2 loại rau ít “ngậm” thuốc trừ sâu nhất chợ, cái số 1 ví như “món quà từ thiên nhiên”

Rau là thực phẩm “vàng” bảo vệ sức khỏe. Đi chợ nếu muốn chọn loại rau tươi không “ngậm” thuốc trừ sâu bỏ túi mẹo hay này.

Rau sam – món quà từ đất

2

Rau sam thường mọc dân dã mọc ở nhiều nơi và rất giàu dinh dưỡng. Theo đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, quy kinh can, đại trường, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu và chỉ thống.

Rau sam là một loại rau giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm:

Vitamin A: Đây là một loại rau giàu vitamin A giúp cải thiện thị lực và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.

Vitamin E: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào.

Khoáng chất: Bao gồm canxi, magie, kali và sắt, giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ chức năng cơ thể.

Omega-3: Chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch.

Rau sam thường được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc

Nhiều người ví loại rau này như “món quà từ đất”. Theo các tài liệu y học cổ truyền, liều dùng rau sam thường từ 50-100 g rau tươi mỗi ngày. Nếu dùng dưới dạng sắc thuốc, có thể dùng 15-30 g rau khô.

Theo chia sẻ của Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) trên báo Phụ nữ Việt Nam, rau sam (tên gọi khác là mã xỉ hiện, mã xỉ thái) có vị chua, tính hàn, là nguồn kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc.

Rau sam giúp kích thích hệ tiêu hoá, thanh nhiệt, trị nóng do có tính hàn. Nó được xem là nguồn kháng sinh tự nhiên, có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa. Dù là rau dại nhưng loại rau này còn có khả năng tiêu thũng nên hỗ trợ điều trị các mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da.

Rau sam gặp đất ẩm là lan mạnh, phát triển tốt mà không cần dùng hóa chất, thực sự là loại rau ngon – bổ – rẻ ít bị phun thuốc nhất chợ.

Hoa thiên lý – món quà từ thiên nhiên

3

Loại rau khá an toàn do côn trùng ít ăn nên không phải sử dụng tới thuốc trừ sâu nhiều như các loại rau khác như rau cải hay đậu đũa. Đặc biệt, hoa thiên lý có sẵn mùi thơm, đây cũng là chất đuổi côn trùng tự nhiên. Đây là một trong những loại rau sạch phát triển tự nhiên mà không cần tới thuốc trừ sâu.

Hoa thiên lý là loại hoa được nhiều gia đình trồng làm cảnh và rau ăn, đây cũng là loại rau rất tốt cho sức khoẻ.

Từ lâu nay cây hoa thiên lý là loại cây thân leo được trồng phổ biến tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Hoa thiên lý cũng rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của hoa thiên lý bạn không nên bỏ qua.

BS Vũ Quốc Trung từng có bài viết chia sẻ trên báo Sức khoẻ & Đời sống, cây thiên lý tên khoa học là Telosma cordata (Burm.f.) Merr., thuộc họ Thiên lý; thường được dùng chế biến cho các món ăn bổ mát trong mùa hè.

Thiên lý là loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhiều nhất ở những bộ phận còn non. Lá mọc đối, hình tim, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm; cuống cũng có lông, dài 12-20 mm.

Hoa nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-22mm, mang nhiều tán mọc mau, liền với nhau. Hương hoa thơm ngát, nhất là về đêm, nên có tên là “dạ lai hương” (“dạ” = đêm, “lai” = đến, “hương” = mùi thơm).

Theo Đông y hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bình can, minh mục (sáng mắt), tiêu viêm, tan màng mộng, làm lành vết thương (kích thích vết thương lên da non), an thần, giúp ngủ ngon và chữa giun kim.

Một mẹo hay nhà bếp các bà nội trợ không nên quả qua là rau hoa thiên lý tốt đối với sức khoẻ, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng loại hoa này nhé. Theo các chuyên gia, với người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 lần mỗi tuần là tốt nhất.

Mỗi ngày ăn bao nhiêu rau quả là đủ?

– Mỗi loại hoa quả, cung cấp lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ khác nhau.

– Nếu ăn đa dạng loại hoa quả thì các chất dinh dưỡng có trong từng loại sẽ tự bổ sung cho nhau, đồng thời giá trị dinh dưỡng của từng loại hoa quả không phụ thuộc vào quả to hay bé.

– Những loại quả có múi, khi ăn nên nhai kỹ, nghiền nát mới tiêu hóa tốt. Đối với trẻ nhỏ, nếu chưa nhai được thì cho uống nước sinh tố.

– Muốn có một sức khỏe tốt cần đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng từ rau xanh và hoa quả tốt cho sức khỏe, người trưởng thành hàng ngày nên ăn từ 300 gam rau xanh, 100 – 200 gam hoa quả.

Có 1 loại rau “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”, mọc dại đầy vườn, ít ai biết mà ăn

Những loại rau mọc dại ở khắp vùng quê ở Việt Nam, được thế giới săn lùng gọi là “rau trường thọ”.

Rau tầm bóp – loại rau “trường thọ”

Chắc hẳn ở các vùng quê loại rau tầm bóp này quá quen thuộc, bởi chúng mọc hoang dại ở ngay trong vườn nhà, tường rào, hoặc ngay gần đồng ruộng. Ở một số nước lớn người ta ca ngợi rau tầm bóp với công dụng phòng chống ung thư và chữa bệnh tiểu đường rất tốt cho sức khỏe. Còn ở nước ta nhiều người cho rằng đây là loại cỏ dại nên đã loại bỏ nó, không có tác dụng gì.

Y học cổ truyền coi đây là loại cây thuốc nam quý giá, mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Y học cổ truyền coi đây là loại cây thuốc nam quý giá, mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Rau tầm bóp vị hơi đắng, ăn loại rau này thường xuyên giúp tán sỏi, thanh nhiệt, thông đàm, lợi tiểu. Tại một số nơi ở Việt Nam người ta sử dụng rau tầm bóp để ăn hằng ngày. Tuy nhiên họ vẫn không biết tác dụng thực sự của cây rau tầm bóp.

