Loại rau trường thọ giúp ngừa K đường tiêu hoá, cực ít chất béo nhưng có 4 nhóm người không nên ăn

Quả cà tím có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, ngừa ung thư lại ít chất béo. Chính vì vậy mà nó được ví như rau trường thọ của hoàng đế.

Trong 100g cà tím chứa ít hơn 1g chất béo. Hàm lượng carbohydrate trong cà tím chỉ khoảng 5% nên 100g cà tím chỉ có 25 – 30 kcal. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B phức hợp, vitamin C, vitamin P, canxi, phốt pho, magie, kali, sắt, đồng và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, cà tím có 90% là nước, giàu chất xơ và saponin giúp giảm cholesterol. Vỏ của cà tím thì chứa các hợp chất polyphenolic có tác dụng chống lại các gốc tự do.

Không chỉ vậy, cà tím còn giàu chất phytochemical chống ung thư như anthocyanin, axit clohydric, solanin.
4 tác dụng chính của cà tím

Tổ chức Ung thư Đài Loan cho biết, cà tím giàu chất dinh dưỡng và có thể duy trì độ đàn hồi của mạch máu, chống oxy hoá, ngăn chặn xơ vữa động mạch và ức chế các khối u hệ thống tiêu hoá.

– Vitamin P hay bioflavonoid giúp duy trì độ đàn hồi của mạch máu. Chất này chủ yếu bao gồm citrin, rutin, hesperidin, flavones và flanonals. Vitamin P có chức năng tăng cường mao mạch và điều chỉnh khả năng hấp thu. Đây là yếu tố kiểm soát tính thấm của mao mạch.

Bên cạnh đó, vitamin P có thể giúp tiêu hoá và hấp thu vitamin C đồng thời có thể bảo vệ vitamin C khỏi quá trình oxy hoá, cùng duy trì sức khoẻ của các mô liên kết, ngăn ngừa vết thâm, cầm máu và tăng sức đề kháng với bệnh tật.

– Anthocyanin giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nó có khả năng chống oxy hoá mạnh và có thể ổn định cấu trúc màng tế bào để bảo vệ các tế bào nội mô của động mạch và tĩnh mạch khỏi bị tổn thương của các gốc tự do.

Bên cạnh đó, anthocyanin có thể làm tăng tổng hợp mucopolysacarit để duy trì tính toàn vẹn của thành động mạch. Đồng thời ngăn ngừa sự kết tập quá mức của tiểu cầu. Nghiên cứu cho thấy anthocyanin còn có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá cholesterol và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch của con người.

– Axit chlorogen giúp ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm giảm tốc độ hấp thụ đường trong ruột và làm giảm lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn đồng thời hỗ trợ tốt cho việc giảm cân.

– Cà tím có hàm lượng solanine cao giúp chống lại các khối u. Chất này có tác dụng ức chế các khối u trong hệ tiêu hoá. Cà tím chứa nhiều solanine hơn các loại cà khác nên đây là loại tốt nhất trong chế độ ăn chống ung thư. Loại quả này có tác dụng chống ung thư rất tốt.

Ai không nên ăn cà tím?

Vì cá tím có tính mát nên không phù hợp với một số người.

Người bị khó tiêu

Người mắc chứng khó tiêu lành tính hãy cố tránh ăn cà tím vì nó có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

Tỳ vị hư tật

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cà tím tính lạnh nếu người tỳ vị yếu ăn cà tím sẽ dễ bị tiêu chảy. Ăn quá nhiều những thực phẩm có tính mát sẽ dễ khiến cơ thể bị thiếu ẩm, dẫn đến nhiều loại bệnh ở giai đoạn sau.

Người bị tiêu chảy

Nhìn chung cà tím không thích hợp với người mắc bệnh vì có thể làm tăng tần suất đi đại tiện. Những người bị đi ngoài phân lỏng không nên ăn để tránh các tác dụng phụ khác.

Phụ nữ mang thai

Solanine trong cà tím không thích hợp với phụ nữ mang thai. Ăn quá nhiều dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Vậy nên bà bầu không nên ăn cà tím.

Bên cạnh đó, bác sĩ y học Trung Quốc Zou Weilun cho biết nếu ăn cà tím trong thời gian dài sẽ sản sinh ra solanine, ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy.

Sữa hạt ngon bổ nhưng có 6 nhóm người không nên uống, tránh rước thêm bệnh vào thân

Sữa hạt cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại đồ uống này.

6 nhóm người không nên uông sữa hạt

– Người bị dị ứng
Hiện tượng dị ứng với các loại hạt không hề hiếm gặp. Các triệu chứng dị ứng với hạt thường thấy là nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng mặt, khó thở. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Không dung nạp xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số thành phần có trong sữa hạn, chẳng hạn như chất xơ trong sữa đậu nành, đường lactose trong sữa óc chó.

Do đó, người bị dị ứng với các loại hạt như óc chó, đậu nành, hạnh nhân… cần chú ý khi sử dụng sữa hạt, tránh dùng sữa từ các loại hạt có thể gây dị ứng cho bản thân.

– Người có vấn đề về tiêu hóa

Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa hóa như bị viêm loét tá tràng, bị hội chứng ruột kích thích… cần thận trọng khi sử dụng sữa hạt. Loại đồ uống này chứa nhiều chất xơ, có thể gây ra các tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.

Ngoài ra, một số loại hạt có chứa phytate. Đây là chất có khả năng cản trở quá trình hấp thụ các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm trong cơ thể. Không những thế, một số loại sữa hạt có hàm lượng đường cao, có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến triệu chứng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Sữa hạt là loại đồ uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng.

Sữa hạt là loại đồ uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng.

