim đặc biệt

Phân bố, thu hái, chế biến

Ngũ trảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày nay được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, Ngũ trảo có thể được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc, tuy nhiên Ngũ trảo phần lớn được tìm thấy mọc hoang tại một số tỉnh như Tiền Giang, Kiên Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn…

Cây sinh trưởng tốt vào mùa xuân hè, hoa bắt đầu xuất hiện khoảng vào tháng 11, sau khi hoa nở là mùa quả từ tháng 5 đến tháng 7 năm sau. Ngũ trảo sau khi thu hoặc được đem đi sấy hoặc phơi khô để bảo quản.

Lá và rễ của Ngũ trảo được thu hoạch quanh năm.

Ngũ trảo có hoa màu trắng đến tím được trồng làm cảnh hoặc làm thuốcNgũ trảo có hoa màu trắng đến tím được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là toàn cây trên mặt đất. sau khi thu hoạch về rửa sạch, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc đem đi sấy phơi khô để bảo quản sử dụng dần dần.

Tùy bộ phận sử dụng còn có tên gọi khác nhau nếu như quả của Ngũ trảo được sử dụng là dược liệu người ta sẽ gọi với tên là Hoàng kinh tử.

Thành phần hoá học

Tùy vào bộ phận sử dụng mà Ngũ trảo có thành phần hóa học khác nhau:

  • Lá Ngũ trảo có chưa tinh dầu chiếm 0,05% đây cũng là nguyên nhân lá Ngũ trảo có mùi thơm.
  • Rễ Ngũ trảo có chứa chất tanin, nhựa, alkaloid.
  • Vỏ cây Ngũ trảo có chứa các chất sau: Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid, cayratinin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền vị thuốc từ Ngũ trảo có tính hàn, vị chua đắng.

Vì những đặc tính như trên Ngũ trảo được sử dụng để điều trị sốt, có khả năng lợi tiểu, giải độc cho cơ thể; giảm đau, giảm sưng, long đờm, tiêu thũng cũng là một trong những tác dụng của Ngũ trảo.

Chủ trị:

  • Tác dụng giảm sưng viêm nên Ngũ trảo được sử dụng cho những người đang bị sưng tuyến vú.
  • Đối với người cao tuổi trị đau nhức xương khớp, tay chân tê thấp, đau đầu.
  • Hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu, có máu lẫn trong nước tiểu.
  • Điều trị các bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản mạn tính, hen, ho cảm, viêm amidan.

Ngũ trảo có hoa màu trắng đến tím được trồng làm cảnh hoặc làm thuốcNgũ trảo khô với nhiều công dụng chữa bệnh

Theo y học hiện đại

Giảm đau, chống viêm

Theo các nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất lấy từ lá cây Ngũ trảo có tính chất tiêu viêm, giảm đau, chống oxy hóa.

Hoạt tính kháng nấm

Hai loại nấm Trichophyton mentagrophytes và nấm Trichophyton mentagrophytes được chứng minh bị chiết xuất dạng ethanolic của lá Ngũ trảo làm giảm sự sinh trưởng.

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng: Tùy thuộc vào từng bệnh lý, Ngũ trảo có thể được sử dụng bôi thoa bên ngoài, xông hơi hoặc dùng sắc với nước để uống hoặc nấu với nước để ngâm những vị trí bị bệnh.

Liều dùng: Liều dùng khác nhau tùy vào bệnh và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng để uống thì liều không quá 30g mỗi ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị các bệnh liên quan đến cảm, sổ mũi, sốt, nhức đầu

Để điều trị các bệnh liên quan đến cảm, Ngũ trảo được dùng dưới dạng xông. Chuẩn bị các nguyên liệu: Lá ngũ trảo 100g, lá Chanh, sả, Ngải cứu mỗi loại 20g; lá Bưởi, lá cam mỗi loại 40g. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu tiến hành cho vào nồi nước khoảng 5 – 6l để nấu xông sẽ giúp giảm các triệu chứng liên quan đến sổ mũi, sốt, nhức đầu, cảm.

Giảm đau, chống viêm

Trong dân gian, theo kinh nghiệm sử dụng người ta dùng để điều trị các bệnh sau:

Đắp rễ đã giã nát vào vùng vú bị sưng viêm sẽ giảm nhanh chóng triệu chứng sưng vú.

Chữa chứng tê thấp: Liều dùng 20g sao vàng từ rễ và thân, đem sắc uống.

Sưng đau khớp do thấp khớp: Kết hợp lá Ngũ trảo, lá Cà độc dược giã nát được bọc trong lá chuối non hơ nóng sau đó đắp vào vị trí bị đau do thấp khớp.

Vết thương sưng tấy: Lá sau khi rửa sạch được giã nhỏ rồi đắp lên vị trí sưng.

Viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu: Giã lá Ngũ trảo với gừng và rượu để uống.

Lưu ý

Ngũ trảo là dược liệu được dùng phổ biến, tuy nhiên không nên sử dụng dược liệu này cho những người sau:

  • Người có cơ thể suy nhược.
  • Cơ địa dị ứng với bất kỳ một thành phần nào trong Ngũ trảo.