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Mỹ, trong rau tầm bóp có chứa chất chống ung thư và khả năng kháng viêm tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh mẽ.

Rau càng cua

Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua gồm: 92% là nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magie, vitamin C.

Trong Đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt.

Ngoài ra, rau càng cua cũng có thể được sử dụng như loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe, giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa.

Rau khoai lang

Rau khoai lang (rau lang) là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ là một loại thực phẩm, rau khoai lang còn chứa nhiều dưỡng chất và nguồn vitamin dồi dào.

Theo nghiên cứu, trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như năng lượng: 22kcal; nước: 91,8g; protein: 2,6g; tinh bột: 2,8g. Ngoài ra, rau khoai lang còn chứa các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Rau dền

Rau dền là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này được ví là loại rau “trường thọ”, “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”. Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền phù hợp sử dụng mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc cực tốt.

Ngoài ra, rau dền có chứa các chất có lợi như chất chống oxy hóa. Người ta quan tâm đến việc sử dụng rau dền chữa bệnh mỡ máu cao vì một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng khi chúng ăn rau dền thì có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL , đồng thời tăng cholesterol HDL. Nhưng ăn rau dền dường như không có những lợi ích này ở người.

Cây rau tề

Loại cây này mọc nhiều ở các nước ôn đới. Ở Việt Nam, cây rau tề mọc hoang ở các tỉnh vùng cao như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,….

Các bộ phận của loại rau này được dùng để làm thuốc, điều trị các vấn đề về tim mạch, bàng quang, điều trị khi chảy máu,…

Các bộ phận của loại rau này được dùng để làm thuốc, điều trị các vấn đề về tim mạch, bàng quang, điều trị khi chảy máu,…

Có thể chế biến rau tề bằng cách nấu canh, ép nước uống, xào làm thức ăn hoặc làm nhân bánh.

Bỏ túi 100.000 đồng/kg nhờ ‘lộc trời’: Loài cây dại quen thuộc bất ngờ thành đặc sản ‘vàng’

Loài cây dại quen thuộc, từng bị coi là cỏ dại nay bỗng trở thành đặc sản được săn lùng ráo riết với giá 100.000 đồng/kg.

Loài rau dại giàu dinh dưỡng được nhắc đến ở đây là rau diếp dại, còn được biết đến với tên gọi rau diếp trời hay rau bao. Loài rau này thường mọc hoang trên các bờ bãi và ven đường. Với tên khoa học là Sonchus arvensis, rau diếp dại thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Trung Quốc, loài cây này được gọi là cự mãi thái và rất được ưa chuộng.

Thoạt nhìn, rau diếp dại có hình dáng lá tương tự như lá rau diếp thông thường. Lá của nó có tai ở phần gốc và ôm lấy thân cây, thường cao không quá 1 mét và thuộc loại thân đứng. Dù thân cây có vẻ thô ráp, nhưng lại nở ra những bông hoa màu vàng xinh xắn và duyên dáng.

 

Rau diếp dại: Kho báu dinh dưỡng từ thiên nhiên

Giàu chất dinh dưỡng

Rau diếp dại, một loại rau mọc hoang nhưng lại chứa đựng cả một “kho báu” dinh dưỡng. Loại rau này giàu protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, chất xơ, carotene, niacin, canxi, sắt, kẽm, đồng và nhiều khoáng chất quý hiếm khác, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Rau diếp dại có thể được chế biến đa dạng như ăn sống, xào hoặc nấu canh với thịt băm, mang lại hương vị tươi ngon và bổ dưỡng.

Giải nhiệt và giảm cân

Với lượng calo cực thấp, chỉ 15 calo trên mỗi 100 gram, rau diếp dại là lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nóng nực và cho những ai đang muốn giảm cân. So với cà chua, lượng calo trong rau diếp dại còn thấp hơn nhiều. Một ký rau diếp dại chỉ chứa khoảng 75 calo, nên bạn có thể yên tâm thưởng thức mà không lo tăng cân.

Với lượng calo cực thấp, chỉ 15 calo trên mỗi 100 gram, rau diếp dại là lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nóng nực và cho những ai đang muốn giảm cân

Với lượng calo cực thấp, chỉ 15 calo trên mỗi 100 gram, rau diếp dại là lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nóng nực và cho những ai đang muốn giảm cân

Bổ mắt

Rau diếp dại chứa một lượng lớn zeaxanthin, chất này rất tốt cho việc cải thiện thị lực, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng võng mạc và bệnh đục thủy tinh thể. Hơn nữa, chất flavonoid trong rau còn giúp ngăn ngừa ung thư phổi và miệng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tăng khả năng sinh sản

Folate và vitamin C có trong rau diếp dại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng sinh sản. Folate giúp duy trì sức khỏe của thai nhi và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, trong khi đó, vitamin C cải thiện hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Chắc xương khớp

Hàm lượng vitamin K cao trong rau diếp dại giúp tích lũy canxi, từ đó tối đa hóa sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Hàm lượng vitamin K cao trong rau diếp dại giúp tích lũy canxi, từ đó tối đa hóa sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương

Hàm lượng vitamin K cao trong rau diếp dại giúp tích lũy canxi, từ đó tối đa hóa sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương

Giá trị kinh tế và tiềm năng thương mại

Dù là loại rau mọc dại, nhưng rau diếp dại ngày nay đã được một số nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc trồng và bán để tăng thêm thu nhập. Bà con thường nhổ rau đem bán với giá từ 15.000 – 20.000 đồng một bó, giới thiệu là rau rừng rất tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, tại các cửa hàng chuyên kinh doanh sản vật núi rừng, rau diếp dại có thể được bán với giá từ 80.000 – 100.000 đồng mỗi kg. Đặc biệt, loại rau diếp đỏ tự nhiên có nguồn cung rất khan hiếm, không phải lúc nào cũng có sẵn.

