Trang chủ Blog Trang 23

Tại sao hầu hết tiếp viên hàng không đều mang một quả chuối lên máy bay? Hóa ra để làm điều này

0

Có một điều kỳ lạ đó là hầu hết các tiếp viên hàng không sẽ mang theo một quả chuối lên máy bay. Liệu họ mang lên máy bay để ăn hay có công dụng nào khác?

Tiếp viên hàng không là nghề được nhiều người ghen tị và khao khát, không chỉ có ngoại hình xinh đẹp, họ còn được đi du lịch khắp nơi miễn phí, mức lương và chế độ hậu hĩnh. Có một điều kỳ lạ đó là hầu hết các tiếp viên hàng không sẽ mang theo một quả chuối lên máy bay. Liệu họ mang lên máy bay để ăn hay có công dụng nào khác?

Tác dụng của việc mang theo một quả chuối

Chuối là loại trái cây tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích cho các tiếp viên hàng không. Ví như chuối có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày là lớp màng bảo vệ bên trong dạ dày, ngăn không cho axit dịch vị làm tổn thương thành dạ dày.

Nếu niêm mạc dạ dày bị kích thích hoặc tổn thương sẽ gây ra đau dạ dày, loét dạ dày và các vấn đề khác. Tiếp viên hàng không dễ bị đau bụng do ăn uống thất thường. Trong khi đó, chuối có một chất hóa học có thể kích thích sự phát triển và sinh sản của các tế bào niêm mạc dạ dày, giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh hơn. Vì vậy, tiếp viên hàng không ăn một quả chuối, có thể bảo vệ dạ dày.

Hơn nữa, chuối có thể hạ huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp sẽ tạo gánh nặng cho tim và mạch máu, gây ra các bệnh về tim mạch. Các nữ tiếp viên dễ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch do phải bay trên cao dài ngày. Trong chuối có một loại khoáng chất gọi là kali, có thể giúp cơ thể bài tiết lượng natri dư thừa và kiểm soát huyết áp. Vì vậy, tiếp viên hàng không ăn một quả chuối có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Cuối cùng, chuối có thể làm ẩm ruột. Nếu đường ruột không trơn tru sẽ dẫn đến các vấn đề như táo bón và khó chịu đường tiêu hóa. Tiếp viên hàng không dễ bị khó chịu đường ruột do cuộc sống thất thường và chế độ ăn uống không cân bằng. Trong chuối có một loại cellulose gọi là pectin, có thể hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa, chống táo bón. Vì vậy, tiếp viên hàng không ăn một quả chuối, có thể làm ẩm ruột.

Tiếp viên hàng không không thực sự như trong mơ


Công việc của tiếp viên hàng không thực sự không hề dễ dàng, họ phải chịu áp lực và rủi ro rất lớn, phải đối mặt với nhiều hành khách và tình huống khác nhau.

Trước hết, tiếp viên hàng không phải trải qua tuyển chọn và đào tạo nghiêm ngặt, yêu cầu chiều cao, cân nặng, ngoại hình, khí chất, ngôn ngữ và các khía cạnh khác phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.

Tiếp viên phải là người đại diện cho hình ảnh của hãng hàng không và để lại ấn tượng tốt với hành khách. Tiếp viên cũng cần được học nhiều kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khác nhau như kiểm tra an ninh, ứng phó khẩn cấp, cứu hộ y tế…

Ngoài ra, tiếp viên hàng không nên cung cấp các dịch vụ cho hành khách trong suốt chuyến bay, bao gồm phân phát bữa ăn, đồ uống, chăn, tai nghe và các vật dụng khác, trả lời các câu hỏi và nhu cầu của hành khách, xoa dịu cảm xúc của hành khách và xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau.

Tiếp viên phải luôn tươi cười và lịch sự, không được mất bình tĩnh hoặc tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Tiếp viên còn phải đối mặt với một số hành vi thiếu văn minh hoặc vô lý của hành khách như say xỉn, đánh nhau, quấy rối tình dục…


Hơn nữa, tiếp viên hàng không phải thích nghi với múi giờ và khí hậu khác nhau, thường xuyên bay ở độ cao lớn, chịu đựng môi trường khắc nghiệt như thiếu ôxy, áp suất thấp, khô hanh, ồn ào. Tiếp viên cũng phải chịu đựng sự bất ổn trong thời gian dài và say máy bay, cũng như các mối nguy hiểm như bức xạ tìm kiếm và tĩnh điện. Đồng hồ sinh học của các tiếp viên hàng không thường bị rối loạn, họ dễ mắc các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu.

Cuối cùng, nữ tiếp viên phải hy sinh thời gian và cuộc sống cá nhân, thường xuyên đi công tác nước ngoài, không thể đi cùng gia đình và bạn bè. Tiếp viên cũng không có thời gian, địa điểm nghỉ ngơi cố định, có khi chỉ được nghỉ ngơi gấp tại sân bay, khách sạn. Tiếp viên hàng không cũng không có thời gian để đi du lịch hay thưởng thức phong cảnh và ẩm thực địa phương.

xem thêm;

Chỉ là thịt băm thôi nhưng làm theo cách này lại thơm ngon khó cưỡng đến vậy

Dưới đây là hai cách chế biến thịt băm thơm ngon, lạ miệng, bao nhiêu cơm cũng hết.

Học ngay hai cách làm thịt băm thơm ngon, lạ miệng dưới đây để chiêu đãi cả nhà các bạn nhé:

Thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương

Món thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương với cách chế biến cực kỳ đơn giản, đem đến cho gia đình bạn món ăn vừa thơm ngon bổ dưỡng, lại cực kì nhanh chóng. Thịt săn lại đậm vị, quyện với mùi thơm của nấm hương và vị giòn sần sật của mộc nhĩ.

Nguyên liệu:

– 300g thịt băm.

– 2 hoặc 3 tai mộc nhĩ to.

– 7 tai nấm hương khô.

– Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở sau đó rửa sạch thái nhỏ.

Bước 2: Đặt chảo chống dính lên bếp đun nóng sau đó cho thịt băm vào đảo. Bạn chú ý đun ở mức lửa nhỏ nhất, khi ấy bạn đảo thịt băm sẽ dễ và nhanh tơi ra hơi, bạn đảo cho đến khi thịt tơi ra hết, săn lại và ra nước. Bạn tiếp tục đun ở lửa vừa, đảo cho đến khi thịt cạn nước và bắt đầu xém cạnh.

Bước 3: Bạn thêm 2 thìa dầu ăn vào đảo đều, sau đó cho nấm vào đảo chung cho săn lại. Bạn thêm nước mắm, hạt nêm và đảo đều khoảng 2-3 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp.

Bước 4: Cuối cùng bạn rắc lên thịt ít hạt tiêu, đảo đều rồi cho ra bát là xong. Bạn cũng có thể dùng ớt thay cho hạt tiêu nếu muốn ăn cay hơn.

Thịt viên mộc nhĩ nấm hương

Nguyên liệu:

– 3 lạng thịt nạc vai.

– 1/2 lạng mộc nhĩ, 1/2 lạng nấm hương.

– Hạt tiêu, 1 củ hành khô.

– Nước mắm, mì chính, dầu ăn.
thit-vien-moc-nhi
Cách làm:

Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay. Lưu ý không xay quá nhuyễn, khi ăn miếng thịt viên sẽ bị khô thịt, không được ngon.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm vào nước nóng cho nở mềm. Bỏ ra bóp lại với muối hạt, rửa lại cho sạch, băm nhỏ. Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ đã băm nhỏ vào thịt, ướp 1 thìa nước mắm, 1 thìa mì chính, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa dầu ăn và 1 chút hành khô đã giã nhỏ. Ướp thịt trong vòng ít nhất 15 p, để gia vị ngấm đều vào thịt. Sau đó, viên thịt thành những viên nhỏ vừa ăn.

