Trang chủ Blog Trang 16

Loại rau này phát triển mạnh vào cuối năm, ăn 1 bó bằng uống 10 bó bồ công anh, gặp nhớ mua đừng phí

0

Loại rau này chủ yếu theo mùa vụ và phát triển mạnh vào mùa thu đông, lại được ghi nhận rất nhiều công dụng với sức khỏe

Loại rau này là rau cải cúc, hoặc còn gọi là rau tần ô. Rau cải cúc thường được trồng vào mùa thu đông và phát triển mạnh vào mùa đông. Các vụ mùa khác thường không có cải cúc vì chúng không chịu được thời tiết nóng. Rau cải cúc có mùi thơm hăng hắc tương tự mùi các loại cây hoa cúc. Cải cúc có những bông hoa nhiều cánh như hoa cúc xu.

Rau cải cúc được ghi nhận là loại rau tốt cho gan. Trong cơ thể thì gan lại là tạng cực quan trọng trong cơ thể, gan không khỏe thì cơ thể nổi mụn nhọt sinh độc tố rồi suy yếu ảnh hưởng tới các tạng khác và suy giảm toàn thân. Trong dân gian mọi người thường mách nhau dùng  công anh, atiso nấu nước uống để thanh nhiệt bảo vệ gan. Thế nhưng cải cúc được cho là còn có công dụng tốt hơn cả bồ công anh.

Loại rau này có thể nấu chín có thể ăn sống, ăn nhúng tái.

cai-cuc-an-dip-tet

Các công dụng của rau cải cúc

Cải cúc giúp bổ gan: Vì trong cải cúc có nhiều  carotene và các axit amin nên chúng có thể bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan. Rau cải cúc còn giàu khoáng chất kali, có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan. Khoáng chất kali trong rau cải cúc cũng giúp điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể chúng ta. Do đó bổ sung rau cải cúc vào chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ gan tốt hơn.

Cải cúc giúp kiện tỳ, nhuận tràng: Cải cúc chứa lượng lớn tinh dầu dễ bay hơn. Đó chính là thành phần tạo mùi thơm của loại rau này.  Tinh dầu trong rau cải cúc có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn. Rau cải cúc cũng là rau nhiều chất xơ giúp đẩy nhanh nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Tiêu thụ thường xuyên giúp làm giảm mức cholesterol.

Rau cải cúc chế biến được nhiều món ngon
Rau cải cúc chế biến được nhiều món ngon

Tăng khả năng miễn dịch: Rau cải cúc cũng như nhiều loại rau xan khác có chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, rau cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.

Làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon: Rau cải cúc có mùi thơm, giàu vitamin, caroten và các loại axit amin, có tác dụng an thần, ổn định tâm trạng, hạ huyết áp, bảo vệ não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Cải cúc giúp hạ cholesterol, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim

Trong rau cải cúc có tới 8 loại axit amin quan trọng cho cơ thể và nhiều kali, muối khoáng nên giúp lợi tiểu hạ huyết áp. Rau cải cúc cũng như nhiều rau họ cải khác chúng rất giàu chất xơ cũng có dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Rau cải cúc còn có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.

Cải cúc hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương: Rau cải cúc cũng được cho là rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Những người lớn tuổi trẻ nhỏ ăn cải cúc đều rất tốt. Đặc biệt cải cúc còn nhiều axit amin thiết yếu thúc đẩy phát triển nên rất tốt cho trẻ nhỏ.
Rau cải cúc còn là loại rau rất ít khi bị sâu bệnh nên ăn cải cúc được cho là nhóm rau an toàn với hóa chất bảo vệ thực vật.

Khi những cơn lạnh mùa thu bắt đầu lướt qua là lúc ngươi nông dân gieo hạt cải cúc. Hãy tận dụng lúc này để ăn những bó cải cúc tốt cho sức khỏe.

Thả thứ này vào rán cánh gà chiên xù: Ăn ngon cực phẩm nhớ mãi

0

Với công thức làm cánh gà chiên xù dưới đây thì bạn sẽ thấy món cánh gà chiên xù của bạn thơm ngon, cực phẩm.

Nguyên liệu làm gà chiên giòn

1 kg cánh gà hoặc đùi gà;

 

500 gram bột mì;

1 quả trứng gà;

100ml sữa tươi;

Gia vị: muối, tiêu, tỏi, bột nghệ, bột ớt;Dầu ăn, tương cà, tương ớt.

Cách làm gà chiên giòn với bếp chiên nhúng

Bước 1: Sơ chế

Trước tiên bạn cần phải sơ chế cánh gà, bước đầu tiên là sơ chế gà bằng cách rửa sạch gà với nước muối và dấm sẽ giúp khử mùi hôi đặc trưng của cánh gà. Để ráo nước sau đó chần gà với nước sôi khoảng 2 đến 3 phút rồi vớt ra.

Cách làm cánh gà ngon

Cách làm cánh gà ngon

Bước 2: Ướp gà

Tiếp đó, bạn hãy cho 100ml sữa tươi vào tô → đập quả trứng gà vào rồi khuấy đều –> cho thịt gà vào và tô hỗn hợp này để thịt gà mềm và ngon hơn sau khi chiên.

Bước tiếp theo, làm lớp vỏ thịt gà bằng cách: cho các loại gia vị như tỏi, bột nghệ, bột ớt, muối tiêu hòa cùng 500 gram bột mì vào một cái tô lớn rồi trộn với nhau.

Sau đó, lấy từng miếng gà đã ngâm với hỗn hợp sữa tươi và trứng lăn qua lớp vỏ thịt gà vừa trộn sao cho miếng thịt gà dính đều các mặt, rồi lặp lại lần nữa để khi chiên rán thịt gà giòn, ngon hơn.

Bước 3: Chiên gà

Trước tiên bạn hãy bắc chảo lên bếp chờ chảo nóng, đổ dầu vào. Chờ khoảng 5 phút, dầu nóng già, thả miếng gà đã lăn bột vào để chiên.

