Trang chủ Blog Trang 41

Nước râu ngô rất tốt nhưng 5 nhóm người sau không nên dùng kẻo rước họa vào thân

0

Râu ngô là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, có 5 nhóm người không nên dùng râu ngô.

Theo y học cổ truyền, râu ngô có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, làm tăng bài tiết của mật. Râu ngô là vị thuốc dân gian lâu đời, hiện nay được dùng chữa các chứng bệnh như viêm túi mật, viêm gan và các bệnh về tim, đau thận, sỏi thận, viêm thận. Liều dùng râu ngô là 10-20g, sắc uống. Râu ngô còn được chế biến thành cao, uống để nâng cao sức khỏe.

Theo BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược (Cơ sở 3), hiện nay nhiều người dân đã biết đến tác dụng của râu ngô nên tìm mua để nấu nước dùng hàng ngày. Nước uống râu ngô lành tính, tuy nhiên không nên quá lạm dụng và có chống chỉ định với nhóm người nhất định.

 Nước râu ngô lành, tốt: 5 nhóm người sau đừng dùng kẻo rước họa vào thân - Ảnh 1.

Nước râu ngô (ảnh minh họa).

Ai không nên uống nước râu ngô?

Người huyết áp thấp

Râu ngô là vị thuốc điều trị huyết áp cao nên bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng nước râu ngô. Đối với những người bệnh đã ở trong tình trạng hạ huyết áp, uống nước râu ngô có thể gây ra huyết áp thấp.

“Biểu hiện hạ huyết áp sau khi uống nước râu ngô là chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa, thậm chí khiến tình trạng huyết áp thấp nặng thêm“, bác sĩ Yến Nhi cho hay.

Người hạ đường huyết

Theo bác sĩ Yến Nhi, đối với người bệnh đang hạ đường huyết, uống nước râu ngô có thể gây nặng thêm các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi. Do vậy, khi bị hạ đường huyết, mọi người cần tránh uống nước râu ngô.

Phụ nữ mang thai ít nước ối

Nước râu ngô tốt cho phụ nữ mang thai, có thể làm giảm “nội nhiệt” (nóng trong) ở phụ nữ mang thai khi sử dụng điều độ.

Bác sĩ Yến Nhi cho hay phụ nữ mang thai uống nước râu ngô giúp lợi tiểu, có tác dụng làm giảm các triệu chứng phù nề ở giai đoạn cuối thai kỳ và giảm bớt gánh nặng cho tim, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết mật.

Dùng nước râu ngô với mức độ vừa phải có thể hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và hạ huyết áp; ngăn ngừa bệnh vàng da ở thai nhi.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai ít nước ối (thiểu ối) thì không nên uống nước râu ngô để tránh làm nặng thêm hiện tượng thiểu ối, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, làm giảm lượng đường trong máu và thậm chí gây huyết áp thấp, làm xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt.

Bác sĩ Yến Nhi khuyên: Phụ nữ mang thai có thể uống nước râu ngô nhưng cần theo lời khuyên của bác sĩ hướng dẫn tùy theo thể trạng từng thai phụ. Sản phụ không được tự ý sử dụng một cách mù quáng để tránh gây ra phản ứng phụ, gây tổn hại đến sức khỏe. Đồng thời, không nên uống quá nhiều nước râu ngô để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đau bụng.

Người dị ứng phấn hoa

Trong râu ngô có chứa một lượng phấn hoa nhất định, có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa. Nếu dùng nước râu ngô có triệu chứng nổi mẩn da, khó thở hoặc các triệu chứng dị ứng khác, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Người đang dùng thuốc chống đông

Râu ngô được cho là thực phẩm có chứa nhiều vitamin K. Bác sĩ Yến Nhi cho hay người đang sử dụng thuốc chống đông không nên dùng nước râu ngô. Người sử dụng thuốc khi muốn sử dụng loại nước gì cần phải có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
Uống cà phê rất tốt nhưng uống kiểu này hại đủ đường, ai mắc thì nên bỏ ngay

Tò mò cà phê đen có ‘thần thánh’ như lời đồn, người phụ nữ thử uống 1 tuần và nhận ra 1 thay đổi bất ngờ

0

Cà phê đen có thể khó uống với nhiều người nhưng lợi ích mà nó mang lại rất lớn.

Không phải ai cũng biết cà phê đen có nhiều lợi ích thế nào tới sức khỏe (Ảnh: iStock)

Không phải ai cũng biết cà phê đen có nhiều lợi ích thế nào tới sức khỏe (Ảnh: iStock)

Leigh Weingus là một biên tập viên của tạp chí Parade. Cô cho biết cô rất thích uống cà phê. Mỗi ngày cô đều nhấm nháp một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu một ngày làm việc đầy hứng khởi. Khi uống cà phê, Weingus có dùng một lượng nhỏ sữa.

Là một biên tập viên lĩnh vực sức khỏe, Weingus biết được rất nhiều lợi ích của cà phê đen. Chính vì thế, mặc dù không thích vị của loại đồ uống này, Weingus vẫn quyết định thử thay tách cà phê sữa hàng ngày bằng cà phê đen trong vòng 1 tuần. Và nữ biên tập viên đã cảm nhận được 1 thay đổi bất ngờ.

Thay đổi lớn nhất sau 1 tuần uống cà phê đen

Khi mới uống cà phê đen, Weingus hơi thất vọng với vị của thứ cà phê này. Tuy nhiên, 1 thay đổi tích cực của cơ thể đã khiến Weingus thay đổi sự chú ý. Cô cho biết, thay đổi lớn nhất mà cô cảm nhận được đó chính là cảm giác giàu năng lượng hơn để hoạt động trong suốt một ngày.

Tò mò cà phê đen có ‘thần thánh’ như lời đồn, người phụ nữ thử uống 1 tuần và nhận ra 1 thay đổi bất ngờ- Ảnh 1.

Leigh Weingus là một biên tập viên sức khỏe của tạp chí Parade (Ảnh: Parade)

Trước đây, khi uống cà phê sữa, Weingus cảm thấy rất năng động vào buổi sáng. Thế nhưng tới buổi chiều, cô cảm thấy mình đuối sức hơn. Thế nhưng, kể từ khi uống cà phê đen, cô thấy mức năng lượng của cơ thể mình ổn định hơn trong suốt cả ngày. Cô cho rằng ở đây có sự thay đổi về lượng đường trong máu.

Weingus giải thích, cà phê sữa có lượng đường cao hơn. Chính vì thế, sau khi uống cà phê sữa, dù chưa ăn sáng, lượng đường trong máu cũng sẽ tăng vọt nhưng sau đó cũng giảm rất nhanh. Còn khi uống cà phê đen, Weingus sẽ nhận được tất cả những lợi ích của cà phê – bao gồm caffeine và các chất chống oxy hóa – nhưng không có đường. Đó chính là lý do vì sao Weingus cảm thấy mức năng lượng của mình ổn định hơn.

Ngoài thay đổi về mức năng lượng của cơ thể, Weingus cũng cảm nhận được các thay đổi nhỏ khác, ví dụ như hiệu suất tập thể dục buổi sáng tốt hơn và trí não nhanh nhạy hơn.

