Bộ phận cuối cùng của con lợn nhưng lợi ích lại là hàng đầu

1/ Đuôi lợn cung cấp lượng collagen dồi dào cho phụ nữ
Đuôi lợn có cấu tạo chủ yếu là phần da và sụn, gân, đây đều là bộ phận có chứa lượng collagen dồi dào.
Càng về già phụ nữ càng dễ lão hóa do bị thiếu hụt collagen, ăn đuôi lợn sẽ giúp collagen trong cơ thể được bổ sung, giúp làm chậm quá trình da nhăn nheo, đàn hồi tốt và dẻo dai hơn.
Không những vậy, hàm lượng chất béo trong da lợn lại không cao như thịt lợn, do đó không gây tăng cân nhanh nếu như thưởng thức ở liều lượng phù hợp.


2/ Đuôi lợn giúp phụ nữ có vòng 1 săn chắc hơn
Sở hữu vòng 1 khỏe khoắn, săn chắc là điều chị em rất quan tâm. Nếu muốn thưởng thức một món ăn có tác dụng cải thiện tình trạng chảy xệ của “núi đôi” bạn không nên bỏ qua món đuôi lợn.
Đây là bộ phận có chứa lượng protein cao giúp tăng cơ, làm săn chắc cơ, cải thiện vòng 1.

3/ Ăn đuôi lợn giúp tránh loãng xương ở người già
Tuổi càng cao thì xương càng yếu đi, từ đó loãng xương bắt đầu xuất hiện, thay vì quá lo lắng thì bạn nên thêm đuôi lợn vào thực đơn hàng tuần vì tủy xương ở vùng đuôi có chứa nhiều khoáng chất có thể tăng cường sức khỏe xương, tránh được sự thiếu hụt canxi.
Đồng thời có tác dụng bổ trợ rất tốt đối với chứng đau lưng do làm việc mệt mỏi, hay các triệu chứng của phụ nữ có thai trong thời kỳ hậu sản.

4/ Ăn đuôi lợn bảo vệ thắt lưng
Đuôi lợn có chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng canxi và sắt cao nhất, có thể bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể, có tác dụng phòng chống loãng xương và ngăn ngừa thiếu máu.

5/ Ăn đuôi lợn bổ thận, ích tinh
Trong y học cổ truyền Việt Nam có lưu truyền một bài thuốc từ đuôi lợn có tác dụng bổ thận, ích tinh.
Cách làm: Sử dụng đuôi lợn 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc 10 hạt, muối ăn. Đuôi lợn làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi lợn, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
6/ Ăn đuôi lợn giúp thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ em
Đuôi lợn chứa canxi photphat, osteomucin và collagen… đây đều là những chất quan trọng giúp cải thiện sự trao đổi chất của các tế bào trong xương, giúp trẻ phát triển xương ở mức tốt nhất.

Lưu ý
Người cao huyết áp, tim mạch, béo phì thì ăn càng ít đuôi lợn càng tốt. Vì lớp mỡ trong đuôi lợn chứa nhiều cholesterol, có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Mỗi tuần chỉ nên ăn món đuôi lợn 1 lần, không nên quá lạm dụng món ăn này.

Quả trứng gà lê ki ma có tác dụng gì?

Lekima (quả trứng gà): Siêu thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng, thậm chí giúp giảm béo, chống ung thư”.

Thực tế, quả lêkima là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất tinh bột, chất xơ, vitamin, và khoáng chất, trong đó nồng độ rất dồi dào beta-caroten.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lêkima như là “một tác nhân hữu ích cho việc bảo dưỡng hoặc điều trị thẩm mỹ làn da cơ thể và da đầu”.

Những kết quả này không gây ngạc nhiên khi người bản địa của Peru đã sử dụng lêkima như một chất chống viêm (cũng như là một chất kháng nấm, kháng sinh và bổ dưỡng cho làn da) trong nhiều thế kỷ, do vậy lêkima còn được người Péru gọi là “vàng của người Inca” do tiềm năng này của nó.

Lêkima chứa chất ngọt không có gluten có thể giúp thỏa mãn cơn thèm đường mà không làm tổn hại đến cơ thể (không giống như đường glucose hoặc chất làm ngọt nhân tạo).