Cách rán cánh gà chiên xù ngon

Cách rán cánh gà chiên xù ngon

Trong lúc chiên, nên đảo miếng gà liên tục cho đến khi miếng gà chín đều có màu vàng ươm là được. Rồi gấp ra dĩa có lót giấy thấm dầu, để ráo dầu rồi thu thành phẩm. Có thể thay chảo chiên bằng bếp chiên nhúng để chiên món gà chiên giòn này thì cách thực hiện cung rất đơn giản.

Bước 4: Yêu cầu thành phẩm

Gà rán chín đều, có màu vàng ươm đẹp mắt. Khi ăn, các hương vị hòa quyện vào nhau tạo độ béo ngậy, thịt mềm ngọt và không bị khô.Sẽ ngon hơn khi kết hợp ăn gà rán với tương ớt.

chia sẻ bài viết x FaceBook Theo dõi Phunutoday trên Google News chia sẻ bài viết Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link Link bài gốc https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/tha-thu-nay-vao-ran-canh-ga-chien-xu-an-ngon-cuc-pham-nho-mai-850522.html Tác giả: Min Min Từ khóa: làm mẹ nấu ăn cánh gà rán 5 điều mẹ nên làm ngay từ lúc con sinh ra để bé vui khỏe, tự tin 5 điều mẹ nên làm ngay từ lúc con sinh ra để bé vui khỏe, tự tin Nấu thịt bò sốt vang chỉ bỏ hành và dầu ăn thôi chưa đủ: Làm cách này thịt mềm nhanh, ăn nhớ mãi Nấu thịt bò sốt vang chỉ bỏ hành và dầu ăn thôi chưa đủ: Làm cách này thịt mềm nhanh, ăn nhớ mãi 3 kiểu mẹ giúp con thành công hơn người, đứa trẻ nào cũng ao ước 3 kiểu mẹ giúp con thành công hơn người, đứa trẻ nào cũng ao ước

5 loại trứng ‘càng ăn càng hại’, nhiều người không biết vẫn dùng mỗi ngày

0

Dưới đây là năm loại trứng mà bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn quá nhiều để bảo vệ sức khỏe của mình.

Trứng là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin, và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào cũng tốt cho sức khỏe, và việc tiêu thụ một số loại trứng không đúng cách có thể gây hại. Dưới đây là năm loại trứng mà bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn quá nhiều để bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Trứng sống hoặc chưa chín kỹ

 

Trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa vi khuẩn Salmonella, gây ra ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào, vì khả năng bị nhiễm khuẩn là rất cao. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý về điều này. Để đảm bảo an toàn, trứng nên được nấu chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ, đặc biệt là lòng đỏ cần được chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Trứng sống

Trứng sống

2. Trứng muối

Trứng muối là một món ăn phổ biến trong nhiều nền ẩm thực, đặc biệt là tại châu Á. Mặc dù trứng muối có hương vị đậm đà và hấp dẫn, nhưng chúng lại chứa một lượng muối cực kỳ cao. Việc tiêu thụ trứng muối thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến thận. Lượng natri quá cao trong trứng muối có thể dẫn đến việc cơ thể giữ nước, gây ra hiện tượng sưng phù và làm tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn. Do đó, những người có tiền sử bệnh tim hoặc cao huyết áp nên hạn chế việc ăn trứng muối.

3. Trứng ngâm trong nước trà

Trứng ngâm trong nước trà là một món ăn đặc sản ở một số quốc gia như Trung Quốc và Đài Loan. Loại trứng này được nấu trong hỗn hợp nước trà và gia vị, mang lại hương vị đặc trưng và hấp dẫn. Tuy nhiên, trứng ngâm trong nước trà thường chứa nhiều chất bảo quản và muối, điều này có thể gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Hơn nữa, việc hấp thụ quá nhiều chất caffeine từ trà trong trứng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và mất ngủ. Vì vậy, trứng ngâm nước trà nên chỉ được dùng thỉnh thoảng và không nên tiêu thụ quá nhiều.

4. Trứng luộc quá kỹ

Việc luộc trứng quá kỹ, đặc biệt là trứng bị nấu quá lâu đến mức lòng đỏ bị chuyển sang màu xanh xám, có thể gây hại cho sức khỏe. Khi trứng được nấu quá kỹ, các protein trong trứng bị biến đổi, tạo ra chất hydrosulfide của sắt, một hợp chất có thể gây khó chịu cho dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi trứng luộc quá kỹ, giá trị dinh dưỡng của trứng cũng bị giảm đi, khiến cơ thể không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc ăn trứng luộc quá kỹ thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

5. Trứng ngâm giấm hoặc ủ chua

Trứng ngâm giấm hoặc ủ chua là món ăn phổ biến tại một số quốc gia, đặc biệt là trong các nền văn hóa Đông Âu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ trứng được ủ chua hoặc ngâm giấm có thể không tốt cho sức khỏe nếu chúng được chế biến và bảo quản không đúng cách. Quá trình lên men hoặc ngâm giấm có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến chất lượng của trứng. Hơn nữa, các loại trứng này thường có hàm lượng axit cao, nếu tiêu thụ nhiều có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày và hệ tiêu hóa.

6. Trứng gà ung

Trứng ung

Trứng ung

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, thực chất trứng ung là trứng bị hỏng trong quá trình ấp trứng do ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường. Vỏ trứng lúc ấy không còn tác dụng bảo vệ nên nhiều loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trứng.

Trong trứng ung, chất dinh dưỡng hầu như không còn vì phôi đã bị tiêu hủy, đồng thời do tác động của vi khuẩn, trứng ung biến thành một “kho chất độc”. Kể cả khi luộc hay rán, vi khuẩn có thể sẽ bị chết nhưng độc tố của chúng thì vẫn tồn tại.

Trên thực tế, đã có nhiều người thường xuyên ăn trứng ung mà không bị ngộ độc, bác sĩ cũng giải thích có thể do nhiều người có thói quen ăn loại thực phẩm này từ lâu nên cơ thể đã thích nghi, không có biểu hiện bị ngộ độc. Song, xét về góc độ sức khỏe lâu dài, chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dân không nên sử dụng trứng ung, vì đây không phải là thực phẩm an toàn.