Khoa học nói gì về cà phê đen?

Tò mò cà phê đen có ‘thần thánh’ như lời đồn, người phụ nữ thử uống 1 tuần và nhận ra 1 thay đổi bất ngờ- Ảnh 2.

Cà phê đen (Ảnh: Canva)

Cà phê đen khi được sử dụng một cách điều độ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu khoa học, cà phê đen có thể mang lại một số tác dụng tích cực như:

– Tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo.

Cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn?

Cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn?ĐỌC NGAY

 

– Cải thiện hiệu suất vận động và tinh thần nhờ khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer do giàu chất chống oxy hóa.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhờ khả năng tăng cường chức năng insulin.

– Bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh gan như xơ gan và ung thư gan.

– Cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.

– Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,…

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng cà phê đen với lượng lớn hoặc không kiểm soát có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và lo âu.
Ngủ dậy nên làm ngay điều này, tiến sĩ Mỹ nói vừa kiểm soát huyết áp, vừa dưỡng tim

3 gia vị ăn nhiều chẳng khác gì “đục đẽo” gan, nhà nào cũng có

0

Gia vị là thứ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khoẻ.

Gan được mệnh danh là “nhà máy hoá chất” của cơ thể bởi có đến 1500 phản ứng sinh hoá liên quan đến cơ quan nội tạng này. Gan liên tục sản xuất ra các loại hormone và hợp chất khác cho cơ thể.

Một khi gan tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới những cơ quan nội tạng khác. Nguyên nhân gây ra các tổn thương cho gan phần nhiều là do những thói quen trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là thói quen ăn uống. Thậm chí, việc sử dụng sai các loại gia vị trong các bữa ăn cũng có thể gây hại cho gan còn hơn cả rượu.

3 loại gia vị dùng quá nhiều sẽ gây hại cho gan

1. Nước tương (xì dầu)

Nước tương là một loại nước chấm cũng như gia vị trong nấu ăn phổ biến với người Việt bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ, đặc biệt là gan. Bởi nước tương có nguồn gốc từ quá trình lên men của đậu nành. Trong quá trình này sẽ sinh ra amoni nitrit – một chất có khả năng gây ung thư.

Gan là bộ phận thải độc chính của cơ thể, chính vì vậy, dù biết amoni nitrit là chất độc nhưng cơ thể vẫn vận chuyển đến gan để đào thải. Nếu sử dụng quá nhiều nước tương, đồng nghĩa với việc gia tăng tiếp xúc giữa gan và amoni nitrit sẽ khiến quá trình phân chia tế bào gan sẽ bị gián đoạn, ức chế. Thời gian dài, gan sẽ dần bị tổn thương thậm chí là xơ hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.

2. Dầu ăn hỏng, dầu chiên lại nhiều lần

Không ít người cho rằng dầu ăn dù để bao lâu cũng không bị biến chất. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách, dầu ăn cũng sẽ bị giảm chất lượng vào tạo ra mùi hăng.

Khi ngửi thấy mùi khác lạ trong dầu ăn, tốt nhất không nên tiếp tục sử dụng. Bởi khi dầu ăn biến chất sẽ sản sinh ra aflatoxin, độc tố này có thể gây ung thư gan với hàm lượng dưới 1mg, có hại cho gan rất lớn. Đồng thời, những loại dầu ăn khi quá hạn sẽ dần phân huỷ và sản sinh một số oxit, gốc tự do và các chất khác, có thể gây tổn thương tế bào gan và gây ra các bệnh về gan.

Đồng thời, việc sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần dù có thể tiết kiệm hơn trong sinh hoạt nhưng cũng gây hại không nhỏ cho gan. Loại dầu này khi sử dụng liên tục có thể giải phóng nhiều hóa chất độc hại như acrolein, acrylamide, tetrahydropyran… gây tổn thương tế bào gan.

3. Sử dụng nhiều gia vị nồng, muối

Dù gia vị cần thiết cho quá trình nấu ăn để gia tăng mùi vị, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tổn thương cho gan. Điều này chủ yếu liên quan đến một chất có trong gia vị – safrole.

Safrole được liệt kê trong danh sách những chất gây ung thư. Nếu chỉ sử dụng một lượng nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên, trong thời gian dài, với sự tích tụ safrole trong gan sẽ dễ dẫn đến tổn thương, thậm chí là ung thư gan.

Đồng thời, cũng cần cẩn trọng khi ăn muối bởi nếu lượng natri hấp thụ quá nhiều sẽ tăng áp lực, gây hại cho gan và dẫn đến các bệnh lý về gan khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi người trung bình chỉ nên ăn 5gram muối mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ.

Những thứ đầu độc gan

Ngoài việc sử dụng quá nhiều những gia vị trên, những thứ sau cũng vô tình đầu độc gan

1. Thực phẩm để qua đêm

Thực phẩm sau khi để qua đêm sẽ khiến hàm lượng nitrite tăng cao, từ đó sản sinh nitrosamine sau khi ăn. Đây là một chất gây ung thư rất mạnh, có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày… Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra không cần quá lo lắng bởi ăn thực phẩm để qua đêm chỉ gây ung thư khi sử dụng lượng thức ăn lớn trong thời gian liên tục.

Tuy vậy, việc sử dụng thực phẩm qua đêm có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không chế biến đúng cách. Có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm vì ăn đồ để qua đêm trong tủ lạnh nhưng khi đun nóng lại chưa đủ lâu để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn. Từ đó dẫn đến việc độc tố của một số vi khuẩn không bị phá huỷ bởi nhiệt và dẫn đến ngộ độc.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, cần lưu ý khi bỏ ra khỏi tủ lạnh, cần đun nóng lại ít nhất 5 phút trước khi dùng. Đồng thời, không nên sử dụng các món đã nấu để trong tủ quá 2 ngày. Đặc biệt, với những món ăn như rau xanh, hải sản, thực phẩm từ đậu nành, nộm, gỏi… không nên để qua đêm.

2. Đũa và nồi dùng lâu ngày không đổi

Bề mặt của đũa có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Nếu sử dụng đũa trong thời gian dài không đổi có thể tạo điều kiện cho những vi khuẩn này ngày một sinh sôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu trong môi trường ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách, các loại đũa gỗ sẽ dễ bị nấm mốc, đổi màu, xuất hiện các đốm mốc và thậm chí có vị chua, khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng, gây hại cho sức khoẻ.

Cùng với đó, các loại nồi, chảo có lớp chống dính, sau khi dùng một thời gian dài khiến những lớp chống dính bong tróc, vùng màu bạc bên trong dần hiện rõ, tốt nhất nên thay nồi. Vì thực phẩm khi được xào nấu với nhiệt độ cao bằng những dụng cụ kém chất lượng có thể vô tình khiến thức ăn nhiễm các tạp chất kim loại, dư lượng từ lớp chống dính bong tróc… Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây hại với sức khoẻ.

Không chỉ vậy, nhiều gia đình có thói quen thích tích trữ chai nhựa đã uống xong để đựng các loại thực phẩm, hạt khô, gia vị trong trong nhà bếp vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, nếu dưới những chai nhựa này có ký hiệu “PET” cần lưu ý.