Bắc chảo, cho 2 thìa dầu ăn, đun nóng già mỡ, cho viên thịt vào rán qua, để thịt được thơm và không bị vỡ ra trong quá trình nấu. Sau khi rán xong, vớt viên thịt ra đĩa.

Sử dụng lại dầu ăn để rán thịt, các bạn phi thơm nốt chỗ hành khô còn lại, tiếp tục cho thịt viên vào, nêm thêm 2 thìa nước mắm, và 1 chút gia vị tùy từng khẩu vị ăn của từng gia đình, đậy vung lại, để lửa liu riu, cho thịt được chín mềm, không bị khô cũng như chiết ra được phần nước sốt của thịt.

Đổ nước sôi vào muối dưa cải, tưởng đoảng vị hóa ra lại là mẹo muối dưa cực ngon, vàng giòn bất ngờ

0

Dưa cải bẹ là món ăn phổ biến mà nhiều người yêu thích. Nhưng việc muối dưa bằng nước sôi sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng

Dưa cải là món ăn không thể thiếu trong mùa đông. Món dưa cải bẹ ngon vàng giòn. Nhiều người sẽ bất ngờ khi nghĩ rằng dùng nước sôi muối thì dưa sẽ bị chín nát mất. Nhưng đó lại là một mẹo mà nhiều người áp dụng thành công.
muoi-dua-nuoc-soi

 

Chuẩn bị nguyên liệu

1 kg dưa cải

1 nắm hành lá

4 – 5 củ hành khô, ớt chỉ thiên (tùy chọn theo khẩu vị thích cay hay không)

Gia vị: Muối hạt, đường, có thể dùng đường hoặc không tùy theo lựa chọn của bạn có muốn chua nhanh hơn không

Lọ hoặc âu sứ, thủy tinh rửa sạch chần nước sôi và để khô.

Bước 1 sơ chế

Rau cải tách bẹ, nhặt bỏ tàu héo, sâu, già úa. Mang ra phơi cho héo hoặc không có nắng thì tải lên mẹt để trước quạt cho bớt nước trong dưa. Dưa phơi héo giúp giòn hơn nhé.

Hành nhặt bỏ đầu lá úa, rửa sạch, cắt rễ (rễ rửa xong có thể cho vào muối dưa vì rễ hành rất thơm nhé)
cay-cai-muoi-dua
Bước 2: Muối dưa

Cây cải khi đã phơi héo thì mang rửa từng tàu dưới vòi nước chảy cho sạch. Sau đó cắt khúc dài 3-5cm, hoặc để cả tàu tùy theo sở thích nhé. Cắt xong rửa lại một lần cho không bị nhớt rau dính lại dễ làm nhớt nước dưa. Nếu cẩn thận ngâm rửa bằng nước muối để nguội sẽ giúp giảm nguy cơ bị nổi váng dưa.

Hành lá cắt khúc, ớt thái lát, hành củ thái lát

Bắc nồi lên bếp đun sôi nước với muối, đường. 1 lít nước thì dùng khoảng 3 thìa canh muối. Khuấy cho sôi và tan.

Dưa trộn với hành, ớt đều lên rồi xếp vào âu, hũ. Nồi nước đang sôi thì bắc ra đổ vào hũ dưa, lấy đũa đảo đều dưa trong nước.

Sau đó dùng vỉ nén dưa xuống cho dưa ngập trong nước là được. Để hũ dưa nơi thoáng mát. Nếu mùa đông đổ luôn nước sôi vào dưa, mùa hè nóng có thể để nước hạ nhiệt về tầm 80 độ rồi rót lên.
muoi-dua-cai-nuoc-soi-meo-ahy
Sau 2-3 ngày dưa lên men chín đều vàng giòn là ăn được. Việc muối dưa bằng nước sôi sẽ là bất ngờ với nhiều người nhưng đó là một bí kíp mà nhiều người áp dụng. Đặc biệt dưa cải sen và dưa lá sắn rất hợp với muối nước sôi. Nhiệt nước sôi giúp dưa nhanh lên men hơn, đặc biệt vào ngày mùa đông lạnh giá của miền Bắc.

Dưa cải sau khi muối chua có thể mang chấm mắm, ăn cùng thịt luộc, thịt rang. Dưa có thể mang xào với lòng lợn, xào thịt, hoặc kho cá, nấu canh cá.

Để dưa giòn thì chú ý phơi cho héo dưa sẽ ngon hơn. Tùy theo khẩu vị bạn có thể muối mặn hoặc nhạt hơn công thức trên.

Cải muối dưa ngon phải là cải vừa không bị già không bị non. Chọn cây cải màu xanh vừa phải tránh loại cải xanh mướt thái ra thấy chảy nhiều nước xanh là cải bị bón nhiều phân đạm ăn sẽ không ngon, khi muối không vàng và hay lên mùi khú nhé.

xem thêm;

Chỉ với 3 củ tỏi, mẹ trồng trong chai nhựa ra “con đàn cháu đống” có ăn liên tục

Rau củ giờ tăng giá, mắc hơn ngày trước nhiều, nhưng nói thật đôi khi có tiền mà không mua được luôn, vì người người đi gom về tích trữ, đến củ tỏi cũng không còn. Trong khi tỏi là nguyên liệu phổ biến dùng để chế biến ăn, phải nói hôm nào cũng cần mà nhà sắp hết tỏi, không mua được củ nào nữa thì ngặt quá.

Vậy nên, thay vì chật vật đi canh mua thì mọi người thử học cách trồng tại nhà đi, dễ lắm chỉ cần dùng chai nhựa thôi. Mới nghe chắc mọi người sẽ ngạc nhiên, không biết là đùa hay thật thì hãy thực hiện theo các bước dưới đây và kết quả chính là câu trả lời chính xác nhất đấy ạ.

Các thứ cần chuẩn bị

– 2 chai nhựa nhỏ.

– 3 củ tỏi chất lượng.

Cách thực hiện

Bước 1: Dùng dao cắt phần đáy thân chai khoảng 5-7cm.

Bước 2: Tiến hành bóc sạch vỏ tỏi, tách từng tép và ngâm trước nước qua đêm hoặc ít nhất 12 tiếng đồng hồ.

Bước 3: Lần lượt xếp tỏi vào đáy chai nhựa sao cho phần đầu củ hướng lên trên, cứ xếp đầy đáy chai này thì chuyển qua chai kia đến hết.

hình ảnh

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Bước 4: Đổ lượng nước vừa phải vào phần đáy chai đã xếp tỏi, không nên đổ ngập để củ dễ mọc mầm.

Bước 5: Đem tỏi được thủy canh đặt ở bệ cửa sổ hay nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời thì không lâu sau chúng sẽ mọc mầm tươi tốt.

Bước 6: Khi cây tỏi đã cứng cáp và đủ rễ, mọi người đem chúng ra trồng trong thùng xốp, chậu cây hoặc trên các luống rau. Ai kỹ nữa thì lấy lá khô hoặc rơm rạ phủ lên để giữ ẩm cho đất, đồng thời cũng là cách hay ngăn cỏ dại.