Ngoài ra, Ngũ trảo thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến sưng viêm, nhưng có một số tác dụng phụ có thể gây nên dị ứng hoặc mẩn ngứa.

Khoai nưa: Loài khoai có tác dụng chữa bện h

Khoai nưa, một loại cây thuốc sống lâu năm, mọc hoang khắp các nơi ẩm ướt.

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tùy theo vùng mà gọi là Khoai nưa hoặc Khoai na, Củ nưa, Củ nhược hay Quỉ cậu. Khoai nưa có tên khoa học là Amorphophallus konjac K. Koch thuộc họ Ráy (Araceae).

Đặc điểm tự nhiên

Khoai nưa là loại sống nhiều năm với củ to, dẹt, hình cầu, có khi to hơn đầu của người lớn, thịt màu vàng, ăn hơi ngứa. Các lá riêng lẻ có cuống lá dài đến 40cm hoặc hơn; lá có màu xanh lục nâu, đốm trắng, xẻ làm ba thành các đoạn dài khoảng 50cm, phiến lá nhiều khía sâu. Bông mo có màu tím, hình trụ, tận cùng là một phần bất thụ. Mo có màu nâu sẫm.

Thời gian ra hoa: Mùa hè và mùa thu.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây khoai nưa mọc hoang khắp các nơi ẩm ướt, đôi khi được trồng lấy củ ăn hay nuôi lợn.

Củ Khoai nưa được thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 11.

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bào chế khác nhau:

    • Sử dụng trực tiếp: Củ cạo vỏ, ngâm với nước vo gạo 12 tiếng rồi nấu khoảng 1 tiếng với một ít muối.
    • Làm dược liệu: Thái mỏng củ, ngâm với nước vo gạo qua đêm, rồi ngâm thêm một đêm với phèn chua. Lấy dược liệu sau ngâm phơi khô, sau đó nấu cùng với gừng khoảng 3 giờ (tỉ lệ 1kg Khoai nưa: 100g gừng). Cách làm này có thể giúp hết ngứa khi sử dụng Khoai nưa.
    • Nếu thu hoạch muộn, củ đã già hoặc quá to thì cần kiềm hóa bằng cách xử lý cùng vôi và tro: Thái củ thành các miếng nhỏ rồi ngâm một đêm cùng nước phèn sau đó nấu khoảng 1 giờ với vôi rồi mới dùng được.

Hoa của cây Khoai nưa

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng có những người càng dùng càng độ c, đặc biệt là 5 đối tượng này

 

Hoa đậu biếc nổi tiếng là loại hoa giàu chất chống oxy hóa nhưng sự thật là không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại hoa này.

Hoa đậu biếc được rất nhiều người ưa thích bởi những ứng dụng đa dạng, ý nghĩa của chúng trong đời sống.

Màu xanh biếc của hoa đậu biếc lại dễ dàng tan trong nước với thời gian rất ngắn, chỉ khoảng vài phút. Do đó, khi được dùng trong ẩm thực, đậu biếc giúp món ăn ngon lành, đẹp mắt hơn. Trong y học, đậu biếc được nghiên cứu chứa nhiều chất anthocyanin – một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, từ đó phòng ngừa bệnh ung thư . Còn trong chuyện làm đẹp, hoa đậu biếc thường được chị em sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc.

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng có những người càng dùng càng độc, đặc biệt là 5 đối tượng này - Ảnh 1.

Trong y học, đậu biếc được nghiên cứu chứa nhiều chất anthocyanin – một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào.

Hàng ngày, nhiều người có thói quen nhâm nhi một ly trà đậu biếc ấm nóng để tăng cường sức khỏe, nhưng sự thật là không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại hoa này. Dưới đây là danh sách 5 đối tượng không nên hoặc chỉ nên hạn chế dùng hoa đậu biếc do chuyên gia khuyến cáo.

5 đối tượng không nên dùng hoa đậu biếc

1. Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp

Theo lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau): Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da… Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng do đó những người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.

2. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai

BS Nguyễn Hữu Minh (bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu tại TP.HCM) cho biết: Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin – đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người. Xong mặt trái của nó lại là gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kẻo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng có những người càng dùng càng độc, đặc biệt là 5 đối tượng này - Ảnh 2.

3. Người đang dùng thuốc chống đông máu

Cũng bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. Do đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc .

4. Người cao tuổi, trẻ nhỏ

BS Minh cho biết, đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin như hoa đậu biếc cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.

5. Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật

Người đang điều trị bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người sắp phẫu thuật dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng không nên dùng hoa đậu biếc, đến khi sức khỏe hồi phục có thể sử dụng trở lại theo sự tư vấn của chuyên gia.

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng có những người càng dùng càng độc, đặc biệt là 5 đối tượng này - Ảnh 3.

Lưu ý

– Hoa đậu biếc tốt nhưng mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).