– Người bị bệnh thận

Những người bị bệnh thận cần hạn chế lượng phốt pho và kali nạp vào cơ thể. Các loại sữa hạt quen thuộc như sữa hạt óc chó, sữa hạt hạnh nhân có hàm lượng hai chất này khá cao. Người bị bệnh thận uống các loại sữa này sẽ gây áp lực lên thận, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người bị bệnh gout

Những người bị bệnh gout cần hạn chế nạp purine vào cơ thể. Trong khi đó, sữa hạt lại là loại đồ uống chứa nhiều purine. Việc tiêu thụ nhiều purine sẽ khiến các cơn đau do gout gây ra càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người đang sử dụng thuốc

Một số loại sữa hạt có thể phản ứng với thành phần của thuốc, khiến thuốc giảm hiệu quả trong điều trị hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như người đang sử dụng thuốc tuyến giáp không nên uống sữa đậu nành. Loại đồ uống này có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc của cơ thể. Người sử dụng thuốc chống đông máu không nên dùng sữa hạnh nhân vì nó chứa nhiều vitamin K, làm giảm tác dụng của thuốc.

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 1 tuổi, sữa hạt không phải là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện dành cho bé. Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Việc sử dụng sữa hạt trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Lưu ý khi uống sữa hạt

Bản chất của sữa hạt là đồ uống được nghiền từ các loại hạt, các loại ngũ cốc. Khi làm sữa hạt, người ta cũng có thể kết hợp với các loại trái cây, rau củ. Có thể chia sữa hạt thành 2 nhóm chính là sữa hạt ngũ cốc (được làm từ các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, khoai lang, gạo lứt…) và sữa hạt giàu đạm, giàu chất béo (được làm từ các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca, đậu…).

Nhiều người có thói quen nấu sữa hạt và để sẵn trong tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, với sữa hạt (hay bất kỳ thực phẩm khác), sau khi chế biến, bạn chỉ nên giữ ở nhiệt độ dưới 3 độ C trong vòng tối đa 24 giờ. Để quá lâu, các vitamin trong sữa hạt sẽ bị phân hủy. Hơn nữa, vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào sữa hạt, làm biến đổi thành phần của nó và gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột, rất hay nhưng chưa nhiều người biết

Vỏ dưa chuột không phải thứ bỏ đi. Bạn có thể giữ lại nó để dùng vào nhiều việc khác trong cuộc sống hằng ngày.

Khi ăn dưa chuột, nhiều người sẽ gọt bỏ phần vỏ. Tuy nhiên, việc đó rất lãng phí. Vỏ dưa chuột có nhiều tác dụng trong cuộc sống thường ngày. Bạn có thể giữ lại nó và tận dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong nhà.

– Làm phân bón cho cây cảnh
Phần vỏ dưa chuột có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Bạn có thể tận dụng vỏ dưa chuột để làm phân bón hữu cơ cho các loài cây.

Hãy cắt nhỏ vỏ dưa chuột rồi cho vào chai nhựa, thêm đường nâu và nước sạch hoặc nước vo gạo. Đậy nắp chai và để ở nơi thoáng mát khoảng 2 tháng. Lưu ý, không đổ nước quá đầy, nên chừa lại khoảng 20% khoảng trống ở phần cổ chai để có chỗ cho khí sinh ra trong quá trình lên men. Thỉnh thoảng, bạn nên mở nắp chai để khí thoát ra ngoài.

Khi dùng, hãy lọc lấy phần nước và pha loãng với nước sạch rồi tưới cho cây. Nước vỏ dưa chuột lên men giúp điều chỉnh độ pH của đất, làm đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn.

Bạn cũng có thể thử cách phơi khô vỏ dưa chuột rồi nghiền thành bột để bón xung quanh gốc cây.

Vỏ dưa chuột có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống thường ngày.

Vỏ dưa chuột có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống thường ngày.

– Xua đuổi côn trùng trong vườn

Đối với con người, mùi thơm của dưa chuột mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều loại sâu bệnh lại không thích mùi này. Vì vậy, bạn có thể tận dụng vỏ dưa chuột, xếp xung quanh vườn rau, cây cảnh để xua đuổi chúng.

– Đánh bóng giày

Nếu đôi giày da của bạn bị bám bẩn, mất đi độ bóng tự nhiên, hãy lấy một ít vỏ dưa chuột để lau giày. Các chất trong vỏ dưa chuột sẽ tạo ra lớp phủ chống thấm giúp bảo vệ dày.

– Loại bỏ vết mực trên tường và đồ nội thất

Dưa chuột có thể giúp bạn loại bỏ vết bút bi, bút dạ hoặc sáp màu dính trên tường nhà, đồ nội thất. Bạn chỉ cần lấy vỏ dưa chuột chà trực tiếp lên vết mực nhiều lần đến khi thấy nó mờ đi là được. Sau đó, dùng khăn sạch để lau lại một lần nữa, giúp trả lại vẻ đẹp ban đầu cho tường nhà và đồ nội thất.

– Sửa bản lề kêu cót két

Bản lề dùng lâu ngày bị rỉ sét có thể phát ra tiếng kêu cót két nghe rất khó chịu. Bạn có thể lấy vỏ dưa chuột chà nhiều lần lên bản lề cửa. Các chất trong vỏ dưa chuột sẽ hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên, làm bản lề xoay chuyển trơn tru hơn, không còn tiếng kêu rít mỗi lần đóng mở cửa nữa.