Mặc dù có vị ngọt tự nhiên, nhưng lêkima là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp do chỉ chứa 2g đường trái cây tự nhiên cho mỗi 11 g carbohydrat, có thể giúp ổn định lượng đường trong má u Lêkima cũng giúp điều chỉnh đường tiêu hóa.

Giống như nhiều loại trái cây, lêkima có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp chúng ta hấp thụ sử dụng tốt đường, giảm đề kháng insulin, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Chất xơ cũng giúp chúng ta giảm tổng mức cholesterol do kích thích gan sản xuất muôi mệt, làm tăng sản xuất các thụ thể giúp hấp thu LDL.

Lêkima cũng rất tốt trong các trường hợp huyết áp thấp, các bệnh biểu hiện âm chứng, đặc biệt là ung thư, đái tháo đường, suy thận, tê bại, viêm xoang,…

Giờ các đại gia săn lùng về trồng làm cảnh ở sân vườn, như thêm 1 hoài niệm về tuổi thơ. Hơn nữa còn có tác dụng lọc không khí tạo môi trường trong lành tốt cho sức khoẻ. 

Dù nhà chật hẹp cỡ nào bạn cũng nên trồng ngay cȃy diḗp cá nḗu kһông chắc chắn sẽ hṓi hận cả đời

Dù nhà chật hẹp cỡ nào bạn cũng nên trṑng ngay cȃy diḗp cá nḗu ⱪhȏng chắc chắn sẽ hṓi hận cả ᵭời – hãy dành 1 phút ᵭể ᵭọc ngay hȏm nay.

Rau diḗp cá là một loại cȃy ngoài có tác dụng ᵭể ăn sṓng còn có rất nhiḕu tác dụng như ⱪháng ⱪhuẩn, tiêu diệt ⱪý sinh trùng, chṓng ung ṭhư và ᵭặc biệt nó ᵭược coi là ” thần dược ” ᵭṓi với bệnһ nhȃn mắc bệnһ trĩ. Từ xa xưa diḗp cá ᵭã ᵭược sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp ⱪích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

diep-ca

Rau diḗp cá hạ sṓt

Để hạ nhiệt ᵭộ cơ thể, dùng rau diḗp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g ѕắс ᵭặc uṓng làm nhiḕu lần trong ngày có ⱪhả năng giúp hạ sṓt rất tṓt.

Hoặc nḗu hạ sṓt cho trẻ em, dùng 30g rau diḗp cá, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước vào rṑi ᵭun sȏi, ᵭể nguội. Cho trẻ uṓng một lần; ᵭṑng thời, lấy bã ᵭắp vào thái dương.

Chữa táo bón

Sao ⱪhȏ 10g diḗp cá, hãm với nước sȏi ⱪhoảng 10 phút, uṓng thay trà hàng ngày. Uṓng ᵭḕu trong 10 ngày.

Chữa tiểu buṓt tiểu dắt

Rau diḗp cá, rau má, rau mã ᵭḕ mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát, lọc lấy nước uṓng.

Chữa ⱪinh nguyệt ⱪhȏng ᵭḕu

Rau diḗp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai ᵭḕu dùng tươi). Rửa sạch rau diḗp cá và ngải cứu, giã nhỏ, sau ᵭó lọc bằng nước ᵭun sȏi ᵭể nguội ᵭể lấy một bát nước thuṓc. Chia ra uṓng làm 2 lần trong ngày, uṓng liḕn 5 ngày, uṓng trước ⱪỳ ⱪinh 10 ngày.

Chữa viêm phḗ quản

Dùng lá diḗp cá và cam thảo ᵭất (mỗi thứ 20g), ѕắс ᵭặc, uṓng dần trong ngày.

Chữa ho

Lấy 1 nắm lá diḗp cá rửa sạch xay nhỏ. Dùng nước vo gạo ᵭặc ᵭun sȏi cùng rau diḗp cá, sau ᵭó chắt lấy nước cṓt uṓng. Ngoài chữa ho, hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể.

