Cây hoàn ngọc có tác dụng gì? 17 tác dụng và bài thuố c chữa bện h

Hoàn ngọc là một loại dược liệu được trồng phổ biến ở Việt Nam, thường dùng để sản xuất trà thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, thực tế cây hoàn ngọc còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để biết cây hoàn ngọc có tác dụng gì nhé!

1Cây hoàn ngọc là gì?

Cây hoàn ngọc là một loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi phía Bắc và phía Nam Việt Nam. Cây còn có tên gọi khác là cây con khỉ, nhật nguyện, xuân hoa, thuộc họ ô rô (Acanthaceae). Lá và rễ của cây hoàn ngọc thường được phơi khô để làm thuốc.

Hoàn ngọc là loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi Việt Nam

Hoàn ngọc là loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi Việt Nam

Mô tả cây hoàn ngọc

Hoàn ngọc thuộc dạng cây bụi sống lâu năm. Chiều cao cây thường từ 1 – 2m, thân non gồm nhiều cành xanh mảnh, khi già chuyển sang gỗ nâu. Lá hình mũi giác, kích thước 12 – 17cm, cuống dài 1,5 – 2,5cm, mép lá thuôn nhọn.
Hoa mọc ở đỉnh cành, lưỡng tính, màu trắng pha tím, gồm 5 đài tách rời. Tràng hợp dài hẹp, chia thành 2 môi, môi dưới 2 thùy, môi trên 3 thùy, thùy giữa chấm tím nhạt, nhị 4, trong đó 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn, bao phấn tím.

Cây hoàn ngọc thường cao từ 1 - 2m

Cây hoàn ngọc thường cao từ 1 – 2m

Phân loại cây hoàn ngọc

Hoàn ngọc được chia làm 2 loại đỏ và trắng.
Cây hoàn ngọc đỏ có lá non màu nâu đỏ, vị chát, bề mặt lá có lớp lông tơ. Khi già, lá chuyển sang màu xanh đậm.
Cây hoàn ngọc trắng có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, chứa dịch nhớt và khi khô có thể chuyển màu xám bạc. Hoàn ngọc trắng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người, thường được dùng làm thuốc.

Hoàn ngọc được chia làm hai loại trắng và đỏ

Hoàn ngọc được chia làm hai loại trắng và đỏ

Thành phần hóa học

Cây hoàn ngọc chứa các thành phần hóa học như: sterol, flavonoid, acid hữu cơ, saponin, đường khử, carotenoid. Lá có hàm lượng diệp lục toàn phần 2,65mg/g (lá tươi), protein toàn phần 30,08% (lá khô) và nitơ toàn phần 4,9% (lá khô).
Hoàn ngọc chứa nhiều sterol, flavonoid, saponin, acid hữu cơ

Hoàn ngọc chứa nhiều sterol, flavonoid, saponin, acid hữu cơ

Bộ phận dùng

Người ta thường sử dụng lá và rễ cây hoàn ngọc tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Hoàn ngọc có thể được thu hái vào tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là mùa mưa.

Lá và rễ cây hoàn ngọc thường được sử dụng làm thuốc

Lá và rễ cây hoàn ngọc thường được sử dụng làm thuốc

2Tác dụng của cây hoàn ngọc và một số bài thuốc

Cây hoàn ngọc là một dược liệu quý có nhiều tác dụng, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Một số tác dụng của cây hoàn ngọc là:

Hỗ trợ chữa u xơ, u nang

Hoàn ngọc có khả năng hỗ trợ chữa u nang và u xơ nhờ các chất chống oxy hóa như: flavonoid, saponin và axit hữu cơ có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u.

Bài thuốc hỗ trợ trị u nang, u xơ như sau:
Bước 1: Lấy 10-12 lá cây hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát.

Bước 2: Đổ một bát nước đun sôi để nguội vào, lọc lấy nước thuốc, thêm vài hạt muối để hòa tan.

Cách dùng: uống nước từ cây hoàn ngọc 3 lần/ngày, cách bữa ăn 1 giờ. Người bệnh nên sử dụng đều đặn trong 3 tháng để đạt kết quả tốt.

Hoàn ngọc giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u

Hoàn ngọc giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u

Điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi

Cây hoàn ngọc chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ác tính và có tính chất kháng viêm. Do đó nó góp phần điều trị tuyến tiền liệt và u xơ phổi.

Dưới đây là bài thuốc điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi bằng cây hoàn ngọc:

Lấy một nắm cây hoàn ngọc, rửa sạch, xay nhuyễn với 300ml nước lọc.

Chia nhỏ nước thuốc ra các chai, dùng để uống 3 lần/ngày trước bữa ăn.

Cây hoàn ngọc góp phần điều trị u xơ phổi

Cây hoàn ngọc góp phần điều trị u xơ phổi

Hỗ trợ điều trị ung thư

Chất chiết xuất ethanolic từ ​​lá của cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk) đã được nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với sự ức chế tăng trưởng tế bào MDA-MB-231 gây ung thư vú ở người.[1]

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc theo cách sau để hỗ trợ điều trị ung thư:

Đối với giai đoạn đầu, sử dụng 10 lá cây hoàn ngọc tươi đem rửa sạch và dùng nhai kỹ 5 lần/ngày.

Đối với các giai đoạn sau của bệnh ung thư, người bệnh sử dụng 15 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, nhai kỹ 6 lần/ngày kết hợp với uống một cốc nước lá hoàn ngọc vào mỗi sáng, ăn một nắm lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối.

Giúp cầm máu do trĩ, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu

Cây hoàn ngọc chứa các chất có tác động tăng cường khả năng đông máu và ức chế quá trình chảy máu. Bài thuốc và cách dùng cây hoàn ngọc để cầm máu như sau:

Dùng 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch và nhai kỹ 2 lần/ngày.

Hoặc người bệnh có thể dùng lá hoàn ngọc khô, đem sắc với 500ml nước để uống trong ngày.

Hoàn ngọc có tác dụng cầm máu do xuất huyết tiêu hóa

Hoàn ngọc có tác dụng cầm máu do xuất huyết tiêu hóa

Chữa tiểu rắt, tiểu ra máu

Theo đông y, cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu ra máu. bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để giải quyết tình trạng này như sau:

Chuẩn bị 15 – 25 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch.

Giã nát lấy nước cốt dùng để uống hàng ngày.

Theo đông y cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Theo đông y cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Giúp chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu

Chiết xuất ethanol từ lá hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên được dùng để chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu. Bài thuốc và cách sử dụng hoàn ngọc để chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu như sau:

Chuẩn bị 14 – 20 lá hoàn ngọc, rửa sạch.

Giã nát lấy nước cốt đặc để uống hàng ngày.

Hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên dùng để chữa viêm thận

Hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên dùng để chữa viêm thận

Điều trị bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng

Sự kết hợp của betulin, lupeol, và axit pomolic trong cây hoàn ngọc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, vì những hoạt chất này có tác dụng thải độc tốt cho gan. Đã có nhiều nghiên về tác dụng về betulin này được công bố trên các tạp chí y khoa.

Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để điều trị bệnh lý về gan như sau:

Chuẩn bị 10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, dùng để nhai 3 lần/ngày khi bụng đói liên tục trong 3 tuần.

Bên cạnh, đó người bệnh có thể tán lá hoàn ngọc thành bột, trộn theo tỉ lệ 1:1 với bột tam thất, dùng với nước lọc trước bữa ăn.

Lá hoàn ngọc tươi hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan

Lá hoàn ngọc tươi hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan

Chống oxy hoá

Trong nghiên cứu của Phạm Minh Giang và cộng sự, dịch chiết etyl axetat và hòa tan n-butanol được điều chế từ lá cây hoàn ngọc dưới dạng các phân đoạn giàu flavonoid. Cho thấy, cây hoàn ngọc có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.[2]

Tác dụng chống oxy hóa của cây hoàn ngọc giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Một trong những tổn thương đó là lão hóa sớm, bệnh ung thư, stress, da sạm,…

Nhờ tác dụng chống oxy hóa, cây hoàn ngọc có khả năng giúp da giữ lâu được vẻ đẹp tươi trẻ, làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa các bệnh do tổn thương tế bào.

Cách dùng cây hoàn ngọc để nâng cao khả năng chống oxy hóa như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc, rửa sạch, phơi khô.

Đun cùng 2 lít nước, hãm tầm 5 – 10 để trà ra hết các chất là có thể sử dụng.

Cây hoàn ngọc giúp làm chậm quá trình lão hóa

Cây hoàn ngọc giúp làm chậm quá trình lão hóa

Giúp cải thiện sức khỏe

Cây hoàn ngọc có khả năng tăng cường sức khỏe cơ thể và phòng được nhiều bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp, ngăn ngừa oxy hóa tế bào. Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để cải thiện sức khỏe như sau:

Chuẩn bị 5 – 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai chậm và nuốt.

Dùng liên tục 2 lần/ngày trong 1 tuần.

Hoàn ngọc giúp phòng ngừa các bệnh lý và nâng cao sức khỏe

Hoàn ngọc giúp phòng ngừa các bệnh lý và nâng cao sức khỏe

Trị lở loét

Do chứa các hoạt chất như sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử nên hoàn ngọc có khả năng trị lở loét, làm lành vết thương. Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc trị lở loét như sau:

Dùng lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát cùng một ít muối trắng.

Đắp hỗn hợp đã giã lên vết loét để vết thương mau lành.

Sử dụng hoàn ngọc giúp vết thương mau lành hơn

Sử dụng hoàn ngọc giúp vết thương mau lành hơn

Kháng khuẩn, kháng nấm

Do trong dịch chiết lá hoàn ngọc có chứa ethanol nên loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Cách dùng cây hoàn ngọc để trị nấm, nhiễm khuẩn như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc, rửa sạch, giã nát cùng một ít muối trắng.

Đắp lên vùng bị nấm, nhiễm khuẩn trong vài ngày đến khi vết thương lành dần.

Dịch chiết lá hoàn ngọc có tính kháng khuẩn, kháng nấm

Dịch chiết lá hoàn ngọc có tính kháng khuẩn, kháng nấm

Trị sẹo lồi, mụn lồi

Do có tính kháng khuẩn nên cây hoàn ngọc giúp các vết sẹo, mụn lồi nhanh chóng biến mất. Cách dùng cây hoàn ngọc để trị sẹo, mụn lồi như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát cùng một nhúm muối.

Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng bị sẹo cho đến khi da phẳng thì dừng lại.

Chữa sốt cao, cảm cúm

Chiết xuất ethanol từ cây hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên giúp hạ sốt do virus, vi khuẩn gây ra. Cách dùng lá hoàn ngọc để chữa sốt cao, cảm cúm như sau:

Sử dụng 8 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch.

Dùng nhai kỹ, nuốt và sử dụng lại sau 1 giờ. Người bệnh nên sử dụng 3 lần cho đến khi hạ sốt thì dừng lại.

Chiết xuất từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ sốt, kháng viêm

Chiết xuất từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ sốt, kháng viêm

Chữa bệnh tiểu đường

Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cây hoàn ngọc trong điều trị bệnh tiểu đường ở người được đăng trên các Tạp chí y khoa nước ngoài.

Các nghiên cứu đều cho kết quả, cây hoàn ngọc có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của hormone insulin trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người bình thường. [3]

Cách sử dụng hoàn ngọc để chữa bệnh tiểu đường như sau:

Chuẩn bị 50 – 60 lá hoàn ngọc, rửa sạch dùng để ăn sống 5 – 6 lần/ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng lá hoàn ngọc nấu chín và uống thay nước lọc hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị ở người huyết áp cao

Năm 2011, nghiên cứu invitro và invivo được thực hiện trên chuột của P.Khonsung và cộng sự cho thấy, dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc chứa alkaloids, coumarins và sterols có tác dụng hạ huyết áp, điều trị huyết áp tái phát hiệu quả.[4]

Bên cạnh đó, trong dân gian sử dụng cây hoàn ngọc để ổn định huyết áp và điều trị huyết áp tái phát theo cách sau:

Ổn định huyết áp: Dùng rễ và lá hoàn ngọc tuổi thọ trên 7 năm rửa sạch, phơi khô, sắc với nước uống mỗi ngày.

Điều trị huyết áp tái phát: Dùng 9 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kỹ đến khi nước cốt trong lá tiết ra hết thì ngừng lại và nằm nghỉ ngơi.

Hoàn ngọc giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa tái phát

Hoàn ngọc giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa tái phát

Hỗ trợ, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Cây hoàn ngọc có chứa flavonoid, saponin và các axit hữu cơ nên giúp ức chế viêm nhiễm, giảm kích ứng trong đường tiêu hóa. Cách sử dụng hoàn ngọc để điều trị các bệnh đường tiêu hóa như sau:

Viêm đại tràng: Dùng 40g thân và lá hoàn ngọc khô, 10g khổ sâm sắc với 800ml nước chia uống nhiều lần trong ngày.

Tả, lỵ, tiêu chảy: Dùng 5 – 15 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kỹ 2 lần/ngày và sử dụng trong 7 ngày.

Viêm dạ dày tá tràng: Dùng 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch để ăn cùng rau sống mỗi ngày và sử dụng trong 7 ngày để giảm triệu chứng bệnh.

Sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị sa dạ con

Sa dạ con là tình trạng nặng bụng dưới, thấy có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo hoặc phía ngoài âm đạo, màu sắc đỏ nhợt. Trong dân gian, sử dụng cây hoàn ngọc giúp giảm đau bụng dưới do sa dạ con hiệu quả theo cách làm như sau:

Dùng 10 – 20 lá hoàn ngọc tươi, nhai kỹ hoặc giã nát.