Và mỗi ngày mọi người chịu khó tưới nước cho cây tỏi đầy đủ thì chúng phát triển tốt, không lâu sau lá tỏi chuyển vàng nâu là bắt đầu thu hoạch, lấy củ ăn dần được rồi ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Chuối cong và chuối thẳng có sự khác biệt lớn: Người bán tiết lộ sự thật, biết để không mua nhầm

0

Quả chuối cong và quả chuối thẳng có sự khác biệt về chất lượng. Bạn cần biết điều này để chọn được những quả chuối ngon ngọt nhất.

Chuối là loại trái cây quen thuộc với mọi người. Nó có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Chuối chín có thể dùng để ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc làm bánh đều rất ngon.

Chuối cung cấp nguồn chất xơ lành mạnh, nhiều kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa, các phytonutrients tốt cho sức khỏe.

Khi đi mua chuối, bạn có thể bắt gặp dạng chuối quả cong và thẳng. Nhiều người nghĩ rằng chuối cong và thẳng đều như nhau. Tuy nhiên, nhiên trồng mách một sự thật về những quả chuối này, giúp bạn chọn được những quả chuối ngon ngọt nhất.

Chuối cong
chuoi-cong-hay-chuoi-thang-01

Có thể bạn chưa biết, khi cây chuối ra quả, lúc còn non, quả chuối vẫn thẳng. Sau khi lớn dần lên và nặng hơn, các quả chuối sẽ hướng dần ra phía có ánh nắng mặt trời. Một buồng chuối sẽ có rất nhiều nải. Các nải chuối xếp chồng lên nhau. Trong quá trình phát triển, quả chuối thay đổi kích thước, vươn ra đón nắng và chuyển sang cong dần.

Như vậy, quả chuối cong mà chúng ta nhìn thấy là những quả chuối chín tự nhiên. Do tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời nên hương vị cũng ngọt hơn, thơm hơn.

Chuối thẳng
chuoi-cong-hay-chuoi-thang-02
Chuối là loại trái cây ngon ngọt nhưng khi nó chín thường bị mềm, khó bảo quản. Hơn nữa, việc vận chuyển từ nơi thu hoạch đến nơi bán cũng khiến chuối có nguy cơ bị xây xát, va dập, bị gãy và hỏng.

Vì thế, để chuối không bị gãy, dập nát trong quá trình vận chuối, người ta thường thu mua những buồng chuối chưa chín thật sự.

Những buồng chuối này thường già quả nhưng chưa chín hẳn nên quả có thể chưa cong. Trong thời gian vận chuyển, chuối có thể được ủ để tiếp tục chín.

Những quả chuối này chắc chắn sẽ kém ngon và hương vị không bằng những quả chuối chín tự nhiên. Chưa kể nếu chuối bị ủ thuốc thì sẽ có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, những quả chuối chín cây vẫn có thể thẳng do cây được trồng ở nơi thiếu nắng. Dù là lý do gì thì quả chuối thẳng vẫn sẽ kém ngon hơn.

Khi mua chuối, ngoài việc quan sát hình dáng cong hay thẳng, bạn cần chú ý đến 3 điểm sau:

– Mùi thơm nồng: Đây là dấu hiệu quan trọng để bạn biết quả chuối đó đã chín hay chưa. Chuối không có mùi thơm nghĩa là chưa đủ chín, khi ăn sẽ không thể mềm và ngọt. Nếu nải chuối có mùi chua hoặc mùi rượu nghĩa là chuối đã bị hỏng, không nên mua.
chuoi-cong-hay-chuoi-thang-03
– Cuống chuổi chuyển sang màu vàng: Khi chuối chín, đầu tiên là phần ngọn sẽ chuyển dần sang màu vàng, cuối cùng mới đến cuống chuối chín vàng. Vì vậy, nếu phần cuống chuối chuyển sang màu vàng nghĩa là chuối đã chín hẳn. Nếu phần cuống chuối còn xanh thì quả chuối chưa đủ chín. Trong khi đó, cuống chuổi chuyển sang màu đen là dấu hiệu chuối đã để lâu.
chuoi-cong-hay-chuoi-thang-04
– Vỏ có đốm nâu đen: Trên vỏ của những quả chuối chín sẽ xuất hiện những đốm nâu đen. Trong vỏ chuối có một loại oxidase dễ bị oxy hóa. Sau khi chuối chín hoàn toàn, các tế bào sẽ co lại và vỡ ra. Oxidase tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và sinh ra các đốm màu nâu đen trên vỏ chuối. Chuối có đốm nâu đen là chuối đã chín, ăn sẽ mềm ngọt. Việc chuối bị dập cũng khiến vỏ có màu đen nhưng nó khác hẳn với các đốm đen khi chín. Nếu mua chuối có đốm nâu trên vỏ thì bạn nên ăn ngay, để lâu sẽ khiến chuối bị nẫu và lên men.

Loại rau tốt ngang tổ yến, canxi gấp 4 lần sữa: Ở Việt Nam bán đầy nhưng ít người biết ăn

0

Loại rau này nhìn xa rất giống rau ngót, còn được mệnh danh là tổ yến thực vật, có giá trị dinh dưỡng cao, ở Việt Nam bán đầy.

Thời gian gần đây, rau chùm ngây được rất nhiều người quan tâm do có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Loại rau này nhìn xa rất giống rau ngót, còn được mệnh danh là tổ yến thực vật. Vậy dinh dưỡng rau chùm ngây cụ thể mang lại những lợi ích gì cho con người?

Giá trị dinh dưỡng rau chùm ngây

rau-chum-ngay-1

+ Protein dồi dào

Rau chùm ngây chứa 18 loại axit amin thiết yếu. Một lượng lớn protein tuyệt vời cung cấp cho cơ thể khi dùng loại rau này. Protein có chức năng xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu. Ngoài ra, protein cũng rất cần thiết trong quá trình sản xuất các enzyme và hormone. Trên thực tế, loại rau này được nhiều người ăn chay dùng rất nhiều. Bởi hàm lượng protein trong nó cao ngang ngửa với thịt.

+ Hàm lượng canxi và magie cao

Trong 100g phần ăn được, dinh dưỡng rau chùm ngây có hàm lượng vitamin C là 185mg, trong khi rau muống chỉ có 100mg. Với lượng canxi dồi dào, rau chùm ngây rất tốt cho sự phát triển của xương và răng.

Song song đó, hàm lượng magie có trong rau chùm ngây là 147mg/100g, gấp 6 lần rau cải xanh. Chính thành phần magie này có công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Ăn rau chùm ngây thường xuyên giúp phòng tránh bệnh loãng xương.

+ Nhiều vitamin A và C

Theo một số nghiên cứu gần đây, lượng vitamin A có trong rau chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt. Và lượng vitamin C của nó cũng gấp gần 7 lần so với quả cam. Do đó, việc hấp thu những giá trị dinh dưỡng rau chùm ngây giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tốt cho thị lực, giúp sáng mắt.

+ Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Với 46 loại chất chống oxy hóa, rau chùm ngây có thể trung hòa tác động tàn phá của các gốc tự do bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. Không chỉ thế, những hợp chất này còn giúp cơ thể phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

+ Chứa cytokinin (Moringa YSP)

Bản chất giống cây chùm ngây có chứa cytokinin (Moringa YSP). Đây là một loại chất kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào tăng trưởng. Từ đó góp phần làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Vì vậy, ăn rau chùm ngây rất có lợi cho da.

Tác dụng chữa bệnh của Rau chùm ngây
rau-chum-ngay-3
– Phòng bệnh ung thư: Lá chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A, vốn giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do.

– Hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ một loại cây nào khác.