Các biểu hiện thường gặp khi ăn trứng ung là chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, đau cơ và thậm chí có thể mắc bệnh thương hàn. Về lâu dài, một số độc tố tích lũy ở gan, dẫn đến gan chuyển hóa kém và đó là một trong những tiền đề dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ gan. Bên cạnh đó, người thường xuyên ăn trứng ung có hơi thở rất nặng mùi do chất H2S trong trứng.

Việc tăng cường khả năng sinh lý nam giới của trứng ung như đồn thổi đến nay vẫn chưa hề có căn cứ khoa học nào. Vậy nên việc những người ăn trứng ung đã vô tình đưa mầm bệnh vào cơ thể và có nguy cơ nhiễm độc tiêu hóa rất cao.

Mặc dù trứng là nguồn cung cấp protein và dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, nhưng việc lựa chọn và chế biến trứng một cách đúng đắn là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tránh ăn quá nhiều các loại trứng không an toàn như trứng sống, trứng muối, trứng ngâm trong nước trà, trứng luộc quá kỹ và trứng ngâm giấm hoặc ủ chua. Để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên tiêu thụ trứng đã được nấu chín kỹ lưỡng và không chứa quá nhiều gia vị hoặc chất bảo quản. Hãy lựa chọn thực phẩm thông minh để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và an lành.

Từ cây hàng rào đến ‘thần dược’: Cúc tần – vị thuốc quý chữa dạ dày, ngừa sỏi thận

0

Loài cây quen thuộc mọc dại ven đường, thường được trồng làm hàng rào nay lại trở thành “đặc sản” được nhiều người săn lùng. Đó chính là cúc tần, hay còn gọi là cây từ bi, một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho dạ dày và phòng ngừa sỏi thận.

Thận là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống tiết niệu của cơ thể, có chức năng chính là lọc máu, giúp loại bỏ ure và các khoáng chất dư thừa ra khỏi máu. Những chất thải này được chuyển qua niệu quản vào bàng quang để bài tiết ra ngoài. Khi có sự tích tụ quá mức của các khoáng chất trong thận, chúng có thể hình thành nên những khối rắn dạng tinh thể, được gọi là sỏi thận. Đây là một tình trạng khá phổ biến và có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Nguyên nhân gây sỏi thận thường liên quan đến lối sống như: uống không đủ nước, chế độ ăn chứa nhiều muối, ít vận động, thừa cân hoặc béo phì, cũng như các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu, và rối loạn cường giáp.

 

Dù sỏi thận có thể tự tiêu biến trong một số trường hợp, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng thận, thủng niệu quản, nhiễm trùng thận, thậm chí là hiện tượng máu trong nước tiểu. Nó cũng là một nguyên nhân chính gây suy thận. Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Cây cúc tần

Cây cúc tần

Phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc, mà còn yêu cầu phải thay đổi thói quen ăn uống để xây dựng lối sống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc từ các loại cây thuốc có thể được chế biến để phòng ngừa và trị sỏi thận. Một trong số những loại cây này là cúc tần, hay còn gọi là cây từ bi.

Cúc tần trước đây thường mọc hoang dại, nhưng hiện nay đã trở thành nguyên liệu chế biến món ăn đặc sản khi nấu cùng cá trắm.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cúc tần là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, với tính mát và vị đắng. Cây thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như nhức đầu, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp, và sỏi thận. Cúc tần có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia, thường mọc ở các sườn núi và ven đồi, phổ biến nhất ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Bình. Ngoài ra, cây cũng được người dân trồng để làm hàng rào.

Theo lý thuyết của y học cổ truyền, cúc tần có tác dụng vào hai kinh thận và phế, giúp giảm căng thẳng. Trong dân gian, cây được sử dụng để chế biến nhiều bài thuốc với tác dụng chữa sốt, cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị các vấn đề về thấp khớp và giảm đau nhức xương khớp, cũng như hỗ trợ giảm tình trạng bí tiểu.

Theo lý thuyết của y học cổ truyền, cúc tần có tác dụng vào hai kinh thận và phế, giúp giảm căng thẳng

Theo lý thuyết của y học cổ truyền, cúc tần có tác dụng vào hai kinh thận và phế, giúp giảm căng thẳng

Trong y học hiện đại, cây cúc tần nổi bật với hàm lượng tinh dầu phong phú, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như lipid, canxi, vitamin C, cellulose, protein, carotene và sắt. Phần được sử dụng của cây chủ yếu là lá và cành non. Trước đây, cúc tần chỉ được trồng để làm hàng rào, nhưng ngày nay nó đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm. Cúc tần thường được nấu canh với cá, thịt, xào với trứng hoặc làm món rau trộn. Đặc biệt, món cúc tần kho với cá trắm từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích ở nhiều tỉnh phía Bắc, nổi bật nhất là ở Gia Lâm (Hà Nội).

Gần đây, một thành viên tên Mỹ Hoa đã chia sẻ hình ảnh món ăn từ rau cúc tần nấu canh với cá lóc trong nhóm trồng rau sạch tại nhà. Theo chị, việc tiêu thụ rau cúc tần từ lâu đã trở thành thói quen, không chỉ vì lợi ích cho thận mà còn vì nó rất tốt cho dạ dày.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, cúc tần là một vị thuốc dân gian phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận. Thực tế, các hợp chất triterpenoid cùng với nhiều tinh dầu như axit palmitic, limonene và axit myristic trong cúc tần có khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, cúc tần là một vị thuốc dân gian phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, cúc tần là một vị thuốc dân gian phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận

Để phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận, bạn có thể sử dụng 40g lá cúc tần phơi khô hoặc 100g lá tươi đã được rửa sạch, đem nấu thành nước uống hàng ngày. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng bí tiểu mà còn tăng cường chức năng thận.