Chai nhựa PET có khả năng chống nhiệt tốt trong điều kiện bình thường mà không biến dạng hay giải phóng các chất có hại. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện nhiệt độ cao như đặt cạnh bếp trong thời gian dài thì vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhựa PET có thể tạo ra những thay đổi hóa học, giải phóng các chất có hại có khả năng gây ung thư như DEHP, không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

3. Sử dụng bát nhựa giá rẻ, kém chất lượng

Những đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.

Gây nguy hại cho sức khỏe con người là những loại đồ nhựa chất lượng thấp có mặt trên thị trường.

Nhiều nhà sản xuất vô lương tâm, vì để tiết kiệm chi phí nên thường dùng ure với giá thành tương đối thấp thay cho nhựa melamine để tạo thành nhựa nhựa ure formaldehyde. Phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.

Khi gặp nhiệt độ cao, những loại dụng cụ ăn uống dùng loại nhựa chất lượng thấp này sẽ giải phóng formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh về máu (bạch cầu) và ung thư.

Nhiều thí nghiệm liên quan đã được thực hiện để kiểm tra chất lượng các loại đồ nhựa. Kết quả cho thấy, các loại vật dụng nhựa dùng vật liệu chất lượng thấp khi gặp nước nóng và dầu nóng sẽ giải phóng hàm lượng formaldehyd lần lượt là 0,16mg/m³ và 0,61mg/m³, vượt xa tiêu chuẩn an toàn là 0,10 mg/m³.

Ngoài ra, các vật dụng bằng nhựa thường có nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn bắt mắt vì nhà sản xuất đã thêm nhiều chất phụ gia trong quá trình làm ra sản phẩm. Chẳng hạn thêm các chất kim loại như chì khiến màu sắc càng rực rõ, thêm chất dẻo như metamamide và phthalate để cải thiện độ bền.

Những chất phụ gia này rất dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Sử dụng lâu dài sẽ gây hại với sức khoẻ người dùng. Bởi vậy, việc sử dụng những vật dụng bằng nhựa có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ, thậm chí gây ngộ độc. Đặc biệt là khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao như dùng bát đũa thìa để ăn cơm canh nóng…

Nguồn: Sohu, Abolouwang

Loại thịt giàu dinh dưỡng hơn thịt gà, cá, thịt bò nhưng nhiều người chưa từng ăn qua

0

Dù rất phổ biến ở nước ta nhưng nhiều người chưa từng ăn qua loại thịt thơm ngọt, hương vị độc đáo và giàu dinh dưỡng này.

Lâu nay, nhắc tới côn trùng có thể khiến nhiều người phải ngứa da đầu. Tuy nhiên, côn trùng giờ đây đã trở thành món ăn được yêu thích mới trên bàn ăn và là nguồn thực phẩm mới nổi.

Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng vâng, côn trùng, một sinh vật từng khiến nhiều người hoảng sợ, giờ đây đã trở thành đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe và môi trường. Những con côn trùng tưởng chừng như không dễ thấy này thực ra lại ẩn giấu những bí mật to lớn về sự ngon miệng và bí quyết bảo vệ sức khỏe.

Trên thực tế, côn trùng đã có lịch sử lâu đời như một loại thực phẩm. Ngay từ thời cổ đại, con người đã bắt đầu ăn nhiều loại côn trùng khác nhau. Theo ghi chép trong “Sách Lễ Chu” (Trung Quốc), vào thời tiền Tần, người ta dùng trứng kiến để làm bột nhão và ăn chúng như một món ngon cung cấp nguồn protein chất lượng cao.

Ưu điểm của côn trùng và các loài bọ khác làm thức ăn chủ yếu được thể hiện ở các khía cạnh:

Đầu tiên, chúng vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và cần ít nguồn lực hơn nhiều so với vật nuôi truyền thống. Côn trùng chứa hàm lượng protein cao, ví dụ như nhộng tằm có hàm lượng protein cao tới 60%, trong khi thịt bò chỉ có 20%. Thêm vào đó, hầu hết các loài côn trùng đều ít chất béo, ít cholesterol và giàu vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, côn trùng ăn được được coi là một trong những nguồn thực phẩm bền vững trong tương lai.

Trên thực tế, ăn côn trùng từ lâu đã trở thành hiện tượng ăn kiêng phổ biến ở nhiều quốc gia và khu vực. Ở Đông Nam Á, nhộng ve sầu, nhện nước… đều là những món ngon trên bàn ăn của người dân. Ở Nam Mỹ, kiến, châu chấu… cũng được nhiều người ăn.

Dưới đây là 3 loại côn trùng phổ biến và thường thấy nhất ở nước ta mà có thể bạn chưa từng được thưởng thức.

1. Ve sầu

Ve sầu có hương vị thơm ngon, thịt mềm được chiên và nướng là cách ăn phổ biến. Khi cắn một miếng, bên ngoài giòn, bên trong mềm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ve sầu cần được rửa sạch hoàn toàn và loại bỏ các tạp chất như ở đầu, cánh trước khi tiêu thụ.

Loại thịt giàu dinh dưỡng hơn thịt gà, cá, thịt bò nhưng nhiều người chưa từng ăn qua- Ảnh 1.

Nó không chỉ ngon mà còn đầy đủ dinh dưỡng. Cứ 100g (trọng lượng khô) của ve sầu chứa khoảng 72g protein, gấp 3,5 lần so với thịt bò, gấp 3,8 lần so với thịt cừu, gấp 4,3 lần so với thịt lợn và gấp 6 lần so với trứng có cùng trọng lượng. Ngoài ra, ve còn có hàm lượng sắt, kẽm và canxi cao, lần lượt là 85,1mg sắt, 47,1mg canxi và 14,6mg kẽm/100g. Đặc biệt khi nói đến sắt, hàm lượng sắt của ve sầu có thể coi là hàm lượng sắt cao nhất trong các loại thực phẩm tự nhiên, gấp khoảng 30 lần so với thịt bò.

2. Châu chấu

Châu chấu chủ yếu được ăn bằng cách xào và chiên ngập dầu, có thể nấu với nhiều loại rau và gia vị khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng châu chấu cần phải được rửa sạch hoàn toàn, loại bỏ nội tạng và các tạp chất khác trước khi tiêu thụ.

Mặc dù hàm lượng protein không cao bằng khỉ ve sầu nhưng 100g châu chấu khô chứa hơn 60% protein, hàm lượng canxi cực cao. 100g châu chấu khô chứa khoảng 200mg canxi, tương đương với gấp đôi lượng sữa cùng trọng lượng.

Loại thịt giàu dinh dưỡng hơn thịt gà, cá, thịt bò nhưng nhiều người chưa từng ăn qua- Ảnh 2.

3. Nhộng tằm

Nhộng tằm có hương vị thơm ngon, thịt mềm, có thể hấp, luộc, chiên và các phương pháp nấu ăn khác. Cần lưu ý rằng nhộng tằm cần phải được rửa sạch hoàn toàn, loại các tạp chất khác trước khi tiêu thụ.

