Loại quả “đến từ thiên đường” cực tốt cho sức khỏe, Việt Nam ở đâu cũng có

Loại quả này không chỉ là nguyên liệu nấu ăn truyền thống trong văn hóa Việt Nam mà còn là một “thần dược” tự nhiên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Dưới đây là 5 tác dụng của gấc mà không phải ai cũng biết:

1. Gấc bảo vệ và tăng cường sức khỏe mắt
Gấc là một trong những nguồn beta-carotene tự nhiên phong phú nhất, một tiền chất của vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực tốt, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.

Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ gấc thường xuyên có thể giúp làm chậm sự phát triển của đục thủy tinh thể, một tình trạng mờ đục của thủy tinh thể mắt.

Các chất chống ôxy hóa trong gấc, bao gồm beta-carotene, lycopene và zeaxanthin cũng có tác dụng giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng – một nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn tuổi.

Gấc giúp bảo vệ mắt và tim mạch... rất tốt

Gấc giúp bảo vệ mắt và tim mạch… rất tốt

2. Gấc hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Quả gấc là một nguồn tuyệt vời các chất chống ôxy hóa, bao gồm lycopene, beta-carotene và vitamin E.

Một trong những lợi ích nổi bật của các chất chống ôxy hóa trong gấc là khả năng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) – loại cholesterol có thể tích tụ trong động mạch và gây tắc nghẽn, đồng thời tăng mức cholesterol tốt (HDL) – loại cholesterol giúp vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi động mạch. Nhờ đó, gấc giúp duy trì sự cân bằng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gấc có thể có tác dụng điều hòa huyết áp. Các hợp chất hoạt tính trong gấc có thể giúp giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên thành mạch, từ đó giúp ổn định huyết áp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch khác.

3. Gấc hỗ trợ sức khỏe não bộ

Não bộ là một cơ quan hoạt động liên tục và tiêu thụ một lượng lớn oxy, khiến nó đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do – những phân tử không ổn định có thể gây hại cho tế bào.

Vitamin E trong gấc hoạt động như một “vệ sĩ” cho các tế bào não, bằng cách trung hòa các gốc tự do và ngăn chặn chúng gây tổn thương oxy hóa. Điều này giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự thoái hóa và duy trì chức năng nhận thức của não bộ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cung cấp đủ vitamin E có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, những căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, khả năng tư duy và vận động.

Bằng cách bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương ôxy hóa, vitamin E giúp làm chậm quá trình lão hóa của não bộ và duy trì sức khỏe tinh thần trong thời gian dài.

Gấc hỗ trợ não bộ, ngăn ngừa ung thư và giúp làn da đẹp

Gấc hỗ trợ não bộ, ngăn ngừa ung thư và giúp làn da đẹp

4. Gấc ngăn ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong gấc, bao gồm beta-carotene, lycopene và vitamin C, có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm nguy cơ tổn thương tế bào và phát triển ung thư.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gấc có thể có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.

Các hợp chất hoạt tính trong gấc có thể can thiệp vào các quá trình sinh học quan trọng của tế bào ung thư, làm chậm sự phát triển và lan rộng của chúng.

Tuy nhiên, mặc dù những kết quả nghiên cứu ban đầu rất hứa hẹn, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định đầy đủ tác dụng chống ung thư của gấc.

5. Gấc chống lão hóa và làm đẹp da

Gấc chứa lycopene, một chất chống ôxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa sớm và giảm nếp nhăn.

Vitamin E trong gấc giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, mang lại làn da tươi trẻ và rạng rỡ. Gấc cũng chứa một lượng nhỏ collagen, một protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.

Ngô bao t.ử – “thuốc bổ tự nhiên” tốt cho mắt, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừ ung thư

Không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một “kho báu dinh dưỡng” với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ngô bao tử còn được xem là thuốc bổ tự nhiên cực sẵn ở chợ Việt, vừa tốt cho mắt, vừa bảo vệ tim mạch…

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà loại thực phẩm này mang lại không phải ai cũng biết:

1. Ngô bao tử giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Ngô bao tử giàu vitamin C, carotenoid và bioflavonoid, giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Các phenol có trong ngô bao tử có tác dụng ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến huyết áp cao.