Nếu giã nát thì lấy nước cốt để uống.

Phụ nữ sau sinh dùng hoàn ngọc để điều trị sa dạ con

Phụ nữ sau sinh dùng hoàn ngọc để điều trị sa dạ con

13Lưu ý khi sử dụng cây hoàn ngọc

Một số lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Đối với những bệnh đang sử dụng phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ không nên chuyển sang sử dụng các loại thuốc thảo dược mà chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Hoàn ngọc là loại cây không chứa độc tính, tuy an toàn nhưng hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rất cần thiết.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng hoàn ngọc

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng hoàn ngọc

Cách sử dụng hiệu quả

Khi sử dụng hoàn ngọc nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nhai chậm và kỹ lá hoàn ngọc để các chất trong lá tiết hết ra và phát huy tác dụng của nó.

Khi sử dụng trà túi lọc hoàn ngọc, người bệnh không nên dùng chung với thức ăn có tính hàn để tránh bị đầy bụng.

Đảm bảo nguồn dược liệu hoặc làm sạch lá trước khi sử dụng

Người bệnh không nên dùng chung trà túi lọc hoàn ngọc với thực phẩm tính hàn

Người bệnh không nên dùng chung trà túi lọc hoàn ngọc với thực phẩm tính hàn

Các tác dụng phụ có thể gặp phải

Lá hoàn ngọc có tính hàn, do đó nếu sử dụng nhiều có thể gây lạnh, đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, người bị bệnh gan thận có thể bị mẩn ngứa khi vừa sử dụng, tuy nhiên đây chỉ là phản ứng thoáng qua.

Cây hoàn ngọc có thể gây mẩn ngứa trong lần đầu sử dụng

Cây hoàn ngọc có thể gây mẩn ngứa trong lần đầu sử dụng

Củ bình vôi có tác dụng gì?

Củ bình vôi là một vị thuốc đông y được nhiều danh y ghi chép và lưu lại. Vậy củ bình vôi có tác dụng gì? Bài viết sau đây xin chia sẻ đến bạn một số thông tin về vị thuốc đông y này.

1. Làm sao nhận biết củ bình vôi?

Cây bình vôi là một loại cây thân là dây leo có màu xanh và thân leo khá cao. Thông thường thân cây có chiều dài 6m. Thân cây nhẵn và có xu hướng hơi xoắn. lá cây thì mọc xen kẽ. Những vị trí không có lá hay lá bị rụng sẽ xuất hiện hoa.
Quả hạch của cây bình vôi có hình cầu dẹt và màu sắc hơi ngả đỏ. Phần củ xuất hiện ngay cạnh rễ là bộ phận chính được điều chế thành vị thuốc đông y sử dụng chữa bệnh. Cây này có đặc điểm thích ánh sáng. Nhờ đặc tính ưa sáng nên có thể được dùng làm dấu hiệu để tìm kiếm loại cây này. Tại các khu rừng núi đá vôi khu vực tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và một số vùng núi khu vực phía Tây Bắc có thể tìm và khai thác củ này.

2. Cấu tạo của rễ củ bình vôi có những thành phần dược liệu nào

Trong thành phần rễ cây bình vôi có chứa alcaloid. Do tại Việt Nam có nhiều giống cây bình vôi nên thành phần của alcaloid cũng khá đa dạng. Trong thành phần của alcaloid có thể chứa một số chất như L – tetrahydropalmatin, cepha lanolin, cephradine…

Trong các phân tích nghiên cứu, L – tetrahydropalmatin có công dụng an thần, chống co giật, hay sốt hoặc hạ huyết áp

Củ bình vôi có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người
Trong thành phần rễ cây bình vôi có chứa alcaloid

3. Củ bình vôi là vị thuốc đông y chủ trị mất ngủ và nhiều hội chứng khác

Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Khi sử dụng linh hoạt một số vị thuốc cùng củ bình vôi còn có thể giúp trị mụn nhọt ngoài da. Tuy nhiên với vết lở hay mụn nhọt chỉ nên điều trị cho người lớn.

Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh… đều sẽ được hạn chế.

Ngoài ra, trong củ bình vôi còn có chứa chất rotundin giúp an thần. Nhờ đó mà các chứng bệnh tim mạch cũng được ngăn ngừa. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã phát hiện củ bình vôi có chứa một lượng nhỏ độc tố. Vì thế không nên dụng mà hãy tham khảo trước tư vấn từ bác sĩ.

4. Công thức kết hợp một số vị thuốc đông y với củ bình vôi

Để điều trị suy nhược thần kinh bạn có thể dùng củ bình vôi, thiên ma, câu đằng, viễn chí. Mỗi vị cân lấy 12 gam đem sắc uống. Với bệnh mất ngủ hay căng thẳng thì dùng 12g mỗi vị bao gồm củ bình vôi, lạc tiên, vông nem và 6 cam thảo, 6g liên tâm sắc uống.

Củ bình vôi kết hợp cùng dạ cẩm, khổ sâm, sa tiền tử có thể giúp trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu bạn đang cần điều trị viêm đường hô hấp hay viêm phế quản thì cân lấy 12g mỗi vị bao gồm củ bình vôi, huyền sâm, cát cánh.

Củ bình vôi có nhiều tác dụng tốt đến với sức khỏe. Tuy nhiên có một số nghiên cứu đã tìm ra dược tính gây hại với hàm lượng thấp. Do đó cần hết sức chú ý và tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách giúp bạn đi ngàn dặm khô;ng bị say xe!

Cách giúp bạn đi ngàn dặm khô;ng bị say xe!

Thay vì lạm dụng thuốc say tàu xe, bạn có thể áp dụng những cách sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo trong những chuyến đi đường dài.

Theo Tri thức trẻ, say tàu xe là một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển. Vậy nên, để tránh tình trạng say tàu xe, bạn hãy áp dụng những cách giúp bạn đi ngàn dặm không bị say xe sau:

1. Cách chống say tàu xe bằng gừng
Theo Đông y, để chống say xe, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng bạn nên ngậm trong miệng một lát.

Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong các bài thuốc Đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3-5 lát gừng sống.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

2. Chống say tàu xe bằng vỏ quýt, cam, chanh

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.
Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.


