Rau mồng tơi: Lợi ích tuyệt vời và những điều cần lưu ý!

Rau mồng tơi đỏ hay rau mồng tơi xanh được nhiều gia đình chọn nấu canh cho buổi trưa mùa hè nóng bức.

Mồng tơi là rau gì?
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) thuộc họ Mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh). Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm. Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5mm, màu tím đen khi chín.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mồng tơi có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi.

Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho keo hang rào để lấy rau ăn, người ta hái đọt non và lá vào mùa hè và mùa thu vì thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt.


Thành phần hóa học rau mồng tơi

Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.

Công dụng của rau mồng tơi

Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.

Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.

Ở Inđônexia, người dân dùng rau cho trẻ bị táo bón, phụ nữ đẻ khó. Nhiều người còn dùng nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho quá nhiều.

Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột. Trái mồng tơi có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi.

Ai nên ăn rau mồng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi là gì? Tại sao rau mồng tơi trở thành món ăn dân giã của nhiều người dân từ bao đời nay?
Táo báo: theo Đông y, rau mồng tơi có tính lạnh, hoạt, không độc; tác dụng nhuận tràng, lợi đại tiểu trường. Chỉ định điều trị thường dùng cho người bị táo bón, đại tiện khó khăn, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai bị táo bón…

Tốt cho mẹ bầu: rau mồng tơi có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, dinh dưỡng của rau mồng tơi tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

Thừa cân, mỡ máu: chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol xấu, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nhờ đó, rau mồng tơi không chỉ có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt mà còn giảm béo, chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân.

Lành vết thương: nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Ai không nên ăn rau mồng tơi
Dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đã cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng. Dưới dây là những lưu ý khi ăn rau mồng tơi.

Sỏi thận: trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric. Tù đó, cơ thể sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Tiêu chảy: những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, tác hại của rau mồng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng. Nếu bạn lo sợ rau mồng tơi ngoài chợ không an toàn có thể tự trồng rau mồng tơi trên sân thượng, trong vườn nhà để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cá nục mang lại lợi ích gì đối với sức khỏe? Cách kho cá nục đậm đà, ngon miệng

Trong các món mặn, cá kho luôn là món chống ngán hiệu quả. Có nhiều loại cá khác nhau, nhưng cá nục luôn là loại cá được đánh giá là ngon – bổ – rẻ. Cùng học ngay cách kho cá nục chuẩn ngon trong bài viết dưới đây nhé!

Cá nục kho không chỉ ngon miệng, hao cơm mà còn giàu dinh dưỡng. Nếu chưa biết cá nục đem lại lợi ích gì, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết loại cá này có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, tốt cho chức năng não bộ và vô vàn công dụng khác. Còn chờ đợi gì mà chưa học ngay cách kho cá nục được bật mí sau đây.

Tác dụng của các nục đối với sức khỏe

Những lợi ích sức khỏe từ việc ăn cá đem lại, đặc biệt là cá nục, đã được ghi nhận và khuyến khích trong những năm gần đây. Cá là thực phẩm chứa chất béo bão hòa thấp nên được coi là sự lựa chọn thay thế tốt hơn cả thịt hoặc sản phẩm từ gia cầm.

Cá nục có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể như: Protein canxi, photpho, kali, selen, magie, vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin B12, vitamin C, choline, folate,… Cá nục còn cung cấp hàm lượng lớn axit béo omega 3 và axit béo omega 6 cũng như chất béo không bão hòa đơn.

Cá nục chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe phong phú. Do đó, ăn cá nục sẽ đem đến các tác dụng như:

Giảm nguy cơ mắc chứng đái tháo đường.

Tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa ung thư.

Hỗ trợ cải thiện tầm nhìn.

ca-nuc-mang-lai-loi-ich-gi-doi-voi-suc-khoe-cach-kho-ca-nuc-dam-da-ngon-mieng-3.jpgCá nục tươi ngon được sơ chế sạch sẽ chờ chế biến

Cách chọn mua cá nục tươi cho món kho ngon

Để có món cá kho ngon đúng điệu, trước hết bạn cần mua được cá nục tươi ngon. Một vài kinh nghiệm để bạn chọn mua được cá tươi như sau:

Những con cá nục tươi sẽ có mang màu đỏ, mắt trong, miệng ngậm kín.

Khi dùng tay ấn thử sẽ thấy thịt cá chắc, có độ đàn hồi. Nếu thịt cá nhão, mủn thì chắc chắn là cá đã để lâu. Khi mua cá chưa qua đông lạnh bạn sẽ dễ chọn cá tươi ngon hơn cá đông lạnh.

Những con cá tươi sẽ không có mùi hôi khó chịu, phần da còn nguyên, không bị trầy da tróc vảy.

Cá ươn, không được bảo quản đúng cách rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy bạn nên mua cá ở những cửa hàng bán đồ tươi sạch sẽ về chế biến.

Cá nục là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn băn khoăn liệu rằng bà bầu ăn cá nục được không thì câu trả lời là có nhé. Trong thời gian mang thai, thói quen ăn cá đem lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên ăn các loại cá như cá nục, bởi chúng mang lại khá nhiều lợi ích thiết thực.

Một số cách kho cá nục thơm ngon, đậm vị

Cách làm món cá nục kho keo

Cá nục kho keo đậm đà với vị mặn ngọt hài hòa sẽ khiến các thành viên trong gia đình bạn không nỡ chối từ.

Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm:

1 kg cá nục tươi;

10 củ hành tím;

Vài cây hành lá;

6 trái ớt;

Các gia vị gồm: 5 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa muối.

Trước khi chế biến, bạn cần sơ chế và khử tanh cá nục. Cách khử tanh như sau:

Cá nục cần mổ sạch, bỏ vảy, bỏ phần mang, sau đó chà xát bằng muối. Bạn có thể ngâm cá đã làm sạch trong nước vo gạo 15 phút, Bạn cũng có thể ngâm cá trong nước gừng khoảng 5 phút. Cách khử tanh thứ 3 là ngâm cá trong nước muối và rượu 10 phút.

Các nguyên liệu khác bạn sơ chế như sau: Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát. Ớt rửa sạch. Hành lá rửa sạch, cắt riêng đầu hành, phần lá cắt khúc khoảng 2cm.

Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, bạn kho cá theo các bước sau:

Bạn làm nóng chảo dầu rồi cho hành tím đã chuẩn bị vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho 5 thìa cà phê nước mắm, 50ml nước, 1 thìa nước màu, 2 thìa cà phê đường và đun đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.

Tiếp theo, bạn cho từng con cá đã làm sạch vào chảo, bật lửa nhỏ để cá thấm đều gia vị.

Bạn có thêm ớt vào, kho tiếp đến khi nước kho keo lại.