Ngô bao tử chứa nhiều sắt, một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Việc ngăn ngừa thiếu máu giúp tăng cường và cải thiện tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể.

Chất xơ trong ngô bao tử cũng giúp giảm cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.

Chất xơ trong ngô bao tử cũng giúp giảm cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.

2. Ngô bao tử giúp hỗ trợ tiêu hóa

Ngô bao tử chứa một lượng đáng kể chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón đồng thời giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo, cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

So với các loại ngô khác, ngô bao tử chứa ít tinh bột hơn, giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về tiêu hóa tinh bột.

Một số nghiên cứu cho thấy, ngô bao tử có thể chứa một lượng nhỏ prebiotic, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngô bao tử tốt cho thị lựcNgô bao tử chứa lượng lớn carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Đây là hai chất chống oxy hóa quan trọng tập trung ở võng mạc, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh và các gốc tự do. Chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Ngô bao tử cũng chứa một lượng đáng kể vitamin A, một dưỡng chất thiết yếu cho thị lực. Vitamin A giúp duy trì sức khỏe của giác mạc và kết mạc, đồng thời hỗ trợ quá trình nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C trong ngô bao tử cũng góp phần bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Ngô bao tử có thể chứa một lượng nhỏ prebiotic, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Ngô bao tử có thể chứa một lượng nhỏ prebiotic, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

3. Ngô bao tử giúp ngăn ngừa ung thư

Ngô bao tử chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, carotenoid (bao gồm beta-cryptoxanthin) và các hợp chất phenolic. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, là những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào và DNA, dẫn đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngô bao tử cũng giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Chất xơ này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại với ruột kết, từ đó giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất phenolic trong ngô bao tử có thể có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình) của các tế bào ung thư.

4. Ngô bao tử tốt cho người tiểu đường

Ngô bao tử có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nghĩa là nó làm tăng đường huyết chậm hơn so với các loại thực phẩm có GI cao. Điều này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt quan trọng đối với người tiểu đường.

Chất xơ trong ngô bao tử giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Ngô bao tử chứa ít calo và carbohydrate hơn so với ngô trưởng thành, giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết.

Ngạc nhiên với 6 loại thực phẩm ‘thần dược’ giúp bạn khỏe mạnh như thanh niên ở tuổi 50+

Quá trình lão hóa là điều không thể né tránh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này và duy trì một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống hợp lý.

Tiến sĩ Marie Bernard, một bác sĩ tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ người cao tuổi trong việc kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mà còn góp phần vào việc ngăn ngừa nhiều căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường và ung thư, từ đó có thể kéo dài tuổi thọ. Thông tin này được chia sẻ qua trang tin sức khỏe AARP (Mỹ).

Dưới đây là 6 loại thực phẩm đặc biệt có lợi cho sức khỏe cho những người đã bước qua tuổi 50.

Quả mọng

Quả mọng được coi là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những người trên 50 tuổi, nhờ vào sự phong phú của chất xơ, vitamin C và flavonoid với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Chuyên gia dinh dưỡng Nancy Farrell Allen, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Mỹ, nhấn mạnh rằng lượng chất xơ thích hợp không chỉ hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng mà còn giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và các loại ung thư. Theo khuyến nghị, nam giới từ 51 tuổi nên tiêu thụ khoảng 30 gram chất xơ mỗi ngày, trong khi phụ nữ từ 50 tuổi trở lên cần khoảng 21 gram.

Một nghiên cứu từ Đại học Tufts vào năm 2020 đã chỉ ra rằng những người từ 50 tuổi trở lên, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu flavonoid như quả mọng, táo, và trà, có nguy cơ bị mất trí nhớ giảm đi từ 2 đến 4 lần.

Ngoài ra, quả mọng còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nghiên cứu từ Đại học King’s College London cho thấy rằng việc tiêu thụ 100 gram (khoảng một chén) quả nam việt quất hằng ngày có thể hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác từ Đại học California vào năm 2022 cũng phát hiện rằng chỉ cần một lượng nhỏ quả kỷ tử khô có khả năng giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng.