– Không nên uống trà hoa đậu biếc để qua đêm, bởi uống vào sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

– Nhiệt độ lý tưởng để pha trà hoa đậu biếc là khoảng từ 75 – 90 độ C. Vì khi pha trà ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngược lại, nếu pha trà với nước quá nguội thì tinh chất trong trà sẽ không tiết ra được hết.

Cách phân biệt kỷ tử thật giả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán câu kỷ tử.Phân biệt kỷ tử thật, giả như thế nào? Nhận biết Kỷ tử chất lượng và kém chất lượng ra sao? Mời đọc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe

Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, quy vào 3 kinh: Can – Phế – Thận.

Theo y học hiện đại: Trong kỷ tử có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Kỷ tử chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: Carotene, vitamin A – B1 – B2 – C, Ca, Fe, … Ngoài ra, kỷ tử còn chứa Betaine, chất béo không bão hòa, 8 loại axit amin tốt cho cơ thể.

Kỷ tử được đông y và tây y đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏeKỷ tử được đông y và tây y đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe

Kỷ tử có công dụng:

Tăng cường thể chất, nâng cao miễn dịch

Giảm mỡ máu, huyết áp

Kháng ung thư

Tráng dương, trị vô sinh nam, tăng cường sức khỏe

Giảm các chứng viêm do dị ứng

Tăng cường trí nhớ, công năng tạo huyết trong cơ thể
Hạ đường huyết, trị tiểu đường

Chống lão hóa, dưỡng nhan

Bổ gan, thận, làm sáng mắt

Cách dùng Câu kỷ tử

Kỷ tử có thể dùng làm trà, ngâm rượu, phối hợp với các món ăn, sắc nước hoặc tán bột.

Kỷ tử có thể ăn trực tiếp. Dùng kỷ tử cho vào hấp vài phút hoặc hơ trên lửa nhỏ vài giây. Ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

Kỷ tử hãm trà: Bỏ kỷ tử vào ấm, cho nước sôi vào hãm trong 5 – 7 phút. Dùng uống nước và ăn hạt. Có thể hãm cùng các dược liệu khác như: Hoa cúc, táo đỏ, long nhãn, hoa hồng, … để tăng thêm tác dụng

Kỷ tử kết hợp với thực phẩm làm các món ăn như: Canh kỷ tử gà mái, kỷ tử xào cá chép, cháo kỷ tử, …

Trà kỷ tử ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạchTrà kỷ tử ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Xem thêm >>> Cách pha trà kỷ tử
Cách Phân biệt kỷ tử thật giả

Trên thị trường, kỷ tử thật giả tràn lan, lẫn lộn. Để mua được kỷ tử đúng và chất lượng tốt, bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:

Kỷ tử thật: Quả chắc, hình bầu dục, hai đầu nhỏ, hơi dẹt. Màu sắc bên ngoài đỏ tươi hoặc đỏ đậm, có nhiều nếp nhăn lộn xộn, hơi bóng. Đầu quả hình trụ, cuống có màu trắng. Vỏ quả mềm giãn, thịt mềm, bên trong có nhiều hạt tròn hình thận, màu vàng nâu nhạt, vị ngọt.

Kỷ tử giả: Quả có hình cầu, da có màu nâu tối hoặc vàng nâu. Da quả hơi cứng, một nửa trong có thể nhìn thấy hạt bên trong. Hạt to, nhiều. Vị chua.

Phân biệt kỷ tử thật/ giảPhân biệt kỷ tử thật/ giả

Cách Phân biệt kỷ tử bị hun lưu huỳnh hoặc nhuộm màu

Đặc điểm
Kỷ tử tự nhiên
Kỷ tử bị hun lưu huỳnh hoặc nhuộm màu

Cuống hạt
Đầu cuống thường có đốm nhỏ màu trắng
Toàn bộ hạt đều có màu đỏ, không có đốm trắng

Màu sắc
Màu đỏ sẫm, màu sắc các hạt đậm nhạt khác nhau

Khi bóp mạnh, tay không có màu hoặc màu hơi vàng, rửa là hết
Màu đỏ tươi, màu sắc các hạt đồng đều nhau

Khi bóp mạnh, tay dính màu đỏ, rửa khó ra màu

Hình dáng
Có nhiều nếp nhăn ở vỏ, cùi thịt dày đặn
Nếp nhăn ít, hạt dẹt và cùi ít

Mùi vị
Mùi thơm tự nhiên, có vị ngọt
Mùi chua hoặc có mùi như khói pháo vừa đốt xong hòa lẫn trong không khí

Ngâm nước
Ngâm trong nước lạnh có màu cam nhạt. Ngâm nước nóng màu vàng kim, cốc nước trong suốt, không bị hỗn đục

Ngâm nước lạnh không có màu. Ngâm nước nóng lúc đầu không ra màu, ngâm lâu sẽ có màu hơi vàng. Nêu bị nhộm màu thì ngâm nước nóng sẽ có màu đỏ, nước bị hỗn đục

Hương vị
Khi nhai có vị ngọt
Có vị chua, nhai kỹ có vị chát hoặc đắng, kích thích ở đầu lưỡi