Nó tuy nhỏ bé nhưng lại là một gã khổng lồ về dinh dưỡng. Nhộng tằm thực sự chứa gần 60% protein, cao hơn hầu hết các loại thực phẩm. Hơn nữa, chất béo của nó còn chứa 8% đến 10% axit béo tự do, rất tốt cho sức khỏe và ngon miệng. Ngay cả da nhộng cũng chứa 8% đến 9% chitin, có thể làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong huyết thanh và mô gan. Nó cũng có tác dụng giảm cân, hạ huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch.

Loại thịt giàu dinh dưỡng hơn thịt gà, cá, thịt bò nhưng nhiều người chưa từng ăn qua- Ảnh 3.

Ngoài ra, bạn cũng có thể từng nghe đến món nhộng ong. Hàm lượng vitamin A của nó gần như tương đương với dầu gan cá tuyết và nhiều hơn thịt bò và trứng. Nhộng ong cũng chứa lượng vitamin D cao hơn gần 20 lần so với dầu gan cá tuyết! Không chỉ vậy, nó còn rất giàu khoáng chất, đặc biệt là kẽm với hàm lượng gấp 2 lần sữa ong chúa và gấp 4 lần phấn hoa! Bên cạnh đó, nhộng ong còn có selen với hàm lượng cao tới 2,4-2,8mg/100g, là báu vật của sức khỏe!

Lưu ý khi ăn côn trùng

Mặc dù ăn côn trùng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số vấn đề cần chú ý trong quá trình tiêu thụ.

– Dị ứng: Hầu hết các loại côn trùng đều chứa các protein cao phân tử, chẳng hạn như arginine kinase, α-amylase và tropomyosin, rất dễ gây dị ứng và một số người có thể bị dị ứng khi ăn côn trùng. Ví dụ, thường có trường hợp dị ứng do ăn ve sầu. Vì vậy, nếu đây là lần đầu tiên bạn thử ăn côn trùng thì nên ăn ít lại và quan sát xem cơ thể có phản ứng gì bất thường hay không. Nếu bạn bị dị ứng, hãy cẩn thận khi ăn côn trùng.

– Côn trùng độc: Trong tự nhiên, một số loài côn trùng có chứa chất độc hại. Vì vậy, khi ăn côn trùng bạn phải đảm bảo nguồn gốc côn trùng an toàn và tránh ăn côn trùng có độc.

– Các chất ô nhiễm như vi trùng, kim loại nặng: Nhiều loài côn trùng ăn phân thực vật hoặc động vật và chúng thường xuất hiện ở các bãi rác và thức ăn thừa. Những con bọ hoang dã bị bắt có thể mang theo thuốc trừ sâu, những con bọ đi qua phân động vật có thể chứa vi khuẩn gây bệnh cho con người, chẳng hạn như Salmonella và Campylobacter, và những con bọ từ bãi rác có thể chứa nhiều kim loại nặng như asen, cadmium và chì. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn côn trùng, hãy cố gắng chọn những con được nuôi trồng ở các nơi đảm bảo.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy

8 thực phẩm không nên kết hợp với thịt gà, ai cũng cần biết để tránh

0

Thịt gà thường kết hợp với các món phụ nhưng một số sự kết hợp lại khiến chúng trở nên độc hại.

Việc kết hợp thịt gà với các nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp tăng hương vị món ăn, khiến người ăn có cảm giác ngon hơn, không bị ngán. Tuy nhiên thịt gà cũng tối kỵ với một số thực phẩm, nếu kết hợp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 8 thực phẩm không nên ăn cùng thịt gà, ai cũng cần biết để tránh rước hoạ vào thân.

Tỏi và hành sống

Nhiều vùng miền thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này. Theo Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm, tỏi tính nhiệt, còn hành tính hàn, kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt, hay nóng lạnh giao tranh làm khí huyết bị tổn thương.

Tôm

Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng động phong – ngứa ngáy khắp người, vì cả hai thực phẩm đều thuộc tính ôn.

 - Ảnh 1.

Thịt gà thường kết hợp với các món phụ. (Ảnh minh hoạ)

Rau cải, tỏi

Theo Đông y, cả thịt gà và rau cải, tỏi đều tác dụng với sức khỏe, nhưng thịt gà tính ôn, cải bẹ xanh cũng tính ôn, nên khi dùng chung tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Rau răm

Rau răm rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

Thịt chó

Thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra kiết lỵ.

Muối vừng

Thịt gà thuộc về phong mộc, ăn lẫn muối vừng, rau thơm sẽ động đến can phong, sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải, cần nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Cá chép

Loại thịt giàu dinh dưỡng hơn thịt gà, cá, thịt bò nhưng nhiều người chưa từng ăn qua

Thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc bệnh có thể dùng nước đậu đen uống.

Rau kinh giới

Thịt gà tính cam ôn, thuộc phong mộc còn kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa.

Chuyên gia cũng lưu ý, không chỉ những sự kết hợp như trên cần tránh mà những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu cũng không nên ăn thịt gà.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho

0

Chẳng cần động tay mà bồn cầu nhà bạn vẫn sạch bay cả vết bẩn và mùi hôi.

Phòng tắm, nhất là khu vực vệ sinh là nơi ẩm ướt và bẩn nhất trong nhà. Nếu bồn cầu không được lau dọn hàng ngày sẽ dễ dàng tích tụ vết bẩn, ố vàng, không chỉ kém thẩm mỹ mà còn chứa vi khuẩn và sinh ra mùi hôi.

Tuy nhiên, nhiều bạn quá bận rộn để có thể dọn dẹp bồn cầu thường xuyên. Có 1 mẹo để bồn cầu tự dọn dẹp sạch sẽ, thơm tho mỗi ngày.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho- Ảnh 1.

Phương pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc tất cũ và 1 miếng xà phòng nguyên hoặc vụn đều được.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho- Ảnh 2.

Đặt xà phòng vào tất, mở nắp ngăn chứa nước ở bồn cầu rồi cho vào trong. Lưu ý đầu tất chứa xà phòng thì ngâm trong nước, đầu còn lại kẹp vào nắp ngăn chứa nước để cố định. Trong trường hợp bạn không có tất lưới mỏng, hoặc muốn tận dụng chiếc tất cũ chất liệu dày hơn, thì sau khi nhét bánh xà phòng vào tất, hãy cắt thêm 1 lỗ nhỏ ở đầu tất – phía có nhét bánh xà phòng nhúng xuống nước.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho- Ảnh 3.

Phương pháp này có thể tự động vệ sinh bồn cầu vì xà phòng có khả năng làm sạch rất mạnh, khi được hoà tan trong bể nước sẽ biến thành nước xà phòng, đến khi xả bồn cầu sẽ có thể rửa sạch các vết bẩn, vi khuẩn mà không để lại vết ố vàng hay mùi hôi. Nhờ vậy mà bồn cầu được tự động làm sạch nhiều lần trong ngày mà không cần vệ sinh thêm.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho- Ảnh 4.