Lúc này, bạn lấy phần đầu hành cho vào nồi cá kho. Đến khi đầu hành chín, bạn mới cho phần lá hành cắt khúc vào nồi cá kho và tắt bếp. Nếu dùng loại cá to bạn có thể cắt khúc vừa ăn.

ca-nuc-mang-lai-loi-ich-gi-doi-voi-suc-khoe-cach-kho-ca-nuc-dam-da-ngon-mieng-1.jpgCách kho cá nục này đậm đà hấp dẫn

Cách kho cá nục với cà chua

Với cách kho cá nục cùng cá chua, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

500g cá nục tươi ngon;

300g cà chua chín;

3 củ hành khô;

1 nhánh gừng;

Vài cây hành lá, 3 quả ớt, 1 ít rau ngò;

Các gia vị cơ bản gồm: Nước mắm, đường, dầu ăn, muối, hạt nêm.

Các bước làm món cá kho này cụ thể như sau:

Cá sau khi sơ chế, rửa sạch và khử tanh, bạn có thể để cả con (với cá nhỏ) hoặc cắt thành khúc (với cá to). Sau đó, bạn mang ướp cá cùng hành khô băm nhuyễn, tiêu xay, hạt nêm và nước mắm. Thời gian ướp từ 30 phút và bạn có thể ướp cá trong ngăn mát tủ lạnh.

Cà chua bạn rửa sạch, bổ múi cau. Các loại rau thơm, gừng tươi bạn rửa sạch, thái nhỏ.

Đầu tiên, bạn làm nóng chảo rồi cho vào một chút dầu ăn. Khi dầu nóng già bạn cho cá vào chiên sơ để hai mặt vàng đều.

Kế tiếp, bạn cho chút dầu ăn vào nồi, đun nóng lên rồi cho hành băm vào phi thơm. Khi hành thơm, bạn cho cà chua và một chút hạt nêm vào xào.

Khi cà chua mềm hơn, bạn cho cá, gừng, ớt vào nồi. Đổ thêm một lượng nước xâm xấp mặt cá. Khi nồi cá kho sôi, bạn hạ lửa nhỏ, đun liu riu. Trong quá trình đun, bạn có thể nêm nếm gia vị vừa ăn. Kho cá đến khi cá nhừ bạn tắt bếp và cho rau thơm vào.

ca-nuc-mang-lai-loi-ich-gi-doi-voi-suc-khoe-cach-kho-ca-nuc-dam-da-ngon-mieng-2.jpgCá nục kho cà chua mềm ngấm gia vị cực đưa cơm

Cách kho cá nục với dứa

Cách kho cá nục cũng đơn giản và hao cơm không kém. Với công thức này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm:

500g cá nục tươi;

300g dứa tươi;

300ml nước dừa tươi;

Rau thơm, gia vị gồm: Gừng tươi, hành lá, ớt tươi, rau ngò, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu xay.

Các bước chế biến món ăn này cụ thể như sau:

Cá sau khi sơ chế và cắt khúc, bạn mang ướp cùng hành khô băm nhuyễn, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay trong 30 phút.

Dứa chín bạn thái miếng vừa ăn. Gừng thái sợi, rau thơm rửa sạch và cắt khúc ngắn.

Trước tiên, bạn đặt nồi lên bếp, cho vào khoảng 2 thìa đường, 1 thìa nước, vừa đun vừa khuấy đến khi đường tan và hỗn hợp nước đường sôi.

Tiếp theo, bạn xếp dứa và gừng thái sợi xuống đáy nồi rồi mới xếp cá lên trên. Trên cùng lại là một lớp dứa và gừng thái sợi khác.

Sau đó, bạn đổ phần nước dừa tươi đã chuẩn bị vào sao cho ngập cá. Bạn đun sôi lên rồi nêm nếm, điều chỉnh lại gia vị cho vừa ăn.

Khi gia vị đã vừa miệng, bạn tiếp tục kho cá trên lửa liu riu đến khi nước sánh lại là được.

Bạn tắt bếp và cho thêm các loại rau thơm đã chuẩn bị vào nồi cá kho còn nóng.

ca-nuc-mang-lai-loi-ich-gi-doi-voi-suc-khoe-cach-kho-ca-nuc-dam-da-ngon-mieng-5.jpgCá nục kho dứa là món chống ngán ngày nắng nóng
Với những người quan tâm đến cân nặng, cá kho bao nhiêu calo là một câu hỏi mà họ luôn muốn có câu trả lời. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm ăn cá kho hàng ngày vì so với các món chế biến từ thịt, nó cung cấp lượng calo thấp hơn rất nhiều. Chúc bạn áp dụng thành công cách kho cá nục được chia sẻ ở trên nhé!

11 tác dụng của rau má bạn không nên bỏ qua

Rau má là một loại rau rất quen thuộc với người Việt Nam. Rau má ngoài mục đích sử dụng như một loại nguyên liệu làm món ăn thì còn được dùng như một loại thảo dược đem lại lợi ích sức khỏe cho con người. Vậy tác dụng của rau má là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1Tăng cường chức năng nhận thức

Rau má từ lâu đã được dùng như một bài thuốc quý giúp điều trị chứng rối loạn lo âu và giảm trí nhớ.

Nhờ vào thành phần acid asiatic có tác dụng điều chỉnh hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acid gamma-aminobutyric (GABA) mà rau má có khả năng làm giảm lo lắng, căng thẳng, từ đó điều trị được chứng trầm cảm, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.
Các sản phẩm từ rau má giúp tinh thần sảng khoái và cải thiện chức năng nhận thức của cơ thể

Các sản phẩm từ rau má giúp tinh thần sảng khoái và cải thiện chức năng nhận thức của cơ thể

2Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Hiện nay, rau má đang được nghiên cứu là có tiềm năng trong hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer giúp cải thiện trí não và chức năng thần kinh. Rau má đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ tế bào não khỏi bị thoái hóa và giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Một nghiên cứu trên chuột năm 2012 cho thấy chiết xuất từ rau má mang lại hiệu quả tích cực trên những con chuột mắc bệnh Alzheimer.[1]

Bên cạnh việc sử dụng rau má, bạn có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ bổ não như một “cánh tay đắc lực” giúp tăng cường hiệu quả, ngăn ngừa tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Alzheimer.
Rau má giúp bảo vệ tế bào não khỏi bị thoái hóa, nhất là ở người già và người mắc bệnh Alzheimer

Rau má giúp bảo vệ tế bào não khỏi bị thoái hóa, nhất là ở người già và người mắc bệnh Alzheimer

3Giảm lo lắng và căng thẳng

Thành phần triterpenoid trong rau má có khả năng giảm lo lắng và căng thẳng giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2016, người ta sử dụng chiết xuất rau má trên những con chuột bị căng thẳng do thiếu ngủ. Kết quả cho thấy hành vi căng thẳng của những con chuột này được cải thiện đáng kể.[2]