Rau diếp dại không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tiềm năng kinh tế, xứng đáng được chú ý và phát triển trên thị trường.

Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc từ diếp dại

Bài thuốc chữa huyết nhiệt, viêm cơ, mụn nhọt và lở ngứa

Để chữa các bệnh lý như huyết nhiệt, viêm cơ, mụn nhọt và lở ngứa, bạn có thể sử dụng công thức sau:

– Diếp dại: 20 gam

– Sài đất: 20 gam

– Kim ngân hoa: 10-15 gam

– Cam thảo: 5 gam

– Rau má: 15 gam

Hãy sắc uống mỗi ngày một thang để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc đắp ngoài da chữa mụn nhọt, viêm cơ, sưng tấy

Khi bị mụn nhọt, viêm cơ hay sưng tấy, bạn có thể sử dụng diếp dại tươi với liều lượng tùy theo mức độ tổn thương.

– Giã nhỏ diếp dại cùng một ít muối, sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Khi bị mụn nhọt, viêm cơ hay sưng tấy, bạn có thể sử dụng diếp dại tươi với liều lượng tùy theo mức độ tổn thương

Khi bị mụn nhọt, viêm cơ hay sưng tấy, bạn có thể sử dụng diếp dại tươi với liều lượng tùy theo mức độ tổn thương

Giảm đau, nóng, sưng tuyến

Đối với những ai bị sưng tuyến vú, diếp dại cũng có thể là một biện pháp hiệu quả:

– Giã diếp dại tươi như trên và đắp vào khu vực bị sưng, giúp giảm đau, nóng và sưng.

Chữa viêm đường tiết niệu

Để chữa viêm đường tiết niệu, bạn có thể sử dụng hỗn hợp các loại thảo dược sau với liều lượng bằng nhau:

– Diếp dại

– Cây cỏ xước

– Rau má

– Bông mã đề

Bài thuốc chữa sưng khớp (thấp nhiệt)

Nếu bạn gặp tình trạng sưng khớp do thấp nhiệt, hãy sử dụng công thức sau với các loại thảo dược bằng nhau:

– Diếp dại

– Thổ phục linh

– Tỳ giải

– Cỏ xước

– Dây đau xương

Những bài thuốc từ diếp dại không chỉ mang lại lợi ích thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy tham khảo và áp dụng để có một sức khỏe tốt hơn, đồng thời luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Cây rau mọc hoang người Việt nhổ bỏ, người Nhật ăn để ngừa ung thư, chữa xương khớp

Theo y học hiện đại, rau càng cua giàu dinh dưỡng, có thể ngừa được nhiều bệnh, trong đó có ung thư, tim mạch nhưng nhiều người không biết, cho rằng loại rau này là cỏ dại nên nhổ bỏ.

Rau càng cua, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, hoặc cương hoa thảo, thuộc loại cây hoang dại. Chúng thường mọc tự nhiên ở những vùng ẩm thấp như mương rạch, bờ ruộng, vườn chuối, góc ao hoặc dưới bụi cây…

Rau càng cua thật sự có sức sống mãnh liệt và ấn tượng. Chúng không đòi hỏi sự tưới nước đều đặn, bón phân hay sự kiểm soát sâu bệnh… Vì đặc điểm này, bà Thủy, một phụ nữ 60 tuổi sinh sống tại TP Thủ Đức, TP.HCM, thường xuyên loại bỏ chúng như cỏ dại không cần thiết.

loai-rau-1693986298893131341881

Bà Thủy cho biết, bà trồng các loại hoa, cây cảnh, một số loại rau thơm trước nhà bằng chậu thì bị rau càng cua tự mọc xen canh chiếm chỗ. Bà Thủy cứ nhổ cây được vài ngày là lứa cây con khác mọc lên. “Loại rau này sống tạp, tôi không gieo hạt giống mà nó cứ mọc lên, hút hết chất dinh dưỡng trong đất. Tôi nhổ bỏ nhường đất cho mấy cây tôi trồng trong chậu”, bà Thủy chia sẻ.

Chị Thúy (ở TP.HCM) cũng thấy không vừa lòng với những cây rau càng cua tự mọc trong vườn rau nhà mình. Chị cho biết, vợ chồng chị tận dụng phần đất trống cạnh nhà, rộng khoảng 10m2 để trồng rau khoai (rau lang), cải, mướp, bí xanh và một số rau thơm làm thức ăn cho cả nhà.

Vườn rau của chị rất xanh tốt, cùng với đó là cỏ và cây dại, trong đó có rau càng cua tự mọc lên khiến chị Thúy phải liên tục nhổ bỏ. Khi nghe nói loại rau này ăn tốt, nhiều chất dinh dưỡng, chị Thúy không tin, cho rằng đây là cây rau dại, không ăn được.

Nhật Bản, Trung Quốc, các nước phương Tây xem loại rau càng cua là cây thuốc quý

Theo y học cổ truyền, rau càng cua có vị mặn, chua, giòn, dai và chứa nhiều chất dinh dưỡng như caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C, carotenoid… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34 mg, kali 277 mg, canxi 224 mg, magiê 62 mg, sắt 3,2 mg, carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2 mg, cung cấp cho cơ thể 24 calo.

Theo Đông y, loại rau này vị đắng, tính bình, có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như các loại gỏi, nấu canh, ăn sống, ép nước uống… vừa lành tính vừa tốt cho sức khỏe.

Theo y học hiện đại, với các thành phần có trong rau càng cua có thể ngừa và điều trị các bệnh:

+ Chống viêm, giảm đau nhức: Theo các tài liệu y khoa, ăn rau càng cua sẽ giúp trị các chứng như đau đầu, sốt, ho, cảm lạnh và viêm khớp. Tác dụng này được so sánh tương đương với aspirin trên thực nghiệm.

rau-c-ng-cua-1679388333-964-widt

+ Kháng khuẩn diện rộng: Chất patuloside A, một glycoside xanthone từ càng cua có tác dụng kháng khuẩn rộng trên các chủng S. aureus, B. subtilis, P. aeruginosa và E. coli và kháng nấm T. mentagrophytes.