Thêm vào đó, chùm ngây cũng có 2 loại hợp chất phòng ung thư và chặn đứng sự tăng trưởng của khối u, khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư. Vì vậy, muốn phòng ngừa bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang, đừng bỏ qua loại thực phẩm cực tốt này.

– Hạ mức đường huyết: Rau chùm ngây có khả năng hạ mức đường huyết do chứa những hợp chất đặc biệt trong lá, bao gồm isothiocyanates.

Một nghiên cứu gần đây phát hiện những người phụ nữ sử dụng 7gr bột lá chùm ngây/ngày trong vòng 3 tháng liên tục, đã giảm nồng độ đường huyết nhanh chóng, từ 13.5 xuống còn 8.

– Giảm viêm: Các chất isothiocyanates, flavonoids và axti phenolic có trong lá, quả và hạt chùm ngây có tác dụng chống viêm hiệu quả.

– Phòng ngừa loãng xương: Với hàm lượng canxi gấp 4 lần sữa, rau chùm ngây là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho xương.

Lưu ý khi ăn rau chùm ngây

Mặc dù những lợi ích mà loại rau này mang lại là vô cùng tuyệt vời, thế nhưng khi ăn quá nhiều rất dễ dẫn đến tình trạng thừa vitamin C và canxi. Hơn nữa, không nên ăn vào buổi chiều tối vì nó khiến khó ngủ. Đặc biệt, tuyệt đối phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu không được dùng rau chùm ngây rất dễ xảy ra nguy cơ sẩy thai.

xem thêm;

Các cụ nói rồi: ‘5 thứ được cho, thân thiết mấy cũng đừng nhận’, 5 thứ đó là gì?

Theo lời các cụ dặn từ xưa, có 5 thứ không nên cho hay tặng kẻo không tốt theo phong thủy, vậy đó là gì?

Đồng hồ
1

Trên thực tế ở phương tây và cuộc sống thì đồng hồ là đồ vật khá được ưa chuộng để sử dụng làm quà tặng, đồng hồ có thể ở nhiều kiểu khác nhau như đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức hay đông hồ đeo tay, v..v….

Tuy vậy theo quan niệm về phong thủy phương đông, đồng hồ là đồ vật có nhiệm vụ đo thời gian trôi qua, gián tiếp cho thấy tuổi trẻ ngày càng trôi dần đi mất, và đó là điều không hề tốt lành.

Người Trung Quốc nhất là ở Quảng Đông còn quan niệm nếu được tặng một chiếc đồng hồ thì sẽ vô cùng xui xẻo vì nó tượng trưng cho cái chết. Chính vì vậy. bạn không nên chọn đồng hồ làm quà tặng người khác.

Cho mượn dao

Dao, kéo là một trong những thứ không nên cho mượn nhất, chúng được xem những vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong gia đình. Tuy nhiên, trong phong thủy nó còn tượng trưng cho sát khí, đó là lý do người ta khuyên không để dao kéo bừa bãi trong nhà vì chúng có thể gây những tác hại không ngờ đến với sức khỏe, công danh và tiền tài của gia chủ.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên không nên cho mượn dao – vật đại hung trong phong thủy kẻo có nguy cơ tự rước lấy hiểm họa về mình. Vậy nên ngoài kiêng kỵ cho mượn dao, bạn cũng nên tránh mượn dao người khác.

Tuy nhiên, trong không gian của một căn nhà thì người này cho người kia mượn dao là chuyện thường tình, không có gì phải kiêng kỵ cả.

Cho mượn ví tiền
2
Công dụng chính của ví tiền là để cất giữ, bảo quản tiền bạc. Không những thế, phong thủy ví tiền chỉ ra rằng chúng còn đại diện cho tài lộc. Nó còn là món đồ phong thủy giúp thu hút tiền tài và mang lại may mắn cho người sở hữu chúng.

Chính vì vậy, các chuyên gia phong thủy nhắc nhở rằng cần kiêng kỵ việc cho mượn ví vì điều này cho thấy bạn trao vận may của mình cho người khác, khả năng giữ tiền cũng giảm sút, đó là lý do bạn thường xuyên để tiền hao hụt không lý do. Tốt hơn hết, bạn nên tránh việc này để không ảnh hưởng tới tình hình tài chính.

Cho mượn gương

Từ phương Đông cho tới phương Tây đều liên tưởng chiếc gương với thế lực mờ ám nào đó. Mỗi một chiếc gương đều có linh hồn của riêng mình. Vì thế, gương cũng là một trong những thứ không nên cho mượn.

Một khi cho người khác mượn gương có thể ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề tinh thần, ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền bạc, gây ra những tai họa ngoài ý muốn.

Cho mượn vật phẩm phong thủy
4
Đồ vật phong thủy mang tính cá nhân của một người, hay của gia đình sở hữu nó. Vì thế, nó hấp thu, tương tác năng lượng với người đã sử dụng chúng. Thế nên với những món đồ mang lộc khí, vận may đến cho bạn thì không nên cho mượn.

Khi cho người khác mượn đồ vật phong thủy thì nguồn năng lượng đó sẽ bị biến đổi, dù người khác sử dụng thì nó vẫn có tác động phần nào đó đến bạn. Thế nên khi cho người khác mượn vật phẩm phong thủy, nó cũng sẽ không mang lại điều tốt đẹp tương đương như chủ nhân cũ của nó.

Rau mồng tơi: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào người

0

Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn đúng cách, ăn điều độ. Với một số người mang bệnh ‘đại kỵ’ với mồng tơi, ăn rau này còn có thể làm bệnh nặng thêm.

Những lợi ích của rau mồng tơi đối với sức khỏe

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón

Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

Rau mồng tơi giàu vitamin A

Hàm lượng tiêu thụ vitamin A khuyến cáo hàng ngày là 2.310 IU cho phụ nữ và 3.000 IU cho nam giới. Vói 510 IU của vitamin A, rau mồng tơi là một trong những cách tốt để đạt mức tiêu thụ mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Hoạt động của hệ thống sinh sản, xương và thị lực cũng dựa vào một lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.
Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương

Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.

Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.

Giảm chất béo, cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Rau mùng tơi rất giàu vitamin A. 100g rau cung cấp khoảng 267% lượng vitamin A khuyến nghị/ngày. Lượng vitamin A trong rau mùng tơi không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng mà còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Chống ung thư, bảo vệ mắt, chống lão hóa

Lá rau mùng tơi chứa rất nhiều các săc tố carotenoid chống oxy hóa như beta-caroten, zeaxantin và lutein. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại do cơ thể tạo ra. Rau mùng tơi rất giàu vitamin A. 100g rau cung cấp khoảng 267% lượng vitamin A khuyến nghị/ngày. Lượng vitamin A trong rau mùng tơi không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng mà còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Tốt cho tim

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu – thứ gây ra hiện tượng tắc mạch máu, dẫn tới bệnh tim.

Tốt cho người bệnh thiếu máu

Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt, chiếm 15% mức khuyến nghị mỗi ngày, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu ở người. Cũng trong 100g lá có 109mg canxi, 65mg magie, chiếm lần lượt 11% và 16% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Canxi tốt cho xương, trong khi magie giúp hấp thụ canxi trong cơ thể.

Nâng cao hệ miễn dịch

100g lá mồng tơi có chứa 102mg vitamin C, chiếm 170% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Lượng vitamin C này giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh. Nhiều lợi ích là thế, nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh, Hà Nội, với nhiều người nếu ăn rau mùng tơi khi đang mang những bệnh này có thể gây ra tác hại với sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu – thứ gây ra hiện tượng tắc mạch máu, dẫn tới bệnh tim.