Một ly nước rau má sẽ làm bạn bớt căng thẳng và lo âu sau những giờ làm việc mệt mỏi
Một ly nước rau má sẽ làm bạn bớt căng thẳng và lo âu sau những giờ làm việc mệt mỏi

4Hỗ trợ chống trầm cảm

Trầm cảm ngày nay là một căn bệnh khá phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Người thường xuyên sử dụng rau má được ghi nhận là có tâm trạng thoải mái, vô tư hơn. Điều này đặc biệt tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

Rau má mang lại hiệu quả đặc biệt cao trong hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm

Rau má mang lại hiệu quả đặc biệt cao trong hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm

5Cải thiện lưu thông và giảm sưng

Nhiều chuyên gia cho biết các thành phần của rau má giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết, giúp hỗ trợ điều trị giảm sưng phù ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

Trong một nghiên cứu năm 2001, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của rau má giúp làm giảm sưng, phù chân đau nhức ở người liên quan đến bệnh lý tĩnh mạch.[3]

Thường xuyên sử dụng rau má giúp làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Thường xuyên sử dụng rau má giúp làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

6Giúp giảm bớt chứng mất ngủ

Hoạt chất triterpenoid và saponin trong rau má giúp cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể do chúng có tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh, hỗ trợ người bệnh lấy lại được cảm giác buồn ngủ.

Một bài báo khoa học được đăng tải năm 1999 trên tạp chí National Library of Medicine chỉ ra việc dùng rau má thường xuyên có khả năng giảm căng thẳng, âu lo và chống mất ngủ.[4]

Ngoài rau má, bạn có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon giúp rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn và giảm thiểu tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.

Rau má có tác dụng giúp thư giãn đầu óc và chống mất ngủ thần kì

Rau má có tác dụng giúp thư giãn đầu óc và chống mất ngủ thần kì

7Giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da

Trong rau má có chứa thành phần terpenoid, đây là một hoạt chất dùng để làm mờ các vết rạn trên da, chúng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Do đó ngăn ngừa được các vết rạn da mới hình thành cũng như chữa lành các vết rạn da hiện có.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ rạn da nhằm giúp ngăn ngừa, làm mờ vết rạn, cải thiện tính đàn hồi và làm mềm da.

Rau má giúp làm mờ các vết rạn ở da nhờ vào hoạt tính của triterpenoid

Rau má giúp làm mờ các vết rạn ở da nhờ vào hoạt tính của triterpenoid

8Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu sẹo

Nhờ vào thành phần triterpenoid mà rau má giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa và hỗ trợ lưu lượng tuần hoàn máu tại vết thương. Qua đó, quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ để lại sẹo.

Rau má có hiệu quả cực kỳ tốt trong việc thúc đẩy lành vết thương
Rau má có hiệu quả cực kỳ tốt trong việc thúc đẩy lành vết thương

9Giúp giảm đau khớp

Các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của rau má có thể góp phần điều trị các bệnh cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp,…

Nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rau má giúp làm giảm viêm khớp và ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp ở những con chuột bị viêm khớp do collagen.[5]

Nhờ vào hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa, rau má được dùng để cải thiện triệu chứng của các bệnh lý về cơ xương khớp

Nhờ vào hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa, rau má được dùng để cải thiện triệu chứng của các bệnh lý về cơ xương khớp

10Giải độc

Rau má có khả năng thúc đẩy thận và gan đào thải các chất thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, ngăn chặn các chất độc hại tích lũy trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rau má giúp cơ thể thanh lọc, đào thải chất béo có hại, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng lượng chất trong cơ thể.

Nước rau má rất hữu hiệu để thanh lọc và giải độc cho cơ thể

Nước rau má rất hữu hiệu để thanh lọc và giải độc cho cơ thể

11Phòng chống bệnh phong và ung thư

Rau má được phát hiện là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa được các gốc tự do gây tổn thương tế bào ở cấp độ phân tử. Qua đó giúp chống lại các bệnh viêm loét đường tiêu hóa, bệnh phong cùng các căn bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, hoạt chất acid asiatic của rau má có khả năng làm chết tế bào theo chu trình và ức chế hoạt động phát triển của tế bào ung thư.

Rau má còn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư

Rau má còn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
Nguồn: Very well health, Healthline

Cây đại bi chữa bện h gì? Đặc điểm, công dụng và các bài thuố c chữa bện h

Cây đại bi là một trong những loại thảo dược với nhiều dược tính tốt, được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm cúm, đau bụng, viêm họng…
Để sử dụng an toàn và hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng của loài cây này ngay trong bài viết dưới đây.
Cây đại bi: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đại bi: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây đại bi là cây gì?
Tên gọi khác: Cây cúc tần, từ bi xanh, đại ngải, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, mai hoa băng phiến, long não hương.
Tên khoa học: Blumea balsamifera
Họ: Cúc (Asteraceae)
Thuộc: Chi đại bi (Blumea)

Hình ảnh của cây đại bi (Blumea balsamifera) hay còn gọi là cây cúc tần
Hình ảnh của cây đại bi (Blumea balsamifera) hay còn gọi là cây cúc tần

Đặc điểm sinh thái

Đại bi là một loại cây nhỡ với chiều cao trung bình từ 1,5 – 2,5m. Thân cây có nhiều rãnh chạy dọc và có lông bao phủ bên ngoài, bên trên ngọn có nhiều cành.
Lá cây đại bi hình trứng, nhọn nhưng hơi tù ở hai đầu, có chiều dài khoảng 12cm và rộng 5cm. Mặt trên lá có lông, ở phần mép lá gần như nguyên và xẻ thành răng cưa ở phía gốc lá. Mỗi lá có khoảng 2 – 6 thùy nhỏ do bên dưới phiến lá bị xẻ quá sâu.
Hoa đại bi mọc thành chùy ở đầu cành hoặc kẽ lá, có màu vàng đặc trưng. Trên hoa có rất nhiều lông tơ.
Quả bế có 2 cạnh dài khoảng chừng 1mm, đỉnh có mang chùm lông.

Bộ phận dùng: Lá và rễ của cây đại bi được sử dụng là dược liệu.
Hoa cây đại bi mọc thành chuỳ ở đầu cành có màu vàng đặc trưng
Hoa cây đại bi mọc thành chuỳ ở đầu cành có màu vàng đặc trưng
Khu vực phân bố
Cây đại bi được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới Nam Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Philippin, Indonesia… Ở Việt Nam, loài cây này mọc hoang ở khắp mọi nơi tại vùng đồng bằng và trung du. Chúng thường xuất hiện ở bên đường hoặc trên đồng cỏ.