+ Chống ung thư, chống oxy hóa tế bào: Theo các nghiên cứu y khoa, một số hoạt chất của rau càng cua có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư và hơn nữa là nó còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho tế bào cơ thể. Điều này cho thấy có thể xem càng cua là một loại thực phẩm cần bổ sung để giúp phòng và hỗ trợ chống ung thư.

+ Giảm axit uric trong máu: Theo một nghiên cứu trên chuột, dịch chiết của rau càng cua đã làm giảm nồng độ acid uric là 44% trong máu so với 66% của allopurinol. Kết quả này cho thấy ăn rau càng cua có thể giúp phòng ngừa bệnh gout. Nhiều tài liệu còn ghi nhận rau càng cua góp phần làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

+ Làm ức chế thần kinh: Kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học Bangladesh cho thấy rau càng cua có thể chữa được chứng thần kinh kích thích quá độ. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng hưng phấn.

+ Bảo vệ tim mạch: Các khoáng tố vi lượng như K và Mg và chất xơ nhiều trong rau càng cua còn tốt cho tim mạch và huyết áp nên có thể góp phần chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Sắt nhiều trong càng cua nên còn được dùng tốt cho những người thiếu máu. Beta carotene cũng giúp chữa bệnh thị lực kém.

Không gây béo phì vì nhiều chất xơ và ít calo

Các bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết, nhờ những tác dụng trên, loại rau này được người Nhật ăn để ngừa ung thư.

Ở các nước phương Tây, người ta có thể nghiền lá càng cua ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng loại rau này làm thuốc trị đau nhức khớp, và vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Tại các tỉnh miền Tây nam bộ nước ta, rau càng cua được dùng để làm các món gỏi, trộn với trứng luộc hoặc thịt bò, có khi người ta còn ăn sống, ép lấy nước uống.

Tuy nhiên, các bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương lưu ý, rau càng cua mặc dù rất hữu dụng nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề tiềm ẩn khi dùng không đúng cách. Những người bị tiêu chảy, sỏi thận, phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, người bị dị ứng với loại rau này thì không nên ăn.

Loại cây dại mọc nay bán 100 nghìn/kg, lá sủi bọt như xà phòng, ăn vừa ngon vừa bổ

Đây là một loại rau có nhiều bọt trắng khi rửa, tuy nhiên khi chế biến lại rất ngon và có giá bán khá cao.

Đặc điểm của cây chùm bao (Cây Lồng Đèn)

Cây chùm bao (cây lồng đèn)

Cây chùm bao (cây lồng đèn)

 

Trên đất nước Việt Nam, cây chùm bao (hay còn gọi là cây lồng đèn) là một trong những loại cây quả dại phổ biến, mọc hoang dại tại các bờ bụi và vùng đồng ruộng. Mặc dù là loại cây hoang dã, chúng lại là đặc sản có hương vị độc đáo và được ưa chuộng nhờ tính an toàn khi không sử dụng thuốc trừ sâu.

Mô tả cây chùm bao

Cây chùm bao là loại cây leo, thường mọc rậm rạp ở các khu vực có độ ẩm cao và ánh sáng phù hợp. Thân cây và lá cây có nhiều lông nhỏ, giúp phân biệt dễ dàng với các loại cây khác. Cây chùm bao phân bố chủ yếu ở các khu vực núi cao miền Bắc Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình và Yên Bái, nhưng cũng có thể thấy ở một số vùng đồng bằng như Thái Bình, Hải Dương và Bình Phước.

Quả và sử dụng

Mùa quả của cây chùm bao bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 7. Quả của cây có hình dạng hình cầu tròn, bọc ngoài một lớp lưới mỏng gọi là chùm bao, làm cho cây có tên gọi này.

Sử dụng ẩm thực và dược liệu

Ở nhiều vùng quê, lá và đọt non của cây chùm bao được sử dụng như một loại rau ăn dân dã, có hương vị thơm ngon. Chúng được chế biến thành nhiều món như luộc, xào cùng tôm thịt hay nấu canh. Đặc biệt, loại rau này có thể được ăn sống sau khi tước vỏ.

Bên cạnh ẩm thực, cây chùm bao cũng được sử dụng như một loại dược liệu. Cả lá và quả của cây đều có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và thanh nhiệt.

Loại rau có tác dụng lớn với sức khỏe

Loại rau có tác dụng lớn với sức khỏe

Thú vị về cây chùm bao

Một điều đặc biệt về cây chùm bao là khi rửa loại rau này, sẽ phát sinh hiện tượng bọt trắng giống như xà phòng, tạo nên sự ngạc nhiên cho người mới tiếp xúc.

Thị trường và giá cả

Trong những năm gần đây, cây chùm bao được bán tại các chợ quê và cửa hàng rau sạch với giá khoảng 100.000 đồng/kg vào mùa sinh trưởng tốt nhất, từ cuối xuân đến đầu hạ.

Tóm tắt

Cây chùm bao không chỉ là một loại rau ngon có hương vị độc đáo mà còn là một loại dược liệu quý giá, thường được sử dụng trong ẩm thực và y học dân gian ở Việt Nam. Sự phổ biến của loài cây này cũng là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực và y học truyền thống tại đất nước Việt Nam.

Loại cỏ dại đầy đường, nông dân khổ vì nhổ bỏ mà cứ mọc nay lên đời thành rau và trà đặc sản

Loại cây này phát triển mạnh nên phun thuốc diệt cỏ hay nhổ bỏ nhưng khó diệt được chúng. Nay người ta bán hạt giống, bán cây giống, bán hoa của cây này làm trà.