– Làm sạch gương

Sau một thời gian sử dụng, gương sẽ bị mờ đi, đặc biệt là gương trong phòng tắm bị hơi nước, cặn canxi bám chặt. Để xử lý vấn đề này, bạn hãy dùng vỏ dưa chuột chà lên gương. Các vết bẩn trên gương sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, việc chà vỏ dưa chuột lên gương còn có tác dụng ngăn hơi nước bám trên bề mặt gương.

Người xưa dưỡng sinh: Gừng ăn sáng, củ cải ăn tối. Vì sao? Làm ngược lại có hại gì không?

Theo kinh nghiệm dân gian thì gừng nên ăn buổi sáng và củ cải nên ăn tối để phát huy tác dụng sức khỏe.

Gừng và củ cải là thực phẩm phổ biến. Củ cải được gọi là sâm trắng vì chúng nhiều dinh dưỡng, giàu công dụng với sức khỏe. Gừng là gia vị quen thuộc và thường được dự trữ như một loại thuốc dân gian để phòng cảm lạnh, ho…

Củ cải và gừng là những thực phẩm rất tốt

Củ cải và gừng là những thực phẩm rất tốt

Vì sao lại ăn gừng buổi sáng? Ăn tối thì sao?

Gừng là thảo mộc có vị cay tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể. Buổi sáng ngủ dậy sua một đêm dài thì dạ dày trống rỗng, tích tụ nhiều âm khí. Ăn gừng lúc sáng dậy sẽ giúp xua đuổi khí âm trong dạ dày, kích thích dương khí bốc lên, làm ấm cơ thể dần dần một cách hiệu quả và đánh thức các cơ quan nội tạng. Buổi sáng cũng là thời điểm ăn gừng giúp hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể dễ dàng nhất, phát huy những công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe tốt nhất của gừng.

Còn ăn gừng buổi tối không có lợi bởi buổi tối là lúc dương khí thu lại, âm khí thịnh theo quy luật tự nhiên. Việc dùng gừng buổi tối là ép cơ thể đi ngược quy luật sinh lý khiến dương khí bốc lên làm khó ngủ.

Gừng ăn buổi sáng giúp phát huy công dụng

Gừng ăn buổi sáng giúp phát huy công dụng

Buổi sáng thức dậy mà uống nước gừng thêm chút mật ong thì có thể giảm đầy bụng, tránh viêm trong cơ thể. Nước gừng ấm uống vào buổi sáng còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, giảm béo. Ăn hoặc uống gừng vào buổi sáng còn tăng miễn dịch, phòng chống cảm lạnh, cảm cúm cũng như giúp bụng phẳng, eo nhỏ bất ngờ.

Gừng cũng được dùng để chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi….  Để phát huy tính năng tốt nhất hãy dùng vào buổi sáng.

Lý do nên ăn củ cải buổi tối

Củ cải là thực phẩm tốt vì chúng giàu chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất. Củ cải giúp tăng cường miễn dịch, thanh họng, giải nhiệt…

Nhưng củ cải khiến cơ thể dễ xì hơi. Nên nếu ăn củ cải buổi sáng có thể gây bất tiện cho bạn khi đi làm, khi ra chỗ đám đông, còn ăn buổi tối để tránh phiền toái.

Củ cải ăn buổi tối tránh phiền toái

Củ cải ăn buổi tối tránh phiền toái

Hơn nữa củ cải có công dụng là bổ khí mạnh nên ăn mùa đông và buổi tối lạnh sẽ rất thích hợp. Củ cải có tính hàn nên ăn buổi tối cũng giúp điều tiết cân bằng âm dương trong thực phẩm bởi vì mùa đông mọi người hay ăn thực phẩm bổ dưỡng hơn. Còn mùa nóng ăn củ cải có thể giúp thanh nhiệt.

Củ cải có công dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Củ cải có công năng tăng nhu động ruột, tăng cảm giác thèm ăn, tan đờm và giảm ho. Củ cải còn giúp giải độc ruột, giúp làm đẹp da… Hơn nữa theo quy luật âm dương thì về buổi tối, cơ thể con người hướng dần về tính âm, thân nhiệt hạ thấp để đi vào giấc ngủ nên hợp quy luật với ăn củ cải có tính hàn, không gây xung khắc theo quan điểm âm dương.

Lưu ý khác khi ăn gừng và củ cải

Gừng muốn thơm thì nên chọn gừng sẻ củ nhỏ. Khi dùng gừng nên để cả vỏ vì vỏ gừng có mùi thơm và công dụng tốt.

Gừng nướng qua sẽ thơm hơn. Gừng có thể cho vào những món ăn có tính hàn để quân bình chống đau bụng như cho vào nước đậu đen, các món thủy sản, bắp cải…

Củ cải nên chọn loại củ nhỏ, trắng, không ăn củ bị xốp. Củ cải có thể dùng sống hoặc chín nhưng khi dùng sống nên chú ý tránh nhiễm khuẩn. Khi mua hoặc trồng được củ cải sạch thì nên ăn cả lá, vì lá của củ cải rất giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người không biết lại hay bỏ đi, rất lãng phí.  Để phát huy công dụng cho sức khỏe thì nên ăn củ cải dạng hấp, luộc, hạn chế dạng muối dưa, ngâm ủ mặn, kho… Nếu muối dưa nên đợi chua hãy ăn tránh ăn củ cải muối xổi sẽ không tốt.

Ăn cá đừng chỉ chăm chăm ăn thịt: 5 bộ phận này đại bổ nhiều người không biết lại bỏ qua

5 bộ phận dưới đây cực kỳ bổ dưỡng khi ăn quá đừng dại bỏ qua, bổ ngang nhân sâm tổ yến.

