Loại cây không ra quả hay bị chặt bỏ, nay hoa có giá lên tới 1 triệu đồng/kg: Ở quê có rất nhiều

Loại cây này không cho quả nhưng hoa của nó được thu mua với giá rất cao, lên tới 1 triệu đồng/kg. Ở quê có rất nhiều

Khi trồng đu đủ, chúng ta mong nó có trái ngọt để ăn, những cây đu đủ đực không thể kết trái thường bị chặt bỏ. Tuy nhiên, loại cây này không cho quả nhưng hoa của nó được thu mua với giá rất cao, lên tới 1 triệu đồng/kg.

Loại cây từng bị chặt bỏ nhưng nay hoa của nó có giá lên tới 1 triệu đồng/kg

Cây đu đủ đực trước đây đa phần chịu chung số phận bị người dân chặt bỏ vì không cho quả. Chỉ có một số ít người đã giữ lại chăm sóc vì biết nó có thể dùng làm thuốc.

Giá hoa đu đủ đực khô trên thị trường hiện có giá dao động từ 750.000 đồng đến 900.000 đồng mỗi kg.

Giá hoa đu đủ đực khô trên thị trường hiện có giá dao động từ 750.000 đồng đến 900.000 đồng mỗi kg.

Trái ngược so với trước kia, thời gian gần đây, tác dụng của hoa đu đủ đực bỗng nhiên được “thần thánh” hóa, với công dụng đặc biệt đó là có thể “chữa” ung thư. Chính vì thế, loại hoa này đang được bán với giá rất cao. Giá hoa đu đủ đực khô trên thị trường hiện có giá dao động từ 750.000 đồng đến 900.000 đồng mỗi kg. Một số nơi còn rao bán với giá cả hơn 1 triệu đồng/kg.

Theo chuyên gia, cây đu đủ đực còn có tên gọi khác là cây cà lào, phan qua thụ… có vị rất đắng, tính bình và không độc. Hoa đu đủ đực sẽ được thu hái từ những cây đu đủ giống đực để làm dược liệu được dùng để trị bệnh, đặc biệt thường dùng trong trị ho. Tác dụng điều trị ung thư của hoa đu đủ đến nay vẫn chưa có một công bố khoa học rõ ràng và cần phải được nghiên cứu thêm.

Từ xưa đến nay, hoa đu đủ đực nổi tiếng với khả năng trị ho hiệu quả rất cao mà lại an toàn với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong trường hợp ho có đờm, bạn có thể chưng cách thủy dùng 15g hoa đu đủ tươi cùng với 2 thìa mật ong trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó nghiền nát và cho vào một miếng vải để vắt lấy nước và sử dụng hàng ngày.

Ngay cả với trường hợp ho gà mất giọng, hoa đu đủ đực vẫn có thể phát huy tác dụng. Mọi người có thể đun sôi 20g hoa đu đủ đực cùng với 20g vỏ quýt khô và 20g vỏ rễ dâu trong vòng 15 phút. Sau khi đun xong sẽ để nguội và khi sử dụng có thể bỏ thêm vào 1 thìa mật ong hoặc đường để giảm độ đắng.

Một số bài thuốc dân gian hay từ hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực có nhiều công dụng cho sức khỏe

Hoa đu đủ đực có nhiều công dụng cho sức khỏe

– Chữa rối loạn tiêu hoá: Hoa đu đủ đực khô 50g với nước 800ml. Sắc trong thời gian 30 phút, lọc lấy nước và duy trì uống mỗi ngày sau bữa ăn.

– Chữa nhức mỏi khớp gối: Hoa đu đủ đực khô: 1kg, rượu trắng: 6 lít. Ngâm 2 thành phần trên trong vòng 1 tháng. Sau đó, pha cùng với mật ong để uống hoặc có thể dùng rượu thoa vào những vùng khớp bị đau nhức sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

– Chữa sỏi thận: Hoa đu đủ đực: 15g sắc, 5 bát nước. Cho nước vào hoa đu đủ đã chuẩn bị đun với lửa vừa đến khi nước cạn lại chỉ còn khoảng 2 bát thì dừng. Mọi người nên dùng nó sau khi ăn khoảng 30 phút và dùng liên tục trong 10 ngày.

– Ổn định đường huyết: 20g hoa đu đủ đực cùng với 3 thìa cà phê mật ong và 100ml nước. Hoa đu đủ nghiền nhỏ và trộn với mật ong, nước hấp cách thủy sau đó để nguội và uống.

– Giảm đau: Cho một nắm hoa đu đủ đực cùng với một thìa mật ong vào 1 cốc nước nóng. Uống từ 3-4 lần/ngày để giúp giảm đau tức thì.