Chḗ biḗn

Lúc trời ⱪhȏ ráo, lấy cȃy vḕ loại bỏ gṓc rễ, ᵭem phơi hay sấy ⱪhȏ ở nhiệt ᵭộ 40 – 50 ᵭộ. Loại cȃy nàу ṭhường dùng trị táo bón, trẻ con lên sởi, phổi ung có mủ, mắt ᵭau, nhặm ᵭỏ hoặc nhiễm trùng gȃy mủ xanh, ⱪinh nguyệt ⱪhȏng ᵭḕu, viêm ruột, ⱪiḗt lỵ… Theo ᵭó, người bệnһ ngày dùng 6-12g ⱪhȏ, 20- 40g tươi, dạng ѕắс hoặc giã nát lọc lấy nước uṓng.

Cȃy diḗp cá tươi giã nhỏ dùng ᵭể ᵭắp trĩ, những chỗ sưng, ᵭắp mắt ⱪhi bị nhiễm trùng mủ xanh cũng rất hiệu quả.

Với bệnһ nhȃn viêm xoang nhiễm ⱪhuẩn có thể dùng bài thuṓc sau: 16g diḗp cá, ⱪim ngȃn hoa 16g, ⱪé ᵭầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, mạch mȏn 12g, chi țử 8g, ѕắс uṓng ngày 1 thang.

– Tắc tia sữa: Lá diḗp cá, cải trời giã tươi mỗi vị 1 nắm ( tầm 30g) hòa với nước ấm vắt lấy nước uṓng, bã trung nóng với dấm ᵭắp vào, làm vài lần là ⱪhỏi.

Giá trị dinh dưỡng trong Tôm Tép tươi sống

Các món ăn từ tôm bao giờ cũng hấp dẫn. Từ nguyên liệu chính từ tôm, người ta có thể chế biến ra vô số các món ăn hấp dẫn, từ bình dân đến cao cấp. Sau đây là những lợi ích từ nguồn dinh dưỡng trong tôm tép tươi sống mang lại cho con người.


1. Chứa hàm lượng canxi cao

Con tép, con tôm là loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi rất lớn. Cứ trong 100g tép thì có đến 2000 mg canxi. Việc thường xuyên ăn tép, tôm sẽ giúp bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể. Khoa học chứng minh rằng canxi là yếu tố thiết yếu trong việc cấu tạo mô xương. Hoạt chất này giúp hệ xương của chúng ta rắn chắc và khỏe mạnh hơn.

2. Có rất nhiều omega-3 Mọi người thường cho rằng chỉ có trong cá mới có omega-3. Nhưng ít ai biết rằng tép cũng chứa rất nhiều dưỡng chất này. Đây là một dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Nó giúp chống lại sự mệt mỏi và chứng trầm cảm. Bên cạnh đó omega-3 còn giúp chống lại oxy hóa và đẩy lùi quá trình lão hóa của con người.

3. Chứa một lượng selen dồi dào Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g tép thì cung cấp 1/3 lượng selen cần thiết mỗi ngày. Chính vì thế tép là loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyên ăn mỗi ngày. Việc dung nạp lượng selen mỗi ngày sẽ giúp làm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi selen chính là một anh hùng giúp loại bỏ và đào thải kim loại nặng- hoạt chất gây ung thư ra khỏi cơ thể.

Mỗi ngày ăn vài cọng húng quế còn tốt hơn nhiều loại thuốc bổ

Húng quế là loại rau thơm phổ biến và rẻ tiền lại rất nhiều công dụng với sức khỏe, bạn nên ăn chúng hàng ngày.

Húng quế là rau thơm phổ biến với hương thơm đặc trưng, chỉ cần sờ tay vào là chúng tỏa ra tinh dầu hương thơm bay xa. Húng quế là thứ rau thơm xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt. Húng quế còn được xem là cây thiêng trong Hindu giáo. Ăn húng quế thường xuyên còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn:

Húng quế giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, chậm lão hóa

Cây húng quế rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc DNA và tế bào nên hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, giúp làm chậm lão hóa. Húng quế còn giàu  flavonoid trong rau húng quế giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Đặc biệt trong húng quế có thành phần phytochemical, có thể ngăn ngừa ung thư da, gan, phổi do hóa chất gây ra. Rau húng quế còn được cho là có thể tiêu diệt tế bào lạ và ngừa khối u lan rộng. Do đó bạn nên ăn húng quế hàng ngày.
hung-que-cong-dung-tri-benh

Hạ sốt

Húng quế là rau thơm nhưng có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt. Trong các trường hợp sốt do vi khuẩn, húng quế hỗ trợ tốt hơn. Người Ấn Độ thường dùng húng quế sắc lấy nước uống để hạ cơn sốt.

Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có tinh dầu thơm thanh mát giúp chống lại tình trạng căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol loại hormone gây ra căng thẳng trong cơ thể. Húng quế giúp bạn thấy dịu thần kinh, tăng tuần hoàn máu lên não. Bạn có thể bấm tay vào lá và cọng húng quế để ngửi hương thơm tự nhiên, hoặc nhai vài cọng, hoặc dùng tinh dầu húng quế để giải tỏa stress.
hung-que-cong-dung

Giúp hỗ trợ bệnh sỏi thận

Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận. Uống nước ép từ húng quế mỗi ngày trong vòng 6 tháng có thể cải thiện tình trạng này.

Giảm cơn đau đầu

Tinh dầu húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Ngửi húng quế cũng giúp giảm cơn nghẹt mũi khó thở, giúp xoa dịu cơn đau. Khi đau đầu, bạn hãy gãi nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán. Bạn cũng nên bóp nát lá húng quế và ngửi hoặc nhai giúp dễ chịu hơn.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Rau húng quế giúp cân bằng pH của cơ thể giúp tăng lợi khuẩn và trừ vi khuẩn có hại. Thế nên húng quế được dùng để giảm tình trạng đầy hơi ăn khó tiêu giúp giảm cơn co thắt dạ dày.  Ngoài ra, rau húng quế cũng có thể tiêu diệt giun sán và các ký sinh trùng trong dạ dày.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Rau húng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu, chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm khác. Đồng thời, rau húng quế còn có khả năng giảm chất béo và cholesterol, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Húng quế giúp làm đẹp
Để trị bệnh răng nướu giúp trắng răng, có thể dùng nước lá húng quế để súc miệng và dùng lá húng quế chà xát vào răng. Hơn nữa nước lá húng quế rửa mặt cũng giúp giảm tình trạng mụn nhọt. Tắm nước lá húng quế cũng giúp thư giãn tinh thần.

7 nhóm người không nên ăn tôm dễ rước bệnh vào người, dừng ngay trước khi quá muộn

Tôm là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng những kiểu người này không nên ăn kẻo dễ rước thêm bệnh vào người.

Tôm là món ăn phổ biến giàu dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích nhưng những người đang mắc bệnh này không nên ăm tôm kẻo bệnh tình tăng nặng ảnh hưởng thêm tới sức khỏe.

Những giá trị dinh dưỡng của tôm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì tôm là loại hải sản giàu protein, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm dồi dào rất tốt cho tim và não.

Trong 85 gram tôm có 18 gram protein. Tôm còn chứa nhiều selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê. Loại hải sản này còn chung cấp nhiều i-ốt – một khoáng chất không thể thiếu đối với con người.

Nhung-Dieu-Toi-Ky-Kh

Những kiểu người nên kiêng ăn tôm

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

tom-1

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

12 công dụng tuyệt vời của lá chanh không thể bỏ qua

Lá chanh không những là gia vị giúp ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Lá chanh là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh (Ảnh minh họa)

Lá chanh là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh (Ảnh minh họa)

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm, dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản…

Không chỉ vậy, lá chanh còn rất tốt cho việc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, cân bằng tinh thần, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa và khử mùi. Đặc biệt, lá chanh tươi có nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm rất hiệu quả.

Dưới đây là những bài thuốc cho từng bệnh cụ thể.
1. Chữa ho do lạnh: Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Ngày uống 2-3 lần, dùng trong 3-5 ngày.

2. Chữa ho gà : Lá chanh tươi sắc với vài lát gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

3. Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

4. Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi: Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày.

5. Trị sốt rét dai dẳng: dùng lá chanh 100g, rượu 30độ – 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
6. Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.