Mắt cá

Người xưa thường nói ăn gì bổ nấy, bởi vì vậy, khi bạn ăn mắt cá sẽ rất tốt cho thị lực. Đồng thời, trong thành phần dinh dưỡng của mắt cá có rất nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa – axit docosahexaenoic và axit aicosapentaenoic sẽ giúp tăng cường trí nhớ tăng khả năng tư duy, giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, khi ăn cá trí não của bạn sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua bộ phận này của cá.
Bong bóng cá

Ai cũng biết bong bóng cá giúp cho cá có thể nổi và bơi trong nước dễ dàng. Bong bóng cá còn giúp cho bạn có thể phòng ngừa nhiều bệnh tất. Bạn hoàn toàn có thể coi bong bóng ca như một vị thuốc quý trong Đông y.

Đông sách y thư xưa có viết lại, từ hơn 1.600 năm trước, bong bóng cá còn được ví là quý và bổ như tổ yến vây cá mập. Bong bóng cá hay còn gọi là ngư biêu, ngư giao, phiêu giao, hoa giao… là bong bóng lấy từ ruột cá ra phơi khô. Nó chứa protid dạng keo (gelatin) lipid đường vitamin cùng các nguyên tố vi lượng khác, được xem là một trong bát trân – tức là 8 món ăn quý)từ xưa.

Bong bóng cá rất bổ

Bong bóng cá rất bổ

Trong y học cổ truyền htif bong bóng cá có thể bổ âm dưỡng huyết kiện thận tăng thêm tinh bổ thận làm vững chắc khớp gối, thắt lưng. Còn theo các nghiên cứu ngày nay, bong bóng cá giàu collagen cải thiện dinh dưỡng cho các mô tế bào của người, làm chậm quá trình lão hóa da.

Da cá

Trong thành phần dinh dưỡng của da cá có nhiều khoáng chất như protein axit béo không bão hòa, lưu huỳnh choline lecithin và canxi. Đồng thời, trong da có có chứa những chất dinh dưỡng này sẽ có tác dụng tăng cường trí nhớ bảo vệ gan hỗ trợ hệ thần kinh đại não phát triển, phòng và điều trị xơ vữa động mạch…

Bên cạn đó, da cá chứa rất nhiều dưỡng chất tốt, không chỉ nguồn cung cấp collagen giúp tăng độ đàn hồi và trẻ hoá làn da. Ngoài ra, nó còn chứa các khoáng chất như vitamin A, vitamin E, vitamin D không chỉ tốt cho da, mà còn có lợi về mặt duy trì và phát triển cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng omega 3 trong da cá cũng rất cao, nên đây cũng là nguồn chất béo tốt cho cơ thể hấp thụ. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ bỏ bộ phận đại bổ này của cá nhé!

Da cá rất bổ dưỡng đừng bỏ qua

Da cá rất bổ dưỡng đừng bỏ qua

Gan cá

Không như động vật trên cạn độc tố trong gan cá không đáng kể, có nhiều chất đạm chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe đồng thời lượng cholesterol của cá tốt hơn động vật trên cạn. Đây cũng là bộ phận có mùi vị khá ngon, nếu chưng cách thủy với hạt tiêu sẽ bổ phổi, sáng mắt.

Đồng thời, trong thành phần của gan cá có chứa hàm lượng dầu cá có axit béo không có tính bão hoà cao. Hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ, phòng chống bệnh Alzheimer ở người già.

Bất ngờ với loại thịt “siêu phẩm”: Rẻ hơn bò, ngon hơn gà vịt, bổ dưỡng không ngờ

 Bạn đang tìm kiếm một loại thịt vừa ngon, vừa bổ dưỡng mà giá cả lại phải chăng? Đừng bỏ qua loại thịt “thần thánh” này, đang được săn lùng ráo riết trên thị trường. Với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng vượt trội, đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn gia đình bạn.

Ngỗng là một trong những loài chim lớn thuộc họ chim Anatidae. Ngỗng nhà có nguồn gốc từ những nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, thịt ngỗng đã trở thành một món ăn phổ biến, xuất hiện nhiều trên bàn ăn của các gia đình tại cả châu Á và châu Âu.

Ngỗng chủ yếu ăn cỏ và ngũ cốc, vì vậy thịt của chúng được coi là lành tính và dễ tiêu hóa. Một con ngỗng non thường đạt trọng lượng tối thiểu 2 kg, với thịt mềm mại, trong khi ngỗng trưởng thành thường nặng hơn đáng kể. Dù có trọng lượng như thế nào, thịt ngỗng luôn mang vị thơm ngon và béo ngậy, và được đánh giá là ngon nhất khi nướng. Dù thường được xếp vào loại thịt trắng, thịt ngỗng thực chất có sắc thái màu sắc gần giống với thịt đỏ, thậm chí có thể trông giống thịt bò hơn về màu sắc.

Ngỗng chủ yếu ăn cỏ và ngũ cốc, vì vậy thịt của chúng được coi là lành tính và dễ tiêu hóa

Ngỗng chủ yếu ăn cỏ và ngũ cốc, vì vậy thịt của chúng được coi là lành tính và dễ tiêu hóa

Thịt ngỗng có tốt hơn thịt gà và thịt vịt không?

Thịt ngỗng được biết đến là nguồn thực phẩm dinh dưỡng phong phú hơn so với thịt gà và thịt vịt. Nó không chỉ có hương vị ngon hơn mà còn giàu chất dinh dưỡng hơn các loại gia cầm khác. Theo ước tính, trong mỗi 100 gram thịt ngỗng có khoảng 96 miligam cholesterol, điều này khiến nó trở thành một loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người lớn và những ai mắc các vấn đề về sức khỏe, như bệnh tiểu đường, nên cân nhắc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều cholesterol.