Nghiên cứu từ Đại học King's College London cho thấy rằng việc tiêu thụ 100 gram (khoảng một chén) quả nam việt quất hằng ngày có thể hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch

Nghiên cứu từ Đại học King’s College London cho thấy rằng việc tiêu thụ 100 gram (khoảng một chén) quả nam việt quất hằng ngày có thể hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch

Rau lá xanh

Khi tuổi tác tăng lên, xương của chúng ta trở nên yếu hơn và cần bổ sung canxi để duy trì sức khỏe. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, xà lách, bông cải xanh và rau bina không chỉ là nguồn cung cấp canxi phong phú mà còn có nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng cơ bắp và tốt cho tim mạch. Một nghiên cứu được thực hiện tại Úc vào năm 2021 đã cho thấy rằng việc tiêu thụ một chén rau lá xanh giàu nitrat mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe chân lên đến 11%.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác từ Đan Mạch đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn các loại rau này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn từ 12 đến 26%. Điều này cho thấy việc bổ sung rau lá xanh vào chế độ ăn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Cá là nguồn thực phẩm giàu protein nạc, rất cần thiết cho người lớn tuổi nhằm duy trì hoặc phục hồi cơ bắp. Tiến sĩ Marie A. Bernard từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ từ 140 đến 170 gram protein mỗi ngày từ các nguồn như cá, gia cầm, hạt, sản phẩm từ đậu nành và thịt nạc.

Ngoài việc cung cấp protein, cá còn là nguồn dồi dào vitamin B12, loại vitamin mà người cao tuổi thường có nguy cơ thiếu hụt. Theo chuyên gia dinh dưỡng Christine Rosenbloom, giáo sư tại Đại học Bang Georgia, cá béo chứa nhiều axit béo omega-3, có lợi cho sức khỏe. Việc tiêu thụ cá 2 đến 3 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tật khoảng 17%, cho thấy tầm quan trọng của cá trong chế độ ăn uống của người lớn tuổi.

Cá là nguồn thực phẩm giàu protein nạc, rất cần thiết cho người lớn tuổi nhằm duy trì hoặc phục hồi cơ bắp

Cá là nguồn thực phẩm giàu protein nạc, rất cần thiết cho người lớn tuổi nhằm duy trì hoặc phục hồi cơ bắp

Hạt

Hạt chứa nhiều protein và chất xơ, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế số lượng, chỉ tiêu thụ một nắm nhỏ khi cần ăn vặt giữa các bữa ăn.

Ngoài việc hỗ trợ cảm giác no, các loại hạt còn cung cấp chất béo lành mạnh rất cần thiết cho cơ thể. Chuyên gia Allen nhấn mạnh rằng việc thường xuyên bổ sung omega-3 có thể góp phần bảo vệ sức khỏe não bộ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021 bởi Đại học Michigan cho thấy, việc ăn một khẩu phần hạt có thể giúp kéo dài tuổi thọ thêm khoảng 26 phút, điều này chứng tỏ lợi ích đáng kể của hạt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Các loại đậu

Đậu là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm mức cholesterol. Chúng không chỉ cung cấp lượng chất xơ dồi dào mà còn chứa nhiều protein mà lại ít calo. Hơn nữa, đậu còn là nguồn phong phú của các khoáng chất như sắt, kali và magiê, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Đậu là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm mức cholesterol

Đậu là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm mức cholesterol

Quả bơ

Một nghiên cứu kéo dài trong 30 năm được thực hiện bởi Đại học Harvard vào năm 2022 đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ ít nhất 2 khẩu phần bơ mỗi tuần có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch thấp hơn so với những người ít khi ăn loại trái cây này, theo thông tin từ AARP.

5 cây cỏ này mọc ven đường, là những cây thuốc quý được dùng để chữa nhiều loại bệnh

Bộ Y tế đã đưa ra tài liệu hướng dẫn nhận biết 70 cây thuốc được sử dụng cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó có nhiều loại cỏ mọc dại ven đường.

Tuy nhiên, khi sử dụng, người dân cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc có kiến thức vững vàng.

Nhọ nồi, cỏ tranh, cỏ mần trầu… là các cây thuốc được sử dụng trong Đông y chữa nhiều bệnh hay gặp.
Dưới đây là 5 loại cỏ dại mọc c ven đường là cây thuốc được Bộ Y tế công nhận:

1. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn được gọi là cỏ mục, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, thuộc họ cúc.