Ngoài thủ thuật làm sạch bồn cầu tự động này, bạn cũng có thể tham khảo 1 số mẹo khác để giữ cho nhà vệ sinh của bạn luôn sạch sẽ như:

– Dùng giấm trắng + baking soda: Pha giấm trắng và baking soda theo tỷ lệ 1:1. 1 loại có khả năng làm mềm vết bẩn còn 1 loại thì làm sạch vượt trội. Sau đó dùng bình xịt làm sạch các vết bẩn kể cả ở bồn cầu hoặc các nơi khác trong nhà.

– Dùng nước cốt chanh + muối: Nước chanh chứa axit xitric làm sạch vết bẩn, trong khi muối tăng ma sát, khử trùng. Có thể dùng hỗn hợp này khi cọ rửa bồn cầu, vừa khử hôi và vi khuẩn, vừa mang lại hương thơm nhẹ nhàng.

Đặt một chiếc tất cũ vào bồn cầu, bận rộn không lau dọn cả tháng vẫn sạch sẽ thơm tho- Ảnh 5.

– Dùng lá trà: Lá trà khử nhiễm khuẩn cũng rất tốt. Chỉ cần xịt hoặc chà nhẹ lên là vết bẩn dễ dàng bong ra.

Không phải gà hay bò, đây mới là loại thịt nên ăn nhiều hơn vào mùa hè để bồi bổ sức khỏe và giải nhiệt

0

Vào mùa hè nắng nóng, khi chọn thịt ngoài việc tập trung vào chất dinh dưỡng thì tính giải nhiệt, tăng cường miễn dịch cũng cần được quan tâm.

Trong các loại thịt chúng ta thường ăn, nhắc tới sự bổ dưỡng không thể bỏ qua thịt bò, tốt cho sức khỏe và cân nặng thì thịt gà luôn trong danh sách, còn thịt heo là phổ biến nhất. Tuy nhiên, có một loại thịt bổ dưỡng hơn gà, giàu protein chẳng kém bò nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Đặc biệt, nó chẳng hề xa lạ mà còn rất phù hợp với thời tiết nắng nóng mùa hè, đó là thịt vịt.

Không phải gà hay bò, đây mới là loại thịt nên ăn nhiều hơn vào mùa hè để bồi bổ sức khỏe và giải nhiệt- Ảnh 1.

Thịt vịt rất giàu protein, khoáng chất và còn thanh nhiệt, kích thích vị giác (Ảnh minh họa)

Thời tiết nóng bức mùa hè khiến cơ thể con người thường xuyên đổ mồ hôi, tiêu hao nhiều năng lượng hơn các mùa khác. Việc bổ sung protein rất quan trọng nhưng cũng vì nắng nóng mà vị giác suy giảm, chán ăn. Những món như thịt bò, thịt cừu, thịt gà… dễ gây nóng trong người còn thịt lợn thì lại quá quen nên dễ ngán.

Trong khi đó, thịt vịt giàu protein, hàm lượng chất béo cũng không quá cao trong khi có tính giải nhiệt, kích thích vị giác. Mùa hè cũng cần tập trung hơn cho hệ miễn dịch mà thịt vịt lại có các thành phần quan trọng để tăng cường miễn dịch như: giàu protein, chứa hơn 10 loại axit amin cần thiết, vitamin B, omega-3 và omega-6, photpho, selen, sắt… Trong y học cổ truyền, thịt vịt được tận dụng để bồi bổ, giải nhiệt bởi có tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc và thanh nhiệt.

Ngoài ra, mùa hè cũng là thời điểm thịt vịt nhiều nên dễ mua, giá rẻ hơn. Khi chế biến thịt vịt cũng có đa dạng món kết hợp với rau củ quả mùa hè để tạo hương vị đặc trưng, kích thích vị giác ngày nắng nóng.

Những lợi ích sức khỏe, làm đẹp nổi bật của thịt vịt

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng dồi dào và tác dụng giải nhiệt, tăng cường miễn dịch, ăn thịt vịt còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe và làm đẹp khác. Nổi bật như:

– Tốt cho tim mạch: Thịt vịt giàu kali, selen, hàm lượng natri vừa phải nên rất tốt cho hoạt động của trái tim,ổn định huyết áp. Nó còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe. Đặc biệt, thịt vịt rất giàu vitamin B12 và sắt – là những thành phần giúp tái tạo hồng cầu, hemoglobin trong cơ thể.

– Cải thiện tiêu hóa: Hàm lượng chất niacin, còn gọi là vitamin B3 trong thịt vịt giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo. Chất này còn có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày ruột, giúp ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho bạn.

– Bồi bổ não bộ: Thịt vịt có chứa đa dạng các loại vitamin nhóm B và đặc biệt chứa nhiều vitamin B3 (niacin). Nhóm vitamin này rất quan trọng đối với cơ thể bởi các chức năng như chuyển đổi thực phẩm đi vào cơ thể thành năng lượng và đóng vai trò trong chức năng nhận thức của não bộ. Axit pantothenic trong nó cũng tốt cho sự tập trung, ngăn ngừa stress.

– Bổ thận, tăng cường sinh lý: Trong Y học cổ truyền, thịt vịt còn được dùng như bài thuốc dưỡng thận, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Bởi vì nó giúp bổ dương, bổ máu, giàu protein, tăng cường sắt và kẽm. Chưa kể, ăn thịt vịt còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.

– Tốt cho xương và da: Loại thịt này giàu canxi và photpho hơn nhiều người tưởng, nên tốt cho xương. Ngoài ra, protein của thịt vịt chủ yếu là protein sarcoplasmic và myosin chứa xen kẽ collagen, gelatin… nên rất bổ cho xương và làm đẹp da.

– Hỗ trợ giảm cân, giảm rụng tóc: Ăn thịt vịt vừa phải có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vitamin B6 (pyridoxine) tăng cường quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Vitamin riboflavin hay còn gọi vitamin B2 trong thịt vịt cũng có thể làm giảm rụng tóc.

Một số lưu ý khi ăn thịt vịt

Dù ngon và tốt nhưng thịt vịt cũng có và lưu ý khi ăn và không phải ai cũng nên thưởng thức nó thường xuyên. Những người tiêu hóa kém, đang mắc bệnh dạ dày chỉ nên ăn ít. Người bị bệnh gout, bệnh thận, đang ho thì không nên ăn. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là các món vịt chế biến nhiều dầu mỡ hay hun khói, nướng than.

Không phải gà hay bò, đây mới là loại thịt nên ăn nhiều hơn vào mùa hè để bồi bổ sức khỏe và giải nhiệt- Ảnh 2.

Vào mùa hè, nên ưu tiên các món vịt chế biến ít dầu mỡ, ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Phần cổ vịt, da vịt và phao câu vịt được cho là không nên ăn hoặc hạn chế hết mức có thể. Ngoài ra, do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba, thịt rùa. Cũng không nên ăn thịt vịt chung với các loại quả có tính nóng, như mận, xoài hay mít… Không nên cho tỏi vào chế biến cùng thịt vịt kẻo mất hương vị, thậm chí ngộ độc. Khi chọn vịt, hãy chọn thịt tươi sống là tốt nhất, có nguồn gốc uy tín và sơ chế kỹ, ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday

Loại lá này là “báu vật” cho toàn cơ thể, rất ít người biết: Hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà dễ làm

0

Các món ăn này đơn giản, dễ làm và có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của loại “rau” này. Cùng bắt tay vào khám phá nhé!