– Chữa đái rắt, đái buốt hoặc đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực: 40g, lá bạc thau: 50g, đậu đen: 40g, phác tiêu: 4g. Cho các thành phần trên vào sắc lấy nước đặc, uống 3 lần/ngày vào thời điểm đói bụng.

Cây chua me mọc dại đầy đường mang nấu canh cá rất ngon lại còn là vị thuốc cả nam và nữ đều cần

Chua me đất tưởng là thứ cây cỏ dại không có tác dụng nhưng lại là một loại rau và thảo mộc nhiều công dụng sức khỏe.

Chua me đất hay còn gọi cây cỏ 3 lá. Có chua me đất hoa vàng, chua me núi hoa trắng hồng, chua me đất lá to hoa màu hồng. Cả ba cây cùng thuộc một họ “chua me đất” đều có thể sử dụng làm rau ăn và dùng làm thuốc.

Chua me đất mọc sát mặt đất, lá có lông, gồm 3 lá chét gần như nhẵn, mềm, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Mùa hoa vào các tháng 5-7. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa, màu vàng. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc đều thành hàng.

chua-me-dat-cong-dung

Chua me – loại rau nấu cá kình thành món ngon

Ở Huế nổi tiếng canh cá nấu với lá chua me đất. Nếu bạn đi vào các chợ dân sinh ở Huế có thể sẽ gặp những bó chua me được bán ở hàng rau. Canh cá nấu với lá chua me đặc biệt cá kình nấu chua me thành một món ăn ngon thanh mát, thậm chí được xem là món ăn đặc sản gắn với cố đô.

Chua me- loại cây thuốc nhiều công dụng

Theo đông y, chua me hoa vàng có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc; dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, vàng da, tiểu rắt, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa…

Dân gian cũng dùng cây chua me đất để chữa cảm sốt. Theo đó chua me được sao vàng, sắc lấy nước uống. Liều dùng hàng ngày: Từ 30-50g (toàn cây hoặc lá tươi), nếu dùng khô chỉ cần 5-10g.

Chua me đất chữa viêm loét miệng: Chua me đất tươi 60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những nơi tổn thương, ngày bôi nhiều lần.

Chua me đất chữa huyết áp cao: Chua me đất hoa vàng khô 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g. Sắc uống trong ngày.

Chua me đất chữa chảy máu cam: Chua me đất tươi vò nát nhét vào lỗ mũi.

Chua me đất chữa viêm họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối nhai và nuốt từ từ.

Chua me đất chữa viêm tuyến vú cấp: Chua me đất 30g tươi, sắc uống, bã đắp vào chỗ sưng.

Chua me đất chữa trẻ lên sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 9g. Sắc uống.

Chua me đất chữa thổ huyết: Chua me đất 15g (tươi 30g), thêm chút muối vào, sắc lấy nước, chia uống trong ngày.

Loại cây có tên cực xấu, mọc dại đầy đường là thần dược cực thơm trị nhiều bệnh, giúp làm đẹp ai cũng cần

Đây là loại cây dại mọc nhiều ở Việt Nam, chỉ cần vứt nắm hoa già xuống là cây lên đầy, hái về làm thuốc trị nhiều bệnh hữu hiệu và để làm đẹp

Cây cứt lợn với cái tên rất xấu và mọc dại đầy cánh đồng, bãi hoang, lề đường. Nhưng chúng là loại cây có tinh dầu thơm và rất nhiều công dụng với sức khỏe làm đẹp.

Cây cứt lợn có loại hoa tím và trắng nhưng loại dùng chủ yếu là cây hoa tím. Tương truyền dân gian kể rằng cái tên cứt lợn vì xa xưa người ta thấy cây này mọc ở những bãi phân lợn. Cây cứt lợn có lớp lông phủ ngoài, lá đối xứng, hoa nhỏ như đầu ngón tay út, cánh nhỏ như sợi vải. Toàn bông hoa như một nhúm sợi vải chụm lại. Cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có để dùng. Dùng một nắm hoa già có hạt thả xuống đất thì cây sẽ mọc lên rất nhanh và bay hoa khắp nơi.

co-cut-lon-tri-benh

Cây cứt lợn cực nhiều công dụng hữu ích

Cỏ cây cứt lợn theo Đông y có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Trong y học cổ truyền và dân gian thì cỏ cứt lợn thường đươc dùng để chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Khi gặp chấn thương bên ngoài, sưng đau mụn nhọt, ngứa lở… thì cây cứt lợn giúp trị bệnh tốt. Cụ thể công dụng của cây cứt lợn gồm:

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang: Đây là công dụng nổi bật nhất của cây cứt lợn. Nhiều đơn vị sản xuất đã trồng cây cứt lợn diện tích lớn để chế thành sản phẩm trị viêm xoang kinh doanh. Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô của cây cứt lợn với liều lượng khoảng 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn. Cỏ cây cứt lợn cũng còn được một số cơ sở y học cổ truyền chế thành sản phẩm cho bệnh nhân. Đặc biệt chúng không gây tác dụng phụ.