Cây có khả năng bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

Cách dùng: sắc uống; giã vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương; dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi

2. Có tranh

Cỏ tranh còn gọi là bạch mao căn, nhất địa, thuộc họ lúa.

Cây có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, chữa phiền khát, tiểu tiện khó, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, phù thũng do viêm cầu thận cấp, vàng da.

Cách dùng: thái nhỏ cỏ, sắc với nước uống.

Có tranh

Có tranh

3. Cỏ xước

Cỏ xước còn gọi là hoài ngưu tất, thuộc họ rau dền. Các bài thuốc thường dùng rễ cỏ xước đã phơi, sấy khô.

Công năng của loại cỏ này là hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương, lợi thủy thông lâm, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, tiểu buốt, tiểu rắt.

Cách dùng: sắc uống hằng ngày.

Cỏ xước

Cỏ xước

4. Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, thuộc họ lúa.

Cây có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát gan, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa cảm nắng, sốt nóng, cao huyết áp, viêm gan da vàng, dị ứng mẩn ngứa, tiểu khó, nước tiểu đỏ.

Cách dùng: Cây khô, tươi đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu

5. Cỏ sữa 

Cỏ sữa lá nhỏ còn gọi vú sữa đất, thiên căn thảo, cẩm địa, thuộc họ thầu dầu.

Cây có khả năng cầm máu, giảm đau, tiêu độc, chỉ lỵ, thông sữa, lợi tiểu, chữa lỵ trực khuẩn và lỵ amip, nhất là cho trẻ em, chữa mụn nhọt, băng huyết, tắc tia sữa.

Cỏ sữa

Cỏ sữa

Cách dùng: có thể dùng để sắc uống trong 5-7 ngày.

Mang gừng ngâm giấm: Mẹo hay lợi sức khỏe tốt ngang nhân sâm tổ yến, biết rồi ai cũng làm theo

Gừng ngâm giấm tốt cho sức đề kháng của bạn, phòng ngừa nhiều bệnh tật đừng dại bỏ qua.

Bỏ giấm vào gừng có tác dụng gì?

Ai cũng biết là gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, một loại gia vị vô cùng quen thuộc. Đặc biệt là về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng lạnh. Trong y học cổ truyền gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau.
Đồng thời, trong gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Bên cạnh đó, công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính.

Gừng tươi khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Công dụng này của gừng phát huy tốt nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha nước ấm nóng với mật ong.
Gừng ngâm giấm có lợi gì cho bạn

Gừng ngâm giấm có lợi gì cho bạn

Theo y học cổ truyền thì bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, nhiều công dụng với sức khỏe. Các sách Đông y ghi chép lại gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân.

Có 2 cách dùng gừng ngâm giấm

Cách thứ 1: Bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Bạn rửa sạch củ gừng rồi thái lát mỏng. Lưu ý, bạn chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Tiếp theo, xếp gừng vào bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình, bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng 7 ngày thì lấy ra dùng.

Cách thứ 2: bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt. Khi giấm nguội, bạn cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được, bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Gừng ngâm giấm mẹo hay a cũng cần

Gừng ngâm giấm mẹo hay a cũng cần

Cách sử dụng gừng ngâm giấm hiệu quả nhất

– Bạn hãy ăn 2-3 lát gừng cùng bữa sáng.

– Không được ăn khi bụng đói có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng.

– Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục trong thời gian dài.

Uống chuối ngâm giấm mỗi ngày, cơ thể nhận được 4 lợi ích tuyệt vời

Chuối ngâm giấm mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe.

Chuối là loại trái cây quen thuộc, thường được mọi người sử dụng để bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cách dùng chuối đơn giản nhất là ăn trực tiếp. Ngoài ra, chuối còn có thể dùng làm sinh tốt, làm bánh, ăn cùng sữa chua. Có một cách sử dụng chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhiều người chưa biết. Đó chính là ngâm chuối với giấm.

Đây là cách giáo sư giáo sư, chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Phụ nữ Fukuoka (Nhật Bản), Murakami Shoko (82 tuổi) áp dụng trong suốt một thời gian dài. Bà nhận thấy rằng sau khi kiên trì uống nước giấm chuối, cơ thể của mình không hề cảm thấy mệt mỏi dù làm việc tới hơn 12 giờ đêm.