Ngoài ra, cúc tần cũng có thể được kết hợp với các dược liệu khác như đinh lăng, cây thạch xương bồ, rau ngổ, kim tiền thảo… Dù sử dụng tươi hay phơi khô để nấu nước uống, các loại thảo dược này không chỉ có lợi cho thận mà còn hỗ trợ sức khỏe xương khớp, gan và cải thiện sức đề kháng.

Cuối cùng, bác sĩ Vân Anh khuyến cáo rằng việc sử dụng cúc tần để chữa bệnh cần sự tham khảo từ các chuyên gia y tế. Đặc biệt đối với người mắc sỏi thận, việc thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng của sỏi là rất quan trọng. Nếu kích thước sỏi lớn hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Món ăn dân dã cứu đói xưa kia, giờ đây lại ‘lên ngôi’, trở thành đặc sản được săn lùng

0

Có những món ăn, dù xuất phát từ những điều kiện sống đơn sơ, giản dị, nhưng lại mang trong mình một sức hấp dẫn kỳ lạ. Và khoai deo chính là một ví dụ điển hình.

Quảng Bình, một vùng đất khắc nghiệt với nắng gió quanh năm, không có nhiều loại cây trồng phù hợp cho nông nghiệp, nhưng cây khoai lang lại tỏ ra thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nơi đây. Nhiều người đã nhận xét rằng khoai lang nơi này có vị ngọt và bùi hơn so với các khu vực khác do đặc điểm thổ nhưỡng đặc biệt.

Người dân địa phương kể rằng trong những ngày khó khăn, ngoài việc sử dụng khoai thay cơm hay chế biến thành khoai xéo, họ còn sáng tạo ra món khoai deo để dự trữ cho những lúc bão lũ hoặc mùa màng thất bát.

Từ một món ăn dân dã dành cho người nghèo, khoai deo đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vài năm qua.

Từ một món ăn dân dã dành cho người nghèo, khoai deo đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vài năm qua

Từ một món ăn dân dã dành cho người nghèo, khoai deo đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vài năm qua

Cách chế biến khoai deo khá đơn giản: sau khi thu hoạch, khoai được phơi dưới ánh nắng mặt trời bằng chăn bông để loại bỏ bụi đất, sau đó được bảo quản ở nơi khô ráo để tránh việc mọc mầm. Khi khoai đã bớt độ ẩm, chúng sẽ được luộc, lột vỏ, và cắt thành lát mỏng khoảng 1cm trước khi phơi trên giàn.

Chị Thành, người có 20 năm kinh nghiệm làm khoai deo, cho biết khoai lang đỏ trồng trên đất cát trắng là lựa chọn tốt nhất vì vị ngọt và độ mềm. Trong khi đó, khoai lang trồng trên đất thịt lớn hơn nhưng thường có vị nhạt và cứng.

Khoai cần được phơi từ 10-12 ngày dưới ánh nắng cho đến khi đạt màu cánh gián. Trong trường hợp thời tiết xấu, khoai sẽ được mang vào lò sấy.

Khoai cần được phơi từ 10-12 ngày dưới ánh nắng cho đến khi đạt màu cánh gián

Khoai cần được phơi từ 10-12 ngày dưới ánh nắng cho đến khi đạt màu cánh gián

“Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là mùa khoai lang đỏ. Người dân sẽ chú ý đến thời tiết nắng để thu hoạch. Khoai trồng ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh được biết đến với độ ngọt và hương vị đậm đà nhất. Quá trình từ khi thu hoạch đến khi trở thành khoai deo mất khoảng một tháng và phải trải qua nhiều công đoạn. Nếu không may gặp mưa trong quá trình chế biến, mẻ khoai đó sẽ bị hỏng,” chị Thành chia sẻ thêm.

Khoai deo chuẩn Quảng Bình có màu vàng cam hoặc men cánh gián, từng miếng rời nhau, khô ráo, với bề mặt bóng bẩy. Chị Thành khuyên du khách khi mua khoai deo nên kiểm tra kỹ bên trong bao bì để tránh mua phải sản phẩm đã để lâu hoặc bảo quản không tốt.

Trên thị trường, khoai deo Quảng Bình được bán với giá dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg. Nhiều người tìm về món khoai deo để thưởng thức hương vị tuổi thơ hoặc mua làm quà cho người thân, bạn bè.

Trên thị trường, khoai deo Quảng Bình được bán với giá dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg

Trên thị trường, khoai deo Quảng Bình được bán với giá dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg

Một người tên Hoàng Lan, hiện sinh sống tại TP.HCM, chia sẻ: “Quê tôi ở Nghệ An, hồi nhỏ tôi thường ăn khoai xéo và khoai deo để ‘cứu đói’, nhưng theo thời gian, món ăn này đã bị quên lãng. Hai năm trước, trong một chuyến du lịch đến Quảng Bình, tôi thấy khoai deo và đã thử. Khi ăn, khoai có phần hơi cứng, khó nhai một chút, nhưng nếu nhai từ từ, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và hương thơm dịu dàng. Mặc dù khoai khô nhưng lại dẻo như mạch nha.”

Không chỉ có hương vị độc đáo, khoai deo còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, hỗ trợ người mắc bệnh tăng huyết áp và tốt cho hệ tiêu hóa.

3 thực phẩm giá rẻ hơn nhiều nhân sâm, tổ yến mà được ví như ‘vàng lỏng’ của thế giới

0

Có già thành không quá cao nhưng chúng vẫn được ví như “vàng lỏng” vì những tác dụng với sức khỏe mà chúng mang lại.

Dầu ô liu

Đây được xem như “vàng lỏng” trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thực phẩm này vô cùng lành mạnh, rất quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải – chế độ ăn được đánh giá tốt nhất thế giới và có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

Phần lớn lợi ích sức khỏe của dầu ô liu là nhờ các đặc tính tự nhiên mà nó sở hữu. Dầu ô liu là một nguồn giàu chất béo chống bão hòa đơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức lipid làm tắc nghẽn động mạch trong máu, giúp con người chống lại bệnh ung thư, viêm khớp, tiểu đường và các bệnh do vi khuẩn.