3. Chống say tàu xe bằng ấn huyệt nội quan
Phải ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sĩ Đông y áp dụng.

Bấm huyệt, massage là một trong những phương pháp chống say tàu xe hiệu quả được khá nhiều người truyền tai nhau. Cách làm rất đơn giản như sau, bạn hãy dùng các ngón tay massage và bấm vào các huyệt vị ở khớp cổ tay hoặc gân mu bàn tay, hay còn gọi là huyệt nội quan và huyệt hợp cốc. Từ đó, mang đến tác dụng giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, đau bụng, nhức đầu,…

Để tìm huyệt nội quan, bạn hãy đặt 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn lên trên cổ tay trái, bắt đầu từ dưới nếp gấp, huyệt nội quan sẽ nằm ở dưới ngón trỏ. Sau đó bạn giữ và bấm huyệt này trong vòng 4-5 giây, sẽ thấy tình trạng say xe được cải thiện.

Vị trí huyệt hợp cốc là điểm nối giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, khi khép ngón cái và ngón trỏ lại với nhau sẽ xuất hiện một cái khe rãnh, và điểm cuối của khe đó là vị trí huyệt hợp cốc. Khi xác định được huyệt hợp cốc rồi bạn dùng tay day ấn giữ với lực mạch trong vòng 2 giây rồi thả ra, sau đó lại tiếp tục trong khoảng 1-3 phút.

4. Chống say tàu xe bằng cách ăn và ngửi bánh mì
Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, bạn có thể ngửi vỏ bánh mì để tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe cộ gây buồn nôn.

5. Chống say tàu xe bằng lá trầu
Bạn có thể sử dụng lá trầu dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại.

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.

6. Chống say tàu xe bằng cách quấn khăn khô
Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.

7. Nhắm mắt và ngủ một giấc

Khi bạn đi vào buổi tối hoặc không ngồi gần cửa sổ, hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

8. Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm chứng say xe nhẹ là nhai kẹo cao su. Bạn cũng có thể ăn vặt trên xe, nói chung cử động nhai có thể giúp làm giảm các tác động do xung đột tín hiệu giữa mắt và tai gây ra.
9.Tránh thực phẩm khó tiêu

Các loại thực phẩm gây khó tiêu như các loại đồ chiên dầu mỡ, gia vị gây kích thích dạ dày, đồ chua,.. sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày khiến bạn khó tiêu cũng như đầy hơi. Từ đó, sẽ dễ dàng say xe và buồn nôn hơn.

10. Ăn lót dạ trước khi đi

Một mẹo chữa hết say xe cực kỳ hiệu quả đó là ăn lót dạ trước khi khởi hành.

Khi áp dụng cách chống say xe này, bạn cần chú ý không nên ăn quá no hoặc quá đói. Bởi nếu ăn quá no sẽ khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi. Còn nếu để bụng đói thì lại khiến dạ dày cồn cào, dễ bị buồn nôn khi đang đi xe.
Đặc biệt bạn cũng nên tránh những thức ăn chua cay hay nhiều dầu mỡ cũng khiến dễ buồn nôn hơn. Chỉ nên ăn đồ nhẹ nhàng lót dạ trước chuyến đi.

11. Cách chống say xe bằng cách chọn chỗ ngồi ít xóc

Đối với những ai có cơ địa hay bị say tàu xe thì việc chọn chỗ ngồi khi đi xe là việc cực kỳ cần thiết. Bởi chỗ ngồi càng xóc thì tình trạng say xe của bạn sẽ càng nặng.

Đối với những ai đi xe ô tô, xe khách, xe đò thì nên chọn những ghế gần tài xế hoặc ở giữa xe. Đây là những vị trí xe ít xóc, ổn định nhất. Đặc biệt cần tránh những phần xe gần bánh xe sẽ đỡ say.

Đối với những ai đi thuyền thì những vị trí gần cửa sổ sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Ở những vị trí này, bạn sẽ dễ dàng quan sát cảnh vật bên ngoài nhất. Nhờ đó phân tán sự tập trung vào việc đi thuyền và giảm tình trạng say.

Cùng với đó, cần chọn chỗ ngồi ở giữa tàu, ở vị trí càng thấp càng tốt. Bởi vị trí giữa tàu là nơi có độ cân bằng tốt nhất và ít bị tác động từ sóng. Nhờ đó bạn sẽ ít bị say nhất.

Đối với trường hợp say ở trên máy bay thì nên chọn những chỗ ngồi như: ở gần phía trước máy bay, ở giữa hai cánh. Đây là những chỗ hạn chế được tiếng ồn và rung lắc, nhờ đó giảm tối đa tình trạng buồn nôn khi đi.

12.Tránh đọc sách, báo, chữ nhỏ trên xe

Khi bạn đang đọc sách, do quyển sách đứng yên cố định nên mắt sẽ truyền tín hiệu đến cho não là bạn đang đứng yên.

Tuy nhiên khi xe bị xóc hay thay đổi vận tốc, vào khúc cua thì tai trong của bạn lại đón nhận chuyển động và cũng truyền đến não. Những tín hiệu trái ngược nhau được truyền đến não sẽ khiến ta càng dễ bị say xe.
Vì vậy cách chống say xe tốt nhất bạn có thể áp dụng lúc này là đừng đọc sách, nhìn ra ngoài cửa sổ để nhìn được sự chuyển động của mọi vật xung quanh. Lúc này tín hiệu đến não sẽ được đồng nhất và cảm giác say xe của bạn sẽ đỡ hơn.

Triệu chứng say xe là do những tín hiệu mà não nhận được xung đột với những gì tai nghe và mắt nhìn thấy. Vì vậy, nếu bạn bị say xe hãy nhắm mắt lại, nằm tựa vào ghế và ngủ một giấc. Đây được xem là một trong những cách hiệu quả giúp bạn cảm thấy đỡ buồn nôn, khó chịu hơn khi di chuyển bằng tàu xe.

13.Cách chữa say xe dân gian bằng cam thảo

Cam thảo được biết đến là một loại dược liệu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt, cam thảo có khả năng làm dịu dạ dày, cải thiện nhanh chóng tình trạng buồn nôn, khó tiêu hay ợ nóng.

Cách dùng rất đơn giản như sau, bạn chỉ cần lấy một ít cam thảo nhai trực tiếp hoặc có thể sắc lên để sử dụng.

16 tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe bạn không thể ngờ đến

Dứa là một loại trái cây không chỉ ngon mà còn rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay các tác dụng của quả dứa trong bài viết sau đây nhé!

Vitamin và các khoáng chất có trong quả dứa

Trong 100g quả dứa chứa:
Năng lượng: 25 kcal.
Chất béo: 0,2g.
Carbs (carbohydrate): 13,7g.
Chất xơ: 0,4g.
Canxi: 16 mg.
Phospho: 11 mg.
Vitamin C: 16 mg.

1Điều trị cảm và cảm cúm

Trong quả dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có đặc tính chống viêm, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩnchống lại nhiễm trùng.

Vì vậy, ăn dứa có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm hay vi khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cảm cúm một cách hiệu quả.