7. Thanh nhiệt, mát gan: Để có bài thuốc này, cần 12g lá chanh khô, 12g lá gai khô và 12g lá cối xay. Sắc hỗn hợp này từ 3 bát nước xuống còn 1 bát nước. Uống ngày 2 bữa: sáng và tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ nhận được kết quả.

8. Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.

9. Làm mượt tóc: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu. Tuần gội 1 lần.

10. Bảo vệ răng: Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.

11. Chữa đầy bụng, ở trẻ em: có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.

12. Trị nám sau sinh: Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để tinh chất ngấm sâu vào da, trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả.

Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảm bảo sức khỏe cho làn da. Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.

Theo Phụ nữ Online

Quá nhiều công dụng của lá trầu không

Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Không chỉ để ăn, trầu không còn có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không bạn không nên bỏ qua.

Tổng quan về cây trầu không

Lá trầu không rất quen thuộc với người Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích. Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,… hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.

Trầu không rất tốt cho sức khoẻ.

Trong 100g lá trầu không có thành phần như sau:

  • Năng lượng: 44 kcal.
  • Nước: 85,6g.
  • Protein: 3,1g.
  • Lipid:0,8g.
  • Muối khoáng: 2,3g.
  • Chất xơ: 2,3g.
  • Cacbohidrat:6,1g.
  • Canxi: 0,5g.
  • Sắt: 0,007g
  • Vitamin A: 2,5mg

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu.

Lá trầu không có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng lá trầu không bạn không nên bỏ qua:

Hoạt động như một chất làm lạnh

Làm món lá trầu trộn với hạt thì là, dừa nạo, đường phèn và cốc nước sẽ giúp bạn đánh bay cái nóng mùa hè hiệu quả.
Ngừng chảy máu mũi

Mùa hè nóng nực nhiều người dễ bị chảy máu mũi (chảy máu cam)…lá trầu có thể giúp ngăn ngừa hay cầm máu mũi, chữa say nắng.

Lá trầu không giúp điều trị các vấn đề về da
Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn nên nó có thể giúp giải quyết các vấn đề về mụn trứng cá để có một làn da sạch sẽ, mịn màng.

Ngoài ra, nó còn giúp chữa và ngăn ngừa dị ứng da, mẩn ngứa do khô da. Thậm chí, ngay cả những đốm đen và cháy nắng cũng có thể được điều trị bằng lá trầu không.

Chứa nguồn Vitamin C phong phú
Lá trầu rất giàu vitamin như vitamin C, riboflavin, thiamine, niacin và carotene. Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn canxi tuyệt vời.

Giúp giảm đau

Lá trầu không đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm đau. Bột lá trầu có thể được sử dụng để điều trị các vết cắt và vết bầm tím để giúp giảm đau.

Uống nước ép lá trầu cũng giúp giảm đau bên trong. Đồng thời, nó cũng giúp giảm sưng và cũng được sử dụng để điều trị viêm nhiễm.

Giảm lượng Cholesterol xấu trong máu

Trong lá trầu không có chất eugenol tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Điều trị đái tháo đường

Mức oxy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng vọt ở người bệnh tiểu đường, sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng tích cực khi sử dụng lá trầu không điều trị đái tháo đường tuýp 2.
Điều trị hôi nách

Hôi nách gây ra nhiều khó chịu và những tình huống khó xử cho cả nam giới và nữ giới. Nếu bạn đã thử rất nhiều cách nhưng không có hiệu quả khả quan thì hãy thử sử dụng lá trầu không nhé. Hãy kiên trì sử dụng lá trầu không giã nát lấy nước cốt và lau lên vùng nách, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần và bạn sẽ thấy được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị say nắng

Mùa hè nắng nóng khiến tình trạng say nắng thường xuyên xảy ra. Bạn có thể nhanh chóng khắc phục bằng cách sử dụng lá trầu không trộn với một nắm tóc rối, một tí dầu hỏa bọc vào trong một cái khăn và chà xát dọc vùng lưng, bụng để điều trị say nắng.

Điều trị nấm da
Bạn có thể sử dụng lá trầu không giã nát đắp lên vùng da bị nấm hoặc đun lấy nước rửa hằng ngày.