Bên cạnh đó, loại “vàng lỏng” này còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta như chất béo tốt (MUFA), omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin như E và K cùng các khoáng chất như sắt, canxi, kali.

Dầu ô liu có chứa canxi giúp cơ thể con người chồng lại bệnh loãng xương, ảnh hưởng đến độ dày của xương. Nhờ vậy mà nó giúp phụ nữ chống lại bệnh loãng xương sau mãn kinh. Chất chống oxy hóa beta – caroteneas, squalene cùng lượng vitamin E dồi dào đóng vai trò đặc biệt đối với sức khỏe của da đồng thời làm chậm sự phát triển của ung thư da.

Bên cạnh đó, dầu ô liu cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết vì nó bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Hơn nữa, trong dầu ô liu nguyên chất có axit béo oleic và không bão hòa đơn giúp chống lại ung thư vú.

Dù dầu ô liu khá phổ biến trong các gia đình ở phương Tây và thường được dùng để trộn salad nhưng với người Việt loại dầu này không được sử dụng phổ biến như dầu đậu nành, mỡ động vật.

Mật ong

Mật ong chính là thứ “vàng lỏng” ngọt ngào nhất, đặc biệt là mật ong Ikarian còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Hòn đảo Ikaria của Hy Lạp là nơi có những người sống lâu nhất trên thế giới. Nhiều người trong số họ đã sống thọ tới 100 tuổi học hơn mà ít bị suy giảm về thể chất hoặc nhận thức.

Trong chế độ ăn uống lành mạnh của người Ikarian không thể thiếu một thìa mật ong có nguồn gốc địa phương. Người Ikarian mỗi ngày đều tiêu thụ một chút mật ong ít nhất hai lần. Họ có thể cho nó vào tách trà buổi sáng hoặc dùng trực tiếp.

Từ lâu, mật ong vốn được xem là thuốc trong nhiều nền y học trên thế giới bởi nó có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Nhiều người biết đến mật ong với khả năng giảm ho, là phương thuốc tốt nhất chữa đau họng do đặc tính kháng khuẩn, chống virus. Nhờ vậy mà mật ong còn có thể giúp chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương.

Không chỉ vậy, mật ong còn giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol có thể chống lại chứng viêm. Nhờ vậy mà có thể giúp chúng ta chống lại các bệnh do stress oxy hóa và viêm mã tính, đồng thời có triển vọng trong việc ngừa ung thư.

Ngày nay, mật ong đang trở thành một thành phần ngày càng phổ biến trong các công thức chăm sóc da. Nó có đặc tính giữ ẩm có thể làm cho da ngậm nước và làm dịu.

Mỡ vịt

Thế giới ẩm thực vẫn biết đến mỡ vịt như “vàng lỏng”. Không chỉ mang lại hương vị đậm đà, mỡ vịt còn có kết cấu tuyệt vời cho bất kỳ món ăn nào bạn chọn để chế biến cùng với nó. Đây là lý do mà các đầu bếp sử dụng nó thay cho mỡ động vật và dầu ăn khác để nướng rau, chiên khoai tây, làm nước sốt hay thậm chí làm bánh ngọt.

Bên cạnh đó, mỡ vịt cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giống như các loại mỡ nấu ăn khác, mỡ vịt có lượng calo cao. Nhưng điều làm cho mỡ vịt trở nên độc đáo là nó có ít chất béo bão hòa hơn và có nhiều chất béo không bão hòa “lành mạnh” hơn so với mỡ thịt bò hoặc thịt lợn.

Thực tế thì mỡ vịt bao gồm khoảng 65% chất béo không bão hòa, cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Các axit béo như axit linoleic và axit oleic có trong chất béo không bão hòa mang lại đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có lợi, giống như dầu ô liu. Vậy nên người tiêu dùng muốn kết hợp chất béo lành mạnh hơn vào chế độ ăn của mình chắc chắn nên cân nhắc việc nấu ăn bằng mỡ vịt.

Luộc rau muốn xanh ngon đừng cho muối: Làm cách đơn giản này rau luộc xanh ngon, tốt cho sức khỏe

0

Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, việc thêm muối vào rau không cần thiết, thậm chí còn khiến người ăn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm.

Rau luộc là một món ăn lành mạnh, tốt cho sức khoẻ và dễ làm, không tốn nhiều công sức. Theo kinh nghiệm nấu ăn của nhiều người, món rau luộc muốn xanh mướt, đậm vị nên cho ít muối vào nồi nước trước khi tiến hành luộc. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ cho biết, việc thêm muối vào rau không cần thiết, thậm chí còn khiến người ăn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngừng cho muối vào rau luộc vì gây hại cho sức khỏe

luoc-rau-2

Các bà nội trợ thường thêm muối vào nước luộc để được đĩa rau xanh, giòn, bắt mắt. Lý do là bởi muối là tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên. Nhờ vậy mà thời gian luộc rau được rút ngắn tối đa. Do đó, rau được luộc chín đều, giòn ngon và xanh mướt chứ không bị nhũn, đỏ vì phải luộc lâu. Không chỉ thế, cho thêm muối vào rau còn giúp rau có vị đậm đà và hấp dẫn hơn hẳn.

Tuy nhiên, việc thêm muối vào khi luộc rau khiến cơ thể dung nạp thêm một lượng muối thừa đáng kể. Người Việt hiện nay đang ăn rất mặn, gần gấp đôi lượng muối mà WHO khuyến cáo. Theo đó, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày. Song tại Việt Nam, con số này đang là 9,4gr.

Lượng muối mà người Việt ăn vào chủ yếu đến từ muối, gia vị nêm vào khi nấu ăn hoặc gia vị chấm, trộn. Dù là món gì thì trên mâm cơm của người Việt luôn có thêm nước mắm hoặc xì dầu để chấm. Ngay cả khi ăn trái cây, chúng ta thường có thêm đĩa gia vị để chấm. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự thừa muối trong ăn uống. Chính những sai lầm và thói quen khi chế biến thực phẩm của chúng ta khiến lượng muối đi vào cơ thể quá nhiều, tích tụ lâu dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Để rau xanh hơn mà không cần muối, bạn có thể thử mẹo sau như thêm đường, dầu ăn hay đơn giản là cho nhiều nước và vặn lửa thật to là đã có một đĩa rau luộc xanh mướt rồi.