Mùa thu là mùa thu hoạch của nhiều loại rau, củ, quả rất giàu dinh dưỡng và cũng là bước ngoặt của sự thay đổi khí hậu. Khi cái nóng của mùa hè dần giảm bớt, những cơn gió mùa thu mát mẻ bắt đầu thổi khắp mặt đất, độ ẩm trong không khí giảm dần, thời tiết trở nên khô hanh hơn. Lúc này, mọi người dễ xuất hiện các triệu chứng như khô da, khô miệng, táo bón… Vì vậy, chế độ ăn uống vào mùa thu chủ yếu nên tập trung vào việc làm ẩm phổi, thúc đẩy dịch cơ thể, dưỡng âm và làm ẩm làn da.

Thông thường với một số người, cỏ linh lăng được biết đến như một loại rau mầm giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Cỏ linh lăng có tên khoa học là Medicago sativa, thuộc loại cây họ đậu và được coi là thảo mộc. Người ta thường ăn cỏ linh lăng tươi ở dạng mầm, chúng có vị ngọt, đắng, mùi cỏ. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao và những công dụng tốt với sức khỏe mà cỏ linh lăng còn được mệnh danh là “vàng xanh”. Mặc dù cỏ linh lăng chứa đầy kho báu dưỡng chất cho sức khỏe nhưng đa số chúng ta không biết đến hoặc “không thích” vì nó bị coi là một loại rau dại. Tuy nhiên, cỏ linh lăng có giá trị dinh dưỡng cực cao, giàu các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ nên là lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe trong mùa thu.


Rau mầm là loại thực vật/dược liệu được mệnh danh là “vàng xanh”.

Trước hết, cỏ linh lăng rất giàu vitamin C và vitamin E. Hai chất chống oxy hóa này có thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả, bảo vệ tế bào và trì hoãn lão hóa. Thứ hai, hàm lượng chất xơ trong cỏ linh lăng rất cao, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa và giảm táo bón. Hơn nữa, cỏ linh lăng có tác dụng làm ẩm phổi, giải đờm, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Nó có thể giúp loại bỏ lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể đồng thời ngăn ngừa phù nề. Ngoài ra, cỏ linh lăng còn chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt, magie, mangan, folate… giúp tăng cường sức khỏe của xương và cải thiện khả năng miễn dịch.

Loại lá này là "báu vật" cho toàn cơ thể, rất ít người biết: Hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà dễ làm - Ảnh 2.

Nhiều người thường biết đến cỏ linh lăng thông qua món rau mầm.

Vì cỏ linh lăng có rất nhiều lợi ích do vậy nó nên là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống mùa thu của bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 3 công thức nấu các món ăn từ cỏ linh lăng. Các món ăn này đơn giản, dễ làm và có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của cỏ linh lăng. Cùng bắt tay vào khám phá nhé!

1. Cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi

Nguyên liệu làm món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi

500g cỏ linh lăng, 5-8 hạt tiêu nguyên hạt, 1 củ tỏi, 2 cây hành lá, một chút muối, lượng đường kính thích hợp, 2 thìa canh giấm, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu mè.

Cách làm món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi

Bước 1: Cỏ linh lăng tươi, bạn nhặt lấy những cọng lá mềm sau đó rửa sạch. Đặt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Sau đó cho cỏ linh lăng vào và chần trong khoảng 2-3 phút. Tiếp theo bạn xả cỏ linh lăng vừa chần dưới vòi nước cho nguội để giữ màu xanh. Sau đó để ráo nước.



Bước 2: Sau khi cỏ linh lăng ráo nước, bạn cho vào âu trộn. Sau đó thêm giấm, đường, dầu hào, dầu mè, chút muối vào rồi nhẹ tay trộn đều. Tỏi đem bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch sau đó xắt nhỏ.


Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun nóng rồi cho dầu ăn vào. Tiếp theo bạn cho vài hạt tiêu vào xào cho đến khi dậy mùi thơm. Vớt hạt tiêu ra và cho tỏi băm cùng hành xắt nhỏ vào, xào cho đến khi hơi sém vàng và mùi thơm tỏa ra. Sau đó bạn cho phần dầu hành tỏi vừa xào vào. Trộn đều các nguyên liệu. Lúc này bạn cũng có thể nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa ăn.


Thành phần món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi

Như vậy là bạn đã có món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi thơm ngon chỉ với vài bước chế biến. Món ăn giòn, hương thơm đặc trưng quyện với mùi của hành, tỏi; vị chua ngọt đậm đà đan xen ăn rất ngon.

Loại lá này là "báu vật" cho toàn cơ thể, hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà ít người biết - Ảnh 5.

2. Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt

Nguyên liệu làm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt

500g cỏ linh lăng, 5-7 con tôm to, 5 tép tỏi, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa hạt mè trắng, lượng giấm thích hợp, lượng đường thích hợp, lượng nước tương thích hợp.

Cách làm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt

Bước 1: Cỏ linh lăng nhặt bỏ lá úa vàng, lấy các lá mềm non. Sau đó rửa thật sạch cỏ linh lăng và để ráo nước. Tiếp theo bạn cho nước vào nồi, đun sôi. Thả cỏ linh lăng vào chần trong khoảng 2-3 phút. Sau đó vớt cỏ linh lăng ra, thả vào chậu nước lạnh cho nguội để giữ màu xanh.


Bước 2: Sau đó bạn vớt cỏ linh lăng ra, vắt nhẹ để loại bỏ nước. Tiếp theo bạn xắt cỏ linh lăng thành các khúc nhỏ.


Bước 3: Tôm bạn bóc bỏ vỏ, rút chỉ tôm. Sau đó cho vào nồi nước cùng với chút gừng, luộc chín. Tiếp theo bạn xẻ dọc thân tôm làm đôi (không cắt rời) và xắt từng con làm 2-3 phần. Cho cỏ linh lăng và tôm vào âu trộn.


Bước 4: Cho tỏi và muối vào một chiếc bát nhỏ sâu lòng, dùng chày nhẹ nhàng giã nhuyễn. Sau đó bạn cho thêm mè trắng rang, bột ớt. Rồi đun nóng một chút dầu đổ vào cho dậy mùi thơm. Tiếp theo bạn cho 12g nước tương cùng với giấm vào khuấy đều. Như vậy là hỗn hợp nước sốt trộn hoàn thành.


Bước 5: Rưới nước sốt vừa trộn lên đĩa cỏ linh lăng và tôm, dùng đũa trộn đều cho ngấm gia vị. Sau đó bạn rắc một chút xíu vừng trắng lên là có thể thưởng thức.


Thành phẩm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt 

Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Tôm có hương vị giòn ngon, ngọt, cỏ linh lăng thơm giòn quyện với nước sốt chua ngọt đậm đà ăn rất cuốn.

Loại lá này là "báu vật" cho toàn cơ thể, hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà ít người biết - Ảnh 11.

3. Bánh hấp cỏ linh lăng

Nguyên liệu làm món bánh hấp cỏ linh lăng

100g cỏ linh lăng, 280g nước ấm, 20g đường, 600g bột mì đa dụng, 6g bột nở.