Thu hái và chế biến
Cây đại bi được thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu là vào mùa hạ. Sau khi thu hoạch về, toàn bộ thân dược liệu có thể dùng tươi hoặc sấy (phơi) khô. Ngoài ra, lá non và búp rửa sạch và chưng cất. Sau đó, cho thăng hoa thành Mai hoa băng phiến (hay còn gọi với tên quen thuộc là long não đại bi).

Thành phần hóa học
Toàn bộ cây đại bi có chứa tinh dầu cùng với các hoạt chất như vitamin C, protit, lipit, xenluloza, caroten, Fe, anxi.
Lá cây có chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó, thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, limonen, acid myristic, acid palmitic, L-camphor và sesquiterpen alcol.
Hoa đại bi có thành phần chính là borneol – một chất có tinh thể óng ánh và có màu trắng như hoa mai.

Tác dụng cây đại bi đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền
Cây đại bi có vị cay đắng, tính mát, mùi thơm nóng, được quy vào hai kinh phế và thận. Theo Đông y, công dụng cây đại bi là trị cảm sốt, thấp khớp, đau bụng kinh… Ngoài ra, nó còn dùng để chữa chấn thương, ghẻ ngứa, mụn nhọt hoặc làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.

Theo y học hiện đại
Cây đại bi có tác dụng gì? Theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, cây đại bi đem lại một số ứng dụng, bao gồm:
Điều trị cảm sốt
Lá đại bi được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị cảm sốt, cảm lạnh và kích thích tiết mồ hôi hiệu quả. Khi kết hợp với các loại lá khác như lá bưởi, lá chanh, sả, chúng có thể giúp giảm cảm sốt.
Hạ huyết áp
Các nghiên cứu khoa học trên động vật đã chứng minh rằng chiết xuất từ lá cây đại bi có khả năng trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Chiết xuất này có khả năng giúp giảm áp lực máu, mở rộng các mạch máu ngoại vi và làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm – hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Thậm chí, khi tiêm trực tiếp nước chiết từ lá đại bi vào cơ thể chuột đã dẫn đến việc tim co bóp yêu và mạch máu ngoại vi giãn.
Kháng histamin, kháng nấm
Lá đại bi sở hữu nhiều hoạt chất sinh học quý giá, bao gồm acid rosmatimic, nicotinflorin, astragalin và bauerenol. Nhờ những hợp chất này, lá đại bi có khả năng giảm viêm nhiễm, sốt và đau một cách hiệu quả.
Bảo vệ gan
Blumeatin, một hợp chất sesquiterpen lactone tự nhiên chiết xuất từ cây đại bi, được biết đến với nhiều đặc tính sinh học và dược lý quý giá. Theo nghiên cứu trên chuột, blumeatin có trong lá cây đại bi thể hiện khả năng bảo vệ gan hiệu quả trước tác hại của các chất độc hại như CCI4 và thioacetamide.
Khả năng chống ung thư
Theo các nghiên cứu khoa học, lá đại bi chứa hàm lượng cao các hợp chất sesquiterpen lactone. Đây là nhóm chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ, được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển, gây chết tế bào ung thư và giảm nguy cơ di căn.
Cách dùng – Liều dùng
Cây đại bi có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sắc lấy thuốc uống hay nấu thành cao. Hơn nữa, nó còn được dùng để ngâm với rượu đắp ngoài da.
Theo chuyên gia khuyến cáo, đại bi chỉ nên dùng 6 – 12g lá, 15 – 30g rễ mỗi ngày.

Cây đại bi chữa bệnh gì?
Chữa cảm sốt
Nguyên liệu: Lá đại bi, lá bưởi, lá chanh, lá sả mỗi thứ một nắm.
Cách thực hiện:

Đem lá đi rửa sạch rồi cho hết vào nồi đun sôi.
Để nồi nước trước mặt, trùm chăn và lấy đôi đũa khuấy đều để hơi nước bốc lên cho ra mồ hôi.
Xông hơi từ 2 – 3 lần/ tuần đến khi khỏi hẳn cảm cúm.

Ngoài cách trên, bạn có thể lấy 1 nắm lá đại bi tươi, 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 nắm cám gạo trộn đều rồi rang trên chảo. Khi hỗn hợp nóng già, đổ ra 1 miếng vải chườm nóng khắp người để giải cảm.

Chữa ho
Nguyên liệu: 200g lá đại bi, 50g lá chanh, 100g rễ cà gai leo, 100g rễ thủy xương bồ, 100g củ sả, 50g trần bì.
Cách thực hiện:

Lấy tất cả dược liệu đem phơi khô.
Cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để thu được 700ml nước.
Lọc lấy nước cốt rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao.
Mỗi ngày duy trì uống 2 lần, mỗi lần 40ml.
Chữa viêm khớp dạng thấp
Nguyên liệu: 30g rễ đại bi, 30g kê huyết đằng.
Cách thực hiện:

Dùng dược liệu đem sắc thành nước uống.
Ngoài ra có thể dùng ngâm thành rượu.

Trị gai cột sống, đau nhức xương
Nguyên liệu: 1 nắm lá đại bi.
Bài thuốc từ cây đại bi chữa xương khớp
Bài thuốc từ cây đại bi chữa xương khớp
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá đại bi với nước muối.
Trộn dược liệu với một ít rượu vang rồi sao trên chảo lửa.
Cho dược liệu vào túi vải và chườm vào vị trí đau nhức.

Điều trị thấp khớp
Nguyên liệu: 20g thân và rễ cây đại bi, 20g thiên niên kiện, 20g bạch chỉ, 20g ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:

Cho tất cả dược liệu vào ấm.
Sắc cùng 1 lít nước trong vòng 30 phút.
Đun đến khi nước trong ấm cạn còn ½ thì tắt bếp.
Để nguội và uống trong ngày.
Chữa đau bụng kinh
Nguyên liệu: 30g rễ đại bi, 15g ích mẫu.
Cách thực hiện: Sắc dược liệu thành nước uống.

Điều trị lở ngứa, sưng đau
Nguyên liệu: Lá đại bi
Cách thực hiện:

Lấy lá đại bi rửa sạch với nước muối.
Cho hết dược liệu vào nồi cùng với 1 lít nước.
Nấu và ngâm rửa vùng bị đau.
Kết hợp giã nát lá dược liệu rồi đắp lên chỗ đau.

Điều trị bệnh ghẻ
Nguyên liệu: 10g lá đại bi, 10g lá hồng bì dại.
Cách thực hiện:

Lấy lá dược liệu đem rửa sạch với nước muối.
Sau đó cho vào cối và giã nát.
Lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã.
Dùng tăm bông thấm nước cốt và bôi vào chỗ đau.
Điều trị bí tiểu
Nguyên liệu: 100g lá đại bi tươi, 40g lá đại bi khô.
Cách thực hiện:

Đem dược liệu rửa sạch và ngâm với nước muối.
Cho hết vào nồi cùng 800ml nước.
Đun trong vòng 20 phút cho đến khi nước trong ấm còn 500ml.
Để nguội và uống trong ngày.