Xem thêm >>> Phương pháp làm đẹp, chống lão hóa tử kỷ tử

Cách Phân biệt câu kỷ tử chất lượng và kém chất lượng

Kỷ tử tốt
Kỷ tử kém chất lượng

Các quả khô, săn chắc, to, rõ ràng

Không có hạt vỡ, đều nhau, màu đỏ đậm
Các hạt ướt, dính vào nhau

Có nhiều hạt vỡ, hạt màu đen

Thả vào nước hạt nổi trên mặt nước
Thả vào nước hạt chìm xuống dưới

Giá cao
Giá thấp

Trên đây là một số cách phân biệt kỷ tử thật giả. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp độc giả lựa chọn được kỷ tử chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Để mua kỷ tử chất lượng cao, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Cây vông vang? Tác dụng và những bài th:uốc chữa b:ệnh

Cây vông vang có những bông hoa to, màu vàng rực rỡ. Loài cây này thường mọc hoang nơi ven đồi, ven suối, đôi khi được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Cây cho lá, hoa, rễ và hạt để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Ngày nay các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng vông vang trong trị bệnh.

Cùng tìm hiểu về tác dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ cây vông vang.

I. TÊN GỌI

  • Tên tiếng Việt: cây Vông vang, cây Vang, cây Bụp vang…
  • Tên khoa học: Abelmoschus moschatus
  • Họ: Malvaceae (tức họ Cẩm quỳ)

II. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY VÔNG VANG

Vông vang hay còn gọi là cây vang là loài cây thân thảo sống nhiều năm.

Cây vông vang

Hình ảnh Cây vông vang

Thân cây thẳng, có chiều cao khoảng từ 80cm đến 1,5m, đôi khi cây cao tới hơn 2m. Phần thân từ gốc đến giữa thân cây có màu đỏ tía, phần từ giữa thân cây đến ngọn có màu xanh non. Toàn bộ thân cây được bao phủ một lớp lông mỏng, mịn màng.

Lá cây vông vang mọc so le. Cuống lá khá dài mọc ra từ thân cây và các nhánh. Phiến lá cây vang xẻ hình chân vịt, có 3 thùy màu xanh lục. Mép lá xẻ hình răng cưa. Hệ gân nổi bật trên 3 thùy lá tựa như chân vịt. Bao phủ toàn bộ các mặt lá là một lớp lông mỏng.
Hoa cây vông vang trổ ra từ nách lá. Loài hoa này khi xòe cánh có màu vàng, hình dạng giống loa kèn, phần giữa bông hoa có màu nâu tím. Mỗi bông hoa có kích thước khá lớn, đôi khi có bông dài tới 6cm.

Quả vông vang trông như hình bầu dục, phần đuôi quả hơi nhọn. Chiều dài của quả khoảng từ 3cm đến 5 cm. Vỏ ngoài của quả cứng và phủ nhiều lông nhám. Bên trong quả chứa nhiều hạt mầu đen, mỗi hạt có hình dạng tựa quả thận nhỏ hoặc trông như những hạt đỗ đen.

III. CÂY VÔNG VANG SỐNG Ở ĐÂU?

Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra cây vông vang có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ. Sau đó, cây vang đã được di thực tới nhiều đất nước để làm thuốc và chiết xuất lấy tinh dầu vông vang.

Tại Việt Nam, cây vông vang chủ yếu là mọc hoang ở rìa các đồi núi, nơi ven suối hoặc các hồ đập có đất ấm. Đôi khi thấy người ta trồng vông vang làm cảnh trong sân nhà bởi hoa của nó đẹp, màu sắc sặc sỡ. Cây vông vang được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc Việt Nam, ở đồng bằng ít thấy.

IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU

Cây vông vang cho bộ phận lá, hoa và rễ để người dân thu hái làm dược liệu. Đôi khi có thấy người ta dùng hạt cây vông vang làm thuốc nhưng không phổ biến.

V. THU HÁI VÀ BẢO QUẢN

Người dân thu hái phần lá, rễ của cây vang quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi (sấy) khô dùng dần.

Đối với hoa vông vang, người dân thường thu hái vào mùa hè. Hạt thu hoạch vào mùa thu. Cả lá và hạt đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

vông vang khô

Hoa vông vang khô

Cần phải bảo quản dược liệu này trong lọ kín hoặc tốt nhất là túi ni lông kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh nơi ẩm ướt.

VI. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Qua nghiên cứu, ngày nay các nhà khoa học đã chỉ ra trong cây vông vang có chứa một chất dầu vông vang màu vàng và một số các thành phần hóa học. Các thành phần hóa học trong cây vông vang bao gồm: acid palmitic, acid linoleic, farnesol, terpen, flavonoid, canabistrin, myricetin.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã chiết xuất hạt vông vang. Họ đã chỉ ra trong hạt của loài cây này có loại tinh dầu xạ hương. Bởi thế nên hạt vông vang được chiết xuất tinh dầu dùng trong bào chế các loại mỹ phẩm.