Về mặt tỷ lệ chất béo, thịt ngỗng có mức độ béo hơn so với thịt gà, với khoảng 2,79 gram chất béo bão hòa trong 100 gram thịt. Các bộ phận như chân và da chứa nhiều chất béo hơn, trong khi phần ức lại có lượng chất béo ít hơn.

Về mặt tỷ lệ chất béo, thịt ngỗng có mức độ béo hơn so với thịt gà, với khoảng 2,79 gram chất béo bão hòa trong 100 gram thịt

Về mặt tỷ lệ chất béo, thịt ngỗng có mức độ béo hơn so với thịt gà, với khoảng 2,79 gram chất béo bão hòa trong 100 gram thịt

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của thịt ngỗng

Thịt ngỗng là nguồn dồi dào vitamin A (retinol), giúp cải thiện sức khỏe của da. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin B như B1, B2, B3, B5, B6 và B12, rất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, thịt ngỗng là một nguồn protein tuyệt vời, hỗ trợ việc xây dựng cơ bắp và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Đối với những ai tìm kiếm một lựa chọn thịt giàu protein, thịt ngỗng không da có tới 22,8 gram protein trong mỗi 100 gram.

Ngoài ra, thịt ngỗng còn chứa nhiều axit amin thiết yếu như threonine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, cystine, phenylalanine, tyrosine, valine, arginine, histidine và alanine. Các axit amin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và duy trì chức năng cơ thể. Nghiên cứu cho thấy glycine, một axit amin có trong thịt ngỗng, có thể làm tăng tuổi thọ, như đã chứng minh trên chuột.

Thịt ngỗng cũng cung cấp hai loại khoáng chất chính: khoáng chất đa lượng và khoáng chất vi lượng. Cơ thể cần các khoáng chất đa lượng như canxi, phốt pho, magiê, natri, kali, clorua và lưu huỳnh với số lượng lớn. Các khoáng chất vi lượng như sắt, mangan, đồng, iốt, kẽm, coban, florua và selen chỉ cần một lượng nhỏ nhưng vẫn rất quan trọng.

Cụ thể, canxi trong thịt ngỗng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và răng, đồng thời hỗ trợ sự thư giãn của cơ bắp. Canxi cũng cần thiết cho các chức năng của dây thần kinh, quá trình đông máu, kiểm soát huyết áp và sức khỏe hệ miễn dịch. Thịt ngỗng còn giàu sắt, cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin, một loại protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các bộ phận khác của cơ thể.

Bên cạnh đó, magiê có trong thịt ngỗng rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Phốt pho cũng được tìm thấy trong thịt ngỗng, góp phần vào sự phát triển của xương và răng. Kali giúp điều hòa nước trong cơ thể, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co cơ, trong khi natri cũng hỗ trợ cân bằng chất lỏng và dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, kẽm trong thịt ngỗng là một yếu tố quan trọng cho quá trình tổng hợp protein và phục hồi mô, đóng vai trò trong cảm nhận vị giác, lành vết thương, phát triển thai nhi và trưởng thành về mặt tình dục.

Magiê có trong thịt ngỗng rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Magiê có trong thịt ngỗng rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Mỡ ngỗng, một thực phẩm tốt nhưng ít người biết

Mỡ ngỗng là sản phẩm được chiết xuất từ thịt ngỗng, nổi bật với thành phần axit oleic, một loại axit béo có khả năng giảm mức cholesterol trong máu và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Mỡ ngỗng có màu sắc biến đổi từ kem đến vàng, tùy thuộc vào cách chế biến.

Ở nhiệt độ cao, mỡ ngỗng lỏng ra, nhưng khi để ở nhiệt độ phòng, nó chuyển thành dạng bán rắn, với kết cấu đặc và mịn màng. Điểm nóng chảy của mỡ ngỗng dao động từ 25°C đến 37°C (tương đương 77°F đến 99°F), trong khi điểm bốc khói khoảng 190°C (375°F). Khi được bảo quản trong điều kiện lạnh, mỡ ngỗng vẫn giữ được độ tươi ngon lên đến ba tháng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
Link bài gốc: Bất ngờ với loại thịt “siêu phẩm”: Rẻ hơn bò, ngon hơn gà vịt, bổ dưỡng không ngờ

3 loại rau, 3 loại thịt nên ăn vào mùa thu để cả năm khoẻ mạnh, không bệnh tật

Mùa thu sang cũng là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi. Con người cần chú trọng hơn trong việc củng cố sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch để tránh mắc bệnh.

3 loại rau nên dùng vào mùa thu

– Củ cải trắng
Củ cải trắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Công dụng chính của củ cải trắng theo y học cổ truyền là giảm sưng tấy, trị khó tiêu, đầy bụng do tích tụ thức ăn, giảm ho, làm ẩm phổi, tăng cường sức khoẻ của lá lách, nuôi dưỡng dạ dày.

Củ cải sống có vị cay, ngọt, tính mát. Khi nấu chín, củ cải có vị ngọt, tính bình, tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, hạ khí, tiêu đờm, lợi tiểu, giải khát.

Nhiều người hay gặp tình trạng cảm lạnh, viêm phế quản, ho, có nhiều đờm vào thời điểm thời tiết giao mùa. Có thể sử dụng củ cải trắng đun lấy nước uống hoặc đem hầm với thịt để sử dụng giúp tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn bệnh tật.

Củ cải trắng và củ sen là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nên ăn vào mùa thu.

Củ cải trắng và củ sen là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nên ăn vào mùa thu.

– Củ sen

Củ sen chứa nhiều chất tannin, chất nhầy, chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm giảm cholesterol, hạ lipid máu.