Chuối ngâm giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chuối ngâm giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Murakami Shoko chia sẻ răng ban đầu bà làm món giấm chuối này cho ba người con. Thời điểm đó, các con bà đều tham gia tập luyện thời gian dài trong câu lạc bộ bơi lội. Bà sử dụng nước giấm chuối như một cách bổ sung năng lượng nhanh cho các con. Từ khi đó, bà cũng bắt đầu thói quen uống giấm chuối. Ngoài việc pha giấm chuối với nước để uống, bà cũng dùng nó làm gia vị cho nhiều món ăn.

Chuối chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Chất xơ giúp cơ thể bài tiết các chất thải trong đường ruột một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó cũng có vai trò cài thiện môi trường đường ruột. Lượng kali trong chuối góp phần thúc đẩy cơ thể bài tiết natri dư thừa, giúp hạ huyết áp, giảm phù nề. Vitamin B2 trong loại quả này có tác dụng duy trì sức khỏe làn da, làm chậm quá trình lão hóa.

Đường trong chuối và axit citric trong giấm còn có tác dụng kích thích sản xuất năng lượng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Sau nhiều năm uống giấm chuối, bác sĩ Murakami ít cảm thấy mệt mỏi, các vấn đề như cứng vai, cảm lạnh, táo bón lâu ngày được cải thiện.

Một số lợi ích chính của giấm chuối đối với sức khỏe con người

– Giúp đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giấc ngủ

Đường ruột là nơi sản xuất 90% serotonin. Đây là chất có tác dụng ổn định tâm trạng, giúp cơ thể thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ, mang lại cảm giác hạnh phúc.

Trong khi đó, chuối là loại thực phẩm có chứa nhiều tryptophan. Đây là nguyên liệu để tạo ra serotonin và ác yếu tố cần thiết cho cơ thể tổng hợp serotonin. Do đó, việc sử dụng giấm chuối đều đặn với lượng phù hợp sẽ giúp góp phần ổn định tinh thần.

– Giải độc, nuôi dưỡng lợi khuẩn

Chuối chứa chất xơ hòa tan, có lợi cho việc nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, các chất xơ không hòa tan trong cuối sẽ giúp bài tiết độc tố đường ruột. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn chuối đều đặn sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sức khỏe hệ tiêu hóa tốt là một trong nhữn yếu tố quan trọng để kéo dài tuổi thọ.

– Chống oxy hóa, chống lão hóa, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Giấm và chuối đều chứa những thành phần tốt, có lợi cho sức khỏe. Hai thứ này giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào của cơ thể. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy giấm có thể kích hoạt vùng hải mã, giúp ức chế bệnh Alzheimer.

– Cải thiện các vấn đê fliene quan đến huyết áp

Giấm có tác dụng cải thiện huyết áp. Theo một báo cáo được giám sát bởi chuyên gia dinh dưỡng Rina Kanbara, giấm có tác dụng điều chỉnh hệ thống huyết áp, mở rộng mạch máu. Nhờ đó, nó có thể ngăn chặn sự gia tăng huyết áp.

Một nghiên cứu khác cho thấy sau 10 tuần sử dụng giấm, huyết áp tâm thu của các tình nguyện viên giảm trung bình 6,5% và huyết áp tâm trương giảm 8,0%.

Thời điểm dùng giấm chuối

Theo Bác sĩ Mizutani Tsuyoshi, giám đốc Phòng khám Nội khoa & Phẫu thuật Higashi-Urawa ở Nhật Bản, thời điểm sử dụng giấm chuối tốt nhất là vào buổi tốt.

Uống giấm chuối vào buổi tối giúp duy trì huyết áp ổn định. Ngoài ra, nó còn mang lại cảm giác no, hạn chế thèm ăn về đêm, mang lại hiệu quả giảm cân.

Có thể lấy hỗn hợp chuối ngâm giấm pha với nước để uống hoặc dùng làm gia vị cho các món ăn.

Có thể lấy hỗn hợp chuối ngâm giấm pha với nước để uống hoặc dùng làm gia vị cho các món ăn.

Bạn có thể cho giấm chuối vào nước, khuấy đều và uống trực tiếp hoặc sử dụng giấm chuối như một loại gia vị cho các món ăn. Liều lượng sử dụng giấm chuối là 1-2 thìa nhỏ/lần.