Trên đây là những thông tin về cây đại bi và các bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng dược liệu, nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết về cách dùng và liều lượng sao cho phù hợp bạn nhé!

Cà phê hay matcha: Đâu mới là ‘siêu phẩm’ cho sức khỏe của bạn?

Mỗi sáng thức dậy, bạn thường chọn cà phê hay matcha? Cả hai đều là thức uống phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu loại nào mới thực sự tốt hơn cho cơ thể?

Matcha đang trở nên ngày càng phổ biến và được biết đến như một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu matcha có vượt trội hơn so với cà phê? Hãy cùng khám phá những lợi ích cũng như những điểm tương đồng và khác biệt giữa cà phê và matcha.

Lợi ích của cà phê

Cà phê không chỉ cung cấp caffeine mà còn chứa các chất chống oxy hóa quý giá, đặc biệt là acid chlorogenic. Chất này có khả năng giảm viêm và tác động tích cực đến mức đường huyết cũng như lipid trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa và kiểm soát các vấn đề liên quan đến viêm và ung thư.

Uống cà phê, dù có chứa caffeine hay không, đã được chứng minh có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy mỗi tách cà phê bổ sung có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này tới 6%. Điều này có thể do nồng độ chất chống oxy hóa, tính chất kháng viêm, và những tác động tích cực đối với hệ vi sinh đường ruột của cà phê.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ cà phê có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn và có lợi cho sức khỏe não bộ. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê, dù có hoặc không có trà, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí sau một cơn đột quỵ.

Thêm vào đó, một nghiên cứu khác phát hiện rằng uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm. Cụ thể, những người tiêu thụ khoảng 400 ml hoặc 1,5 cốc cà phê mỗi ngày có tỷ lệ mắc trầm cảm thấp nhất. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng mỗi tách cà phê được tiêu thụ liên quan đến việc giảm 8% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu phát hiện rằng uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm

Một nghiên cứu phát hiện rằng uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm

Lợi ích của matcha

Matcha là loại trà xanh dạng bột, được chế biến bằng cách nghiền lá trà tươi và pha với nước nóng hoặc sữa. Đây là một loại thức uống đặc trưng với hương vị đậm đà, nổi bật bởi hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và amino acid, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như ngăn ngừa ung thư và cải thiện chức năng não bộ.

Matcha chứa nhiều polyphenol – đặc biệt là catechin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại, liên quan đến nhiều bệnh mãn tính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng catechin, đặc biệt là EGCG, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư như ung thư đại tràng và ung thư túi mật.

Ngoài ra, việc tiêu thụ matcha hàng ngày cũng có thể nâng cao khả năng nhận thức, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi, mặc dù hiệu quả ở nam giới vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Thành phần caffeine cùng theanine trong matcha có khả năng tác động tích cực đến các thụ thể dopamine và serotonin, từ đó giúp giảm lo âu và cải thiện trí nhớ.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc uống matcha có thể cải thiện các chỉ số sức khỏe chuyển hóa ở những người tham gia có trọng lượng cơ thể cao hơn, với việc tăng cường cholesterol HDL (cholesterol tốt), giảm đường huyết và gia tăng cytokine chống viêm IL-10.

Nghiên cứu cũng gợi ý rằng matcha có thể có tác dụng hỗ trợ chống trầm cảm. Mặc dù chưa có nghiên cứu trực tiếp trên con người, nhưng một nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trà xanh và mức độ trầm cảm thấp ở phụ nữ sau mãn kinh, có thể do tác dụng giảm viêm và nâng cao nồng độ estradiol (hormone estrogen mạnh).

Nghiên cứu gợi ý rằng matcha có thể có tác dụng hỗ trợ chống trầm cảm

Nghiên cứu gợi ý rằng matcha có thể có tác dụng hỗ trợ chống trầm cảm

So sánh hàm lượng caffeine giữa matcha và cà phê

Trung bình, một tách matcha chứa khoảng 70 mg caffeine, trong khi một tách cà phê thường có từ 100 đến 140 mg caffeine. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị rằng người lớn khỏe mạnh nên giới hạn lượng caffeine hàng ngày không vượt quá 400 mg.

Mặc dù matcha và cà phê có hàm lượng caffeine tương đối gần nhau, nhưng tác động của chúng đến cơ thể lại không giống nhau. Caffeine trong cà phê thường tạo ra cảm giác kích thích mạnh mẽ, trong khi matcha lại mang lại cảm giác bình tĩnh hơn. Điều này có thể được lý giải bằng việc matcha chứa một lượng đáng kể theanine, một loại amino acid có sẵn trong trà xanh. Theanine đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng làm giảm căng thẳng, đồng thời có thể làm dịu bớt cảm giác bồn chồn mà caffeine từ cà phê có thể gây ra.

Các nghiên cứu về tác động của caffeine và theanine đối với chức năng nhận thức cho thấy rằng, trong khi caffeine có thể tăng cường thời gian phản ứng, matcha lại hỗ trợ cải thiện năng suất làm việc và khả năng tập trung, mang lại trải nghiệm tinh thần cân bằng hơn cho người sử dụng.

Điểm giống và khác nhau

Matcha và cà phê đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tương tự, chủ yếu nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và caffeine. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại một số khác biệt rõ rệt. Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý là độ axit: matcha thường có độ axit thấp hơn so với cà phê. Cụ thể, độ pH của cà phê nằm trong khoảng từ 4,85 đến 5,13, trong khi độ pH của matcha khoảng từ 5,58 đến 5,94. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến cách mà mỗi loại đồ uống tác động đến dạ dày và sức khỏe tiêu hóa của người dùng.

Lợi ích chống oxy hóa

Cả matcha và cà phê đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt là polyphenol, nhưng hàm lượng của chúng có sự khác biệt. Matcha tập trung chủ yếu vào catechin, trong khi cà phê chứa acid chlorogenic là polyphenol chính. Những chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường và viêm nhiễm, đồng thời trung hòa các gốc tự do gây hại, góp phần vào stress oxy hóa, một yếu tố liên quan đến nhiều bệnh lý mãn tính.

Tác dụng của caffeine

Cả hai loại đồ uống đều chứa caffeine, được biết đến với khả năng làm giảm cảm giác mệt mỏi và tăng cường hiệu suất thể thao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có thể nâng cao hiệu suất tập thể dục với liều lượng từ 3–6 mg/kg trọng lượng cơ thể khi được tiêu thụ khoảng một giờ trước khi hoạt động. Cả matcha và cà phê đều chứng tỏ khả năng giảm thiểu mệt mỏi trong khi tập luyện. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong matcha thường thấp hơn cà phê, cho phép người dùng thưởng thức nhiều tách matcha hơn trong ngày mà không vượt quá giới hạn caffeine hàng ngày được khuyến nghị là 400 mg.