VII. TÁC DỤNG

Tác dụng dược lý trong y học hiện đại

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lâm sàng nhằm đưa ra những tác dụng của dược liệu vông vang. Nhìn chung, theo các nhà khoa học hiện đại, dược liệu vông vang có tác dụng:

–        Hạ sốt

–        Lợi tiểu
–        Chống cho thắt

–        Nhuận tràng

–        Sát trùng.

Dưới đây là một số nghiên cứu khoa học về cây vông vang:

Tại Đài Loan, các tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Họ dung dịch chiết xuất từ cây vông vang cho chuột béo phì. Kết quả thu được là dung dịch này đã cải thiện độ nhạy cảm với Insulin đối với chuột béo phì trong thí nghiệm. Ngoài ra, các tác giả cũng đã đặt ra vấn đề: sử dụng cây vông vang như một trong những nuyên liệu để trị bệnh đái tháo đường.
Cũng tại Đài Loan, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: dùng dịch chiết xuất từ cây vông vang cho chuột để tìm ra tác dụng của cây vông vang đối với đường huyết. Nghiên cứu này đã đem lại kết quả tốt chứng minh tác dụng hạ đường huyết của thảo mộc vông vang. Cụ thể sau khi tiêm dịch chiết xuất từ vông vang cho chuột bình thường được chọn thí nghiệm theo đường tĩnh mạch, chất này đã làm làm giảm đáng kể sự gia tăng glucose huyết tương ở chuột bình thường.

Ngoài ra, tại đất nước Ấn Độ, nơi được cho là nguồn gốc của cây vông vang, các nhà nghiên cứu nơi đây đã tìm thấy tác dụng chống ô xy hóa và tính kháng khuẩn của chiết xuất của cây vông vang.

Tác dụng của vông vang trong y học cổ truyền

Cây vông vang được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Theo đó, vông vang là vị thuốc được làm từ lá và hoa vông vang. Dược liệu này có vị hơi ngọt, tính mát. Nếu dùng tươi sẽ cảm nhận được lá vông vang có vị nhạt, nhớt và mát.

Trong y học cổ truyền, các thầy thuốc đã chỉ ra vị thuốc vông vang có tác dụng: lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, bài nung, chỉ thống, hoạt thai. Dùng vông vang để trị các chứng bệnh:

–        Nhức mỏi xương khớp, viêm khớp gây sưng nóng đỏ đau
–        Sỏi niệu

–        Mụn nhọt ngoài da

–        Táo bón, viêm loét dạ dày tá tràng

–        Co quắp cơ do động kinh

–        Bỏng da
–        Rắn cắn

–        Đau đầu.

Ngoài ra, cũng có tài liệu ghi nhận, người dân Trung Quốc, dùng cây vông vang trị các bệnh như: sỏi niệu đạo, bệnh lỵ amip, chứng sản hậu gây tắc tuyến sữa, sốt cao, ho…

tác dụng của dược liệu vông vang

Tác dụng của dược liệu vông vang

VIII. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG

Ở Việt Nam, dược liệu vông vang được dùng trong y học cổ truyền với liều: Rễ cây khoảng 10-15 gram/ngày, Lá cây khoảng 20-40 gram/ngày, Hạt khoảng 10-12 gram/ngày.

Cách dùng vông vang: Sắc uống, dùng ngoài giã nát

IX. NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ VÔNG VANG

Vông vang là thảo mộc quý trong thiên nhiên. Dược liệu này được nhân dân sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian và còn được sử dụng trong y học cổ truyền. Nhiều bài thuốc từ cây vông vang đã được các thầy thuốc y học cổ truyền sử dụng hiệu quả, tác dụng đã được chứng minh qua thực nghiệm lâm sàng. Sau đây người viết xin được giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc trị bệnh hay từ cây vông vang. Kính mời bạn đọc tham khảo và đối chiếu.

Bài 1: Rễ vông vang trị chứng tiểu đục

Tìm lấy cây vông vang 1 năm tuổi rồi đào rễ rửa sạch. Đem rễ này giã nát, vắt lấy khoảng 1/3 nước, phơi sương qua 1 đêm rồi dùng ngay trong buổi sớm mai khi bụng còn rỗng.

Bài 2: Chữa bệnh đái dắt và có thai lậu nhiệt

Lấy các vị thuốc mộc thông, hạt vông vang, và hoạt thạch với lượng đều nhau. Trộn đều các vị rồi tán thành bột mịn. Mộc thông, hạt vông vang và hoạt thạch bằng lượng nhau. Dùng ngày 1 lần khoảng 12 gram uống bột thuốc này với nước hành.

Cũng có thể đem các vị trên mà sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
Bài 3: Chữa chứng chướng bụng, táo bón

Lấy khoảng 20 gram hạt vông vang. Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống lúc còn ấm nóng. Ngày 1 thang, 3 thang thì dừng.

Bài 4: Chữa mụn nhọt ngoài da

Lấy rễ cây vông vang và rễ cây củ gai lượng bằng nhau. Đem hai vị này rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó giã nát, lọc lấy nước cốt xoa lên vùng da bị mụn.