Cách làm chuối ngâm giấm

Bạn sẽ cần 100 gram chuối chín, 200ml giấm, 100 gram đường nâu hoặc đường phèn, một lọ miệng rộng, có nắp đậy (nên dùng lọ thủy tinh).

Lọ rửa sạch, tráng nước sôi để tiệt trùng; để ráo nước trước khi sử dụng.

Chuối bóc vỏ, cắt miếng dày khoảng 2cm.

Cho chuối và đường vào lọ. Đổ thêm giấm cho ngập hết các nguyên liệu đã chuẩn bị. Đậy nắp lọ và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu nhiệt độ môi trường cao, bạn có thể bảo quản chuối ngâm giấm trong tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng hãy dùng thìa sạch để lấy chuối và giấm.

Có cần tắt bình nóng lạnh trước khi tắm không? Nhiều người thắc mắc nhưng không phải ai cũng trả lời đúng

Dưới đây là những lý do và lưu ý để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Việc sử dụng bình nóng lạnh trong mùa lạnh là cần thiết để có nước ấm phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc có nên tắt bình nóng lạnh trước khi tắm hay không, vì lo ngại về an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những lý do và lưu ý để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm

1. An toàn điện khi tắm

Một trong những lý do chính để tắt bình nóng lạnh trước khi tắm là vì an toàn điện. Các bình nóng lạnh đều được trang bị hệ thống chống giật, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra sự cố điện nếu thiết bị hỏng hoặc dây điện bị rò rỉ. Việc tắt bình nóng lạnh trước khi tắm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro điện giật và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây là điều đặc biệt quan trọng với các gia đình có trẻ nhỏ và người già.

2. Tiết kiệm điện năng

Bình nóng lạnh tiêu tốn khá nhiều điện khi duy trì nhiệt độ nước liên tục. Việc tắt bình nóng lạnh khi không cần thiết không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Khi đun sẵn nước trước khi tắm, bạn có thể ngắt nguồn điện để không tiêu hao năng lượng không cần thiết. Đặc biệt, đối với các bình có khả năng giữ nhiệt lâu, nước vẫn ấm trong thời gian khá dài sau khi ngắt điện.

3. Đảm bảo nước đủ nhiệt độ và ổn định

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm cũng giúp tránh hiện tượng nước nóng lạnh đột ngột do hệ thống điện tử của bình điều chỉnh nhiệt độ. Điều này đặc biệt quan trọng khi có trẻ em tắm, vì làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị bỏng hoặc khó chịu nếu nhiệt độ nước không ổn định.

4. Khi nào không cần tắt bình nóng lạnh?

Với các dòng bình nóng lạnh hiện đại, chất lượng cao, có tích hợp chức năng chống giật ELCB và bộ điều chỉnh nhiệt độ tự động, việc tắt bình trước khi tắm không còn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ thiết bị để đảm bảo không có sự cố rò điện hay lỗi kỹ thuật.

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm là một biện pháp an toàn, nhất là đối với các loại bình cũ hoặc không có chức năng chống giật. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm điện, mà còn đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Tuy nhiên, với bình nóng lạnh hiện đại, việc này có thể không cần thiết nhưng bạn nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì để sử dụng an toàn.

3 thực phẩm mọc mầm cực kỳ tốt cho sức khỏe: Đặc biệt loại thứ 1 bổ ngang nhân sâm, tổ yến

Những thực phẩm này mọc mầm rất tốt cho sức khỏe đừng dại bỏ đi kẻo hối hận.

Giá đỗ

Trong thành phần dinh dưỡng của giá đậu nành giàu protein và vitamin C, có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch của con người, tăng cường lưu thông máu. Không chỉ có tác dụng phục hồi chức năng gan mà nó còn giàu kali, có thể hạ cholesterol, ngăn ngừa huyết áp cao.
Đồng thời, do trong giá đỗ xanh rất giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người táo bón, tác dụng phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hút ẩm, hữu hiệu trong việc hóa giải vết loét miệng.

Giá đỗ đen là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, có thể tăng bài tiết cholesterol và giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ đen còn giúp thông huyết, lợi tiểu, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, mùa hè nóng bức muốn giải nhiệt có thể dùng một đĩa giá đỗ đen.