duoc-lieu-cut-lon-nhieu-cong-dung

Dùng để gội đầu làm đẹp tóc: Từ xa xưa, cỏ cây cứt lợn được ông bà ta hái về nấu nước gội đầu vừa giúp sạch đầu, tạo hương thơm lại giúp cho tóc mượt mà.Có thể kết hợp cỏ cứt lợn với bồ kết.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: Dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Một số bài thuốc cụ thể từ cây cứt lợn: 

Giảm các triệu chứng của viêm xoang, ho, hắt hơi, sổ mũi: Dùng 30 – 40 gam lá và hoa cứt lợn tươi, (hoặc 20 – 30 gam cây cứt lợn khô), sau đó mang rửa thật sạch, rồi cho vào ấm đổ 1 bát nước, đem sắc kỹ khi còn lại nửa bát, chia làm 3 bữa, uống ấm trước khi ăn. Bạn có thể dùng mỗi đợt khoảng 5-7 ngày. Lúc thấy hết triệu chứng thì nên dùng thêm 1-2 ngày rồi dừng lại.

Điều trị viêm xoang mãn tính: Lấy một nắm lá và hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, tráng qua nước muối để ráo nước. Tiếp đến mang lá hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó nhỏ vào mũi mỗi lần từ 2 – 3 giọt, mỗi ngày nhỏ mũi khoảng từ 4 – 5 lần. Mỗi đợt điều trị khoảng 1-3 tuần liên tục, triệu chứng giảm thì nhỏ ít đi và kết hợp với uống.

cay-hoa-cu-lon

Xông hơi chữa viêm xoang: Bạn rửa sạch cây cứt lợn, sau đó cho vào nồi nấu sôi, dùng nồi nước đó để xông mặt. Chỉ nên xông khoảng 15 phút tránh xông quá lâu. Khi xông nhớ hít thở thật sâu để tinh dầu vào mũi xoang giúp diệt vi khuẩn tốt.

Chữa rong kinh: Dùng khoảng 50g lá và hoa cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát cho thêm vào một ít nước ấm, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. Ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 ngày sẽ rất hiệu quả.

Cây cứt lợn mọc nhiều ở các cánh đồng vùng quê, nên bạn có thể hái hoa cứt lợn phơi khô và dùng dần. Tại thành phố bạn có thể gieo chúng trong thùng chậu nhựa để có thể dùng hàng ngày.

Vò nắm lá này đun nước uống, đau nhức xương khớp lâu ngày cũng đỡ, đơn giản không tốn tiền

Bên cạnh là một gia vị quan trọng trong gian bếp Việt, lá xương sông còn có những công dụng nhất định đối với sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền, xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay… Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá bánh tẻ dùng tươi hay phơi khô trong bóng mát.

Bài thuốc chữa thoái hóa kèm thoát vị từ lá xương sông:

– Lá xương sông tươi giã nát trộn với dấm.

– Hoặc lá xương sông, lá cúc tần – hai thứ giã nát đắp dọc sống lưng.

Đắp lá nên nhiều một chút, ngày nào cũng đắp và kết hợp nằm phản cứng như sập gỗ, hoặc giường không có đệm (tránh nằm đệm lún) và ít vận động là được.

– Ngoài ra hằng ngày dùng lá xương sông đun uống thay nước nữa.

Thực tế lá xương xông nhiều người biết, các bà nội trợ thường mua về cuốn món chả xương sông ăn rất ngon miệng. Lá xương sông còn dùng đun nước tắm, hấp siro ho cho trẻ… nhưng tác dụng chính và hiệu quả nằm ngay cái tên của nó – vốn dĩ gọi là cây xương sống bị gọi chệch thành xương sông – có khả năng điều trị bệnh lý về cột sống, xương khớp rất tốt.

Cây xương sông có vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn; tiêu thũng, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, trị phong thấp, trị cảm cúm… rất hiệu quả.

Nếu bị bệnh xương khớp, thoái hóa thoát vị, tê bì chân tay, đau mỏi cỏ vai gáy… dùng lá xương sông đắp và đun nước uống. Lưu ý khi đắp chỉ dùng lá tươi. Còn khi đun lá xương sông để uống thì dùng được cả lá tươi, lá khô, hoặc hạt đều được. Liều uống mỗi ngày tầm 20g khô hoặc 40-50g tươi.

Sau đây là một số bài thuốc từ lá xương sông

1. Chữa viêm họng

Lấy 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20 – 30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, giã giập rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Dùng từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các bệnh như viêm họng cấp, mạn tính; viêm amidan, viêm thanh quản bị mất tiếng…

2. Chữa đau nhức răng

Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 ngày là có thể dùng được, lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.