Những người tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi

Người sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Người mới lấy cao răng

Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.

Người bị đau dạ dày

Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi

Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Lương y Minh cho hay, nếu lạm dụng loại rau này sẽ gây những tác hại cụ thể như sau

Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.

Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Rau mồng tơi chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển. Ảnh minh họa: Internet

Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen cực nguy hiểm nói chung. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa. Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.

 

Hòa Thuận (tổng hợp)

Luộc gà bằng nước sôi hay nước lạnh, tưởng đơn giản 10 nhà thì 9 nhà làm sai

0

Để có món gà luộc thơm mềm chuẩn vị thì ngoài việc chọn mua gà ngon cần đặc biệt chú ý đến khâu chế biến. Việc luộc gà tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nên luộc nước sôi hay nước lã?

1 – Luộc gà bằng nước nóng

Bước đầu tiên gà phải làm sạch hết lông và một số nội tạng bên trong. Sau đó, bạn cho nước vào nồi, cho hành lá và gừng thái nhỏ vào nước. Gừng và hành lá giúp khử mùi tanh của gà.

 

Sau khi đợi một lúc, nước nóng lên thì thả gà vào, lúc này nước đã thơm mùi hành, gừng, giúp khử mùi tanh.
0CB3809D-57E5-4C01-BE85-A9DFFB9EB0C1

Nhiều bạn thả gà từ khi nước lạnh, có bạn lại đợi nước sôi mới thả gà vào, cách này đều không đúng. Việc luộc gà bằng nước nóng khiến da gà co đột ngột và nứt ra, gà luộc có hình thức không đẹp.

2 – Luộc gà bằng nước lạnh

Luộc gà với nước lạnh là cách hầu hết mọi người hay làm, nhưng sẽ khiến gà kém ngon khi chất ngọt béo trong gà bị nhạt đi khi đun lâu. Bạn cũng không nên luộc gà bằng nước đã đun sôi vì dễ khiến da gà nứt mà bên trong vẫn sống.
C630B74D-5E1C-4213-9590-3EEABD239722
Cách được khuyên dùng là đun nước nóng vừa (khi bắt đầu bốc hơi) tầm 50-60 độ rồi cho gà vào luộc. Cách này sẽ khiến da gà săn lại ngay, gà dậy mùi thơm, ăn ngọt thịt.

3 – Đầu bếp lưu ý để luộc gà ngon
Luộc gà phải nhúng đi nhúng lại 3 lần

Sau khi thả gà vào nồi nước nóng, bạn cần nhanh chóng cầm cổ gà nhấc ra, đợi 30 giây lại thả vào, sau đó lại lấy ra và thả vào. Động tác này lặp đi lặp lại 3 lần.

Điều này sẽ giúp gà “làm quen” với nước nóng, da không bị vỡ ra, cũng giúp thịt gà ngon hơn.
A367173E-70CB-4DC8-A379-0DCEC0AB6DDE
Sau đó, đậy vung và đun thêm 30 phút nữa là vừa. Sau khi gà chín, bạn cần thả gà vào thau nước lạnh. Điều này làm cho da gà giòn hơn, da gà cũng có màu sắc sáng đẹp, nhìn ngon miệng hơn.

Nêm gia vị khi luộc gà

Nhiều người hiểu lầm rằng, khi chế biến gà cần cho nhiều gia vị vừa để khử tanh, vừa tăng mùi thơm cho món ăn.

Thực tế, điều này rất sai lầm. Gà ngon chủ yếu là nhờ hương vị nguyên bản của nó. Nếu cho nhiều gia vị sẽ làm thay đổi hương vị, khiến món gà mất ngon.

Khi luộc gà, bạn có thể cho vài lát gừng, cọng hành để khử mùi tanh, cùng lắm là thêm chút muối là đủ.

Chúc bạn thành công với món gà luộc thơm ngon theo chia sẻ trên đây!

xem thêm;

Không trồng cây đinh lăng trong nhà chắc chắn bạn sẽ hối hận cả đời

 

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng

Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.

Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.

Lợi ích từ cây đinh lăng

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa sưng đau cơ khớp

Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.

Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
dinh-lang
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

 

CÂY ME ĐẤT VÀ NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

0

Cây me đất mọc dại ở nhiều nơi nhưng ít người biết rằng, loại cây này lại có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Thậm chí, me đất chính là một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu me đất và các bài thuốc độc đáo từ loại cây này trong bài viết sau.

1. Cây me đất có đặc điểm như thế nào?

Trong dân gian, cây me đất còn được gọi là chua me đất, tam diệp toan hay ba chìa,… và nhiều tên gọi khác. Loại cây này thuộc họ Oxalidaceae và được chia thành 2 loại là me đất hoa đỏ và me đất hoa vàng.

Me đất là loại cây mọc dại ở nhiều nơi

Me đất là loại cây mọc dại ở nhiều nơi

+ Loại me đất hoa vàng: Là loại cây có thể sống lâu năm, thuộc thân thảo và có thể mọc và bò sát đất. Thân cây thường có lông và màu đỏ nhạt. Lá cây có cuống dài, mọc so le, rất mỏng và có hình tim. Hoa có màu vàng, quả hình thuôn dài.

+ Loại me đất hoa đỏ: Cây có thể đạt chiều cao từ 20 đến 30cm và thuộc loại cây thân thảo. Lá có cuống dài, thuộc dạng lá kép. Trên lá có lông và phần dưới của lá có tuyến hơi đen.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy loại cây này ở nhiều tỉnh thành ở khắp các vùng miền từ Bắc vào Nam. Là loại cây ưa ẩm và có thể chịu bóng, me đất có thể mọc hoang ở những bờ ruộng, bãi đất hoặc cũng có thể mọc ngay trong vườn nhà bạn.

Phần lớn những loại thảo dược đều dùng ở dạng phơi khô. Tuy nhiên, cây me đất lại thường được dùng khi còn tươi, rất ít khi dùng thuốc ở dạng khô. Một số bài thuốc có thể điều chế từ tất cả các bộ phận của cây nhưng cũng có những bài thuốc chỉ dùng phần lá cây khi còn tươi. Tháng 6 đến tháng 7 là thời gian lý tưởng nhất để thu hoạch cây me đất.

2. Cây me đất có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cây me đất có chứa nhiều dưỡng chất, có thể kể đến như kali, vitamin C hay vitamin B2, canxi, caroten,…

– Trong Y học cổ truyền, me đất không gây độc, có vị chua và tính mát nên rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, loại cây này có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như sau:

+ Giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

+ Có khả năng sát trùng.

+ Cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo.

+ Thông tiểu tiện.
+ Điều trị kiết lỵ.

Me đất thường được dùng ở dạng tươi

Me đất thường được dùng ở dạng tươi

+ Trong cây me đất có chứa axit oxalic. Do đó, nếu sử dụng loại cây này để đánh bóng các đồ dùng bằng đồng, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rất rõ ràng.

– Theo Y học hiện đại, nếu sử dụng đúng cách, cây me đất có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

+ Có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt.

+ Giải nhiệt cơ thể.

+ Lợi tiểu.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa.

+ Điều trị một số bệnh về da như mụn nhọt, nấm da.

+ Có tác dụng tiêu diệt côn trùng hiệu quả.