Giá đỗ rất tốt cho sức khỏe

Giá đỗ rất tốt cho sức khỏe

Tỏi

Theo như các nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ năm sau khi nảy mầm, vì vậy có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa tốt hơn.
Ngoài ra, mầm tỏi còn vượt trội về chất xơ, vitamin A, vitamin C và carotene. Sau khi tỏi mọc mầm, chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc bị mốc là có thể ăn được.

Trên đây là những loại thực phẩm nảy mầm cực tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình nhé.

Tỏi nảy mầm tốt cho sức khỏe

Tỏi nảy mầm tốt cho sức khỏe

Gạo lứt

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì khi gạo lứt nảy mầm, một lượng lớn enzyme được kích hoạt và sản sinh ra nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau như amylase, hemicellulase, protease, oxidoreductase bù đắp những khuyết điểm của gạo lứt như khó tiêu, nấu lâu.

Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều tocopherols và tocotrienols hơn, đồng thời có khả năng kháng tinh bột mạnh hơn.

Khi đó, gạo lứt có thể làm giảm tổn thương oxy hóa da, duy trì mức VE bình thường trong tế bào da, chống xơ cứng mạch máu và có tác dụng hiệp đồng nhất định trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết

Loại rau này không chỉ ngon, tốt cho sức khỏe mà còn cực kỳ dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc.

Đây là một loại rau lá xanh, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E, K và cellulose. Chúng giàu chất chống oxy hóa như beta-caroten và carotenoid, cũng chứa nhiều kali, magie, sắt, canxi và các khoáng chất khác, đồng thời giàu chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp dạ dày khỏe mạnh.

Nói chung đây là một loại rau rất tốt, được mệnh danh là “rau trường thọ”, bổ như nhân sâm. Vậy đó là rau gì? Không phải loại gì xa lạ, đó chính là rau lang.

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết - 1
Ngày trước lá của cây khoai lang ít được nhiều người chú ý, chủ yếu được đào lấy củ, còn lá thì cho lợn, gà ăn. Nhưng thực ra, rau lang không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Cụ thể, rau lang có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, ngăn ngừa bệnh tim, hỗ trợ điều trị ung thư,… Rau lang có thể chế biến thành món luộc, nấu canh hoặc xào tỏi,…

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết - 2

Tuy nhiên, nếu lo ngại mua rau lang ở chợ không đảm bảo an toàn thì bạn cũng có thể trồng rau lang tại nhà để ăn. Loại rau này phát triển nhanh, sức sống mạnh mẽ nên rất dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cách trồng khoai lang tại nhà

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị dụng cụ trồng, có thể trồng trong thùng xốp, khay nhựa, chậu cây cảnh hoặc bao xi măng,… đều được. Tuy nhiên, nên chọn chậu trồng sâu khoảng 40-70cm, và có đục lỗ thoát nước bên dưới. Đất trồng tốt nhất nên chọn đất tới xốp, đất pha cát.

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết - 3

Về giống, bạn có thể trồng bằng dây khoai lang hoặc trồng bằng củ đều được. Tuy nhiên, với cách trồng bằng dây khoai lang sẽ nhanh chóng cho thu hoạch hơn.

Với cách này, hãy chọn đoạn thân dây rau lang thẳng đẹp và khỏe mạnh, độ dài khoảng 25 – 30cm, có từ 5 – 6 mắt thân và 3 – 4 lá.

Tiếp theo, cắm dây rau lang vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn với độ nghiêng 45 độ rồi lấp đất chặt gốc. Lưu ý, để lại 2-3 đốt phía trên mặt đất để cây mọc nhanh. Khoảng cách giữa các cây cách nhau 10-15cm.

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết - 4

Cách chăm sóc rau lang

Sau khi trồng xong, hãy tưới nước rồi phủ một lớp rơm rạ trên bề mặt để giữ ẩm, tạo độ râm mát cho dây rau lang mau lấy lại sức.

Rau lang là loại rau ưa sáng, nên bạn hãy trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, thông thoáng. Loại rau này rất dễ sống và mọc nhanh, nên chỉ sau 2-3 ngày chạm đất cành sẽ bén rễ.