Cách làm món bánh hấp cỏ linh lăng

Bước 1: Cỏ linh lăng bạn rửa sạch và để ráo nước. Sau đó bạn xắt nhỏ cỏ linh lăng rồi cho vào âu trộn lớn. Tiếp theo bạn thêm bột mì đa dụng vào, dùng đũa nhẹ nhàng khuấy đều. Đổ nước ấm vào bát tô, thêm bột nở và đường vào, khuấy đều.



Bước 2: Cho từng phần nước men nở vào trộn cùng bột mì rồi nhào cho đến khi thành một khối đồng nhất. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để bột lên. Khi bạn thấy bột nở gấp đôi là bột đã đạt. Thời gian cho quá trình ủ bột tầm khoảng 1 giờ. Sau khi ủ bột xong, bạn nhào lại bột cho xẹp bóng khí. Sau đó chia bột thành các phần nhỏ có trọng lượng bằng nhau.



Bước 3: Nhào và vê tròn từng phần bột tạo thành chiếc bánh. Tiếp theo bạn đổ nước vào nồi hấp, trải giấy nến lên xửng. Sau đó bạn đặt từng chiếc bánh lên các miếng giấy nến, đậy nắp nồi và ủ khoảng 10 phút. Tiếp theo bạn bật bếp và chỉnh mức lửa vừa rồi hấp bánh trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn đừng vội tắt bếp ngay mà vặn nhỏ lửa rồi hấp tiếp trong khoảng 5 phút thì lấy bánh ra khỏi nồi.



Thành phẩm món bánh hấp cỏ linh lăng

Bánh hấp với rau cỏ linh lăng có mùi thoang thoảng, đặc biệt thơm ngon! Đây là món bánh bạn có thể làm cho gia đình mình thưởng thức vào bữa sáng vừa nhanh gọn lại tốt cho sức khỏe.

Loại lá này là "báu vật" cho toàn cơ thể, hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà ít người biết - Ảnh 15.

Đừng giữ 5 thứ này trong bếp, đã phá vị món ăn còn mang ung thư cho cả gia đình

0

Dù tiết kiệm đến mấy cũng không nên cố giữ 5 thứ này trong bếp. Bởi cái giá phải trả có thể là bệnh tật, ung thư tìm đến cả gia đình.

Trên thực thế, nhà bếp là nơi nguy hiểm hơn chúng ta biết rất nhiều. Không chỉ bởi những dụng cụ sắc nhọn, nguy cơ cháy nổ mà còn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh ung thư. Vì vậy, dù tiết kiệm đến đâu bạn cũng không nên giữ 5 thứ kể dưới đây trong nhà bếp của mình. Ngoài ảnh hưởng tới hương vị món ăn, chúng còn dễ khiến bản thân và cả gia đình bạn mắc nhiều bệnh tật, nhất là ung thư.

1. Thớt xước nhiều, bị nấm mốc

Bác sĩ chuyên khoa thận, đồng thời là Giám đốc Trung tâm chống độc lâm sàng Linkou Chang Gung ở Đài Loan (Trung Quốc) Yan Zonghai khuyên nên sớm vứt bỏ các loại thớt bị xước nhiều hoặc nấm mốc. Đặc biệt là với thớt gỗ.

Khi thớt gỗ, đũa gỗ bị nấm mốc có thể sản sinh ra chất độc Aflatoxin gây ung thư và nhiều bệnh tật khác (Ảnh minh họa)

Ông giải thích, dù là loại thớt nào khi xước nhiều cũng sẽ ảnh hưởng công năng và khó làm sạch hoàn toàn do có các khe để thực phẩm bám, nước bám lại. Như vậy, bản thân thực phẩm bị kẹt và chiếc thớt rất nhanh nấm mốc, biến chất. Khi tiếp tục dùng khi nấu nướng sẽ ảnh hưởng mùi vị, nấm mốc và chất độc theo thực phẩm vào cơ thể gây hại. Đặc biệt là thớt gỗ, ngoài dễ sản sinh vi khuẩn thì khi nấm mốc còn chứa chất cực độc Aflatoxin gây ung thư.

2. Nồi, chảo chống dính bị trầy xước, bong tróc

Ngày nay, các loại nồi, chảo chống dính rất phổ biến. Nhưng khi chúng bị trầy xước hoặc bong tróc dù nhỏ thì nên vứt bỏ ngay. Nghiên cứu từ các nhà khoa học từ Đại học Newcastle và Đại học Flinders (Australia) cho thấy, chỉ một vết xước nhỏ trên chảo chống dính có thể giải phóng khoảng 9.100 hạt nhựa trong quá trình nấu. Nếu lớp chống dính bị hỏng, kích thước từ vài milimet trở lên, sẽ giải phóng 2,3 triệu hạt vi nhựa, nhựa nano và có khả năng xâm nhập vào thực phẩm.

Mặt trong của các dụng cụ nấu nướng chống dính được phủ một lớp hợp chất cao phân tử, tên là polytetrafluoroethylene (viết tắt PTFE). Phơi nhiễm chất này làm tăng nguy cơ ung thư, giảm tỷ lệ sinh sản và các vấn đề về phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thừa cân, béo phì, giảm khả năng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, lớp phủ chống dính cũng có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào không khí khi bị nấu trên 200 độ C.

3. Hộp nhựa dùng quá lâu, ố màu

Theo thời gian, hộp nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại, chẳng hạn như bisphenol A (BPA) và ngấm vào thực phẩm đựng trong đó. Việc tiêu thụ lâu dài các hóa chất này có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Nhất là các loại hộp nhựa xuất xứ trôi nổi, chất lượng kém. Hộp nhựa dù tốt cũng không nên dùng quá nhiều năm, nhất là nếu bạn thường xuyên đựng thức ăn nóng hay sử dụng trong lò vi sóng, hấp nhiệt…

Hộp nhựa dùng quá lâu dễ giải phóng vi nhựa, chất độc hại vào thực phẩm (Ảnh minh họa)

Do ngoài sản sinh chất độc ngấm vào món ăn, bản thân chúng cũng sẽ bị cong vênh, hư hại. Từ đó dẫn tới chức năng bảo quản thực phẩm không tốt như trước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất là nên thay hộp nhựa thường xuyên, ngay khi chúng có các dấu hiệu bất thường so với lúc mới mua, có mùi lạ hoặc sau tối đa 1 – 2 năm sử dụng dù chưa hư hại.

4. Đũa tre, đũa gỗ bị mốc

Giống như với thớt, nhiều người tiết kiệm hoặc chủ quan sẽ tiếp tục rửa sạch, luộc/hấp các loại đũa bị nấm mốc để dùng tiếp. Tuy nhiên, nghiên của của Giáo sư Li Zhengda tại Khoa Y tế và Dinh dưỡng của Đại học Khoa học và Công nghệ Fuying (Đài Loan, Trung Quốc) đã chỉ ra việc làm này không thể loại bỏ hoàn toàn nấm mốc và vi khuẩn. Đặc biệt là độc tố aflatoxin gây ung thư và nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Do chất này hoạt động rất bền bỉ với nhiệt.