Tác động đến sức khỏe tâm thần

Việc tiêu thụ cà phê hoặc trà, hoặc cả hai, có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề liên quan đến trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả matcha và cà phê có ảnh hưởng tích cực đến chức năng nhận thức, nhưng bằng cách khác nhau. Caffeine trong cà phê chủ yếu cải thiện thời gian phản ứng, trong khi matcha lại giúp nâng cao năng suất và sự tập trung, phần có thể nhờ vào theanine, một amino acid giúp giảm căng thẳng. Mặc dù cả hai loại đồ uống đều liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm, nhưng cà phê có vẻ mang lại hiệu ứng mạnh hơn trong khả năng này.

Mặc dù cả hai loại đồ uống đều liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm, nhưng cà phê có vẻ mang lại hiệu ứng mạnh hơn trong khả năng này

Mặc dù cả hai loại đồ uống đều liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm, nhưng cà phê có vẻ mang lại hiệu ứng mạnh hơn trong khả năng này

Vậy, đồ uống nào là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn?

Bởi vì matcha chứa cả theanine và caffeine, nên nó có khả năng nâng cao hiệu suất công việc tốt hơn so với caffeine đơn thuần từ cà phê. Theanine trong matcha không chỉ giúp thư giãn mà còn có tác dụng giảm căng thẳng, qua đó có thể hạn chế cảm giác lo âu hoặc bồn chồn mà nhiều người có thể trải qua khi tiêu thụ cà phê.

Mặc dù vậy, cà phê đã được chứng minh là hiệu quả hơn trong việc làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhờ vào hàm lượng caffeine cao hơn. Điều này cho phép cà phê có khả năng chống lại cảm giác mệt mỏi tốt hơn so với việc chỉ uống matcha.

Cả hai loại đồ uống, cà phê và matcha, đều có thể dẫn đến triệu chứng trào ngược acid do chứa caffeine và có tính acid. Tuy nhiên, matcha có độ acid thấp hơn và hàm lượng caffeine ít hơn cà phê, do đó có thể được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Cả matcha và cà phê đều mang lại lợi ích sức khỏe khi được tiêu thụ một cách điều độ. Tuy nhiên, matcha có thể là sự lựa chọn tốt hơn cho những ai nhạy cảm với caffeine hoặc gặp phải vấn đề về trào ngược dạ dày.

Trước những đặc điểm nổi bật của cà phê và matcha, mỗi người nên tìm cho mình loại đồ uống phù hợp để khai thác tối đa lợi ích cho sức khỏe. Hãy chú ý đến việc tiêu thụ một cách hợp lý và cân nhắc đến tình trạng sức khỏe cá nhân. Nếu còn băn khoăn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng một trong hai loại đồ uống này hàng ngày.

NHỮNG CÔNG DỤNG SỨC KHỎE TỪ CÂY XƯƠNG SÔNG

Cây xương sông được sử dụng như một loại rau gia vị, giúp cho món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn. Không chỉ vậy, loại cây này còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, là một loại dược liệu rất quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây này.

1. Một số đặc điểm của cây xương sông 

Đây là một loại cây thân thảo và có thể đạt chiều cao 1m. Lá của cây xương sông thuôn dài và phần mép lá có răng cưa. Từ nách của các lá sẽ mọc ra hoa xương sông và những bông hoa này thường có màu vàng nhạt. Quả xương sông có hình trụ.
Lá xương sông là nguyên liệu của nhiều bài thuốc

Lá xương sông là nguyên liệu của nhiều bài thuốc

Trong số những bộ phận của cây xương sông, phần lá được sử dụng nhiều nhất, bao gồm cả lá tươi và lá đã được phơi khô. Lá xương sông có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, trong đó có 0,24% tinh dầu (chứa nhiều methylthymol, p-cymene và limonen).

Lá của loại cây này có vị đắng, hơi cay và tính ấm. Theo Đông y, công dụng chủ yếu của lá xương sông là khử mùi hôi, tanh, thông kinh hoạt lạc, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa,… Bên cạnh đó, lá xương sông cũng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, tạo nên những món ăn thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng.

2. Cây xương sông có những công dụng gì?

Các hợp chất trong cây xương sông, đặc biệt là lá xương sông có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, do đó đây chính là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Một số công dụng của xương sông có thể kể đến như:

Lá xương sông giúp giảm đau họng

Lá xương sông giúp giảm đau họng

– Giảm đau họng, cải thiện tình trạng khàn tiếng:

Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau họng, khàn tiếng, khiến bạn khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Để khắc phục vấn đề sức khỏe phổ biến này, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá xương sông. Bạn hái một nắm lá xương sông, sau đó rửa thật sạch và để một lúc cho lá ráo nước. Tiếp đó, đem lá đi giã nát và nhúng vào một ít giấm rồi ngậm. Thực hiện trong khoảng 7 ngày, triệu chứng đau họng và khàn tiếng sẽ được cải thiện.

– Giảm đau xương khớp: Đây là vấn đề sức khỏe rất thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Đau nhức xương khớp khiến người bệnh rất khổ sở, gây mất ngủ và giảm chất lượng sống. Lá xương sông là một trong những bài thuốc dân gian giúp người bệnh giảm đau xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản. Khi bị đau nhức xương khớp, bạn chỉ cần dùng một nắm lá xương sông mang đi rửa sạch, sau đó giã và sao lá lên, rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Để những hợp chất trong lá thẩm thấu hiệu quả hơn, bạn có thể dùng một tấm vải và buộc chặt lá thuốc, rồi để qua đêm.

– Chữa mề đay: Khi xảy ra tình trạng nổi mề đay, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và chỉ muốn cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Trong dân gian có lưu truyền bài thuốc chữa mề đay từ lá xương sông như sau: Bạn cần chuẩn bị lá xương sông (40g), lá khế (40g) và khoảng 20g lá chua me đất. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi mang đi giã nhỏ. Sau đó, cho một chút nước ấm hòa cùng với lá để uống. Phần bã còn lại, xoa lên vùng da bị nổi mề đay.

– Giảm nôn trớ ở trẻ: Khi trẻ bị trớ liên tục, bạn có thể khắc phục bằng lá xương sông. Chuẩn bị khoảng 2 đến 3 lá xương sông, rửa sạch và thái nhỏ. Hòa cùng với 3 đến 5 thìa cà phê mật ong. Sau đó hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Dùng hỗn hợp vừa thu được để cho trẻ uống.