Loại “rau trường thọ” người Nhật ăn hàng ngày, cắt cành cắm vào đất cũng bén rễ, 1 tháng sau cả nhà ăn không hết - 5

Rau lang ưa ẩm, hãy tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát cho cây. Sau khoảng 20 ngày trồng, nên bón thúc cho rau lang bằng phân hữu cơ.

Rau lang sau khi trồng được 30 ngày thì bạn có thể thu hoạch lấy lá và ngọn được rồi.

Loại rau xưa toàn nhổ vứt đi, nay vừa trồng để ăn vừa làm thuốc, giá lên tới 500.000 đồng/kg

Loại rau này rất tốt cho sức khỏe, đang được nhân giống rộng rãi.

Sa sâm hay còn gọi là cây sâm biển, hải cúc, xà lách biển,… thuộc họ Cúc, tên khoa học là Launaea pinnatifida. Loại rau này thường mọc trên bãi cát ven biển.

Trước đây, loại rau này ít được biết đến và thường bị nhổ vứt đi. Mãi về sau, một số người mới phát hiện cây sa sâm có thể ăn được, có nhiều công dụng cho sức khỏe, thậm chí là một loại dược liệu quý nên bắt đầu được trồng rộng rãi.
Loại rau xưa toàn nhổ vứt đi, nay vừa trồng để ăn vừa làm thuốc, giá lên tới 500.000 đồng/kg - 1

Loại rau này chủ yếu được phân bố ở vùng ven biển và các đảo lớn, từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình, Đồng Nai. Cây cũng có mặt ở vùng ven biển phía nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Ấn Độ, Ai Cập và một số nơi ở châu Phi.

Cây sa sâm là thực vật dạng cỏ, sống lâu năm và mỗi gốc có thể mọc ra 2-3 cây. Lá của loại rau này có màu xanh, mọc sát gốc, xếp thành hình hoa thị, mép lá có răng cưa, trông khá giống lá của cây bồ công anh hay rau cải cúc. Cây ra hoa màu vàng, thường mọc ở gốc.

Hoa của rau sa sâm.

Hoa của rau sa sâm.

Rau sa sâm cây non có thể hái để nấu canh, ăn sống, lá già đem nấu nước uống. Không những vậy, củ cây sa sâm thường được ngâm rượu, làm thuốc và đây là một loại dược liệu quý.

Loại cây này có vị hơi ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, ích vị sinh tân, dưỡng âm,… Theo Sức khỏe & Đời sống, rau sa sâm có các dẫn xuất saponin, coumarin và các hợp chất đường, sinh tố B2… có t ác dụng giãn mạch, làm tăng trương lực cơ tim, kháng trực khuẩn.

Chia sẻ với Người Lao Động, ông Dương Văn Sánh (Quảng Bình, người trồng rau sa sâm) cho biết, rau sâm tươi được bán với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, còn củ làm dược liệu nên sẽ có giá bán cao hơn. Trên các sàn thương mại điện tử, rễ sa sâm khô được bán với giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/kg.

Rễ sa sâm sau khi được phơi khô.

Rễ sa sâm sau khi được phơi khô.

Cách trồng và chăm sóc rau sa sâm

Rau sa sâm rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc vì cây phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Bạn có thể nhân giống bằng cách nhổ cây từ bãi biển đem về đất vườn trồng, hoặc tìm mua cây giống tại các cửa hàng bán rau giống, mua qua mạng,… Sau 10 ngày trồng, cây sa sâm bắt đầu thích ứng được với môi trường sống mới và bén rễ.

Loại rau xưa toàn nhổ vứt đi, nay vừa trồng để ăn vừa làm thuốc, giá lên tới 500.000 đồng/kg - 4

Lưu ý, loại rau này ưa đất pha cát, nhiều chất dinh dưỡng. Trước khi trồng rau sa sâm, nên xử lý đất bằng vôi bột. Rau sa sâm ưa ẩm nhưng sợ úng nước, mỗi ngày nên tưới cho rau 2 lần vào sáng sớm và chiều tối với lượng nước vừa đủ.

Cây không thích phân vô cơ, nếu bón quá nhiều có thể khiến cây bị chết. Loại rau này chỉ thích hợp bón phân chuồng. Sau khi trồng 1-2 năm, cây sa sâm có thể thu hoạch rễ.