3. Chữa ho do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản

Lá xương sông 10g, lá húng chanh 10g, lá hẹ 10g. Cắt nhỏ các nguyên liệu, cho tất cả vào hấp cùng đường phèn, gạn lấy dung dịch để ngậm.

4. Chữa mề đay

Lá xương sông 40g, lá khế 40g, lá chua me đất 20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước ấm uống. Uống 3 thang/ngày. Lấy bã xoa ngoài những nơi nổi mề đay.

5. Chữa ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em

Chuẩn bị: 5 thìa cà phê mật ong và 2 – 3 lá xương sông.

Thực hiện: Đem lá xương sông rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và cho vào chén. Thêm mật ong vào chén và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày, người lớn bị ho có thể nhai có lá để nhanh giảm bệnh.

6. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Chuẩn bị: Tía tô 30g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, lá xương sông 30g, sinh khương 10g, trần bì 10g.

Thực hiện: Đem sắc với 3 chén nước, đun sôi trong 10 phút và lấy nước uống.

Lưu ý xương sông là cây thuốc quý, nhưng đã là dược liệu thì cần tránh áp dụng sai cách vì có thể làm bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu… Vì vậy trước khi dùng cần gặp bác sĩ tư vấn cụ thể về liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị… và nếu muốn dùng lá xương sông trong điều trị dài hạn cần tham vấn y khoa.

Loại cỏ dại đem đun lấy nước uống, vừa bổ gan, vừa tốt cho khớp

Loại cỏ dại này mọc ở khắp nơi, dễ kiếm nhưng ít người biết nó là vị thuốc quý.

Loại cỏ dại là thuốc bổ gan, tốt cho khớp

Loài cỏ dại được nhắc đến ở đây là cây thài lài. Cây thài lài trắng còn được gọi là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt. Cây này vốn mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như vệ đường, bờ sông, bờ ruộng. Từ xa xưa, người dân đã dùng loại cây này như một loại rau.

Theo y học cổ truyền, cây thài lài được thu hái quanh năm để làm dược liệu, có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Thài lài trắng có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh. Loại dược liệu này có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng. Tất cả các phần của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Thài lài giúp trị cảm, trị viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiềm trùng đường tiết niệu. Cách dùng là lấy thài lài tươi hoặc khô đem sắc lấy nước uống.

Thài lài trắng vốn là một loại cỏ dại hay mọc ở ven đường, bờ ruộng, bờ sông nhưng cũng được nhiều người hái về làm rau hoặc có thể sử dụng làm thuốc.

Thài lài trắng vốn là một loại cỏ dại hay mọc ở ven đường, bờ ruộng, bờ sông nhưng cũng được nhiều người hái về làm rau hoặc có thể sử dụng làm thuốc.

Dân gian dùng loại cây này để trị viêm da có mủ, trị đau buốt đầu gối, xương khớp sưng đau. Cách làm thuốc là lấy lá thài lài rửa sạch, giã nát rồi đắt lên da.

Thài lài còn được dùng để trị tăng huyết áp với bài thuốc 60-90 gram thài lài trắng tươi, 12 gram hoa cây đậu tằm cho vào ấm, thêm 800ml nước sắc lên còn 300ml thì chắt lấy nước uống thay trà mỗi ngày. Uống trong 10-15 ngày.

Thài lài còn là bài thuốc tốt cho gan. Người gan yếu, da vàng dùng 120 gram thài lài tươi đem nấu canh với 60 gram thịt lợn nạc. Đây là món ăn giúp củng cố sức khỏe cho gan.

Lưu ý, mặc dù thài lài trắng khá lành tính nhưng người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số bài thuốc từ cây thài lài

– Trị viêm họng

30 gram thài lài tươi sắc lấy nước uống hoặc giã nát 90-120 gram thài lài tươi, chiết lấy nước cốt để uống.

– Trị viêm cầu thận cấp, phù thũng

30 gram thài lài tươi, 30 gram cỏ xước, 30 gram mã đề đem sắc lấy nước uống.

Tất cả các phần của cây thài lài đều có thể sử dụng được.

Tất cả các phần của cây thài lài đều có thể sử dụng được.

– Trị phong thấp

40 gram thài lài thái nhỏ, 40 gram đậu đỏ và 800ml nước. Đem đậu đỏ đi ninh nhừ sau đó cho thài lài vào nấu nhỏ lửa, thêm chút đường rồi múc ra bát ăn cả cái lẫn nước.

– Trị mụn nhọt sưng đau, chưa vỡ mủ

Lấy thài lài trắng tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng vào trộn đều, đắp lên chỗ sưng đau. Dùng vải, gạc buộc cố định và giữ nguyên như vậy trong 2 giờ. Ngày đắp 1 lần cho đến khi mụn nhọt hết sưng.