Củ sen kết hợp với mộc nhĩ trắng sẽ tạp thành món ăn bổ phế âm; củ sen kết hợp với mộc nhĩ đen tạo thành món ăn bổ thận âm. Người ra, theo y học cổ truyền, củ sen còn là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh.

– Bí đỏ

Mùa thu sang là thời điểm thích hợp để ăn bí đỏ. Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tinh ấm, vào kinh tỳ vị, tác dụng bổ khí, giảm viêm, giảm đau, giải độc, diệt côn trùng, làm ẩm phổi, bổ khí, giải đem, giúp trị ho, sen suyễn, lợi tiểu.

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, bí đó chứa nhiều pectin có khả năng hấp phụ, liên kết và loại bỏ các vi khuẩn, độc tố và các chất có hại trong cơ thể, đưa chúng ra bên ngoài. Bí đỏ cũng phù hợp với những người bị huyết áp, bệnh gan, người trung niên, người già.

3 loại thịt nên ăn vào mùa thu

– Thịt vịt

Theo Đông y, thịt vị tính mát, tác dụng bổ phổi, bổ dạ dày, kiện tì, loãng nước. Mùa thu ăn thịt vịt có tác dũng làm dịu khô, dưỡng âm, nuôi âm ngũ tạng, thanh nhiệt, dưỡng huyết, thúc đẩy tuần hoàn.

Thịt vịt còn có tác dụng làm giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giúp giảm phù nề, giảm đầy bụng, giảm viêm loét, sưng tấy, nuôi dưỡng nội tạng.

Thịt vịt và thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ sức khoẻ, củng cố sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật.

Thịt vịt và thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ sức khoẻ, củng cố sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật.

– Thịt cừu

Thịt cừu có tác dụng làm ấm khí huyết, làm ấm cơ thể, giúp xua tan cảm lạnh.

Tuy nhiên, thịt cừu không hợp với người bị cảm nắng, người đau răng, lở loét miệng do nóng, người ho, đờm vàng; người có lượng lipid trong máu cao, người có cholesterol cao.

– Mực

Mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. 100 gram mực có thể cung cấp 13 gram protein, 0,7 gram chất béo, carbohydrate, vitamin A, vitamin B, phốt pho, sắt, canxi và nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể.

Ăn mực vào mùa thu có tác dụng dưỡng âm, bồi bổ sức khoẻ, chống khô, thúc đẩy sản xuất chất lỏng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
Link bài gốc: 3 loại rau, 3 loại thịt nên ăn vào mùa thu để cả năm khoẻ mạnh, không bệnh tật

Củ cải: ‘Nhân sâm’ mùa đông, thần dược cho sức khỏe của bạn

Từ xa xưa, củ cải đã được xem là một loại thực phẩm “thần dược” bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Vậy đâu là lý do khiến củ cải được ví như “nhân sâm”?

Nhiều dinh dưỡng quý giúp phòng chữa bệnh

Theo bác sĩ Đinh Minh Trí từ Đại học Y Dược TP.HCM, việc bổ sung củ cải trắng vào chế độ ăn hàng ngày mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể. Loại củ này chứa một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh.

Nghiên cứu cho thấy, trong số 80 chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, củ cải trắng đã chứa tới 69 chất, với hàm lượng cao chất xơ và các vi lượng có tác dụng bảo vệ cơ thể, hỗ trợ hệ thần kinh, có khả năng chống viêm, dị ứng cũng như nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nhờ vào hợp chất lưu huỳnh, củ cải còn có tác dụng ngăn chặn các bệnh như ung thư, lão hóa sớm và đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi.

Phân tích dinh dưỡng chỉ ra rằng, trong 100g củ cải trắng cung cấp 1.4g protein, 3.7g gluxit, 1.5g xenluloza, cùng với các khoáng chất thiết yếu như 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, và vitamin C lên tới 30mg. Lá và ngọn củ cải cũng chứa nhiều tinh dầu cùng vitamin A, C, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.

Phân tích dinh dưỡng chỉ ra rằng, trong 100g củ cải trắng cung cấp 1.4g protein, 3.7g gluxit, 1.5g xenluloza, cùng với các khoáng chất thiết yếu như 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, và vitamin C lên tới 30mg

Phân tích dinh dưỡng chỉ ra rằng, trong 100g củ cải trắng cung cấp 1.4g protein, 3.7g gluxit, 1.5g xenluloza, cùng với các khoáng chất thiết yếu như 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, và vitamin C lên tới 30mg

Các lợi ích cụ thể của củ cải trắng có thể kể đến như sau:

– Bảo vệ tế bào: Nhờ vào các chất chống oxy hóa như catechin và axit vanillic, củ cải trắng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, đồng thời vitamin C có trong củ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tế bào.

– Điều chỉnh huyết áp: Củ cải trắng giàu kali, giúp làm giãn mạch máu và tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ giảm huyết áp.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Với lượng vitamin C dồi dào, củ cải trắng giúp kích thích sản sinh tế bào bạch cầu, điều này rất cần thiết trong việc chống lại các bệnh như ung thư và cảm cúm.

– Ngăn ngừa lão hóa: Các chất chống oxy hóa trong củ cải trắng không chỉ giúp làm giảm nguy cơ lão hóa tế bào mà còn có thể được sử dụng như một mặt nạ tự nhiên để làm sáng da.

– Giảm nguy cơ ung thư: Hàm lượng phytochemical và anthocyanins trong củ cải trắng có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do.

– Hỗ trợ tiêu hóa: Với lượng chất xơ cao, củ cải trắng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường sự sản sinh dịch mật, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đồng thời bảo vệ gan và túi mật.