3. Gợi ý một số bài thuốc từ cây me đất

Cây me đất có nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc kết hợp giữa cây me đất và một số loại dược liệu khác cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tích cực. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:

Me đất trị ho và viêm họng hiệu quả

Me đất trị ho và viêm họng hiệu quả

– Điều trị viêm họng: Tình trạng viêm họng, đau rát họng khiến bạn rất khó chịu và nếu không điều trị sớm còn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại. Có nhiều cách điều trị viêm họng khác nhau. Một trong số đó là bài thuốc từ cây me đất hoa vàng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị cây me đất hoa vàng tươi cùng với một chút muối. Sau đó nhai hỗn hợp và nuốt từ từ hỗn hợp này.

– Hạ sốt: Cây me đất được biết đến là có công dụng giải nhiệt hiệu quả. Do đó, nhiều người đã áp dụng vị thuốc này để điều trị các trường hợp sốt cao. Cách thực hiện như sau: Lấy cây hoa đất me vàng rửa sạch, để ráo và đem giã nát. Sau đó, cần cho thêm nước. Cuối cùng bạn vắt lấy nước cốt và cho người bệnh uống để giảm thân nhiệt.

– Trị ho: Khi bạn bị ho, cây me đất có thể là một vị thuốc hữu ích với bạn. Để điều chế loại thuốc này, bạn cần chuẩn bị cây me đất hoa vàng, cùng với một số thành phần khác như rau má, lá xương sông hay cỏ gà. Lưu ý, tất cả các nguyên liệu này đều dùng ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch và để ráo các dược liệu này, bạn đem đi giã nhỏ. Tiếp đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm vào đó một thìa đường. Đun sôi hỗn hợp và uống trong một ngày, có thể chia thành 3 lần uống.

Với những trường hợp bị ho gà, có thể áp dụng bài thuốc sau: Dùng lá cây me đất với lá xương sông, rễ chanh và một số dược liệu khác như lá hẹ, hạt mướp đắng, phèn phi đun lên cùng với một chút đường. Sau đó lấy nước đặc để uống.

– Điều trị tăng huyết áp: Ngoài cây me đất, để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu như hạ khô thảo và cúc vàng. Sắc hỗn hợp này và uống 1 lần/ngày.

– Điều trị viêm gan, vàng da: Có thể áp dụng 2 cách như sau

+ Dùng cây me đất để sắc thuốc uống trong ngày.

+ Kết hợp với thịt lợn nạc để nấu canh. Lưu ý dùng cả nước và cái.

+ Thuốc thông đại, tiểu tiện: Đây là bài thuốc kết hợp cây me đất với cây mã đề. Cách thực hiện như sau: Rửa sạch me đất và mã đề. Sau đó, giã nát hỗn hợp này cùng với đường. Sau khi giã xong, bạn vắt lấy nước cốt để uống.

+ Điều trị chấn thương bằng cách rất đơn giản là chưng nóng cây me đất và xoa vào vùng bị thương.

Mẹ bầu không dùng cây me đất

Mẹ bầu không dùng cây me đất

– Khi sử dụng cây me đất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Dùng quá nhiều có thể gây sỏi thận, sỏi bàng quang. Những người đã mắc sỏi bàng quang hay sỏi thận thì cân nhắc trước khi sử dụng. Nguyên nhân vì trong cây me đất có chứa nhiều acid oxalic.

+ Ngoài ra, dùng quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc.

+ Không dùng cho phụ nữ có thai.

Những bài thuốc từ cây me đất chỉ mang tính tham khảo. Bạn không nên áp dụng tùy tiện. Tốt nhất hãy xin lời khuyên từ các chuyên gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe bất ngờ

0

Rau bí là loại rau dân dã, bình dị trong bữa ăn thường ngày của người Việt. Thế nhưng, bạn đã biết về những lợi ích dinh dưỡng của loại rau này đối với sức khỏe chưa?

Bài viết sẽ trả lời câu hỏi ăn rau bí có tốt không. Ngoài ra, bài viết cũng mang đến giá trị dinh dưỡng và cách sơ chế. Đồng thời, Hello Bacsi cũng gợi ý cho bạn những món ngon từ rau bí.

Rau bí là rau gì?

Rau bí thực chất là lá của cây bí đỏ. Tại Việt Nam, bí đỏ được trồng phổ biến từ miền núi đến trung du đồng bằng. Mọi bộ phận của cây bí đỏ đều ăn được, từ thân, lá, nụ hoa cho đến quả và hạt. Trong đó, phần rau gồm lá non, ngọn và hoa bí đực rất được ưa chuộng. Lá của bí đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng

lá bí đỏ

Ăn rau bí có tốt không? Lá bí không chỉ ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của rau bí đa phần đến từ hàm lượng dinh dưỡng trong đó. Rau bí chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, mangan, phốt pho, canxi… Ngoài ra, lá của bí ngô giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B,…Thành phần dinh dưỡng của rau bí trong 100g như sau:

Giá trị dinh dưỡng
Khối lượng
% DV (Giá trị dinh dưỡng hàng ngày)

Nước
36.22g
N/D

Năng lượng
7 Kcal
N/D

Energy
31 kJ
N/D

Protein
1.23g
2.46%

Chất béo
0.16g
0.46%

Tro
0.48g
N/D

Carbohydrate
0.91g
0.70%

Canxi
15mg
1.50%

Sắt
0.87mg
10.88%

Magiê
15mg
3.57%

Phốt pho
41mg
5.86%

Kali
170mg
3.62%

Natri
4mg
0.27%

Kẽm
0.08mg
0.73%

Đồng
0.052mg
5.78%

Mangan
0.138mg
6.00%

Selen
0.4µg
0.73%

Vitamin B1 (Thiamin)
0.037mg
3.08%

Vitamin B2 (Riboflavin)
0.05mg
3.85%

Vitamin B3 (Niacin)
0.359mg
2.24%

Vitamin B5 (Pantothenic acid)
0.016mg
0.32%

Vitamin B6 (Pyridoxine)
0.081mg
6.23%

Vitamin B9 (Folate)
14µg
3.50%

Folate, DEF
14µg
N/D

Vitamin C (Ascorbic acid)
4.3mg
4.78%

Vitamin A, RAE
38µg
5.43%

Vitamin A, IU
757IU
N/D

Tác dụng của rau bí đối với sức khỏe

ngọn rau bí

Rau bí có tốt không? Công đoạn sơ chế loại rau này mất thời gian nhưng lại chế biến được thành nhiều món ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

1. Tác dụng của rau bí: Giúp tim khỏe mạnh

Ăn rau bí có tác dụng gì? Lá bí chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thụ cholesterol và axit mật từ ruột non. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Ngoài ra, khi các chất xơ hòa tan bị vi khuẩn trong ruột phá vỡ sẽ dẫn đến một số axit béo được giải phóng. Hoạt động này ngăn bộ phận gan sản xuất cholesterol. Khi lượng cholesterol trong máu giảm, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Ngoài ra, lá bí đỏ chứa nhiều Kali. Khoáng chất này giúp ngăn ngừa tình trạng nhịp tim không đều. Ăn rau bí đỏ có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ.

2. Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máu

Lá bí đỏ chứa rất nhiều chất sắt. Vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức mạnh cho hệ miễn dịch. Đồng thời, tăng cường khả năng tự chống lại một số bệnh tật và nhiễm trùng.

Ngoài ra, sắt chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin. Chất sắt trong lá bí đỏ có tác dụng giúp vận chuyển oxy cho các mô và cơ quan.

Ngoài ra, lượng folate dồi dào có trong rau bí đỏ cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố tăng lên, tình trạng thiếu máu sẽ biến mất.