Bài 5: Chữa rắn căn
Tìm lấy lá vông vang 50 gram, hạt hồng bì 20 gram cùng với lá dây hồng báo 50 gram. Dùng các vị trên rửa sạch, rồi giã nát đắ lên vết rắn cắn. Cũng có thể sao khô các vị trên rồi tán bột mịn rắc lên vết thương.

IX. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÔNG VANG TRỊ BỆNH

  • Không sử dụng vông vang cho trẻ nhỏ, người mang thai và cho con bú.
  • Nếu dùng vông vang đắp ngoài da có thể gây dị ứng.

Tóm lại, vông vang là loại thảo mộc có những tác dụng trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian và được sử dụng trong y học cổ truyền nước ta. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học về các bài thuốc từ cây vông vang tại Việt Nam chưa được thực hiện. Mọi thông tin từ bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần sử dụng vông vang trị bệnh, người đọc cần phải đến khám, tư vấn và có chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền. Không tự ý dùng vông vang chữa b:ệnh, gây hậu quả xấu.

Tác dụng chữa bện h của quả cau

Quả cau

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), hạt cau phơi hoặc sấy khô còn gọi là tân lang, tân lang nhân, binh lang,… có tác dụng sát trùng, phá tích trệ, giáng khí nghịch, hành thủy, hóa thấp, kiện vị. Phần vỏ ngoài của quả cau bỏ hạt đã phơi hay sấy khô còn có tên là đại phúc bì có tác dụng điều khí, hạ khí nghịch, hành thủy, thông đại tiểu tiện, kiện tỳ, khai vị, điều trung (điều hòa chức năng tiêu hóa). Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ tân lang (hạt cau) và đại phúc bì (vỏ cau):

Bài thuố c từ tân lang:

+ Dùng 120g hạt cau, 60g trần bì hay vỏ quýt để lâu ngày sao vàng lên. Sau đó, tán thành bột mịn, dùng để uống vào lúc đói bụng. Mỗi lần uống 1 thìa con cùng một chút mật ong. Bài thuốc này chữa ợ chua hiệu quả.

+ Lấy 10g hạt cau giã vụn bỏ cùng 10g lai phục tử (hạt củ cải), một miếng vỏ quýt, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm chút đường trắng vào, dùng để uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn.

+ Dùng 6-9g hạt cau, sắc lấy nước uống chữa đại tiểu tiện không thông.
+ Hạt cau mài thành bột, phơi khô, rồi hòa với dầu bôi vào chỗ bị chốc trên đầu. Bài thuốc này chữa chốc đầu trẻ em hiệu quả.

+ Đốt hạt cau thành than, nghiền mịn, bôi vào chỗ loét. Bài thuốc này chữa vết loét trắng trong miệng hiệu quả.

+ Dùng 200g hạt cau, 300g hạt sẻn (hoa tiêu, hạt đắng cảy) tán thành bột mịn. Luyện với 500g ô mai (bỏ hạt) đã được giã nhuyễn thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 5-10 viên. Uống đến khi hết đau thì thôi. Bài thuốc này chữa giun chui ống mật hiệu quả.

Bài thuố c từ đại phúc bì:

+ 30g đại phúc bì, 30g tân lang, 15g mộc hương, 60g mộc thông, 30g hạt mận, 60g bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm), 60g khiên ngưu tử (hạt bìm bìm). Tán tất cả thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 12g bột cùng 3 lát gừng tươi, 2 củ hành tươi, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi còn ấm. Uống liên tục đến khi đại tiểu tiện thông được. Bài thuốc này chữa bụng trướng đại tiểu tiện khó khăn.
+ Sắc nước đại phúc bì, rửa vào chỗ mụn nhọt, lở loét sẽ mau lành.

Cau là cây nhiệt đới lâu năm rất phổ biến ở nước ta và một số nước trên thế giới. Cau là cây thân trụ, thẳng đứng, cao 10 – 12m, có nhiều vòng sẹo đều đặn của vết lá rụng. Hoa đực ở trên, nhỏ, màu trắng, thơm; hoa cái to hơn ở dưới. Quả hạch hình trứng thuôn đầu, vỏ quả nhẵn bóng, còn non màu lục sau vàng, vỏ quả giữa nhiều xơ. Trong hạt có tanin (70% trong hạt non, 15 – 20% trong hạt già), chất béo 14%, chất đường 2% và các ancaloit: arecolin, arecaidin, guvaxin, isoguvacin, arecolidin

Arecolin – hoạt chất chính trong hạt Cau có tác dụng tăng cường phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến dịch vị, dịch ruột, gây thu nhỏ đồng tử. Đối với hệ cơ trơn, Arecolin kích thích với liều bé và làm liệt cơ với liều lớn. Tác dụng diệt sán của Arecolin chủ yếu thông qua tác dụng kiểu nicotin nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ, gây tê liệt các cơ của sán làm cho sán không bám vào thành ruột được.