Ăn dứa giúp điều trị cảm

Ăn dứa giúp điều trị cảm

2Tốt cho răng

Dứa là loại thực phẩm rất tốt cho răng và nướu. Do dứa chứa nhiều canxi và mangan, những khoáng chất quan trọng để hình thành và củng cố cấu trúc răng của bạn. Ngoài ăn dứa, bạn cũng có thể uống nước ép dứa cũng là cách tốt để bổ sung canxi và mangan từ dứa giúp giúp răng chắc khỏe.

Ăn dứa tốt cho răng

Ăn dứa tốt cho răng

3Tốt cho mắt

Ăn dứa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa tuổi già. Đó là vì loại trái cây này chứa hàm lượng cao vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác như vitamin A, vitamin E,… rất quan trọng cho việc tăng cường thị lực.
Ăn dứa tốt cho mắt

Ăn dứa tốt cho mắt

4Thúc đẩy giảm cân

Dứa có tương đối ít calo so với các loại trái cây ngọt khác. Thay vì ăn bánh kẹo, ăn dứa vào các bữa phụ sẽ là một cách hay giúp bạn no lâugiảm cảm giác thèm ăn vặt.

Dứa cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóahạn chế tích tụ mỡ trong cơ thể, giúp ích cho quá trình giảm cân.

Ăn dứa giúp hỗ trợ giảm cân

Ăn dứa giúp hỗ trợ giảm cân

5Trị mụn, ngăn ngừa mụn nhọt

Dứa rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có khả năng điều trị mụn trứng cá. Bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm và sưng, nó không chỉ trị mụn mà còn ngăn ngừa mụn nhọt mọc lên khiến bạn khó chịu.

Uống 1 ly nước ép dứa mỗi ngày không chỉ giúp bạn đánh bay mọi vết thâm sẹo do mụn gây ra mà còn giúp làn da đủ ẩm và tràn đầy sức sống.

Ăn dứa giúp trị mụn

Ăn dứa giúp trị mụn

6Chống lão hóa

Thời gian và quá trình lão hóa sẽ khiến làn da của bạn dần mất đi độ sáng và bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn. Uống nước ép dứa có thể giúp bạn bổ sung các chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của bạn.

Ngoài ra, trong dứa còn chứa axit alpha-hydroxy, một chất có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào da và khiến bạn trẻ lâu hơn.
Ăn dứa giúp chống lão hóa

Ăn dứa giúp chống lão hóa

7Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy nặng nề, khó tiêu hoặc thậm chí là đau bụng do ăn quá nhiều. Lúc này, tất cả những gì bạn cần làm là uống một chút nước ép dứa hoặc ăn vài miếng dứa, nó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Đó là do dứa giàu bromelain, chất xơ và vitamin C, những chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.

Hệ tiêu hóa có mối liên hệ rất mật thiết với hệ miễn dịch của chúng ta. Vì vậy, một đường ruột khỏe mạnh cũng giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể.
Trong 1 số nghiên cứu có chỉ ra enzyme Bromelain đã được nghiên cứu để sử dụng trong bệnh vảy phấn lichenides, sau 3 tháng điều trị bằng bromelain đường uống đáp ứng lâm sàng hoàn toàn đã được báo cáo.[1]

Dứa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Dứa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

8Giúp tóc dày, mềm và sáng bóng

Dứa có đặc tính làm dày tóc, giúp tóc chắc khỏe. Các enzym có trong loại quả này là các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm tăng số lượng nang tóc, giúp cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc. Vitamin C trong quả dứa cũng có thể giúp tóc bạn thêm mềm mại và bóng mượt hơn.

Ăn dứa làm tóc dày, sáng bóng
Ăn dứa làm tóc dày, sáng bóng

9Chữa viêm da đầu, ngăn ngừa rụng tóc

Nếu bạn đang bị ngứa đầu dữ dội thì đó có thể là một trong những biểu hiện của viêm da đầu. Enzyme bromelain trong dứa là một chất có đặc tính chống viêm. Do vậy, ăn dứa hoặc uống nước ép dứa có thể hỗ trợ giúp giảm viêm da đầu. Dứa cũng rất giàu vitamin C có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc không mong muốn và kích thích mọc tóc hiệu quả.

Ăn dứa ngăn ngừa rụng tóc

Ăn dứa ngăn ngừa rụng tóc

10Giúp xương chắc khỏe

Thêm dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hệ xương chắc khỏe. Trong dứa có chứa cả canxi, kali, magie và mangan,… Đây đều là những khoáng chất không thể thiếu trong quá trình xây dựng và tái tạo xương. Thiếu hụt bất cứ chất khoáng nào cũng có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương hơn.
Ăn dứa giúp xương chắc khỏe

Ăn dứa giúp xương chắc khỏe

11Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp có thể khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội ở khớp, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Dứa chứa hàm lượng cao bromelain, một chất có đặc tính chống viêm hiệu quả. Do vậy, ăn dứa hoặc uống nước ép dứa có thể giúp làm dịu cơn đau khớp cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

Ăn dứa giúp giảm đau khớp

Ăn dứa giúp giảm đau khớp

12Ngăn ngừa ung thư

Ung thư là bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào không kiểm soát. Sự tiến triển của bệnh ung thư thường liên quan đến sự căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính.

Do vậy, dứa với hàm lượng cao chất chống oxy hóa và enzyme bromelain có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách giảm thiểu căng thẳng oxy hóagiảm viêm cho cơ thể.

Ăn dứa giúp ngăn ngừa ung thư
Ăn dứa giúp ngăn ngừa ung thư

13Ngăn ngừa tăng huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tim mạch. Dứa chứa hàm lượng kali cao và lượng natri thấp rất thích hợp cho những người bị tăng huyết áp. Kali đã được minh chứng là có tác dụng tăng đào thải natri ra khỏi cơ thể và giúp làm giảm huyết áp một cách hiệu quả.

Ăn dứa giúp làm giảm huyết áp

Ăn dứa giúp làm giảm huyết áp

14Giảm nguy cơ đông máu

Bromelain trong dứa có khả năng làm giảm nguy cơ đông máu. Nó giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông, tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì vậy, thường xuyên ăn dứa sẽ giúp bạn nhận được lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe này. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép dứa, hoặc thêm dứa vào món salad hoặc canh chua cũng là cách hay để bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày.

Ăn dứa giúp giảm nguy cơ đông máu

Ăn dứa giúp giảm nguy cơ đông máu

15Chống oxy hóa

Dứa rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa, bao gồm: vitamin C, vitamin A, vitamin E và bromelain. Các chất này có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa viêm. Chúng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bệnh tật và các tác nhân gây hại cho sức khỏe.

Dứa giàu chất chống oxy hóa
Dứa giàu chất chống oxy hóa

16Giúp phục hồi sau phẫu thuật

Chất bromelain trong dứa cũng đã được chứng minh là giúp ích cho cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng: bromelain có tác dụng mạnh tương đương với các loại thuốc chống viêm, đặc biệt là nó không gây ra tác dụng phụ nào.