Đó chính là cỏ xuyến chi hay còn gọi cây cúc áo, có nơi có là cây cứt lợn. Đây là giống cỏ mọc ven đường, ở bãi hoang, ở bờ ruộng, rờ mương. Hầu như cứ nơi nào đất hoang thì cây sẽ mọc. Đặc biệt chúng có sức sống mãnh liệt, chịu được môi trường khắc nghiệt. Nhà nông xưa kia khổ sở dọn cỏ này vì chúng bám vào quần áo và mọc rất nhanh, đặc biệt sau mưa, mùa xuân.

Cây xuyến chi cao chừng 0,3 m đến 0,4 m (có thể cao tới 1,5 m – 2 m ở nơi đất tốt, ẩm, có giá tựa cho cây). Cành xuyến chi mọc lên rậm rạp, thường mọc theo từng nhóm, phát triển thành quần thể. Vào mùa xuân có hoa (quanh năm, theo từng loại xuyến chi) sau đó các nhụy hoa trở thành hạt, đầu hạt có các móc gai. Tổ chức y tế thế giới từng có kế hoạch mang loại cây này trồng ở châu Phi để làm rau ăn, trong thập niên 1950 bởi chúng dễ trồng dễ sống, sinh sôi nhanh.

 

Ở Việt Nam có một số nơi người dân có hái ăn loại rau này. Nhưng với đa phần người Việt thì chúng là loại cỏ dại không ai ăn.

Xuyến chi nhiều công dụng

Xuyến chi nhiều công dụng

Xuyến chi được bán đầy trên chợ online

Trên chợ online xuyến chi được bán rất đa dạng từ bán hạt giống, bán hoa và cành khô làm trà. Nhiều người ngạc nhiên bởi loại cây này ở quê nhổ không hết thì nay lại được bán để dùng làm trà dưỡng sức khỏe.

Hơn nữa xuyến chi còn được cho là loại rau dại sạch. Nhiều người đã nói về việc ăn loại rau này bởi chúng không bị sâu bệnh. Đặc biệt khi công dụng của cây xuyến chi được nhiều người biết tới thì chúng trở thành loại rau tốt và trà tốt cho sức khỏe.

Công dụng của xuyến chi

Xuyến chi được xem là vị thuốc. Trong Đông y xuyến chi được cho là có có vị đắng, nhạt, hơi cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. Hoa xuyến chi dùng để chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẫn ngứa nóng đỏ. Một số nơi người dân thường sử dụng để cầm máu, trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương….

Xuyến chi được bán nhiều nơi

Có nhiều bài thuốc lưu truyền dùng xuyến chi kết hợp với các loại hoa khác hoặc dùng riêng xuyến chi.

Ngọn xuyến chi có thể dùng làm rau ăn có vị hơi ngăm ngăm đắng, giòn giòn tương tự rau tầm bóp.

Rau xuyến chi có thể luộc hay nấu canh, xào thịt.

Hoa xuyến chi cũng được trồng để nuôi ong lấy mật. Mật ong hoa xuyến chi là loại mật ong sạch, có độ trong suốt cao, không chứa các chất độc hại nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bạn có thể hái hoa xuyến chi phơi khô có thể dùng để pha trà uống, trà hoa xuyến chi có vị thơm và khá dễ uống. Nhưng lưu ý khi hái hoa xuyến chi tránh nơi bị phun thuốc sâu. Vì xuyến chi mọc dại bên cạnh ruộng lúa nên người nông dân phun sâu thì dễ bị lan sang xuyến chi. Do đó bạn nên tránh hái khi mùa phun sâu.

Xuyến chi là loại cây có tính hút độc rất mạnh nên nếu mọc ở những nơi có nước thải bẩn, khu công nghiệp hay nơi nhiều khói bụi sẽ chứa hàm lượng lớn kim loại nặng cũng như các độc tố có trong dịch chiết rất cao.

Trồng xuyến chi quanh nhà giúp thanh lọc không khí

Xuyến chi hoa xinh xắn được nhiều ngươi yêu thích nên bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trong chậu hoặc trong bồn quanh nhà. Ngoài mang lại vẻ đẹp hoang dã tự nhiên thì xuyến chi giúp thanh lọc không khí tốt. Xuyến chi hút bụi và đặc biệt hấp thu kim loại nặng tốt nên rất hiệu quả cho thanh lọc không khí quanh nhà.

Không chỉ ngon miệng, khoai sọ còn là vị thuốc giúp giảm sưng đau, tiêu viêm

Khoai sọ là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong chế biến món ăn. Không chỉ ngon miệng, khoai sọ còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Đặc điểm và công dụng của khoai sọ

Trong Đông y, khoai sọ còn được gọi là dụ căn, dụ đầu, dụ nãi,… Tên khoa học của khoai sọ là Colocasia antiquorum Schott., thuộc họ Ráy (Araceae).

 

Loại củ mọc dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Còn khoai sọ được trồng có bột màu trắng dính, vị ngọt hơi the, trơn nhớt. Các giống khoai sọ được trồng ở nước ta có thể kể đến như:

– Giống khoai đốm: Cây cao, có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước, củ ăn rất ngứa.

– Giống mống riềng: Cây cho năng suất cao nhưng ăn ngứa.

– Giống mống hương: Cây nhỏ, thường trồng ở đồng màu, củ màu phớt hồng hoặc vàng nhạt, ăn ngon.

Nhìn chung những cây khoai sọ trồng ở ruộng không thoát nước thường ngứa. Vì vậy, người dễ bị dị ứng khoai sọ, trước khi gọt vỏ không nên rửa khoai với nước. Có thể dùng găng tay thực phẩm để làm sạch chúng.