Với lượng chất xơ cao, củ cải trắng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường sự sản sinh dịch mật, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đồng thời bảo vệ gan và túi mật

Với lượng chất xơ cao, củ cải trắng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường sự sản sinh dịch mật, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đồng thời bảo vệ gan và túi mật

Những lợi ích của củ cải trong học cổ truyền

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa Đông y tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, củ cải không chỉ là thực phẩm ngon miệng mà còn được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều căn bệnh. Với vị ngọt, hơi cay và đắng cùng tính bình, củ cải cho thấy sự an toàn và hiệu quả khi quy vào các kinh như tỳ, vị và phế.

Trong y học cổ truyền, củ cải được khuyến khích sử dụng cho các tình huống như: ăn uống kém, bệnh còi xương, rối loạn tiêu hoá, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, và các vấn đề hô hấp như ho và hen suyễn. Ngoài ra, nó còn được xem là phương thuốc tự nhiên để điều trị tai biến mạch máu não và tiểu đường.

Khả năng của củ cải không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn được ứng dụng trong việc chữa bệnh lỵ, giải độc, và thậm chí là dùng ngoài da để đắp trị bỏng. Hạt củ cải cũng có tác dụng điều trị bệnh phong đờm, ho suyễn, và các vấn đề tiêu hóa như đại tiểu tiện không thông. Riêng lá củ cải được sử dụng để trị ho khan và xuất huyết ở ruột.

Hạt củ cải cũng có tác dụng điều trị bệnh phong đờm, ho suyễn, và các vấn đề tiêu hóa như đại tiểu tiện không thông

Hạt củ cải cũng có tác dụng điều trị bệnh phong đờm, ho suyễn, và các vấn đề tiêu hóa như đại tiểu tiện không thông

Một số bài thuốc từ củ cải:

– Chữa bệnh sởi: Dùng 500g củ cải sạch, giã nát để ép lấy nước, thêm đường phèn và chưng cách thủy. Nước này nên chia thành vài lần uống trong ngày để hỗ trợ điều trị sởi.

– Giải quyết táo bón: Pha 100g củ cải trắng đã ép lấy nước với một lượng mật ong vừa đủ. Uống trong ngày để thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá cho người có triệu chứng nóng bức, đại tiện phân khô.

– Chữa tai biến mạch máu não: Nấu cháo từ 60g củ cải trắng kết hợp với 30g mỗi loại ý dĩ, bạch biển đậu và hoài sơn cùng 60g gạo tẻ. Món ăn này giúp kiện tỳ và loại bỏ độ ẩm, rất tốt cho người bị liệt nửa người.

– Giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ: Trộn với 250g củ cải trắng, 250g bột mì, và 100g thịt heo nạc để làm bánh nhân, tốt cho việc kích thích sự thèm ăn và giảm trướng bụng.

– Giúp phụ nữ mang thai nôn nhiều: Củ cải được giã nát và sắc cùng mật ong để uống từng ít một, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nôn mửa.

– Chữa ho: Đem 1kg củ cải thái miếng ngâm trong 100g mật ong, sau đó sao nhỏ lửa. Sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng dần, hỗ trợ trong việc tiêu trệ và bổ sung khí lực.

Củ cải không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn là liệu pháp tự nhiên an toàn cho sức khoẻ, hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị một loạt các bệnh lý.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
Link bài gốc: Củ cải: ‘Nhân sâm’ mùa đông, thần dược cho sức khỏe của bạn

Khám phá ‘vàng’ dưới lòng đất: Món ăn dân dã nay trở thành đặc sản, tốt cho sức khỏe

Những món ăn dân dã luôn mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp, gần gũi. Bạn có còn nhớ hương vị thơm ngon của loại củ từng gắn liền với tuổi thơ? Hãy cùng tìm hiểu vì sao loại củ này lại được nhiều người yêu thích đến vậy.

Khoai sọ, cùng với khoai lang và khoai từ, là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Từ xa xưa, loại củ này đã trở thành thức ăn gắn liền với cuộc sống của người nghèo, thường được dùng để thay thế cơm trong những ngày thiếu thốn.

Khoai sọ là một giống khoai thuộc họ cây ráy, có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó Ấn Độ và Việt Nam là hai trong số những nước sử dụng loại thực phẩm này nhiều nhất. Có rất nhiều giống khoai sọ khác nhau, điển hình như khoai sọ trắng và khoai sọ núi. Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, mỗi vùng miền có thể sản xuất ra những loại khoai sọ với hương vị riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng đều có đặc điểm ngon miệng, dễ ăn và mang lại vị bùi béo đặc trưng.

Khoai sọ có mặt quanh năm, nhưng thời điểm phổ biến nhất để thu hoạch là vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm. Từ loại củ này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như luộc, nướng, hầm cùng xương, hoặc nấu với vịt, chẳng hạn như vịt nấu khoai sọ hay vịt om sấu khoai sọ. Ngoài ra, còn có các món tráng miệng như chè khoai sọ và bánh khoai sọ.

Khoai sọ có mặt quanh năm, nhưng thời điểm phổ biến nhất để thu hoạch là vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm

Khoai sọ có mặt quanh năm, nhưng thời điểm phổ biến nhất để thu hoạch là vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm

Trong những năm gần đây, khoai sọ đã trở nên phổ biến và được bày bán rộng rãi ở các thành phố lớn, trở thành một đặc sản được nhiều người yêu thích. Nổi bật trong số đó là món khoai sọ Mán từ Mộc Châu, hiện đang được rao bán trên chợ mạng với giá khoảng 70.000 đồng/kg. Giống khoai này có vị ngọt thanh, kết cấu bở tơi và càng để lâu năm thì hương vị càng trở nên hấp dẫn.