Theo Y học cổ truyền: Hạt Cau vị chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, trừ giun sán, tiêu tích, hành thuỷ; vỏ quả Cau vị hơi cay, tính ôn, có tác dụng thông tiểu tiện, hành thuỷ, hạ khí.
Hạt Cau và hoạt chất Arecolin thường được dùng làm thuốc trị giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng Arecolin bromhydrat dùng liều 0,5 – 1mg.
Đối với người, hạt Cau phối hợp với hạt Bí ngô dùng làm thuốc chữa sán.

* Một số bài thuố c chữa bện h bằng Cau

Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt Cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt Bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt Cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt Cau sau khi ăn hạt Bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.
Làm thuố c cường dương: Rễ Cau trắng ở dưới đất 40 – 60g sao vàng sắc uống. Dùng nhiều tán khí có hại.
Phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít: Vỏ quả Cau 12g, vỏ Quýt 12g, vỏ rễ Dâu 12g, vỏ Gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần; 5 ngày là một liệu trình.
Chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt Cau tán mịn; nấu nước vỏ quả Cau uống với bột hạt Cau tán mịn, mỗi lần 8g. Có thể dùng nước đạm Đậu xị hoặc nước sắc Tía tô cũng được.
Chốc đầu: Hạt Cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.
Phiên vị mửa ra nước chua: Hạt Cau khô 40g, Trần bì 12g, tán bột, mỗi lần dùng 4g lúc đói, thêm ít Mật ong thì tốt hơn.
Viêm ruột kiết lỵ: Hạt Cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây Ổi 6g, sắc nước uống.
Sốt rét: Hạt Cau 12g tán mịn, Thường sơn 12g, sắc nước uống.
Hen suyễn: Tua Cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.
Đàn bà hành kinh băng huyết hoặc sau khi sinh băng huyết: Buồng Cau khô (rủ trên cây) 20g, sắc nước uống.
Chữa đi ỉa: Hạt Cau 1g, vỏ Lựu 8g, vỏ dộp Ổi 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml.
Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g, Trường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Hạt cau 10g, Sơn tra 10g. Sắc nước uống (như trên).
* Một số bài thuố c chữa bện h bằng Cau của Trung Quốc
Đầy chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12g, Chỉ xác 9g, Tô cách 9g, Mộc hương 3g sắc uống.
Nôn ợ, hơi thở nóng: Cau 12g, đất Sét đỏ 30g (đun nước), Hoàn phúc hoa 15g (bọc trong vải), Tô tử, Đinh hương, Bán hạ, mỗi thứ 6g, sắc uống.
Đầy chướng bụng, táo bón: Cau, Hậu phác, Chỉ thực, mỗi loại 9g, Sinh đại hoàng 6g, sắc uống (như trên).
Phù chân: Cau 15g, Tía tô, Trần bì, Mộc qua, Phòng kỷ, mỗi thứ 9g sắc uống .
Giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt Bí ngô 30g sắc uống.
Tiêu đờm, giảm hen: Cau 15g, Đinh lịch tử 9g, Bạch truật, Tô tử, Hạnh nhân, Trần bì, mỗi loại 6g, sắc uống.
Trái cau
(tên khoa học: Areca catechu)
– Hạt cau: Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày.
Sử dụng trong y học:
– Tại Ấn Độ, hạt cau được sử dụng để tẩy giun.
– Để tẩy giun, hạt ở dạng bột dùng từ 1-2 thìa trà. Ở dạng chiết xuất thành chất lỏng là khoảng 3,56 ml. Để chữa bệnh cho ngựa, dùng 0,065-0,097 gam arecolin. Đối với người, dùng không quá 0,0043 đến 0,0065 gam.

Thông tin khoa học về quả cau
Mô tả: Cây cao tới 15-20m, có thân cột mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có nội nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt.
Bộ phận dùng: Hạt khô – Semen Arecae, thường gọi là Tân lang. Vỏ quả ngoài và vỏ giữa – Pericarpium Arecae, thường có tên là Đại phúc bì.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ – Malaixia, được trồng ở nhiều nước, từ Malaixia qua Philippin, Thái Lan, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Madagascar và vùng Đông Phi. Ở nước ta, Cau được trồng từ lâu đời và khá phổ biến khắp các vùng nông thôn để lấy quả ăn trầu và hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 5-6 năm mới có thu hoạch; mỗi buồng cau có tới 200-300 quả. Thu hái những quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tanin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10% (không được sao). Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm một đêm, xẻ tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 10%, tẩm rượu sao (tuỳ theo đơn) có thể nấu thành cao đặc. Cần bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng xông hơi lưu huỳnh để phòng mốc mọt.

Thành phần hóa học: Trong hạt cau có dầu béo 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%, alcaloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3-0,5%. các alcaloid chính là arecolin, arecaidin (arecain) guvacolin, guvacin và isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin…) nhưng với hàm lượng rất thấp.

Tính vị, tác dụng: Hạt Cau có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, hành thuỷ sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả Cau có vị ngọt, hơi the, tính ấm, có tác dụng thông khí, hành thuỷ, thông đại tiểu trường.