3. Tác dụng của rau bí: Giúp da mềm mại và săn chắc

Ăn rau bí có tốt không? Câu trả lời là có. Lá và đọt bí đỏ gồm 38 loại vitamin A, chiếm 5,43% giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.

Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A giúp hạn chế các gốc tự do trong cơ thể. Ăn rau bí có tác dụng giảm thiểu những độc tố gây hại cho da. Vitamin A còn giúp da mềm mại, đàn hồi tốt nhờ được duy trì độ ẩm. Da sẽ không bị khô, keratin hóa hay các tình trạng như vẩy nến.

Thêm vào đó, loại rau này còn chứa một lượng vitamin C phong phú. Loại vitamin này mang đến nhiều lợi ích cho da. Vitamin C giúp chữa lành vết thương và hình thành các mô sẹo.

4. Tăng cường sức khỏe tình dục

rau bí có tác dụng gì? Tăng cường sức khỏe tình dục

Ăn rau bí có tác dụng gì? Nghiên cứu cho thấy rau này đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến sinh sản.

Rau bí chứa nhiều thành phần chống oxy hóa như axit oleic, axit linoleic, vitamin A, alkaloid, tannin,… Những hoạt chất thực vật này có thể giúp cải thiện chức năng của tinh hoàn. Từ đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.

5. Giảm triệu chứng viêm khớp

Tác dụng ít người biết của rau bí chính là hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Lá bí đỏ là một loại thực phẩm giàu vitamin B6. Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra rằng những người bị RA cần nhiều vitamin B6 hơn so với những người khỏe mạnh.

Bổ sung đủ vitamin B6 có thể làm giảm mức độ của các hợp chất gây viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Do vậy, ăn nhiều rau bí sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau ở cơ và khớp do viêm khớp.

Có thể bạn quan tâm: Bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? Bỏ túi ngay 10 thực phẩm sau!

6. Giúp răng, xương chắc khỏe

Ăn rau bí có tác dụng gì? Lá bí đỏ chứa lượng lớn canxi và phốt pho. Các khoáng chất này cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng. Việc hấp thu đủ canxi và phốt pho sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế cứng khớp.

Phốt pho và canxi trong rau sẽ giúp hình thành và duy trì sức khỏe răng miệng. Nổi bật là khả năng hỗ trợ men răng, bảo vệ nướu và thậm chí là ngăn ngừa sâu răng.

7. Giảm hội chứng tiền mãn kinh

Tác dụng của rau bí tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nhiều phụ nữ bị hội chứng tiền mãn kinh (PMS). Do đó, lượng mangan lớn có trong rau sẽ giúp giảm các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, đau đầu, trầm cảm và khó chịu… Phụ nữ có các triệu chứng PMS nghiêm trọng được khuyên nên bổ sung thêm mangan và những thực phẩm giàu mangan.

Chính vì thế, lá bí sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để có được lượng mangan cần thiết trong thời kỳ tiễn mãn kinh.

lá bí đỏ

8. Ngăn ngừa táo bón, chống ung thư

Sự hiện diện của chất xơ trong rau sẽ góp phần giúp cử động ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ việc đại tiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn chế được các bệnh như trĩ, viêm túi thừa đại tràng…

Ngoài ra, chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu trong ba thập kỷ qua đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa ung thư.

9. Rau bí có tác dụng gì? Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm

Lượng đồng có trong rau bí là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ăn rau bí có tác dụng ngăn lão hóa nhờ sự kết hợp của đồng với enzyme chống oxy hóa superoxide effutase.

Nhờ đó rau bí có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi các gốc tự do, gây lão hóa. Do đó, ăn rau này hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn quá trình này, giảm thiểu nếp nhăn, đồi mồi, khiến cho da dẻ hồng hào và trẻ trung.

10. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bí đỏ được biết là chứa hợp chất ethyl acetate và polysaccharide có tác dụng hạ đường huyết. Nhờ đó lá bí đỏ giúp giảm lượng đường trong máu và  kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cách nhặt rau bí

cách tước rau bí

Rau bí có thể chế biến được nhiều món ngon như xào tỏi, nấu canh hến, luộc chấm kho quẹt… Tuy nhiên, khâu chế biến, cụ thể là cách nhặt rau, khiến nhiều bà nội trợ ngán ngẩm. Nhặt rau không đúng cách sẽ tốn nhiều thời gian và sót lại nhiều xơ rau.

Dưới đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn biết cách nhặt (tước) rau nhanh và không bị xơ.

cách tước rau bí

Bước 1: Tách hết phần lá (bao gồm cả cuống lá) ra khỏi cành bí.
Bước 2: Tước phần cuống lá. Bạn bắt đầu tước lá từ phần cuống kéo dài tới phần gân lá. Lần lượt làm như vậy đến khi lá hết xơ.
Bước 3: Tước phần thân

Rau bí khi tươi quá sẽ hơi khó tước vì cuống giòn dễ gãy. Nên để rau hơi héo một chút thì công đoạn này sẽ dễ dàng hơn.
Khi tước, bạn tước từ phần cuống già tới phần ngọn non. Đừng tước như phần lá vì sẽ rất xơ, khó ăn.
Một tay bạn cầm cuống già, tay kia bẻ 1 đoạn ở đầu cuống và tước từ từ, sao cho bạn thấy phần thân đã tước không còn xơ thì mới đạt.
Nếu tước nhẹ, không chạm sâu vào phần thân thì chỉ tước bỏ được lớp xơ ngoài, ăn vẫn rất dai và phải bỏ bã.

10 đối tượng không nên ăn ớt

0

Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được.

Nói đến ớt là nói đến vị cay, từ hoạt chất cay nhóm “vanillyl – acid béo amid” mà đứng đầu là capsaicin và những chất tương tự, gọi chung là capsaicinoid. Đặc biệt, lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C.

Tác dụng tuyệt vời của quả ớt

Giảm đau

Đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin. Chất này tập trung nhiều nhất ở gần cuống. Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01 – 0,1%.
Chất capsaicin vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích rồi sau đó làm giảm đau trong cơ thể. Capsaicin thúc đẩy sự tiết ra chất P, một neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Vì vậy, capsaicin đôi khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp.

Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng…) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.

Người bệnh đái đường rất dễ đau. Chỉ cần chạm nhẹ tay vào da cũng gây cảm giác đau kéo dài. Các thuốc giảm đau thông dụng đều không hữu hiệu. Thế nhưng xoa bóp bằng capsaicin thì đỡ nhiều.

Về chữa viêm xương khớp thì hãng Bioglan, năm 1998 đã đưa ra thị trường nước Anh một loại thuốc có tên Zacin. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi chứa 0,025% capsaicin dùng để giảm đau trong viêm xương khớp. TS. John Dickson (Bệnh viện South Cleveland) dự đoán kem Capsaicin sẽ thay thế cho các thuốc bôi có chứa các chất chống viêm không steroid khác.
Cải thiện hệ tiêu hóa

Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.

Khi ăn ớt, vị cay kích thích thần kinh vị giác để được chuyền lên não bộ. Não bộ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, giãn mạch cục bộ, tăng tiết nước bọt, hắt hơi. Để giảm cảm giác đau nóng của ớt, não bộ tiết ra một chất giảm đau là endorphin. Với nồng độ cao, chất này gây cảm giác thoải mái. Người ghiền ớt đã quen với cảm giác này. Bữa ăn thiếu ớt sẽ mất ngon.

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ ăn nhiều ớt sẽ gây loét dạ dày. Thế nhưng, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ớt lại là thức ăn tốt cho những người bị loét dạ dày.
Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét. Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt, vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Giảm cân

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp người dùng giảm cân hiệu quả.
Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

Giải độc qua da

Đặc tính nóng của ớt sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể trong mùa lạnh và còn giúp giải độc rất tốt qua đường hô hấp của da (toát mồ hôi).