Ăn dứa giúp phục hồi sau phẫu thuật

Ăn dứa giúp phục hồi sau phẫu thuật

17Những lưu ý khi sử dụng quả dứa

Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn dứa: vì dứa có tính axit cao, ăn nhiều có thể gây ợ nóng.
Người có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn nhiều dứa: vì dứa có nhiều chất xơ có thể làm tăng nhu động ruột, gây khó chịu đường tiêu hóa.
Người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn dứa: vì dứa có hàm lượng đường tự nhiên cao, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về lượng ăn hợp lý.
Tương tác thuốc: dứa có thể tương tác và làm thay đổi tác dụng của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.
Không nên ăn dứa quá nhiều một lúc: vì bromelain trong dứa có khả năng phá hủy protein, ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi.
Ăn nhiều dứa liền một lúc sẽ gây rát lưỡi

Ăn nhiều dứa liền một lúc sẽ gây rát lưỡi

4 bộ phận của con gà chứa đầy ký sinh trùng nhưng nhiều người vẫn vô tư ăn 

Thịt gà ʟà món ոgon trên bàn ăn với giá ᴛhàոh dễ chịu, ⱪhȏոg quá ᵭắt ᵭỏ ʟại có ոhiḕu cách chḗ biḗn ᵭa dạng. Nhưոg bạn có biḗt rằng, ở một sṓ bộ phận của gà ʟại tiḕm ẩn ⱪhá ոhiḕu ⱪý siոh trùng.

Phổi gà

Có rất ոhiḕu ⱪý siոh trùոg và vi ⱪhuẩn trú ոgụ troոg phổi gà, ոgay cả ⱪhi ոó ᵭã ᵭược ʟàm chín ở ոhiệt ᵭộ cao. Khi bạn ăn vào, cơ ᴛhể sẽ siոh ra cảm giác ⱪhó chịu, bứt rứt hoặc một sṓ ոgười ʟại chẳոg ᴛhấy có phản ứոg gì ở bên ոgoài.

Do bộ phận ոày ᴛhuộc hệ hȏ hấp của gà ոên ʟà ոơi chứa ᵭựոg rất ոhiḕu chất ᵭộc và vi ⱪhuẩn gȃy bệոh ⱪhác ոhau tùy ᴛheo ᵭiḕu ⱪiện siոh sṓոg của chúng. Vì vậy, tṓt ոhất ᴛhì bạn vẫn ոên ʟoại bỏ bộ phận ոày ⱪhi ăn ᵭể ոgăn ոgừa ոhữոg rủi ro xấu cho sức ⱪhỏe.

4 bộ phận của con gà chứa ᵭầy ⱪý siոh trùոg ոhưոg ոhiḕu ոgười vẫn vȏ tư ăn - 1
Phao cȃu gà

Phao cȃu chắc chắn sẽ có rất ոhiḕu ⱪý siոh trùոg và vi ⱪhuẩn ոên ոḗu ăn quá ոhiḕu sẽ gȃy hại cho cơ ᴛhể. Do ᵭó, dù hươոg vị của phần ոày có ոgon ᵭḗn ᵭȃu, bạn cũոg ոên ăn ít hơn hoặc tráոh ăn ᵭể tṓt cho sức ⱪhỏe của chíոh mình.

Đầu gà

Cách Làm Đầu Gà Chiên Giòn /Gà Chiên Giòn (Món Nhậu) Bình Dân Thơm Ngon Bỗ Rẻ

Thực tḗ ոhữոg gì mà con gà ăn vào ᴛhườոg dễ tích tụ ʟại chất bẩn ở ⱪhu vực ᵭầu ոên ոḗu bạn ⱪhȏոg ʟàm sạch ᵭầu gà ᴛhì vȏ tìոh sẽ ոuṓt ոhiḕu vi ⱪhuẩn, ⱪý siոh trùոg vào cơ ᴛhể. Có ʟẽ ăn một hai ʟần ᴛhì ⱪhȏոg ảոh hưởոg gì, ոhưոg ոḗu ăn quá ոhiḕu ᵭầu gà, các chất ᵭộc hại ոày sẽ xȃm ոhập vào cơ ᴛhể con ոgười và gȃy ảոh hưởոg xấu ոhất ᵭịոh ᵭḗn sức ⱪhỏe.
Da gà

Nhiḕu ոgười cho rằոg da gà có ոhiḕu collagen, ăn vào có ᴛhể giúp da dẻ ᵭẹp hơn. Nhưոg ᴛhực chất collagen troոg da gà rất ít, có ᴛhể bỏ qua vì ᵭȃy ʟà phần chứa ոhiḕu chất béo ոhất của con gà. Thêm ոữa, trên da gà còn ẩn chứa rất ոhiḕu ⱪý siոh trùոg và vi ⱪhuẩn, ăn ոhiḕu sẽ ⱪhȏոg tṓt cho cơ ᴛhể.

Các công dụng cây vòi voi

Công dụng cây vòi voi rất đa dạng và phong phú, cây thuốc này có thể giúp giảm các triệu chứng như giảm đau, sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc.. và điều trị một số bệnh lý xương khớp… Tuy nhiên, ngoài tác dụng cây vòi voi trong y học, loài cây này có chứa độc tính nhẹ nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách.

Công dụng cây vòi voi

Cây vòi voi trị bệnh gì? Theo quan điểm Y Học Cổ Truyền, công dụng cây vòi voi như sau:

Thanh nhiệt;

Lợi tiểu;

Tiêu thũng;

Giải độc;

Chống viêm;

Giảm đau, giảm sưng.

Tác dụng cây vòi voi chủ trị các bệnh lý:

Phong thấp, sưng khớp;

Nhức mỏi lưng gối;

Viêm xoang;

Viêm da cơ địa;

Á sừng;

Loét họng bạch cầu;

Mụn nhọt, mẩn ngứa.

Liều dùng của dược liệu vòi voi mỗi lần khoảng: 15 – 30 gam, uống dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp ngoài da.

Các bài thuốc từ dược liệu vòi voi

1. Công dụng cây vòi voi chữa sưng amidan

Lấy lá vòi voi tươi nghiền lấy dịch rồi súc miệng 4 – 6 lần/ngày.

2. Vòi voi trị phong thấp, nhức mỏi, tê, sưng đau khớp, bán thân bất toại

Dùng 300 gam vòi voi khô, 20g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực rồi tán nhuyễn các vị thuốc sau đó vo viên to bằng hạt tiêu, mỗi lần sử dụng 20 – 30 viên, 2 – 3 lần/ ngày.

3. Công dụng cây vòi voi chữa viêm xoang

Dùng 5 – 6 nhánh dược liệu ngũ sắc tươi và 10 nhánh vòi voi đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, chắt nước rồi nhỏ vào mũi xoang bị viêm.