Các tác hại của việc ăn mặn với sức khỏe

– Ăn mặn gây sưng phù

Khi duy trì thói quen ăn mặn thì lượng natri dư thừa từ các thực phẩm giàu natri sẽ giải phóng vào máu. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng chất lỏng và gây ra tình trạng hút nước ra khỏi tế bào và vào máu.Tình trạng này giữ nước trong máu tăng lên có thể dẫn đến sưng phù. Đặc biệt là ở khu vực bàn tay và bàn chân. Điều này có thể khiến bạn trông nặng nề hơn bình thường.Tuy nhiên nếu ngừng ăn mặn thì cơ thể sẽ có khả năng tự cân bằng trở lại. Đồng thời tình trạng sưng phù cũng sẽ tự thuyên giảm theo thời gian.

– Ăn mặn gây khát nước

Khác nước dường như là một tác hại tất yếu của việc ăn mặn. Chỉ cần 1 bữa ăn mặn cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng và khiến bạn cảm thấy rất khát. Lúc này bạn được khuyến khích là nên bổ sung nước cho cơ thể để giúp cân bằng lượng natri dư thừa. Nếu không tiêu thụ nước sau khi ăn nhiều muối thì có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng lên trên mức an toàn. Từ đó gây ra tình trạng tăng natri huyết.

luoc-rau-1

– Tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp đáng kể. Ngược lại nếu giảm lượng muối trong khẩu phần ăn có thể giúp làm giảm mức huyết áp.

Việc giảm lượng muối ăn vào 4.4g/ ngày có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trưng tương ứng lên tới 4.18mm Hg và 2.06mm Hg. Tuy nhiên mức giảm này chỉ thể hiện rõ ở những người bị huyết áp cao gần gấp đôi so với bình thường.

– Ăn mặn làm hại thận

Các nhà nghiên cứu cho biết, duy trì chế độ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thận. Cụ thể là việc tiêu thụ nhiều muối khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước hơn. Từ đó dẫn tới tuần hoàn máu tới cần thận tăng lên. Điều này sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ lọc máu. Trường hợp đã mắc bệnh thận nhưng vẫn duy trì thói quen ăn mặn thì sẽ khiến bệnh tình nặng nề thêm. Ngược lại, giảm tiêu thụ muối có thể hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Nên nhớ rằng, muối cũng chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như thận nhiễm mỡ, sỏi thận, thận yếu…

luoc-rau-3

– Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và gây đột quỵ

Duy trì thói quen ăn mặn khiến cơ thể phải tiêu thụ 1 lượng muối lớn. Việc uống nhiều nước để cân bằng có thể làm tăng khối lượng máu tuần hoàn. Từ đó khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn.

Thực tế cho thấy, kéo dài tình trạng này sẽ khiến tâm thất trái to lên. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim. Tuy nhiên, tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu bạn phát hiện sớm và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

– Gây bệnh dạ dày

Đây cũng là một trong những tác hại của việc ăn mặn mà bạn cần chú ý. Thói quen ăn mặn, nhiều muối sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này phát triển sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và làm kích hoạt tình trạng viêm loét, nhiễm trùng. Ngoài ra, thường xuyên ăn đồ mặn còn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên gấp 2 lần với những người ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, lượng natri quá cao trong cơ thể cũng sẽ làm giảm hiệu quả của việc điều trị ung thư dạ dày.

– Ăn mặn làm hại xương

Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, thói quen ăn mặn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây mất canxi trong xương. Tình trạng này khiến cho xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Và đặc biệt là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

– Hen suyễn

Các chuyên gia cho biết, dùng nhiều đồ mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân kích hoạt các cơn hen suyễn. Và hơn nữa, bệnh hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tim mạch, xương và nhiều bệnh lý khác.

– Khó ngủ

Thói quen ăn mặn cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, thêm nhiều muối vào chế độ ăn có thể khiến cho bạn đi ngủ muộn hơn. Đồng thời không thể ngủ tròn giấc và dễ gặp ác mộng thường xuyên. Nhiều người còn phàn nàn rằng họ cảm thấy không được thoải mái sau khi ngủ.

– Mụn trứng cá

Các chuyên gia Da liễu cho biết, những người duy trì chế độ ăn mặn với nhiều natri thường dễ bị nổi mụn trứng cá hơn bình thường. Tuy nhiên việc ăn kiêng hợp lý, giảm muối trong khẩu phần ăn có thể giúp hạ thấp nguy cơ xuất hiện mụn.

– Ảnh hưởng vị giác

Thói quen ăn mặn kéo dài có thể khiến cho vị giác bị xáo trộn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cảm giác nêm nếm thức ăn cũng như trải nghiệm thưởng thức món ăn. Để bổ sung hương vị cho các món ăn bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào muối. Có thể nêm nếm thức ăn với các loại thảo mộc tươi, gia vị khác hay trái cây họ cam quýt.

– Vấn đề nhận thức

Chức năng nhận thức có thể bị ảnh hưởng tiêu cự nếu bạn thường xuyên ăn mặn. Lượng natri dư thừa trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các bệnh mạch máu não. Để giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh thì bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối. Đồng thời chọn bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3 để tốt cho sức khỏe não bộ.

Loại rau đi ăn đồ nướng ai cũng vứt, hoá ra tác dụng lớn, biết rồi tiếc hùi hụi

0

Rất ít người thích món đậu bắp khi ăn đồ nướng vì chúng không ngon và hơi “nhầy nhụa”. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đậu bắp là loại thực phẩm cực tốt với làn da và sức khỏe sinh sản, nếu chăm ăn sẽ mang lại hiệu quả không ngờ.