Tốt nhất là nên thay đũa định kỳ 3 – 6 tháng một lần hoặc bất cứ khi nào chúng xước nhiều, bị nứt, nấm mốc. Khi rửa đũa, hãy dùng miếng rửa bát chuyên dụng rửa kỹ từng chiếc một thay vì đặt đũa vào lòng bàn tay, lăn qua lăn lại. Bởi vì như vậy chưa đủ để làm sạch, nhất là khi bạn rửa nhiều chiếc đũa cùng lúc.

5. Khăn lau, giẻ rửa bát dùng lâu ngày

Ở nhiều hộ gia đình, khăn lau hay giẻ rửa bát đĩa có thể sử dụng lâu dài mà không chịu thay thế cho đến khi hư hỏng. Nhưng do thường xuyên tiếp xúc với nước và cặn thức ăn nên các miếng rửa bát rất dễ sinh ra vi khuẩn. Nhất là chất liệu bọt biển hay xơ mướp có cấu trúc giữ nước, dễ bám dầu mỡ và thức ăn thừa sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn. Giáo sư Li Zhengda cho rằng nó có thể chứa tới hơn 300 loại vi khuẩn.

Nên thường xuyên giặt, phơi nắng và thay thế các loại khăn lau, miếng rửa bát (Ảnh minh họa)

Tương tự, các loại khăn lau trong bếp cũng dễ nấm mốc, sinh vi khuẩn nếu dùng quá lâu và không giặt thường xuyên. Chúng còn có thể mủn dần và bám lại sợi lông vải trên bát đũa, khiến chúng ta ăn phải khi dùng bữa nếu dùng lau bát đũa. Vì vậy tốt nhất là thay giẻ rửa bát mỗi tháng một lần. Còn khăn lau cần giặt thường xuyên, phơi nắng và thay 2 – 3 tháng 1 lần hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Theo Phụ nữ mới

Người dùng nồi cơm điện hàng chục năm cũng chưa chắc biết: Làm sạch phần này vừa tiết kiệm điện lại tránh bao bệnh tật

0

Mất vệ sinh, ảnh hưởng tới vị của cơm, tốn điện, nhanh hỏng nồi và dễ gây bệnh tật là cái giá phải trả nếu vệ sinh nồi cơm điện sai cách.

 

Trong xã hội hiện đại, rất hiếm gia đình nào lại không có nồi cơm điện. Tuy nhiên, làm sạch thiết bị này thế nào cho đúng và đủ thì không phải ai cũng biết. Đa số mọi người cho rằng chỉ cần rửa sạch lòng nồi cơm điện hoặc lau qua bên ngoài là đủ. Nhưng trên thực tế thì cấu tạo của nồi cơm điện rất phức tạp và có nhiều chỗ bụi bẩn, hơi nước, vi khuẩn, côn trùng có thể ẩn náu.

Đặc biệt, có 2 vị trí nếu vệ sinh kỹ thì vừa tránh nhiều bệnh tật, tai nạn do cháy nổ lại giúp tiết kiệm điện. Đó là mâm nhiệt bên trong nồi và phần đáy ngoài của ruột nồi. Hai phần này khi nấu cơm tiếp xúc trực tiếp với nhau và chúng cũng có những lưu ý riêng khi làm sạch.

1. Mâm nhiệt bên trong nồi

Khống hiếm người thường lau bên ngoài nồi cơm điện, bao gồm cả đáy phía dưới ở bên ngoài của nồi. Còn đáy bên trong – tức mâm nhiệt của nồi cơm điện thì lại ít được quan tâm. Trong khi đó, cặn thức ăn, nước nhỏ giọt và cơm vô tình rơi xuống đáy nồi sẽ khiến mâm điện chuyển sang màu vàng, đen, bám cặn theo thời gian.

 - Ảnh 1.

Mâm nhiệt nồi cơm điện bẩn vừa tốn điện năng lại dễ gây chập điện (Ảnh minh họa)

Điều này không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùi vị của thức ăn mà còn làm giảm hiệu suất hoạt động của nồi. Nó khiến thời gian nấu lâu hơn, tốc độ nấu chậm hơn à tiêu thụ nhiều điện năng hơn do mất nhiều năng lượng làm nóng. Chưa kể, để mâm nhiệt bẩn lâu ngày còn có thể dẫn tới đoản mạch, rỉ sét gây chập điện và cháy nổ nguy hiểm.

Về cách vệ sinh, đầu tiên hãy ngắt kết nối nguồn điện của nồi cơm và không được ngâm vào nước. Nếu không có thể gây đoản mạch, thậm chí có thể gây điện giật.

Sau đó dùng bàn chải nhỏ nhúng vào baking soda hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để chải dọc theo đường của mâm tản nhiệt. Sau khi vệ sinh, lau sạch bằng vải mềm khô vừa phải và chờ khô hẳn mới dùng. Cũng nên lật ngược nồi, lắc nhẹ để những cặn bẩn nằm sâu trong đáy nồi rơi ra.

2. Đáy ngoài của ruột nồi cơm điện

Đây cũng là phần ít được quan tâm làm sạch ở nồi cơm điện. Nếu để lâu ngày có thể xuất hiện các vết bám dính, ố vàng, đốm nâu. Có thể là do dầu mỡ, cơm hoặc gạo rơi vào khi sử dụng, rỉ sét, tiếp xúc với phần mâm nhiệt bị ướt hay bị bẩn gây ra.

Lúc này, hãy làm sạch nhưng đảm bảo không trầy xước đáy nồi. Ban có thể dùng kem đánh răng pha với nước rửa chén sau đó bôi lên đáy nồi. Để như vậy 15 – 30 phút có thể dùng khăn ướt lau đi dễ dàng.

Nếu không muốn chờ đợi hoặc do nồi cơm điện nhà bạn quá bẩn, có thể pha dung dịch baking soda + nước rửa chén + muối ăn mịn vào một lượng nhỏ nước ấm rồi khuấy đều cho đến khi muối tan ra. Sau đó dùng miếng cọ rửa chà sạch bên ngoài đáy nồi. Nhớ là dùng dụng cụ mềm như bọt biển, lưới hay xơ mướp thay vì cọ và làm nhẹ tay để tránh trầy xước.

 - Ảnh 2.

Nếu bạn không làm sạch đáy ngoài của ruột nồi cơm điện, khi nó tiếp xúc với mâm nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Hơn nữa, do có lớp bám dính, dị vật bên ngoài nên nồi lâu bắt nhiệt hơn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Nó cũng có thể “mời gọi” côn trùng, vui khuẩn chui vào nồi cơm. Từ đó khiến món cơm của chúng ta mất ngon, không an toàn, nhanh hỏng và dễ gây bệnh.

Ngoài ra, còn một số vị trí khác như: hộp đựng nước để chống tràn khi cơm sôi, vòng cao su quanh nắp nồi, lỗ thông hơi… cũng ít được quan tâm làm sạch. Trong khi lại ảnh hưởng lớn tới mùi vị, vệ sinh, tuổi thọ của nồi và sức khỏe người ăn cơm nó nấu ra. Vì vậy, hãy chú ý vệ sinh chúng kỹ hơn, thường xuyên hơn trong tương lai nhé!