Nếu bạn thích ăn thịt gà điều gì sẽ xảy ra với cơ thể

Nếu bạn thích ăn thịt gà điều gì sẽ xảy ra với cơ thể – hãy tìm hiểu ngay trước khi quá muộn.

Thịt gà chứa nhiều chất dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.Ăn thịt gà giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ruột, giúp kéo dài tuổi thọ, tốt cho tim, chống trầm cảm, hỗ trợ răng và xướng, thúc đẩy sức khỏe cho mắt,… và rất nhiều lợi ích khác nữa. Cùng khám phá những lợi ích cho sức khỏe không ngờ từ thịt gà.
thịt gàThịt gà chứa nhiều chất dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 

Lợi ích từ thịt gà

Tăng cường protein

Thịt gà là thực phẩm đáng để các bà nội trợ lựa chọn cho một bữa ăn dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều loại protein khác nhau như phức hợp axit amin phong phú tốt cho sự tăng trưởng của cơ thể.

Xương chắc khỏe

Thịt gà có tác dụng làm tăng mật độ xương. Do vậy, bạn sẽ tránh được các bệnh phổ biến về xương như loãng xương và viêm xương khớp. Món súp gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp người bệnh hồi phục sức khỏe rất tốt.

Tốt cho hoạt động trí óc

Nghiên cứu cho thấy rằng có sự phát triển trong hoạt động thể chất ở những người ăn thịt gà. Nó giúp bạn giữ bình tĩnh hơn và kích thích sự tự kiểm soát tâm trạng.

Ngăn chặn bệnh tật

Một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục sẽ cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Thịt gà giúp ngăn ngừa một số bệnh như trầm cảm, bệnh tim, và các rối loạn hô hấp khác. Thịt gà tương đối an toàn hơn so với thịt đỏ.

Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

Trong thực tế, nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy ăn một số món ăn từ thịt gà để làm tăng nồng độ serotonin trong não của bạn, nhằm tăng cường tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng và dễ chịu hơn, giảm hẳn những căng thẳng, trầm cảm mà bạn đang phải chịu.

Lưu ý:

Thịt gà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết đến các tác động có hại của thịt gà có thể được gây ra do điều kiện kém vệ sinh hoặc tiêu thụ quá mức.
Nếu bạn có thói quen thêm gia vị cay vào món ăn điều gì sẽ đến?

Nếu bạn có thói quen thêm gia vị cay vào món ăn điều gì sẽ đến?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Nếu bạn có thói quen thêm gia vị cay vào món ăn điều gì sẽ đến với cơ thể, hãy tìm hiểu ngay!

Vì sao dù đắt hay rẻ bạn cũng nên bỏ tiền để mua món này ăn?

Công dụng ‘kỳ diệu’ từ lá sung: Cây thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn

Lá sung thường được xem là phần không thể thiếu trong việc thưởng thức các món ăn như nem tai, nem nắm, gỏi cá, v.v. Tuy nhiên, ít người biết rằng lá sung còn sở hữu nhiều ưu điểm đối với sức khỏe.

Lá sung được biết đến như một loại rau thơm giúp nâng cao hương vị cho các món ăn như nem chua, gỏi cá và các món cuốn đặc trưng khác. Nó có khả năng làm giảm cảm giác ngấy, cắt giảm mùi tanh và làm mềm đi vị chua trong thức ăn. Tuy nhiên, công dụng của lá sung không dừng lại ở đó.

Lá sung có những công dụng gì?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thùy Trang từ Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông, theo quan điểm của Đông y, lá sung có nốt sần, được đánh giá cao hơn so với các loại lá thông thường. Nó được cho là có khả năng điều trị các vấn đề về gan, giảm đau đầu và được sử dụng như một phương thuốc bổ dưỡng cho những người đang trong quá trình hồi phục sức khỏe sau ốm đau…

Những nốt phồng trên lá sung được hình thành do sự ký sinh của loài sâu P.syllidae; mặc dù chúng đã rời bỏ lá từ khá lâu và không còn để lại trứng hay sâu nhỏ nào trong các nốt sần khi chúng lớn lên. Các nốt này chỉ xuất hiện trên những lá non phát triển từ chồi non. Vì thế, bác sĩ Trang khuyến cáo rằng nếu ai đó muốn thưởng thức lá sung, họ có thể tự tin lựa chọn những lá có nốt sần để sử dụng.

Lá sung có nốt sần, được đánh giá cao hơn so với các loại lá thông thường

Lá sung có nốt sần, được đánh giá cao hơn so với các loại lá thông thường

Công dụng của lá sung trong Đông y là gì? Lá sung được coi là có tính mát, hương vị ngọt nhẹ pha lẫn vị chát, và nó được cho là có khả năng hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau, thúc đẩy việc tiểu tiện, giảm viêm, phân giải đờm, kháng khuẩn và bồi bổ máu. Trong y học dân gian, lá sung cũng được sử dụng để điều trị chứng tê mỏi và kích thích tiết sữa.