Lợi ích quý của đậu bắp

Tuy mang tên là đậu nhưng thực chất, đậu bắp là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, cả hạt lẫn vỏ đều có thể ăn được. Chúng là nguồn vitamin C và K1 – 2 chất giúp tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa sớm. Bên cạnh đó, chúng cũng dồi dào protein và chất xơ tăng cảm giác no lâu, từ đó hạn chế nạp thêm calo giúp giảm cân nhanh chóng.

453D75FD-77E0-49DF-99DE-4081451ECCEF

Theo Đông y, đậu bắp có vị chua và tính mát giúp giảm đau cũng như làm dịu các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới… Đặc biệt hơn, tất cả các bộ phận của đậu bắp đều có thể dùng làm thuốc giảm đau, hạt chín còn được nghiền ra để uống thay cà phê cũng rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài những đặc điểm nổi bật trên, đậu bắp còn vô số lợi ích tốt cho sức khỏe, thậm chí đến cả “tiên dược” cũng chưa chắc sánh bằng:

– Cải thiện sức khỏe làn da

Vitamin A có trong đậu bắp sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành của làn da, nhờ vậy mà giảm sự xuất hiện của sẹo và mụn trứng cá. Chất chống oxy hóa của đậu bắp cũng loại bỏ nếp nhăn trên da, vô hiệu hóa các gốc tự do đã làm hỏng các tế bào da trước đó. Nhờ vậy mà da sẽ luôn tươi trẻ, hồng hào đầy sức sống.

– Tăng cường sức khỏe sinh sản

Đậu bắp rất giàu folate – một chất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là trước khi thụ thai. Việc bổ sung đậu bắp vào thực đơn sẽ giúp giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh của trẻ sau này. Bên cạnh đó, ăn đậu bắp hàng ngày trong giai đoạn thai kỳ sẽ tăng cường sức khỏe tự nhiên cho cả mẹ lẫn bé.

– Ngăn ngừa ung thư

Ít ai biết đậu bắp tuy nhỏ bé vậy thôi nhưng lại có khả năng chống ung thư cực tốt. Như đã nói, nhờ đặc tính giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp và hỗ trợ cơ thể đánh bay các gốc tự do – một yếu tố nguy hiểm dẫn đến bệnh ung thư.

Hơn thế nữa, trong đậu bắp còn chứa một loại protein lectin có thể dùng để hỗ trợ chữa ung thư vú ở phụ nữ. Theo một vài khảo sát cho thấy, chữa trị bằng lectin giúp tiêu diệt 72% lượng tế bào ung thư và giảm 63% khả năng phát triển của chúng. Vậy nên hãy ăn thường xuyên đậu bắp để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tụy, phổi…

Những lưu ý khi chọn mua và chế biến đậu bắp

Sau khi biết những lợi ích của đậu bắp, các bà nội trợ hãy xem xét và thêm chúng vào mâm cơm hàng ngày. Để món đậu bắp trở nên ngon và an toàn hơn, bạn nên lưu ý một số việc sau:

– Nên chọn quả đậu bắp không quá mềm, không có vết thâm ngoài vỏ, chiều dài không nên quá 8cm là an toàn nhất.

D272E277-0B76-40D3-896A-58A1F2222620

– Khi bảo quản, hãy bọc đậu bắp bằng khăn giấy hoặc đựng trong hộp nhựa rồi bỏ vào tủ lạnh. Cách bảo quản này sẽ giữ được độ tươi ngon khoảng 3 ngày.

– Để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của đậu bắp, bạn nên chế biến ở nhiệt độ vừa phải, không nấu quá lâu. Phương pháp tốt nhất là luộc hoặc hấp chín, nếu ăn nướng thì chỉ cần nướng sơ.

– Nếu không thích độ nhớt của đậu bắp, chị em có thể xào chung với trứng để trứng hút bớt lượng nhớt ở đậu bắp. Hoặc nấu canh chua, xào nhanh tay với thịt cũng giảm bớt nhớt hiệu quả.

Luộc gà bao nhiêu phút thì chín? Luộc xong đừng vội vớt ra đĩa, làm thêm một bước để thịt chắc, da giòn

0

Nếu bạn chưa biết nên luộc gà trong bao nhiêu phút thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Nên luộc gà bằng nước sôi hay nước lạnh?

Có người sẽ cho con gà vào nồi từ khi nước còn lạnh. Trong khi đó, có người lại chờ nước sôi rồi mới thả gà vào nồi. Vậy cách làm nào mới đúng?

Trên thực tế, bạn có thể luộc gà bằng nước lạnh hay nước nóng đều được. Mỗi cách sẽ có một ưu điểm riêng.

Nếu luộc bằng nước lạnh thì phần nước luộc gà sẽ ngọt hơn, có thể dùng để nấu miến, nấu canh, nấu bún… Tuy nhiên, phần thịt gà sẽ bị giảm bớt độ ngọt, da gà dễ bị thâm.

meo-luoc-ga-01

Trong khi đó, luộc gà bằng nước sôi sẽ giúp thịt gà ngọt hơn do các chất dinh dưỡng được giữ lại trong con gà, không phải phân hủy trong quá trình nấu sôi nước. Tuy nhiên, cách này có thể khiến da gà bị co lại nhanh, dễ bị rách da do gặp nước nóng đột ngột. Ngoài ra, với các chất bẩn bên trong thịt gà sẽ bị đóng cục, tích tụ lại bên trong con gà, khó thoát ra ngoài. Nếu chọn được gà ta nuôi sạch thì việc luộc bằng nước nóng sẽ tốt hơn.

Khi luộc gà, bạn nên cho thêm hành, gừng và một chút muối để gà thơm ngon, đậm đà hơn. Trong quá trình luộc, nên thường xuyên dùng muôi vớt bỏ phần bọt nổi lên trên mặt nước. Lượng nước đổ vào nồi phải đảm bảo ngập ít nhất 2/3 con gà. Như vậy, gà sẽ không bị thâm.

Luộc gà bao nhiêu phút thì chín?