4. Vòi voi trị bệnh á sừng

Bài 1: Ngâm dược liệu vòi voi trong bình chứa ngập rượu (dùng bình thủy tinh) đến khi rượu chuyển màu vàng, sau đó dùng bông gòn thấm nhẹ rượu thuốc rồi bôi lên vết thương.Bài 2: đem vòi voi giã nhuyễn sau đó thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, thực hiện đều đặn mỗi ngày.

5. Chữa viêm da cơ địa

Bài 1: Vòi voi sau khi thu hái đem ngâm vào nước muối loãng trong 15 phút sau đó để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn. Dùng cây vòi voi đã giã nát đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 2 – 3 tuần.

Bài 2: Cắt cây vòi voi thành các đoạn nhỏ sau đó rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo. Sao cây vòi voi trên bếp lửa cùng với một ít giấm cho đến khi màu sắc của dược liệu ngả vàng. Tiếp theo cho hỗn hợp trên vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng da bị bệnh viêm da cơ địa, khi thuốc nguội thì bỏ lên bếp để sao lại rồi chườm tiếp. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày trong 3 tuần liên tục sẽ thấy hiệu quả.
<lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi>Một số loài vòi voi có chứa alcaloid có nhân pyrolizidin (chất gây độc cho gan) có khả năng gây ức chế, hủy hoại tế bào gan với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết và làm tăng nguy cơ ung thư. Độc tính này phát tác âm ỉ, kéo dài, rất khó phát hiện vì vậy nếu không hiểu biết kỹ càng, bệnh nhân không nên dùng hoặc cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng, kể cả các bài thuốc chỉ dùng ngoài;</lưu>

Không tự ý dùng thuốc khi không được hướng dẫn tư thầy thuốc có chuyên môn Y Học Cổ Truyền bài bản. Trường hợp tự ý dùng cây vòi voi có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn;
Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em không nên dùng dược liệu vòi voi;
Người cao tuổi, người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể cần hạn chế dùng dược liệu vòi voi;
Tuyệt đối không tự ý uống nước từ cây vòi voi vì nếu sử dụng quá liều, không đúng cách có thể gây độc cho cơ thể, đặc biệt là gan. Khi thấy dấu hiệu tiêu chảy, đau bụng trong quá trình sử dụng vòi vòi thì phải dừng lại ngay

Phương pháp chữa bệnh với cây vòi voi thường mang lại hiệu quả chậm hơn khi dùng thuốc Tây, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện;
Trước và sau khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng vòi voi ngoài da thì cần vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm.
Cây vòi voi là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh Phong thấp, sưng khớp; Nhức mỏi lưng gối,….Tuy nhiên, một số loài vòi voi có chứa alcaloid có nhân pyrolizidin có khả năng gây ức chế, hủy hoại tế bào gan. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.

Điều gì xảy ra khi ăn Bún thường xuyên

Bún tuy là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là ăn vào bữa sáng, nhưng bạn lại không nên ăn nhiều bún .

Bún nếu được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục.
Trên thị trường hiện nay, sợi bún rất trắng và trong, tạo cảm giác ngon và sạch sẽ.
Nhiều cuộc kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho hay, để tạo ra màu trắng đó, người ta đã thêm vào bún hóa chất Tinopal (huỳnh quang).
Việc thêm hóa chất này cũng giúp bảo quản bún được lâu, không bị khô cứng.
Bên cạnh đó, hàn the cũng là một hóa chất không thể thiếu của các gian thương khi sản xuất bún để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún.

Bún được tạo thành từng sợi có màu trắng tinh, sợi bún dai, để được lâu cũng không có vị chua.
Để làm được điều này người bán thường cho vào các chất bảo quản như:

Formol hay còn gọi là Formaldehyde là chất được sử dụng giúp làm trắng sợi bún, chống ôi thiu để có thể để trong thời gian dài.

Formol là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù là với liều lượng nào.

Cơ thể phải tiếp xúc với formol trong thời gian dài có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày, đại tràng
Hàn the
Hàn the là chất giúp cho sợi bún luôn được dai, giòn, không bết dính.

Đây cũng là một chất cấm không có trong danh mục Bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Sử dụng bún có chứa hàn the trong nhiều ngày có thể dẫn tới ngộ độc tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, hàn the còn gây hại cho thận và rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể

Acid oxalic là một chất hữu cơ được dùng nhiều để tẩy trắng bún, làm cho sợi bún được trắng và hấp dẫn hơn.
Đây là một chất bị cấm dùng trong và không có trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm.
Đau dạ dày không nên ăn bún bởi sử dụng bún có chứa acid oxalic trong một thời gian dài có khả năng gây ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Một số trường hợp khác acid oxalic kết hợp với canxi sẽ tạo ra canxi oxalat gây ra kết tủa và lắng đọng tạo thành sỏi ở gan mật, tụy,…

PGS Thịnh cho biết để nhận biết bún sạch không chứa chất hóa học thì dựa vào đặc tính hóa học các phụ gia cấm được cho vào như chất huỳnh quang làm sợi bún trắng trong. Nếu không có chất này sợi bún rất đục màu cơm.

Còn nếu bún chứa hàn the sợi bún rất dai và giòn. Chỉ cần dùng tay sờ thử sợi bún có thể thấy bún đó có dùng hàn the hay không.

Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Còn bún dai, khó đứt là bún chứa hàn the.

Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Ổi là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị dễ ăn, tốt cho sức khoẻ mà giá lại bình dân. Quả ổi hàm lượng vitamin C gấp 4 lần quả cam.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram ổi hàm lượng Vitamin C hơn 200 mg, nhiều hơn so với cam. Trong khi đó 100 gram cam chỉ chứa 53 mg vitamin C. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chỉ nên ăn một quả ổi mỗi ngày là đủ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Nếu bạn ăn một quả ổi mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

Tốt cho tim của bạn

Báo Pháp luật TP.HCM dẫn nguồn trang Food.ndtv.com cho biết, quả ổi chứa đầy chất chống oxy hóa, kali và chất xơ giúp giảm cholesterol LDL, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nguy cơ mắc bệnh tim.

Ăn ổi giúp giảm lượng đường trong máu

Ổi là thực phẩm tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường. Vì ổi rất giàu chất xơ nên nó làm giảm lượng insulin trong cơ thể và không khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Ổi rất tốt cho sức khoẻ nếu ăn đúng cách.