Dùng lá xương sông để chữa đầy bụng

Dùng lá xương sông để chữa đầy bụng
– Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu

Nếu như bạn đang khó chịu vì chứng đầy bụng và khó tiêu, có thể áp dụng bài thuốc từ lá xương sông. Bạn cần chuẩn bị lá xương sông cùng với một số vị thuốc khác như trần bì, tía tô, chỉ xác, hậu phác, sinh khương. Sau đó mang đi sắc lấy nước và uống. Loại thuốc này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Lá xương sông được dùng để chữa đau răng

Lá xương sông được dùng để chữa đau răng

– Chữa đau nhức răng: Bài thuốc này có sử dụng rễ của cây xương sông cùng với hoàng liên. Cho 2 nguyên liệu này vào chai thủy tinh và ngâm với rượu trong vòng 10 đến 14 ngày. Sau đó, dùng bông chấm vào phần rượu thuốc và chấm lên vùng răng lợi đang bị đau nhức.

3. Món ăn từ cây xương sông 

Dưới đây là một số món ăn từ cây xương sông đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng:

– Lá xương sông cuốn thịt băm:

Khi hái, bạn nên lựa chọn những lá lành, không quá non nhưng cũng không quá già. Rửa sạch lá và để ráo. Có thể đập dập phần xương lá để khâu cuốn thịt dễ dàng hơn.

Xay thịt và ướp cùng với các loại gia vị cho vừa vặn, có thể cho thêm một chút hành lá để món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn. Dùng lá xương sông đã chuẩn bị để cuốn thịt, có thể dùng cuống lá hoặc tăm xiên để khi rán lá không bị bung ra. Cho chảo lên bếp và đổ một lượng dầu vừa phải vào chảo, đến khi dầu sôi thì cho chả vào rán. Lật các mặt để chả chín đều.

– Lá xương sông nấu canh cá: Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 100g lá xương sông, khoảng 500g cá tươi, 5 quả chuối xanh và các loại gia vị.
Đầu tiên, cần làm sạch cá và rửa sạch. Phần chuối, bạn gọt vỏ và cắt nhỏ, đồng thời ngâm muối để phần chuối không bị thâm. Phần lá xương sông thì cần rửa sạch và thái nhỏ.

Sau đó, rán sơ cá. Khi rán cá xong thì vớt cá ra ngoài và cho chuối vào xào qua. Cho cá, chuối vào nồi nước và hòa cùng một chút mẻ. Khi nồi cá đã chín, bạn cho lá xương sông, nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm cũng như công dụng của cây xương sông. Những bài thuốc từ lá xương sông chỉ mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những vấn đề sức khỏe không đáng có.

5 nhóm người t.u.y.ệ.t đ.ố.i không được ăn măng dù thèm đến mấy kẻo hối không kịp

Măng ʟà thực phẩm ᵭược nhiḕu người yêu thích. Tuy nhiên có 5 nhóm người ⱪhȏng nên ăn măng vì rất hại.

Măng ʟà thực phẩm có thể chḗ biḗn thành nhiḕu món ăn, rất phổ biḗn trong mȃm cơm người Việt. Tuy nhiên, măng có chứa một sṓ chất ᵭộc hại mà ⱪhȏng phải ai cũng có thể ăn ᵭược.

Dưới ᵭȃy ʟà 5 ᵭṓi tượng tuyệt ᵭṓi ⱪhȏng nên ăn măng.
1

Người ᵭang ở ʟứa tuổi dậy thì

Theo nghiên cứu y học, trong măng tre có chứa 1 ʟượng ʟớn chất cellulose và axit oxalic, ⱪhi ⱪḗt hợp với canxi, sắt và ⱪẽm, chúng có thể tạo ra phức hợp ʟàm ảnh hưởng ᵭḗn quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Do ᵭó, trẻ εm hoặc trẻ vị thành niên ᵭang trong giai ᵭoạn dậy thì tuyệt ᵭṓi ⱪhȏng nên ăn quá nhiḕu măng bởi nó có thể gȃy nên tình trạng còi xương, chậm phát triển.

Người bị sỏi thận

Những người mắc bệnh sỏi thận phải nói ⱪhȏng với măng nḗu ⱪhȏng muṓn bệnh trở nặng hơn.
Nguyên nhȃn ʟà do trong măng có chứa các axit oxalic, ⱪhi ⱪḗt hợp với canxi sẽ gȃy tác ᵭộng xấu hình thành sỏi thận hoặc ⱪhiḗn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

2

Người có bệnh tiêu hóa

Bệnh nhȃn mắc xơ gan hoặc các bệnh dạ dày, thực quản ⱪhȏng nên ăn.

Nguyên nhȃn ʟà do măng có chứa các chất gȃy ⱪhó tiêu, ⱪhi người bệnh ăn vào sẽ dẫn tới tình trạng ᵭầy bụng, trào ngược axit thậm chí có thể gȃy chảy máu trong.

Phụ nữ có thai

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong măng chứa ⱪhá nhiḕu ᵭộc tṓ nhất ʟà glucozit. Khi ᵭưa vào dạ dày, chất này sẽ sinh ra axid xyanhydric gȃy nên tình trạng ngộ ᵭộc.
Rất nhiḕu phụ nữ mang thai bị ngộ ᵭộc do ăn măng vừa ảnh hưởng ᵭḗn sức ⱪhỏe ʟại tác ᵭộng xấu tới thai nhi.

Vì thḗ, ⱪhi ᵭang mang thai, tṓt nhất phụ nữ nên chọn cho mình thực phẩm hoặc chḗ ᵭộ ăn ʟành mạnh, an toàn.

Người bị bệnh gút

Khȏng phải ai cũng biḗt, người bị bệnh gút ăn măng sẽ ⱪhiḗn cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhȃn ʟà do trong măng có chứa chất có ⱪhả năng ʟàm gia tăng tṓc ᵭộ tổng hợp acid ᴜric trong cơ thể ᵭiḕu này tác ᵭộng ⱪhȏng nhỏ tới bệnh tình.

Cây cúc tần và những điều cần biết

Cây cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m.

Một số thông tin về cây cúc tần

Loại cây này có cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống.
Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh.

Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc.

Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

cây cúc tần
Loại cây này có cành mảnh, lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống

Một số đơn thuốc có sử dụng cây cúc tần

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.

Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g.
Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

cây cúc tần

Cây cúc tần có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành.
Hy vọng bài viết trên đây phần nào cung cấp những thông tin cần tin cần thiết về vấn đề bạn đọc đang quan tâm.

Bạch hoa xà thiệt thảo: Dược liệu quý giúp chống un g th ư

Bạch hoa xà thiệt thảo: Dược liệu quý giúp chống ung thư

Bạch hoa xà thiệt thảo hay còn gọi là cây Lưỡi rắn (Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb. hay (Hedyotis diffusa Willd.), Rubiaceae. Cây có thể dùng ngoài để chữa vết thương, vết rắn cắn hay do côn trùng đốt hoặc dùng trong các bài thuốc uống với nhiều công dụng khác nhau như thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng khối u.

hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch hoa xà thiệt thảo.