Người ta đã biết được arecolin, hoạt chất chính trong hạt Cau là chất cường đối giao cảm, như muscarin. Nó làm tăng sự tiết dịch và làm co đồng tử. Với liều thấp, nó kích thích thần kinh; với liều cao, nó làm liệt thần kinh. Nó làm tăng nhu động ruột, làm tê bại cơ sán như kiểu nicotin, nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ, làm cho sán không bám vào thành ruột được.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Cau được chỉ định dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thuỷ thũng cước khí, dùng kích thích tiêu hoá, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu. Thường dùng 0,5-1g/ngày, dạng thuốc sắc; với liều cao, dùng trục sán. Vỏ quả Cau dùng trị thuỷ thũng cước khí, bụng đầy trướng, bí tiểu tiện, phụ nữ có thai phù thũng. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác (vỏ rễ Dâu, vỏ Chân chim, vỏ Khủ khởi, Gừng sống).

Cách dùng: Để tẩy sán, phối hợp với hạt Bí ngô. Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc Hạt cau với liều 50-80g tuỳ người, đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy. Nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm.

Đơn thuố c:

1. Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g. Thường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Dùng hạt Cau 10g, Sơn tra 10g, sắc nước uống.
3. Trục giun đũa: Dùng 21 hạt Cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả Cau làm thang (Bách gia trân tàng).

4. Trẻ em bị chốc đầu: Dùng hạt Cau mài lấy bột phơi khô hoà với dầu Vừng mà bôi.

Trong Đông y, có 2 phần của quả cau được sử dụng nhiều để chữa bệnh là hạt cau và vỏ cau.

Hạt cau phơi hoặc sấy khô còn gọi là tân lang, tân lang nhân, binh lang… có tác dụng sát trùng. Phần vỏ ngoài của quả cau bỏ hạt đã phơi hay sấy khô còn có tên là đại phúc bì. Nó có tác dụng điều khí, hạ khí nghịch, thông đại tiểu tiện, khai vị, điều hòa chức năng tiêu hóa. Dưới đây là 1 số bài thuốc chữa bệnh từ hạt cau và vỏ cau.

1. Bài thuố c từ hạt cau
Chữa ợ chua: Dùng 120g hạt cau, 60g vỏ quýt để lâu ngày sao vàng lên. Sau đó, tán thành bột mịn, dùng để uống vào lúc đói bụng. Mỗi lần uống 1 thìa con cùng chút mật ong.

Chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn: Lấy 10g hạt cau giã vụn bỏ cùng 10g hạt củ cải, 1 miếng vỏ quýt, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm chút đường trắng vào, dùng để uống thay trà trong ngày.

Chữa đại tiểu tiện không thông: Dùng 6 – 9g hạt cau, sắc lấy nước uống.

Chữa chốc đầu trẻ em: Hạt cau mài thành bột, phơi khô, rồi hòa với dầu bôi vào chỗ bị chốc trên đầu.

Chữa vết loét trắng trong miệng: Đốt hạt cau thành than, nghiền mịn, bôi vào chỗ loét.
2. Bài thuố c từ vỏ cau

Chữa trướng bụng, đại tiểu tiện khó: 30g vỏ cau, 30g hạt cau, 15g mộc hương, 60g mộc thông, 30g hạt mận, 60g vỏ cây dâu tằm, 60g hạt bìm bìm. Tán tất cả thành bột mịn.

Mỗi lần dùng lấy 12g bột cùng 3 lát gừng tươi, 2 củ hành tươi, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi còn ấm. Uống liên tục đến khi đại tiểu tiện thông được.

Chữa mụn nhọt, vết thương mau lành: Sắc nước đại phúc bì, rửa vào chỗ mụn nhọt, lở loét sẽ mau lành.

Rau tầm bóp có tác dụng gì?

Tầm bóp là loại rau mọc dại nhiều ở nơi. Tuy mọc dại nhưng tầm bóp lại được các bà nội trợ rất ưa chuộng và săn lùng. Vậy, cây tầm bóp có tác dụng gì?

Tác dụng của cây tầm bóp

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây tầm bóp được biết đến có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như:

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Tầm bóp chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này có tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.

Cùng với vitamin A trong trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng.

Tốt cho mắt

Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Sử dụng tầm bóp đúng cách cũng là một giải pháp tăng cường sức khỏe của đôi mắt.

Hạ sốt, chữa cảm lạnh

Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.

Hoa và quả của cây tầm bóp. (Ảnh do Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cung cấp)

Chuyên gia Đông y nói về cách sử dụng cây tầm bóp

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây tầm bóp thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc.

Bạn có thể dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thuỷ thủng và đắp ngoài chữa đinh sang. Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa ăn chữa được chứng đái tháo đường.

Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.

Ngoài ra, quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.

Ở châu Phi, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.

Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Quả tầm bóp được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng có hình giống chiếc lồng đèn, có vị giống cà chua rất bổ dưỡng. Là một loại rau mọc dại nên lồng đèn dễ trồng, dễ sống.

Trên đây là những tác dụng của cây tầm bóp với sức khoẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.