Trên đây là những tác dụng của lá trầu không với sức khoẻ. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.

Thanh Thanh(Tổng hợp)

6 thực phẩm tuyệt đối đừng ăn cùng lẩu gà: Kỵ nhau mất ngon lại không tốt cho sức khỏe

Khi ăn lẩu gà, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm này nhé.

Cá chép

Thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn. Không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau vì ăn chung sẽ sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn nhọt do ăn thịt gà thì nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.

Tỏi và hành sống

Nhiều người có thói quen ăn thịt gà cùng với bát muối chấm có vài lát tỏi và vài lát hành khô. Tuy nhiên, theo Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm còn tỏi tính nhiệt, hành tính hàn. Nếu kết hợp các nguyên liệu này với nhau thì có thể gây tăng nhiệt hay nóng lạnh giao nhau làm khí huyết tổn thương.

lau-ga

Tôm

Cả thịt gà và tôm đều có tính ôn nên khi ăn cùng với nhau có thể gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng. Đặc biệt với trẻ nhỏ đang bị hó nếu ăn thịt gà cùng với tôm sẽ khiến tình trạng nặng thêm, khó chữa dứt điểm.

Khi bị ngứa do ăn thịt gà cùng tồm thì có thể nấu nước lá kinh giới để giải độc, hiệu quả rất tốt.

Rau cải

Thịt gà và rau cải là hai thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong đó, thịt gà tính ôn, ngọt, không độc, đại bổ, tốt cho tì vị, khí huyết, gan thận; tốt cho những người bị bệnh lâu ngày, dạ dày suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém. Trong ki đó, cải bẹ xanh có tính ôn, vị cay, tác dụng kích thích tiêu hóa, giải cảm hàn, thông đờm, lợi khí…

Tuy nhiên, kết hợp hai thực phẩm này với nhau lại không mang đến lợi ích cho sức khỏe. Thịt gà tính ôn kết hợp với cải xanh tính ôn (ấm nóng) sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn trong cơ thể, dẫn tới tình trạng dễ nổi mụn, không tốt cho gan.

lau-ga-02

Rau răm

Rau răm có tác dụng tốt trong việc tăng cường thị lực, cơ bắp. Tuy nhiên, ăn rau răm cùng với thịt gà có thể tạo ra các chất không tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nam giới ăn nhiều rau răm có thể ảnh hưởng đến ham muốn.

Rau kinh giới

Rau kinh giới không nên kết hợp với thịt gà. Rau kinh giới có vị cay, tác dụng hạ huyết ứ. Kết hợp với thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ gây ra đau đầu chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy.

Cả con lợn mới có một bộ phận 2 lạng này: Bổ ngang nhân sâm ngàn năm, đi chợ sớm mới mua được

Thịt má đào là loại thịt ngon, bổ nhưng không nhiều người biết mà mua về.

Khi ghé thăm chợ, phần lớn người dân thường hướng sự chú ý của mình vào việc lựa chọn thịt ba chỉ, thịt bắp, hoặc thịt mông. Ngoài ra, họ cũng có sự ưa thích riêng biệt đối với những chiếc xương sườn hấp dẫn.

Tuy nhiên, đáng chú ý là trên cơ thể con lợn, tồn tại một phần thịt có lượng khá nhỏ, chỉ khoảng 200g. Điều đáng lưu ý là phần thịt này lại là một trong những phần thịt ngon nhất của lợn, với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng đáng kể, không kém cạnh những thảo dược quý hiếm như nhân sâm với hàng nghìn năm lịch sử.
2

Thịt từ phần má đào này có lượng rất ít, vì vậy để đảm bảo có thể mua được, bạn cần ghé chợ sớm hoặc thậm chí thông báo trước với người bán. Khi chọn mua, quan trọng nhất là lưu ý đến những điểm sau:

  • Bề mặt của miếng thịt má đào phải khô ráo và không có dấu hiệu ẩm ướt. Nếu bạn cảm nhận được sự ẩm nước, có thể là do thịt đã bị bơm nước hoặc đông lạnh.
  • Màu sắc của thịt nên là tươi sáng, có màu đỏ hồng và không có dấu hiệu thâm đen.
  • Thịt không nên có mùi lạ, không nên chảy nước, và nó cũng nên giữ được độ đàn hồi. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng và ngon miệng khi chế biến.