Tên khác:
Lưỡi rắn trắng; cây Lữ đồng; Giáp mãnh thảo.

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd., một loài thực vật thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).

Đặc điểm tự nhiên

Thân cây non có 4 cạnh, thân cỏ, màu xanh hoặc nâu. Cây già thân tròn, màu tím hoặc nâu đậm, bề mặt sần. Cây mọc bò dưới đất.

Lá đơn, không có cuống, lá có hình phiến thuôn hẹp nhọn ở đầu, kích thước: dài khoảng 2cm, rộng khoảng 2mm, mọc đối, mặt trên màu xanh đậm có đốm, mặt dưới màu nhạt hơn, có 1 gân chạy ở mặt dưới. Cây có lá kèm màu xanh nhạt, cao khoảng 2mm.

Hoa mọc riêng lẻ, đều, nhỏ, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa dài khoảng 1 – 5 mm, có màu nâu.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng Nhiệt Đới như Châu Á và Trung Quốc. Cây thường thấy nhiều vào tháng 6 tại bờ ruộng, trung du và đồng bằng do đó có thể dễ dàng thu hái vào tháng 7 – 9 tức rơi vào vụ hè thu. Thu hái toàn cây, phơi khô, rửa sạch.

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Flavonoid gồm có: Kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6″-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin. 3-O-(2″-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid.
Các chất khác như: Acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt và đắng, tính hàn vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng. Tác dụng:

  • Thanh nhiệt, giải độc, dùng ngoài cho vết thương rắn cắn, côn trùng đốt hoặc đau nhức xương khớp.
  • Dùng điều trị bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm họng, viêm amidan và các bệnh lý vùng tiết niệu, sinh dục.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ung thư giai đoạn sớm như K dạ dày, K trực tràng, K gan.

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng viêm

Nước sắc H. diffusa giúp hỗ trợ chức năng của bạch cầu và hệ võng nội mô.

Tác dụng chống khối u, kháng ung thư
Có tác dụng với một số ung thư huyết học và một số carcinom. Thử nghiệm trên chuột cho thấy kích thích tế bào lách ở chuột, cải thiện điều hoà miễn dịch.

Tăng cường bảo vệ thần kinh

bạch hoa xà thiệt thảo khôBạch hoa xà thiệt thảo cải thiện điều hòa miễn dịch

Liều dùng & cách dùng

Liều từ 15 – 60 g/ngày dạng khô, hoặc 60 – 320 g dạng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc có thể dùng phối hợp trong các bài thuốc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa rắn độc cắn
Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g.
Thực hiện: Sắc với 200ml rượu và chia làm ⅔ để uống và ⅓ thoa vào vết cắn trong ngày.

Chữa trẻ em sốt cao, co giật

Chuẩn bị: Cây tươi.

Thực hiện: Giã nát, vắt lấy nước uống, ngày 2 – 3 lần (1 thìa canh/lần uống).

Chữa viêm ruột thừa đơn thuần và viêm phúc mạc nhẹ
Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g.

Thực hiện: Sắc uống ngày 3 lần.

Điều trị bệnh viêm thận có phù, tiểu đạm albumin

Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo, xa tiền thảo, mỗi thứ 15g, mao cân 30g, sơn chi tử 9g, tô diệp 6g.

Thực hiện: Sắc nước uống.
bài thuốc bạch hoa xà thiệt thảo

Bài thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây Bạch hoa xà thiệt thảo:

    • Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh. Bạch hoa xà thiệt thảo có thể ảnh hưởng đến khả năng tránh thai ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
    • Bạch hoa xà thiệt thảo là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Bạch hoa xà thiệt thảo có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Những bài thuốc hay từ cây mã đề

Cây mã đề hay còn gọi là cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề…, là loại cây quen thuộc ở nhiều khu vực. Trong Đông y, đây là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là những bài thuốc có sử dụng cây mã đề mời bà con tham khảo.

Cây mã đề là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Cây mã đề là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Trị viêm đường tiết niệu: Lấy lá mã đề khô, bồ công anh, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, cỏ nhọ nồi 15g, 10g cam thảo, 15g rễ cỏ tranh sắc uống. Uống liên tục 15 ngày với bài thuốc này sẽ có hiệu quả.

Trị sỏi: Lấy cây mã đề khô, diếp cá, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, sắc uống với 1 lít nước nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần để uống. Dùng kiên trì sẽ làm tan sỏi, không còn đau thắt khó chịu.

Trị bệnh tiêu chảy: Dùng lá mã đề, nhọ nồi, rau má mỗi vị 30g sắc uống. Đun đến khi thuốc sắc đặc thì lấy uống.

Trị táo bón, kiết lỵ: Lấy 25g bông mã đề, mướp đắng nấu nước uống sẽ không còn đi nặng. Hoặc có thể lấy cây mã đề tươi nấu cháo sẽ đi ngoài dễ dàng.

Trị bệnh gan: Lấy 20-30g lá mã đề khô, sắc nước hoặc pha trà uống mỗi sáng. Uống kiên trì mỗi ngày giúp gan giải độc và thanh lọc cơ thể.

Chữa viêm bàng quang: Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g cây mã đề khô. Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước. Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu.

Hoặc lấy 12g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ tranh, 8g bán hạ chế, 8g hoạt trạch, 8g trư kinh, 8g mộc thông. Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị. Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.

Trị mụn, vết côn trùng cắn: Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu. Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh. Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng.

Điều trị phù thũng: Chuẩn bị 30g mã đề, 20g phục linh bì, 20g vỏ bí xanh, 15g đại phúc bì. Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên trước khi sắc thuốc. Đun cùng với 1 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cần phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Chuẩn bị 30g mã đề, 30g ngư tinh thảo, 30g kim tiền thảo. Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày.
Trị nám: Chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15g – 20g dược liệu khô. Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước. Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp. Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày.

Chữa rắn cắn: Nhai kỹ ngọn mã đề tươi và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.

Trị ho, tiêu đờm hiệu quả: Chuẩn bị 1 nắm mã đề tươi hoặc đã bào chế khô. Sắc dược liệu cùng với khoảng 600ml nước, đun khoảng 20-25 phút thì tắt bếp. Lọc bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng ngay trong ngày và không để thuốc qua đêm.

Hoặc dùng 10g thân mã đề khô, 2g cam thảo, 2g cát cánh. Làm sạch các dược liệu rồi đun với 600ml nước. Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng ho giảm hẳn.

Lưu ý:
Không cho trẻ em dưới 3 tuổi sử dụng những bài thuốc từ mã đề.

Không được phép tự ý kết hợp mã đề với thuốc Tây hay những dược liệu khác khi chưa có chỉ định của các chuyên gia.

Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị bằng dược liệu mã đề, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà thảo dược này mang lại./.