Nếu luộc gà bằng nước lạnh, ban đầu, hãy để lửa vừa cho đến khi nước sôi lăn tăn thì hớt bỏ bọt. Sau đó, vặn nhỏ lửa. Dùng muôi múc nước nóng xối lên phần gà chưa ngập nước. Khi gà sôi được 5 phút thì tắt bếp. Đậy kín vung nồi và om gà thêm 30 phút để thịt gà chín đều, không bị rách da, đỏ xương. Nếu gà có kích thước to, bạn có thể luộc gà thêm 5-10 phút rồi tắt bếp, đậy vung để om cho gà chín.

Nếu luộc bằng nước nóng, bạn nên cầm con gà nhúng vào nồi nước sôi 2-3 lần để làm quen nhiệt độ rồi mới đặt phần đùi của gà xuống. Đậy nắp nồi và đun cho nước sôi trở lại. Giảm nhỏ lửa để nước sôi lăm tăm. Dùng muôi vớt bỏ bọt. Gà dưới 1,8kg thì luộc trong khoảng 16-17 phút; nếu gà nặng hơn 2kg thì nên luộc 18-19 phút. Tắt bếp và đậy kín vung nồi để ủ gà thêm 5-7 phút cho thịt gà chín đều và không bị đỏ xương.

Ngâm gà trong nước đá

meo-luoc-ga-02

Trước khi vớt gà ra khỏi nồi, bạn hãy chuẩn bị một bát nước sôi để nguội, thêm vài viên đá lạnh, có thể cho thêm một vài lát chanh tươi. Vớt gà ra khỏi nồi và nhanh chóng ngâm trong vào bát nước đá. Đây là cách sốc nhiệt giúp da gà giòn hơn, thịt chắc hơn. Nước đá lạnh kết hợp với chanh sẽ giúp da gà không bị thâm, thịt gà thơm ngon hơn. Khi gà nguội thì vớt ra để ráo nước.

meo-luoc-ga-03

Chỉ vài giọt nước mắm làm theo cách này biết ngay bún sạch hay “tẩm” hóa chất

0

Trước giờ chúng ta vẫn thường nhận biết bún sạch hay bún chứa hóa chất bằng các đặc điểm bên ngoài sợi bún. Tuy nhiên có một mẹo hay thử bằng nước mắm rất hay.

Bún là món ăn quen thuộc với người Việt. Thông thường để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún.

Những hóa chất thường được sử dụng để cho vào bún là chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.

Đây là loại thực phẩm được làm thủ công nên rất khó để kiểm soát thành phần, phụ gia sử dụng. Do đó, rất khó để phân biệt bún nhiễm hóa chất chỉ bằng mắt thường hay nếm thử. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn vào màu của sợi bún để loại trừ.

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên

– Độ dai: Để phân biệt được bún “ngậm” hóa chất hay không, các bà nội trợ nên bỏ túi mẹo hay sau. Quan sát sợi bún sạch có đội dai tự nhiên nên rất dễ đứt gãy, nát nếu bị tách mạnh tay. Khi chạm tay vào sợi bún, ta sẽ có cảm giác hơi dính, mềm nhuyễn đặc trưng của bột gạo. Còn sợi bún được tẩm ướp hóa chất thường dai, giòn, có độ đàn hồi tốt hơn, không có hoặc ít có cảm giác dính tay, mềm mại của bột gạo.

– Nhìn màu sắc: Do chế biến từ bột gạo tẻ nên sợi bún thành phẩm tự nhiên có màu trắng ngà, hơi đục, không được trắng sáng bắt mắt như sợi bún có hoá chất.

– Quan sát độ bóng: Một dấu hiệu khác để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất là độ bóng. Nhiều nhà sản xuất sử dụng hóa chất để sợi bún trông bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Bún loại này thường có màu trắng tinh, sợi bóng, dai hơn, trong khi bún sạch không có độ bóng, màu trắng đục.

– Nếm thử: Ngoài việc quan sát, cảm nhận bằng mắt từ bên ngoài, bún sạch và bún chứa hoá chất cũng có sự khác nhau ở hương vị khi ăn. Sợi bún sạch thường có mùi hơi chua dịu, đây là mùi chua tự nhiên của bột gạo lên men chứ không phải do bún bị hỏng. Còn sợi bún chứa hoá chất thường đã được tẩy trắng và tẩy mùi rồi nên không còn mùi chua đặc trưng đó nữa. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất.

– Phân biệt bằng nước mắm: Với mẹo hay này bạn có thể dùng nước mắm để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất. Trước khi dùng bữa, hãy thử trộn một chút bún vào bát nước mắm, nếu sợi bún mềm và nhanh ngấm nước mắm thì đó là bún sạch. Ngược lại, sợi bún có hoá chất sẽ cứng và ít ngấm nước mắm hơn do lớp hoá chất phủ bên ngoài đã ngăn nước mắm thấm vào bên trong.

Ngoài ra để biết chính xác bún nhiễm hóa chất chỉ có thể đem đi xét nghiệm. Bún sử dụng chất tẩy trắng, hàn the thường trắng sáng, đẹp song ăn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí ung thư.

Nếu bún có những dấu hiệu chứa hóa chất thì bạn không nên dùng. Vì các hóa chất độc hại có trong bún khi vào cơ thể tùy theo lượng độc tố mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.

Bún làm từ gạo nên dễ bị chua, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc.

Bún làm từ gạo nên dễ bị chua, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc.

Trên thị trường có nhiều loại bún:

– Bún rối: Là loại bún sau khi được vớt ra khỏi nồi nước tráng thì được để vào thúng một cách tương đối lộn xộn, không có hình khối rõ rệt. Bún rối là loại phổ biến nhất và thích hợp với nhiều món ăn nhất.

– Bún lá: Các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4-5mm, dài cỡ 30–40 cm. Khi ăn, các lá bún này được cắt thành từng đoạn ngắn.

– Bún nắm: Các sợi bún được nắm thành từng bánh nhỏ, bẹt, ít phổ biến hơn so với hai loại bún trên. Bún vắt và bún nắm thích hợp với cá món chấm, chẳng hạn như bún ốc nguội, bún đậu mắm tôm.