avatar1634197605451-163419760703

Có những cách chế biến thịt má đào mang lại hương vị đặc sắc và phong phú. Với gân mềm và lớp mỡ xen kẽ, thịt má đào không chỉ tránh được tình trạng dai, xơ hay khô cứng, mà còn mang đến sự mềm mịn đặc trưng. Dưới đây là một số ý tưởng chế biến thịt má đào:

Hầm Thịt Má Đào:
Luộc hoặc hấp giữ cho vị ngọt tự nhiên của thịt. Món hầm là lựa chọn đơn giản và thơm ngon, đặc biệt phù hợp để thưởng thức với gia đình.

Thịt Má Đào Kho Trứng Cút:

Áp dụng công thức kho thịt thông thường, ướp thịt với nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hành tím, và ớt băm trước khi kho. Thêm nước màu và dùng nước dừa để tạo vị ngọt tự nhiên. Cuối cùng, thêm trứng cút để hoàn tất món ăn.

phan-thit-cuc-ngon-cua-lon-nhung-nhieu-nguoi-da-bo-qua-202202140007503124

Thịt Má Đào Xào Rau Củ:
Xào thịt má đào cùng với các loại rau củ như ớt chuông, đậu Hà Lan, bắp non, tạo nên một hương vị thơm ngon độc đáo. Sự kết hợp của thịt mềm mịn và rau củ tươi bổ dưỡng làm cho món này trở nên hấp dẫn.Thịt Má Đào Nướng:

Thịt má đào khi nướng giữ được độ ẩm và mềm mại hơn so với thịt thông thường. Sử dụng gói gia vị ướp thịt nướng để tiết kiệm thời gian chế biến. Bạn có thể nướng cùng các loại rau củ để tạo ra một buổi tiệc BBQ thú vị.Những cách chế biến trên không chỉ giữ nguyên hương vị đặc trưng của thịt má đào mà còn tạo ra những bữa ăn phong phú và thú vị.

Lòng lợn là món ngon nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối không được động đũa

Lòng lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người không nên ăn lòng lợn

– Người bị cảm, mệt mỏi

Các món từ nội tạng lợn thường chứa nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Vì thế, người đang mệt mỏi, bị cảm không nên ăn các món như cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu. Ngoài ra, nội tạng lợn không được sơ chế đúng cách có thể chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người ăn.

– Người có tiêu hóa kém

Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác gây ra bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Người có đường tiêu hóa kém ăn phải các món làm từ lòng lợn nhưng không nấu chín kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn chéo sang các loại thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì rất dễ bị các bệnh nguy hiểm như nhiễm ký sinh trùng sán dây, sán chó, giun xoắn, lao, than, lợn đóng dấu… Các bệnh này gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.

nguoi-khong-nen-an-long-lon-01

– Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch

Nội tạng động vật chứa nhiều đạm nhưng cũng có rất nhiều chất béo. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này rất cao.

Người thừa cân, béo phì, người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout… cần kiêng tuyệt đối các món chế biến từ nội tạng động vật.

– Phụ nữ mang thai

Các loại nội tạng động vật rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun, sán (đặc biệt là nội tạng động vật không rõ nguồn gốc) có thể lây bệnh cho con người.

Lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn đã phát bệnh hay lợn mang trùng nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong máu, lòng, ruột và các nội tạng khác đều chứa một lượng vi khuẩn lớn có thể lây bệnh sang cho con người, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.

Một số lưu ý khi ăn lòng lợn

nguoi-khong-nen-an-long-lon-02

Dù bạn không thuộc nhóm những người phải hạn chế ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật thì cũng cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn lòng lợn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50-70 gram. Trẻ nhỏ chỉ ăn lòng 30-50 gram mỗi lần và ăn không quá 2 lần/tuần.

Lòng lợn cần được làm sạch sẽ, nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Nên hạn chế ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, chưa chế biến kỹ. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, phần thực phẩm còn thừa cần được bỏ đi. Nội tạng động vật để qua đêm rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho người sử dụng.