Tốt cho não

Một số loại vitamin như vitamin B3 và vitamin B6 có trong ổi, giúp cải thiện lưu thông máu lên não và thư giãn các dây thần kinh… rất tốt cho não.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang THS, pharmeasy cho biết, vitamin C, lycopene và các loại polyphenol khác có trong ổi, là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Giúp thư giãn thần kinh

Ổi có lượng magiê phong phú. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh. Đặc tính này làm cho ổi là loại quả tốt để chống lại căng thẳng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hỗ trợ trị ho và cảm lạnh

Ổi có hàm lượng vitamin C và sắt rất cao so với các loại trái cây khác. Nước ép ổi rất có lợi trong việc chữa ho và cảm lạnh. Nó giúp loại bỏ chất nhầy và tốt cho đường hô hấp.
Giúp cho làn da khỏe mạnh

Chất chống oxy hóa trong ổi bảo vệ da khỏi hình thành nếp nhăn. Tuổi già là điều chắc chắn khó tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người, và ăn ít nhất một quả ổi mỗi ngày cũng có thể kéo dài quá trình này.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Một trái ổi mỗi ngày là đủ. Bạn có thể ăn giữa buổi hoặc trước, sau khi vận động để nạp năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn khi đói. Tránh ăn vào buổi tối vì bạn có thể bị cảm lạnh và ho.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?” rồi phải không.

Trồng cây rau mùi tàu trong vườn, chẳng khác gì có ‘một tủ th:uốc an toàn cho cả gia đình’

 Mùi tàu hay ngò gai là một loại rau thơm quen thuộc giúp tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời nó cũng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy trong lá và rễ mùi tàu có hàm lượng tinh dầu cao. Hạt mùi tàu giàu canxi, sắt, phốt pho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau mùi tàu cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo và tinh bột.

Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau, làm tan chất nhầy giúp long đờm.

Uống nước rau mùi tàu có tác dụng gì?

Nước rau mùi tàu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa bệnh hôi miệng, trị nám da, điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Chữa hôi miệng

Bạn chuẩn bị 30g rau mùi tàu tươi, rửa sạch rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Bạn có thể thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng uống nước rau mùi tàu thường xuyên 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.
Tác dụng trị nám da

Bạn chuẩn bị khoảng một nắm rau mùi tàu tươi. Sau đó đem thái vụn rau mùi tàu tươi và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã rau và dùng nước cốt để thoa đều lên vùng mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.

Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Bạn chuẩn bị 1 năm rau mùi tàu ở dạng tươi. Đem rửa sạch rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày uống nước rau mùi tàu khoảng từ 3 – 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 – 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và bệnh viêm gan.
Những bài thuốc khác từ rau mùi tàu

Trị viêm dạ dày

Rễ mùi tàu, cam thảo mỗi thứ 20g. sắc uống.

Trướng bụng, buồn nôn

Mùi tàu 20g, củ sả 6g, tía tô 12g, gừng tươi 6g. Sắc uống.
Trị đau bụng, tiêu chảy

Mùi tàu 20g, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi vị 12g, sắc uống trong ngày.

Chữa cảm cúm, nóng sốt

Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu 8g, cúc tần 12g. Sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng

Mùi tàu, húng chanh, rửa sạch bằng nước muối rồi nhai kỹ, nuốt nước.

Giải cảm, ăn không tiêu

Mùi tàu 20g, cam thảo đất ( cây tươi) 30g. Sắc uống.

Trị viêm kết mạc
Mùi tàu tươi, rửa nước muối sạch, phơi héo, đem sắc lấy nước xông và rửa mắt.

Trị dị ứng mẩn ngứa

Mùi tàu rửả sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, xoa vào nơi tổn thương.

Trị ban sởi

Mùi tàu 9g, bạc hà 3g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Mùi tàu cả rễ 30g rửa sạch, phơi héo, bông mã đề16g, kim tiền thảo 16g. Sắc uống.

Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ

Mùi tàu, ngổ, cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống. Dùng 5-10 ngày là 1 liệu trình.

Bì lợn – tưởng bỏ đi nhưng lại là ‘thần dược’ với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của bì lợn

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec được tư vấn chuyên môn bởi BS Võ Hà Băng Sương, khoa Khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Gelatin và collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc.
Da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. Vì thế, các thành phần dinh dưỡng trong bì lợn rất tốt cho da, gân, xương, tóc. Nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hy vọng là thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Bì lợn không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng các loại protein.

Ít Carbohydrate: Thực phẩm ít carbohydrate là cơ hội tốt hơn để bạn giảm cân. Bì lợn chứa rất ít carbohydrat, gần như là 0%. Vì vậy ăn bì lợn không gây tăng đường huyết. Chất béo từ bì lợn làm no lâu, nên đây có thể là thành phần được cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn kiêng.

Bì lợn chứa cùng một loại chất béo như trong dầu ô liu: 43% là chất béo không bão hòa, trong đó phần lớn là axit oleic. Axit oleic là chất béo tự nhiên được tìm thấy trong các loại dầu động vật và thực vật khác nhau, bao gồm cả dầu ô liu. Vì vậy ăn chất béo vừa đủ trong bì lợn mang lại lợi ích đối với sức khỏe.

Bì lợn – tưởng bỏ đi nhưng lại là ‘thần dược’ với sức khỏe.
Bì lợn chứa nhiều natri: Natri có lợi cho các hệ thống quan trọng của cơ thể con người. Natri giúp điều chỉnh sự hấp thụ glucose cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh, loại bỏ carbon dioxide dư thừa cũng như duy trì sức khỏe làn da.

Tác dụng của bì lợn với sức khỏe

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra, từ thời nhà Đường (Trung Quốc), hầu hết các thành viên trong hoàng thất đều được đầu bếp trong cung lên thực đơn và phục vụ một lượng bì lợn vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng và làm đẹp đều đặn. Bì lợn là món ăn quý như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ nên ăn thường xuyên món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da.

Bên cạnh đó, bì lợn còn có tác dụng quan trọng công dụng lớn đến sức khỏe sinh lý, giúp tăng cảm giác ham muốn, cải thiện chất lượng và khả năng tình dục. Các nhà khoa học hiện đại phát hiện ra rằng những người ăn lượng vừa đủ bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

Bì lợn chứa một lượng lớn collagen, có thể làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể. Đặc biệt là những người bị nhiệt, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch. Bề dày, cấu trúc và chức năng của da lợn tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da lợn để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.
Ngoài ra, bì lợn cũng có tác dụng chữa bỏng hiệu quả. Khi bị thương, dùng da ếch thường bám chắc vào vết thương, co kéo làm hở vết thương, tạo khoảng trống để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thứ phát. Trong khi đó, băng sinh học từ trung bì da lợn còn tươi có tính chất xốp, đàn hồi, có độ thấm, thoát dịch tốt, được chế tạo với độ dày thích hợp, cản trở sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn khiến vết thương không nhiễm trùng và mau lành hơn hẳn.

Trị thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu: Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

Trên đây là những tác dụng của bì lợn với sức khỏe. Các bà nội trợ đừng quên thỉnh thoảng chiêu đãi gia đình một số món ăn ngon từ bì lợn như cơm tấm bì hoặc nấu món thịt đông, nem chạo.

Thanh Thanh(Tổng hợp)