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lá sung có thể được áp dụng như một phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị đái tháo đường bởi khả năng làm giảm lượng glucose. Một nghiên cứu quy mô nhỏ được tiến hành vào năm 1998 đã chỉ ra rằng, các hoạt chất chiết xuất từ lá sung có thể giúp giảm lượng đường huyết sau khi ăn ở những người tham gia, và do đó, lượng insulin cần thiết cho họ cũng giảm theo.

Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng lab đã chứng minh rằng lá và nhựa mủ của cây sung có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, bao gồm ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan ở người. Đồng thời, lá sung cũng được ghi nhận là có tác dụng tích cực trong việc cải thiện chỉ số huyết áp và giảm lượng lipid trong cơ thể.

Nhựa mủ của cây sung có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư

Nhựa mủ của cây sung có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư

Bài thuốc từ lá sung

Trong một bài báo, Lương y Hoài Vũ đã giới thiệu một số phương pháp dùng lá sung để chế biến thành thuốc:

– Để kích thích tiết sữa: Dùng 100g lá sung vú (loại lá có gai), một chân giò heo, 50g quả mít non, 50g quả đu đủ non, 10g lõi thông thảo, 5g hạt mùi và 100g gạo nếp để nấu cháo. Ăn hai lần mỗi ngày, liên tục trong ba ngày.

– Cách chữa các cục đỏ nổi lên ở lưng và ngực có đau và sốt: Lấy 40g lá sung vú, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi thứ 20g, thái nhỏ và sắc lấy nước uống hai lần mỗi ngày.

– Điều trị tình trạng gan nóng và vàng da: Sử dụng 30g lá sung vú, 30g nhân trần, 20g kê huyết đằng, 50g rau má, 20g sâm đại hành để sắc uống trong ngày như trà.

Lá sung là thành phần trong nhiều bài thuốc

Lá sung là thành phần trong nhiều bài thuốc

– Phương pháp giảm sốt, trị cúm: Pha 16g lá sung vú, 16g lá chanh, 16g nghệ, 6g tỏi thành nước cô đặc để uống. Nếu ra mồ hôi nhiều, uống nước lạnh; không thì uống nóng và đắp chăn để đổ mồ hôi.

– Chữa trị bong gân và sai khớp: Giã nhuyễn lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, trộn với rượu và áp dụng lên vùng đau.

– Đối với mụn trên khuôn mặt: Dùng nước sôi từ lá sung vú để xông và rửa mặt mỗi ngày.

Lá sung cũng được dùng làm thuốc bổ cho người suy nhược sau bệnh, chán ăn, mất ngủ: Lá sung vú 200g, cùng với củ mài, hạt sen, đảng sâm, thục địa, hà thủ ô, táo nhân, ngải cứu mỗi thứ 100g. Lá sung được phơi khô trong bóng râm, nghiền thành bột. Củ mài được nấu chín, rang vàng, nghiền bột.

Thục địa ngâm nước gừng, rang thơm và giã mịn. Ngải cứu tươi được nấu kỹ để lấy nước cô đặc. Hà thủ ô ngâm nước đậu đen, rang kỹ và nghiền bột. Táo nhân rang đen, nghiền bột. Hạt sen và đảng sâm được sấy khô và tán bột.

Trộn tất cả các nguyên liệu với mật ong để tạo thành các viên thuốc cỡ hạt ngô, sau đó sấy khô. Người lớn mỗi lần uống 18 viên, trẻ em dùng từ 2-6 viên tùy theo độ tuổi, uống ngày hai lần.

Rau càng cua, loại rau dại chứa chất ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển

Theo lương y Vũ Quốc Trung, rau càng cua chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.Theo Infonet, Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội): Rau càng cua mọc dại, có rất nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền như rau tiêu, đơn buốt, quỷ châm thảo, thích châm thảo, cương hoa thảo hay rau đơn kim.

Trước đây, rau mọc ở các vùng đất ẩm, góc vườn, khe đá, những khe tường mốc, ẩm. Người dân thu dọn như cỏ dại, không có người ăn, vì rau có mùi vị lạ.

Ngày nay, rau càng cua trở thành món nhiều người mê, giá thành khá cao. Người dân có thể dùng rau càng cua trộn salad, gỏi, nấu canh hoặc có thể ép trực tiếp lấy nước uống.

rau cang cua

Rau càng cua dùng làm salad

Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, vị chua cay giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi cả về đại lẫn tiểu tiện. Ngày này, chúng ta có thể sử dụng rau càng cua khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột.

Trong y học hiện đại, các nhà khoa học phát hiện càng cua rất giàu kali. Cụ thể, 100g rau càng cua chứa tới 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, 5,2mg vitamin C. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều nước và các khoáng chất vitamin, carotenoid.