– Củ khoai sọ: Có vị cay ngọt, tính bình, lợi về 3 kinh tỳ, vị, đại tràng. Củ có tác dụng thông đại tiện, nhuận tràng, tiêu u hạch ở cổ, tán khối kết; chủ trị chữa các chứng bạch huyết, bỏng lửa, viêm thận, hạch, khối u, viêm khớp, thũng độc sưng đau,…

– Lá khoai sọ: Có vị cay, tính mát; Tác dụng chữa tiêu thũng độc, cầm mồ hôi, tiêu chảy; Chủ trị chữa thũng độc, ung nhọt, đạo hãn (ra mồ hôi khi ngủ, mồ hôi trộm), tự hãn (ra mồ hôi khi thức), tiết tả,…

– Cuống lá – dọc khoai môn: Tính vị giống như lá, tác dụng tiêu thũng, hòa tỳ (điều hòa chức năng tiêu hóa), lợi thủy; Chủ trị chữa thũng độc, kiết lỵ, tiêu chảy,…

– Hoa khoai sọ: Có vị the, tính bình, có độc; Thường dùng để chữa sa trực tràng, trĩ sang lở loét, sa tử cung, thổ huyết, đau dạ dày,…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy khoai sọ chứa hơn 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Khoai sọ còn chứa hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Nhờ chứa nhiều kali nên khoai sọ giúp kiểm soát huyết áp.

Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày giúp nhuận tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh,…

Các bài thuốc từ khoai sọ

– Chữa tiêu chảy, lỵ: 30g lá khoai sọ, 30g cà rốt, 5g tỏi. Sắc uống.

– Chữa yết hầu sưng đau: 20g khoai sọ, 50g rễ kỷ tử. Đem sắc uống mỗi ngày 1 lần, liên tục 2-3 tháng cho bệnh nhân bị u bước vùng hầu họng.

– Chữa mề đay: 60g bẹ lá khoai sọ, 30g rễ cây tai chuột, 30g hồng táo, 30g đường đỏ. Sắc uống.

– Trị rắn cắn, ong đốt: lấy lá khoai sọ tươi giã nát rồi đắp vào chỗ đau.

– Chữa phong tê thấp sưng đau: lấy một lượng khoai sọ và gừng tương đương nhau, giã nhuyễn đắp vào chỗ đau rồi dùng băng dính cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1-2 lần.

Bạn có thể gia giảm tùy theo thời tiết và cơ địa. Chẳng hạn vào mùa hè, người tạng nhiệt, đau nhức do nhiệt có thể dùng 3-4 phần khoai sọ và 1 phần gừng hoặc 2 phần khoai sọ 1 phần gừng. Vào mùa đông người tạng hàn, đau do lạnh có thể dùng 1 phần khoai sọ, 2 phần gừng hoặc dùng 2 phần khoai sọ và 3 phần gừng.

– Chữa vết thương phần mềm, sưng phù nề bầm tím: 120g khoai sọ, 3 củ hành sống. Giã nát khoai sọ, thêm vào một chút rượu rồi trộn đều, dùng bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập do chấn thương.

– Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Chuẩn bị liều lượng khoai sọ tươi và giấm bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát thành bột nhuyễn, đắp vào nơi tổn thương.

Những lưu ý khi sử dụng khoai sọ

– Dùng củ con làm thuốc có tác dụng tốt hơn củ cái.

– Thuốc sau khi làm xong cần dùng ngay mới có tác dụng.

– Dược tính tự nhiên của khoai sọ cần nhiều thời gian hơn nên người bệnh cần kiên trì trong quá trình sử dụng để chữa bệnh.

Ăn ngon mà không lo ‘ngậm’ thuốc: 2 loại quả sạch nhất chợ bạn nên biết

Bạn đang lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau củ quả? Đừng bỏ lỡ 2 loại quả “sạch” nhất chợ này, đặc biệt là loại quả số 1 chứa đầy vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Quả mướp

Mướp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong mùa hè. Không chỉ dễ trồng mà mướp còn ít bị sâu bệnh, thậm chí có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đặc biệt, mướp thường được trồng trên giàn, do đó việc phun thuốc bảo vệ thực vật cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại rau khác.

Mướp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong mùa hè

Mướp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong mùa hè

Để chọn được những quả mướp ngon, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

– Hình dáng quả mướp: Khi chọn, hãy tránh những quả quá thẳng. Quả mướp hơi cong thường có vị ngon hơn. Điều này do mướp là loại cây leo, phát triển tự nhiên dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ và phân bón.

– Bông hoa ở rốn quả: Mặc dù nhiều người cho rằng những quả còn hoa là quả tươi, mới hái, nhưng thực tế, khi mướp già, hoa sẽ rụng. Nếu hoa chưa rụng và sờ vào thấy chắc chắn, có thể quả đó đã bị sử dụng chất bảo quản hoặc chất kích thích, không nên chọn.

– Màu sắc: Mướp tươi thường có vỏ màu xanh lục hoặc xanh đậm. Một số người nghĩ rằng mướp có vỏ xanh nhạt sẽ mềm hơn, nhưng điều này không chính xác. Quả mướp phát triển tốt, hấp thụ đủ ánh nắng thường có màu xanh đậm.

– Độ sần của vỏ: Khi chọn mướp, hãy kiểm tra độ sần của vỏ. Quả có vỏ hơi sần, sờ vào thấy nhám thường là quả mới hái, còn tươi. Những quả có vỏ nhẵn hoặc có vết sần thâm do va chạm chứng tỏ đã để lâu, không nên mua. Bạn cũng có thể ấn nhẹ vào thân quả mướp. Quả mới hái sẽ phục hồi hình dạng nhanh chóng và còn nhiều nước. Nếu quả cứng đơ, có thể nó đã bị ong châm, ăn sẽ không ngon. Nếu ấn nhẹ mà để lại vết lõm không phục hồi, đó là dấu hiệu mướp đã héo, mất nước và không ngon.

Những lưu ý này sẽ giúp bạn chọn được những quả mướp tươi ngon và đảm bảo chất lượng cho bữa ăn gia đình.