Giấc ngủ

Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

Đối với ung thư (UT)

Các nhà khoa học của Viện Đại học Pittburg (Mỹ) đã chứng minh được ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào UT, đặc biệt với UT tuyến tụy. Đó là do tác dụng của chất cay capsaicin có vai trò xúc tác, làm cho các tế bào UT tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường.
Chất capsaicin dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một móc-phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và UT.

Ngừa tai biến tim mạch

Nghiên cứu cho thấy, ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Ngoài ra, ớt cũng giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh.
Tăng sức đề kháng

Đối với những bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là “thuốc ngừa” hiệu quả.

Trướng tĩnh mạch và trĩ

Gần đây Đà Lạt có loại ớt to, hình dáng như quả cà chua màu xanh, không cay, chỉ hơi hăng hăng, dùng để xào nên gọi là “ớt xào”. Flavonoid của ớt này bảo vệ thành mạch máu; dùng trị bệnh trướng tĩnh mạch, bệnh trĩ. Các bà sinh đẻ nhiều, những người lao động đứng nhiều giờ liên tục thường bị chứng trướng tĩnh mạch ở chân, nên dùng ớt xào làm món ăn thường ngày là rất hữu ích.

Nếu chẳng may bạn bị một trái ớt “hành”, cách thức đơn giản để hết cay là:

1. Uống sữa, sữa nóng càng tốt, sữa nóng và ngọt lại càng tốt hơn hoặc sữa chua hay kem. Ngoài việc chất ngọt làm dịu vị cay, trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa có chất casein sẽ giúp tẩy sạch chất capsaicin trong giây lát, sẽ hết cay ngay.

2. Dùng đường thoa lên các vị trí bị dính ớt (nếu ngoài da) thoa lên môi hoặc ngậm trong miệng một thời gian ngắn rồi nuốt từ từ. Các chất có trong đường sẽ giúp trung hòa và rửa trôi capsaicin đang bám, giúp chúng ta không còn cảm giác cay và nóng nữa.

3. Trong trường hợp không tìm được 2 thứ trên, nên uống 1 ít nước nóng, nó sẽ giúp rửa trôi capsaicin, làm giảm cảm giác cay đi.
Ai không ăn được ớt?

Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được. Những người sau đây không nên ăn ớt:

– Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính, người mắc bệnh phổi.

– Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

– Người bị bệnh viêm túi mật, sỏi mật.

– Người mắc bệnh trĩ, đang bị đau mắt đỏ hay viêm giác mạc.

– Sản phụ, người đang mang thai, người có bệnh về thận.

– Người mắc bệnh viêm da và mọi thứ bệnh về da.

– Người đang uống thuốc Đông y, nếu ăn ớt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh của thuốc.

– Những người ốm yếu gầy còm.
– Mẹ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.

– Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người.

Vì sao đầu bếp nhà hàng 5 sao lại thích dùng mỡ lợn hơn dùng dầu ăn?

0

Đặc tính độc đáo của mỡ lợn khiến nó được các thợ làm bánh trên toàn thế giới yêu thích. Mỡ lợn tạo thêm hương vị thơm ngon cho món nướng mà các loại chất béo khác không thể tạo được.

Dù bạn làm vỏ bánh bông lan hay bánh quy mềm, mỡ lợn có thể đưa thành phẩm bạn lên một tầm cao mới.

Không chỉ tạo thêm hương vị, mỡ lợn cũng góp phần tạo nên kết cấu cho món nướng của bạn. Điểm nóng chảy cao của mỡ lợn có thể tạo ra các túi hơi trong quá trình nướng, tạo ra những chiếc vỏ bánh xốp tan chảy trong miệng khi ăn.
Empty
Dưới đây là những lợi ích khác không thể phủ nhận khi sử dụng mỡ lợn trong nấu ăn:

Đạt được món chiên giòn hoàn hảo

Thành phần của mỡ lợn đóng vai trò tạo nên món chiên giòn hoàn hảo. Tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn so với các loại dầu ăn khác góp phần tạo ra môi trường chiên ổn định hơn.

Sự ổn định này giúp tạo ra bề ngoài sắc nét đồng thời giữ ẩm cho thực phẩm, mang lại phần bên trong ngon ngọt và đầy hương vị.

Cho dù bạn chiên gà, khoai tây hay bánh rán, mỡ lợn có thể giúp món chiên của bạn đạt đến độ hoàn hảo. Đặc tính độc đáo của nó đảm bảo thực phẩm được nấu chín đều, với độ giòn thú vị trong mỗi miếng ăn.

Mẹo thắng mỡ lợn trắng muốt, để được lâu

Sơ chế

Chọn phần mỡ thăn để rán lấy mỡ là ngon nhất. Cách nhận biết có 2 phần và có đường chỉ lằn nhỏ ở giữa. Cắt mỡ đều tay, thành miếng dài hoặc miếng to chút vì khi rán sẽ teo lại.

Bí quyết để mỡ nước được trắng muốt, để lâu không bị hôi cũng như khi thắng không bị bắn dầu là cần có một bát nước nhỏ. Thêm hành khô, gừng khi sơ chế và chút muối cho đậm vị phần tóp mỡ rất ngon.
mo-lon
Chế biến

Đun sôi nồi nước, đập dập 1 nhánh gừng, 1 củ hành khô rồi cho mỡ vào chần sơ rồi vớt ra rửa sạch. Việc này vừa giúp loại bỏ tạp chất, vừa khử mùi hôi hiệu quả, giúp cho mỡ sau khi thắng thơm hơn.

Cho mỡ đã rửa sạch vào chảo, thêm một bát nước nhỏ. Bật bếp và thắng ở lửa trung bình. Việc thắng mỡ bằng nước vừa giúp không bị bắn dầu, vừa làm cho mỡ được trong. Đảo đều cho rút hết nước và mỡ dần tiết ra nước. Nếu dùng làm vỏ bánh cho trắng (bánh bao, há cảo) thì khi mỡ rán được 60-70% và tóp mỡ hơi ngả vàng thì chắt ra một ít phần mỡ trong veo, để riêng vào lọ sành sứ hoặc thủy tinh.

Tiếp tục thắng phần mỡ còn lại ở lửa vừa, đảo đều. Khi tóp mỡ ngả vàng, đạt 90% thì cho thêm hành củ khô (đã bóc bỏ vỏ) vào cho nước mỡ thơm hơn. Khi hành ngả vàng là mỡ thắng cũng đã đạt, vớt tóp mỡ ra để riêng. Chắt phần mỡ lợn vào liễn hoặc lọ sứ, thủy tinh rồi đậy nắp, bảo quản dùng dần cả tháng. Vào mùa se lạnh, mỡ đông lại trắng muốt.
Empty
Phần tóp mỡ giòn vàng ươm thì sử dụng cho nhiều món ngon như: Cơm rang tóp mỡ dưa chua, tóp mỡ chưng cà chua từng gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ miền Bắc. Món tóp mỡ ngào đường, tóp mỡ rim mắm tỏi ớt kiểu miền Nam.

Yêu cầu thành phẩm

Mỡ lợn trong veo, vào mùa lạnh (hoặc để lạnh) thì mỡ đông lại trắng muốt tựa bông. Mỡ lợn góp phần làm nên vị thơm ngon cho nhiều món ăn như chả cá Lã Vọng (Hà Nội), cơm rang hay các món xào.