Rau càng cua còn chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hằng ngày cũng là cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.

rau cang cua1

Rau càng cua

Ăn rau càng cua giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạnh nhờ hàm lượng chất xơ cao. Các khoáng chất như kali, magie tốt cho kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm mỡ máu, giảm chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.

Rau càng cua còn tốt cho sự phát triển của xương, được dùng trị bệnh loãng xương ở người lớn và chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Càng cua còn chứa hợp chất beta – carotene (tiền vitamin A) tốt cho thị lực.

Lưu ý, rau càng cua lợi tiểu, chứa nhiều nước, bạn không nên ăn nhiều vào buổi tối. Người bị dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh không ăn. Người có cơ thể hàn, chân tay lạnh cần thận trọng khi sử dụng loại rau này.

Rau chân vịt (cải bó xôi), loại rau ngăn ngừa và phòng chống ung thư hàng đầu

Một số nghiên cứu trên người cho thấy mối liên quan giữa ăn rau chân vịt với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ăn rau bó xôi cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Thêm vào đó, lượng lớn chất chống xy hóa trong rau bina cũng có thể ngăn ngừa ung thư.

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina hay cải bó xôi. Loại rau lá xanh này có ít calo nhưng giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, magiê và sắt. Trong đó, phytochemicals có tác động kháng ung thư.

Vì vậy, rau chân vịt là một trong các loại thực phẩm được khuyến cáo nên ăn thường xuyên.

 

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), phytochemicals (hóa chất thực vật) trong rau cải bó xôi gồm 3 nhóm chính:

  • Nhóm carotenoid chứa beta-caroten, lutein, zeaxanthin: tác dụng ngăn chặn hình thành gốc tự do, từ đó hạn chế tổn thương DNA trong cơ thể.
  • Nhóm flavonoid chứa lutein: tác dụng làm ức chế sự phát triển mạch máu trong khối u, thúc đẩy quá trình chết của các tế bào bất thường (apoptosis).
  • Nhóm flavonoid chứa quercetin: tác dụng giảm viêm, tăng sửa chữa DNA, thúc đẩy quá trình apoptosis.

rau chan vit2

Với thành phần hóa học như trên, nhiều nghiên cứu đã ra đời để đánh giá tác dụng của cải bó xôi với tình trạng bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư.

Nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư khoang miệng, thanh quản, bàng quang cũng chỉ ra kết quả tương tự. Nhưng vì các nghiên cứu chủ yếu là quan sát và làm trên thực nghiệm nên tác dụng của các hóa chất thực vật trong cải bó xôi còn chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Giảm nguy cơ ung thư vú, phổi và đường tiêu hóa

Với ung thư vú, nghiên cứu trên chỉ ra những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong huyết tương cao thì giảm 15-20% nguy cơ ung thư vú so với nhóm phụ nữ có nồng độ thấp hơn.

Trên ung thư phổi, nhóm tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa quercetin, lutein, zeaxanthin thì có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Về ung thư đường tiêu hóa, những người sử dụng thực phẩm giàu lutein, thì giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Chống ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả

Theo trang Health Shots, các thành phần khác nhau trong rau chân vịt như folate, tocopherol và chlorophyllin rất hữu ích trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân bị ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.

Ngoài ra, trong rau chân vịt còn có chứa những chất giảm hoạt động của khối u và sự phát triển của tế bào ung thư trên cơ thể.

rau chan vit

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, râu chân vịt rất hiệu quả trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt. Điều này liên quan đến epoxyxanthophylls, một carotenoid đặc biệt, cùng với neoxanthin và violaxanthin làm giảm trực tiếp hoạt động của khối u và sự lan tràn của tế bào ung thư khắp cơ thể.

Giảm rủi ro ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tạp chí Journal of Cancer cho thấy, phụ nữ ăn đầy đủ kaempferol flavonoid, có trong nước ép rau chân vịt, cùng với các thực phẩm khác, giảm 40% nguy cơ ung thư buồng trứng so với phụ nữ ăn ít hơn.

***

Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin K. Cứ 100g cải bó xôi thì chứa hàm lượng vitamin K gấp 4 lần nhu cầu hằng ngày.

Bên cạnh tác dụng đối với ung thư, cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác tốt cho cơ thể như:

Góp phần giải độc cơ thể

Theo trang Health Shots, rau chân vịt rất giàu chất chống ôxy hóa, nhờ đó bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng ôxy hóa, đồng thời loại bỏ các độc tố có hại. Bằng cách hỗ trợ chức năng gan và quá trình giải độc, rau chân vịt góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng thể.

rau chan vit1

Kiểm soát huyết áp

Rau chân vịt giàu nitrat – chất hóa học tự nhiên. Nitrat mở rộng hoặc làm giãn mạch máu. Điều này cải thiện sự lưu thông máu và giảm áp lực đối với tim.