Bí ngô

Bí ngô, với hương vị ngọt ngào và bùi bùi, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được ví như “vàng” trong thế giới rau củ. Loại quả này không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn có khả năng thích nghi và chống chịu sâu bệnh vượt trội nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh mẽ. Ngay cả khi gặp phải một số sâu bọ nhỏ trong quá trình sinh trưởng, bí ngô vẫn có khả năng tự phục hồi mà không cần đến sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật.

Bí ngô, với hương vị ngọt ngào và bùi bùi, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được ví như

Bí ngô, với hương vị ngọt ngào và bùi bùi, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được ví như “vàng” trong thế giới rau củ

Để chọn được những quả bí ngô ngon, bạn hãy lưu ý các đặc điểm sau:

– Màu sắc: Những quả bí ngô có vỏ màu xanh, vàng cam hoặc cam tươi sáng thường là dấu hiệu của sự tươi ngon. Khi ấn vào, bạn nên cảm nhận được sự cứng chắc.

– Cuống tươi: Bí ngô ngon thường có phần cuống tươi dài từ 2 – 3 cm. Trên bề mặt lát cắt ở cuống có thể thấy một ít mủ, dấu hiệu cho thấy bí ngô vừa mới được cắt.

– Vỏ ngoài: Hãy chọn những quả bí có lớp vỏ lành lặn, không bị sứt mẻ hay dập úng. Khi cầm lên, quả bí cảm giác nặng tay thường là quả ngon.

Nếu bạn mua bí ngô để dự trữ, hãy chọn những quả còn cuống để kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, khi mua các miếng bí ngô đã được cắt ra, hãy chọn những miếng có thịt màu vàng tươi hoặc vàng cam, với ruột bí đặc, vì đây thường là dấu hiệu của những miếng bí ngon và chất lượng.

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn chọn được những quả bí ngô tươi ngon, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao cho bữa ăn gia đình.

Cây dại mọc hoang bờ mương nhưng là vị thuốc quý, dân sành ăn mê mẩn

Loại cây dại mọc đầy bờ mương, vị đắng nhưng lại được dân thành phố săn lùng vì vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Rau sam đắng, mang tên khoa học là Bacopa monnieri, có xuất xứ từ Ấn Độ. Tại Việt Nam, loại rau này phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng và trung du của miền Bắc và miền Nam.

Theo thông tin từ người dân địa phương, cây sam đắng thường mọc hoang dã trong môi trường ẩm ướt, thường thấy tại các cửa sông, đầm lầy, bờ mương hoặc những bãi cát trắng mịn. Qua quan sát, loại thảo mộc này có thân bò, lá nhỏ và mọng nước. Với đặc trưng là rau đắng, nó mang đến một vị đắng đặc trưng hấp dẫn.

 

Từ lâu, người dân địa phương đã chia sẻ rằng rau sam đắng “dù có đắt bao nhiêu cũng nên thưởng thức ít nhất một lần trong đời” nhờ vào hương vị thơm ngon và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau sam đắng có lợi cho não bộ và hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Trong loại rau này chứa các hoạt chất saponin như bacoside A và bacoside B, giúp cải thiện khả năng dẫn truyền xung động thần kinh và bảo vệ tế bào não, từ đó nâng cao sự tỉnh táo và khả năng tập trung. Bên cạnh đó, rau sam đắng còn mang lại nhiều lợi ích về huyết áp, hô hấp, kích thích hệ thần kinh, và có khả năng chống ung thư cùng với tính chất chống oxy hóa.

Người dân địa phương đã chia sẻ rằng rau sam đắng

Người dân địa phương đã chia sẻ rằng rau sam đắng “dù có đắt bao nhiêu cũng nên thưởng thức ít nhất một lần trong đời”

Trước đây, rau sam đắng chỉ là món ăn giản dị, quen thuộc trong bữa cơm của người dân địa phương. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khi phong trào thưởng thức rau dại và tìm về ẩm thực đồng quê trở thành xu hướng, nhiều người thuộc giới thượng lưu đã bắt đầu “săn lùng” loại rau này. Rau sam đắng giờ đây đã trở thành một đặc sản nổi bật, với vị đắng nhẹ và độ giòn tan độc đáo khiến bất cứ ai trải nghiệm cũng đều bị thu hút.

Tại các nhà hàng và quán ăn, rau sam đắng đã trở thành nguyên liệu linh hoạt trong nhiều món ăn hấp dẫn, từ rau sam chấm với mắm kho, lẩu cá đến cháo cá và canh cá. Ngoài ra, các đầu bếp còn sáng tạo bằng cách sử dụng rau sam đắng như một loại rau gia vị độc đáo, giúp tăng cường hương vị và mang đến sự mới mẻ cho các món ăn ngon miệng.

Trên thị trường, một số địa điểm cung cấp rau sam đắng với mức giá dao động từ 70.000 đến 90.000 đồng/kg.

Trên thị trường, một số địa điểm cung cấp rau sam đắng với mức giá dao động từ 70.000 đến 90.000 đồng/kg

Trên thị trường, một số địa điểm cung cấp rau sam đắng với mức giá dao động từ 70.000 đến 90.000 đồng/kg

Trên các trang mạng xã hội, chị Xoan đến từ TP.HCM chia sẻ: “Như tên gọi của nó, rau sam đắng mang đến một vị đắng đặc trưng vô cùng thú vị. Hiện tại, rau tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì vậy chủ yếu rau sam đắng được cung cấp từ những người nông dân miền Tây trồng. Nhiều cư dân thành phố đã thử và cảm nhận được hương vị độc đáo, nên họ thường xuyên đặt hàng để làm phong phú thực đơn cho gia đình.”

Chị Út, một người nông dân trồng rau sam đắng tại khóm 3, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, chia sẻ rằng loại rau này rất thích ánh nắng mặt trời. Vào mùa hè, rau sam đắng trở nên tươi tốt và xanh mướt mà không cần phải can thiệp bằng phân bón hóa học nào.