Nhiều vùng miền hiện nay đã chọn khoai sọ làm cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù khoai sọ là loại cây dễ trồng, nhưng cần chú ý đến việc giữ ẩm, thường xuyên vun xới và loại bỏ cỏ dại. Người trồng khoai sọ thường tuân thủ một quy trình chung trong việc phát triển loại cây này, bao gồm việc chọn lựa đất trồng đạt tiêu chuẩn: đất phải tơi xốp, giàu mùn, cao ráo và thoát nước tốt. Để có năng suất cao, khi trồng, cần làm luống cao và rãnh rộng để hỗ trợ thoát nước tốt hơn.

Khoai sọ không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác mệt mỏi và hỗ trợ điều hòa huyết áp, mang lại sự cân bằng cho cơ thể.

Những lợi ích sức khỏe nổi bật từ khoai sọ:

Hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mỗi 100g khoai sọ cung cấp khoảng 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, cho thấy khoai sọ là nguồn chất xơ phong phú. Bên cạnh đó, carbohydrate có trong khoai sọ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó làm cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn và ngăn ngừa táo bón.
Bảo vệ huyết áp và tim mạch

Khoai sọ chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, magiê, đồng, mangan và kali. Kali trong khoai sọ có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, kali còn là thành phần quan trọng tham gia vào các chức năng của tế bào và dịch cơ thể, giúp duy trì nhịp tim. Khoai sọ cũng giàu omega-3 và omega-6, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Khoai sọ chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, magiê, đồng, mangan và kali

Khoai sọ chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, magiê, đồng, mangan và kali

Củng cố hệ miễn dịch

Khoai sọ rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những thành phần này giúp loại bỏ các gốc tự do, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật nghiêm trọng.

Hỗ trợ giảm cân

Với chỉ khoảng 112 calo trong 100g khoai sọ, loại củ này cung cấp năng lượng dồi dào hơn so với khoai tây (87 calo). Lượng carbohydrate phức hợp trong khoai sọ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, khoai sọ ít chất béo và giàu protein, phù hợp cho những ai muốn giảm cân.

Với chỉ khoảng 112 calo trong 100g khoai sọ, loại củ này cung cấp năng lượng dồi dào hơn so với khoai tây (87 calo)

Với chỉ khoảng 112 calo trong 100g khoai sọ, loại củ này cung cấp năng lượng dồi dào hơn so với khoai tây (87 calo)

Phòng ngừa ung thư

Khoai sọ chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ miễn dịch và tiêu diệt các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do này là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có khả năng làm đột biến các tế bào khỏe mạnh và dẫn đến ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất cryptoxanthin có trong khoai sọ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư miệng

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
Link bài gốc: Khám phá ‘vàng’ dưới lòng đất: Món ăn dân dã nay trở thành đặc sản, tốt cho sức khỏe

Bất ngờ với loại cây chơi ĐỒ HÀNG của tuổi thơ lại TỐNG KHỨ SỎI THẬN cực nhanh

Sâm đất có tên trong danh sách những thảo dược quý giúp cơ thể thải độc, đặc biệt với công dụng tống sỏi thận cực nhanh.

Tác dụng của cây sâm đất

Trong dân gian, người ta thường sử dụng cây sâm đất để để ngâm rượu hoặc chế biến những món ăn giúp cơ thể được thanh nhiệt, tiêu độc, giải độc nhanh chóng.

Empty

Canh rau sâm đất ăn vừa có vị ngọt vừa có vị chua giống như bạn đang ăn rau mồng tơi những không nhớt như rau mồng tơi.

Sâm đất không những thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.

Khi bạn gặp trường hợp ăn uống khó tiêu, có thể sử dụng sâm đất vì sâm đất sẽ giúp bạn giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Sâm đất được sử dụng giảm ho, hen suyễn, dùng trong trường hợp nam giới bất lực.
Các bài thuốc chữa sỏi thận từ cây sâm đất

Bài thứ 1: Chỉ cần chuẩn bị 10 đến 15g củ, nếu như đào được củ này thì nên chọn những cây già thì thành phần trong thuốc sẽ nhiều hơn, còn không thì mua ngoài các hiệu thuốc vẫn được. Lấy củ nấu với khoảng 1,5 lít nước uống hàng ngày. Có thể thay thế nước trà.

Empty

Bài thứ 2: Bài thuốc này có thể áp dụng cho các anh nhà thích uống rượu. Củ sâm đất mua về tán thành bột nhuyễn, mỗi ngày lấy từ 2 đến 5g bột pha với 1 ly nhỏ rượu trắng, uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Có thể uống ngày 3 lần, vì cách này vị thuốc sẽ nhiều hơn nên chúng ta không nên uống quá nhiều.

Sau 20 ngày áp dụng 2 bài thuốc trên, những viên sỏi trong cơ thể chú ngày càng teo nhỏ lại, mấy viên sỏi nhỏ thì biến mất khi đến các bệnh viện tái khám bác sĩ vô cùng ngạc nhiên với kết quả. Chú tiếp tục thêm một tuần nữa thì viên sỏi to nhất cũng thổi đâu mất hút.

Lưu ý: Mỗi một cây thuốc đều có tính vị riêng, nên đôi khi sẽ không phù hợp với một số cơ địa. Lúc sử dụng phải được sự hướng dẫn tận tình từ bác sĩ, từ liều lượng cũng như cách dùng hợp lý thì mới có khả năng chữa bệnh hiệu quả nhất có thể.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
Link bài gốc: Bất ngờ với loại cây chơi ĐỒ HÀNG của tuổi thơ lại TỐNG KHỨ CHỮA SỎI THẬN nhanh như phẫu thuật