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã cho kết quả rằng, sử dụng rau chân vịt trong các món ăn giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả đáng kể.

Có lợi cho sức khỏe của mắt

Rau chân vịt thường chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, như vitamin A, C, và K, cũng như lutein và zeaxanthin. Những chất này được biết đến vì có lợi cho sức khỏe của mắt.

Vitamin A, đặc biệt là có trong dạng beta-carotene, quan trọng cho sự duy trì đôi mắt sáng khỏe và có thể giúp ngăn chặn các vấn đề như thiếu hụt vitamin A có thể gây ra.

Giúp xương chắc khỏe

Vitamin K, magiê, kali và canxi có trong rau chân vịt giúp xương chắc khỏe và hạn chế loãng xương. Lưu ý là canxi ở rau chân vịt hơi khó hấp thụ, vì vậy đừng quên bổ sung các thực phẩm từ sữa để bảo vệ xương của bạn.

Hạn chế nguy cơ bị hen suyễn

Tỷ lệ mắc hen suyễn ở những người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa beta-carotene thấp hơn những người khác, và bạn có thể tìm thấy beta carotene trong rau chân vịt. Việc sử dụng loại rau này trong bữa ăn cũng giúp kiểm soát các triệu chứng hen mạn tính.

Chống thiếu máu

Tuy không giàu chất sắt như gan bê, nhưng rau chân vịt cũng có khả năng phòng chống thiếu máu. Nếu bạn mắc chứng thiếu hồng cầu – hay thiếu máu, hãy ăn rau chân vịt thường xuyên.

Cải thiện bệnh tiểu đường

Các chất chống xy hóa trong rau chân vịt giúp giảm lượng đường trong máu và tăng hoạt động của insuline ở các bệnh nhân tiểu đường.

Làm đẹp da và tóc

Nếu bạn muốn mái tóc bóng mượt và làn da khỏe mạnh, hãy ăn rau chân vịt. Vitamin A trong rau chân vịt hỗ trợ quá trình tiết chất nhờn và tái tạo tế bào.

Hỗ trợ tim mạch

Lượng kali có trong rau chân vịt giúp giảm nguy cơ đau tim, huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác. Ngoài ra vitamin K chống đông máu.

Bổ mắt

Rau chân vịt cung cấp nhiều carotenoid và zeaxanthin, sắc tố giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Ổi là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị dễ ăn, tốt cho sức khoẻ mà giá lại bình dân. Quả ổi hàm lượng vitamin C gấp 4 lần quả cam.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram ổi hàm lượng Vitamin C hơn 200 mg, nhiều hơn so với cam. Trong khi đó 100 gram cam chỉ chứa 53 mg vitamin C. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chỉ nên ăn một quả ổi mỗi ngày là đủ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Nếu bạn ăn một quả ổi mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

Tốt cho tim của bạn

Báo Pháp luật TP.HCM dẫn nguồn trang Food.ndtv.com cho biết, quả ổi chứa đầy chất chống oxy hóa, kali và chất xơ giúp giảm cholesterol LDL, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nguy cơ mắc bệnh tim.

Ăn ổi giúp giảm lượng đường trong máu

Ổi là thực phẩm tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường. Vì ổi rất giàu chất xơ nên nó làm giảm lượng insulin trong cơ thể và không khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
 
Ổi rất tốt cho sức khoẻ nếu ăn đúng cách.

Tốt cho não

Một số loại vitamin như vitamin B3 và vitamin B6 có trong ổi, giúp cải thiện lưu thông máu lên não và thư giãn các dây thần kinh… rất tốt cho não.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang THS, pharmeasy cho biết, vitamin C, lycopene và các loại polyphenol khác có trong ổi, là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Giúp thư giãn thần kinh

Ổi có lượng magiê phong phú. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh. Đặc tính này làm cho ổi là loại quả tốt để chống lại căng thẳng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hỗ trợ trị ho và cảm lạnh

Ổi có hàm lượng vitamin C và sắt rất cao so với các loại trái cây khác. Nước ép ổi rất có lợi trong việc chữa ho và cảm lạnh. Nó giúp loại bỏ chất nhầy và tốt cho đường hô hấp.
Giúp cho làn da khỏe mạnh

Chất chống oxy hóa trong ổi bảo vệ da khỏi hình thành nếp nhăn. Tuổi già là điều chắc chắn khó tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người, và ăn ít nhất một quả ổi mỗi ngày cũng có thể kéo dài quá trình này.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Một trái ổi mỗi ngày là đủ. Bạn có thể ăn giữa buổi hoặc trước, sau khi vận động để nạp năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn khi đói. Tránh ăn vào buổi tối vì bạn có thể bị cảm lạnh và ho.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?” rồi phải không.


Thanh Thanh(Tổng hợp)