Vào mùa hè, rau sam đắng trở nên tươi tốt và xanh mướt mà không cần phải can thiệp bằng phân bón hóa học nào

Vào mùa hè, rau sam đắng trở nên tươi tốt và xanh mướt mà không cần phải can thiệp bằng phân bón hóa học nào

Chị Út cho biết: “Để đảm bảo rau sam đắng phát triển khỏe mạnh và non tơ, việc chuẩn bị đất trồng là rất quan trọng. Hầm trồng cần được tạo ra với độ sâu khoảng 40 cm, bên dưới được lót lớp cao su và sau đó bơm bùn non vào trước khi tiến hành trồng. Trong mùa khô hạn, việc cung cấp đủ nước ngọt cho rau là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của chúng.”

Gia đình chị Út hằng ngày thu hoạch gần 100kg rau sam đắng, và thương lái thường đến tận nơi để thu mua, mang sản phẩm đi tiêu thụ tại các tỉnh thành khác. Nhờ vào mô hình trồng rau sam đắng này, nền kinh tế của gia đình chị đã có sự cải thiện rõ rệt.

Những loại rau củ quả chớ dại mua, đừng tham rẻ mà cẩn thận rước bệnh ung thư, nhiều người không biết

Những loại rau củ này rẻ nhưng nhiều người không biết rằng chúng tiềm chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Có những loại thực phẩm tiềm chứa nguy hiểm nhưng nhiều người chủ quan không để ý. Có nhiều người vì tiếc rẻ những thực phẩm bán chợ muộn, thậm chí còn được người bán cho nhưng không biết tiết kiệm được lúc này có thể tiêu tốn viện phí về sau. Do đó khi đi chợ cần cẩn thận với các thực phẩm sau:

Loại giá đỗ mập mạp không có rễ

 

Giá đỗ rất dễ ủ nhưng ủ tự nhiên thì giá đỗ không mập và nhiều rễ làm mất thời gian xử lý. Do đó nhiều cơ sở đã dùng thuốc triệt rễ và kích thích để giá đỗ năng suất hơn. Nhưng những loại này có thể gây ngộ độc và chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần thành nguy cơ ung thư. Vì thế khi thấy giá đỗ mập mạp không có rễ nên tránh không mua ngay cả khi rẻ. Giá đỗ ngâm ủ thông thường sẽ rất tốt cho sức khỏe vì chúng giàu vitamin, protein. Nhưng với giá đỗ đã triệt rễ thì nên tránh càng xa xàng tốt.

Khoai lang mọc mầm mà có thêm đốm mốc thì không nên ăn

Khoai lang mọc mầm mà có thêm đốm mốc thì không nên ăn

Khoai lang có đốm đen mọc mầm

Khoai lang mọc mầm thì bản thân chúng không độc nhưng khi mọc mầm thường là do chúng bị để môi trường ẩm mà khi ẩm hay bị hà rím và nấm mốc. Nấm mộc trong khoai lang là  nguyên nhân gây ra độc hại. Có thể chúng mới bị hỏng ở một nửa củ nhưng đầu kia có thể lây nhiễm và ngay cả khi bạn cắt bỏ phần hà đi, thì luộc lên cũng không tiêu diệt hết độc tố. Ăn lượng nhiều có thể ngộ độc cấp biểu hiện khó thở, buồn nôn, tiêu chảy… Về lâu dài có thể khiến bạn tích tụ chất độc nấm mốc gây hại nội tạng. Đặc biệt khuẩn vằn đen có thể tiết ra loại độc tố gọi là sê-tôn lên khoai lang. Khi chúng ta tiêu thụ lượng lớn sê-tôn từ khoai lang sẽ rất dễ bị trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong. Vì thế tốt nhất không nên ăn khoai lang khi thấy chúng có đốm đen và nấm mốc.

Khoai tây nếu có vỏ màu xanh, nẩy mầm thì không ăn vì có chất độc solanin

Khoai tây nếu có vỏ màu xanh, nẩy mầm thì không ăn vì có chất độc solanin

Khoai tây vỏ xanh, mọc mầm

Khoai tây khi vỏ lên màu xanh là lúc chúng sinh ra chất độc salonin. Chất độc này là một chất độc tự nhiên để bảo vệ mầm cây không bị côn trùng ăn. Nhưng chúng ta khi ăn vào có thể nôn mửa tiêu chảy, ăn nhiều sẽ ngộ độc nặng. Do đó khi khoai tây nẩy mầm là lúc chúng có thể gây ngộ độc.

Rau củ bị héo, mốc một phần

Nhiều loại rau củ quả để lâu bị héo mốc thường được  một số người nhặt bỏ một phần đi rồi ăn phần còn lại. Có người cho rằng đã loại bỏ phần mốc thì phần còn lại không sao nhưng không biết rằng bào tử nấm mốc có thể đã ăn sang những phần chưa héo mốc, nên khi nấu chín có thể không ngộ độc cấp nhưng tích tụ trong cơ thể gây hại nội tạng. Do đó đừng ham rẻ mà mua loại này. Nếu người bán có cho cũng đừng nên lấy bởi bạn không biết được nấm mốc đó đã lây lan mức nào. Độc tốt aflatoxin trong rau củ quả nấm mốc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan.Gừng thối, gừng đã mọc mầm.

Gừng mọc mầm hoặc thối một góc

Gừng khi thối sẽ có chứa một lượng nhỏ safrole – đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Ở những củ gừng bị thối sẽ có chất độc này và chúng có thể lan ra toàn bộ củ gừng nên việc cắt bỏ đoạn thối đi cũng không đảm bảo an toàn cho bạn. Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng nên đừng dùng. Do đó nếu trong nhà mà có gừng mốc mọc mầm cũng nên bỏ. Mầm gừng có thể mang ra trồng thành cây, còn gừng mốc thì nên bỏ đi tránh để chất độc còn lây lan sang những rau củ khác.