Người xưa có câu ‘1 trái cà bằng 3 chén thuốc’: Ăn cà có độc không?

Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”, ý nói cà rất độc.

Ăn cà muối xổi có độc không?

Trước hết nên nắm tổng quan về quả cà pháo:

Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.

Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua.

Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Cà pháo

Cà pháo

Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 – 15g rễ, dạng thuốc sắc.

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý.

Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà nhiều sợi lông nhỏ, có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại chứa solanin độc. Quả cà chưa chín nhiều solanin hơn quả chín.

Cà pháo chứa lợi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá thức ăn: Khi cà được muối xổi tức là có sự lên men xảy ra, vi khuẩn có lợi giúp phá hủy liên kết của một số loại thức ăn khó tiêu, cũng như một số các đường tự nhiên.

Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn: Một số chất trong cà muối giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.Bổ sung chất xơ cho cơ thể hạn chế tình trạng táo bón và những ảnh hưởng của việc tạo bón gây ra như bệnh trĩ.

Tuy vậy, ăn cà muối xổi cũng có những mặt không có lợi cho sức khỏe như:

Trong quả cà có chất solanin, đây là chất gây độc cho cơ thể. Lượng chất này ở cà muối xổi cao hơn ở cà muối đã chua. Tuy nhiên, khi cà được ngâm vào muối thì hàm lượng chất này cũng đã giảm đáng kể.

Nguy cơ gây ra ung thư dạ dày cao hơn: Các thực phẩm được ngâm quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một nghiên cứu đánh giá 2 nhóm người thấy những người ăn nhiều những thực phẩm ngâm muối( cà muối, dưa muối…) thì tỉ lệ ung thư dạ dày cũng cao hơn rất nhiều những người ít ăn nhóm thực phẩm này.

Nguy cơ bệnh tăng huyết áp: Nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn ngâm muối có nghĩa là bạn đã nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và nhiều nguy cơ bệnh khác cho sức khỏe.

Như vậy, việc ăn cà muối vừa có những lợi ích mang lại nhưng cũng có những mặt xấu ảnh hưởng tiêu cực. Để hạn chế những tác động tiêu cực thì chúng ta nên ăn hạn chế và trong một số trường hợp người bệnh không nên ăn vì không đảm bảo được những tác động xấu tới cơ thể.

Những ai không nên ăn cà muối xổi?

Món cà muối xổi được đa số mọi người yêu thích vì dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng, tuy nhiên một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn như sau:

Những người bị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Do trong cà muối có nhiều gia vị như ớt, muối hay khi lên men nên chúng đều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày , vì thế những người có tiền sử mắc bệnh này nên hạn chế ăn.

Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan: Cà muối thường có nhiều muối nên khuyên tránh dùng ở người bệnh tim, tăng huyết áp hoặc bệnh gan, bệnh thận vì muối và các gia vị kích thích có thể làm tăng những nguy cơ ảnh hưởng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị rối loạn tiêu hóa: Các loại ngâm muối, đặc biệt là cà muối xổi có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, do vậy có thể làm tình trạng rối loạn đường tiêu hóa trở lên nguy hiểm hơn.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ốm nghén, trong khi cà muối xổi có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, vì không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia đưa vào trong cà muối có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm này.

Trẻ em: Bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những món ăn lên men và không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, người đang bị ốm thì không nên ăn cà muối do chất solanin có trong cà là chất độc nên với người đang ốm không nên ăn.

Ăn cà pháo thế nào để không hại sức khỏe?

Để ăn cà tốt cho sức khoẻ các chuyên gia khuyên:

Nên ăn cà đúng vụ

Không ăn cà muối xổi, cà sống

Không ăn quá nhiều cà muối;

Không ăn cà muối có hiện tượng bị khú, nổi váng trắng.

Không ăn cà muối trong các thùng sơn.

Không trồng cây này trong nhà dù lý do là gì chắc chắn bạn cũng sẽ hối hận

Không trồng cây này trong nhà dù lý do là gì chắc chắn bạn cũng sẽ hối hận – tìm hiểu ngay hôm nay.

cay-chanh

Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi mô tả chanh là loại cây nhỏ nhắn hay có gai, gai dài 35 mm, búp non có màu đỏ. Lá hình trứng hay hình dài, dài 5,5-11 cm, rộng 3,5-6 cm, mép có răng cưa. Hoa trắng, nhuốm tím hạt hay đỏ tím, mọc đơn độc thành từng chùm 2-3 hoa. Lá có hình mũi mác, nhẵn hơi có lông. Quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn, chia thành 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt. Cơm quả rất chua.

 

Về phân bố, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho hay chanh được trồng khắp ở nước ta. Mùa hoa của cây vào tháng 3-5, mùa quả từ tháng 6-9. Ngoài ra, người dân còn trồng một vụ chanh chiêm vào tháng 1-2.

Người dân trồng loại cây này chủ yếu lấy quả để ăn, lá làm gia vị. Trong Đông y, chanh được tận dụng từ quả, lá, rễ để làm vị thuốc, được thu hái gần như quanh năm, dùng cả tươi và khô.

Lớp vỏ xanh của chanh chứa tinh dầu là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, còn vỏ trắng chứa pectin.

Giáo sư Lợi cho biết rong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% axit xitric, 1-2% xitrat axit canxi, kali, xitrat ety và 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5%, vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi.

Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%. Ngoài ra,lá còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.

Lợi ích từ cây chanh

Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.

Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.

Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.

Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.

cay-chanh1

Vỏ chanh

– Chống ung thư

Việc uống trà nóng với lát vỏ chanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nguyên nhân là do trong vỏ chanh có chứa thành phần salvestrol Q40 và limonene, được biết đến với công dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh còn có khẳng năng hạn chế sự phân chia của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.

– Giảm căng thẳng

Vỏ chanh có khả năng giảm sự căng thẳng. Vỏ quả chanh có chứa bio-flavonoids, loại chất có khả năng làm giảm sự căng thẳng.

Ăn một vài lát vỏ chanh hay uống một cốc trà nóng cùng vài lát vỏ chanh sẽ giúp bạn giảm sự căng thẳng và lấy lại trạng thái cân bằng.

– Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim

Sự hiện diện của kali trong vỏ chanh có tác dụng duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể của chúng ta. Vì thế vỏ chanh cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim, đau tim và bệnh tiểu đường.

Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.

Loài cỏ dại, từng chỉ cho lợn ăn, nay là đặc sản bao người săn lùng, có ở khắp nơi nhưng ít ai biết

Loại cỏ này có cái tên dữ tợn, trước đây từng chỉ cho lợn ăn, nay được nhiều người săn lùng làm đặc sản bán với giá tốt. Dù có ở khắp nơi nhưng dân ta ít người để ý và biết đến.

Bạn đã bao giờ nghe nói tới “cỏ tai hùm” chưa?

Cỏ tai hùm hay còn goi là ngải dại, lưỡi hùm, cúc hôi, cúc voi, Xì rgân (Kho), la dông (Bana), Nhất ting kni (Kdong)…

Cỏ tai hùm

Cỏ tai hùm

“Tiểu bồng thảo” đó là cái tên rất dễ thương mà người Trung Hoa đặt cho cỏ tai hùm – một loại cỏ mà quả của nó có mào lông trắng bay phiêu bồng trong gió, giống như cỏ bồ công anh.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở cỏ tai hùm không chỉ là hoa quả đẹp mà còn là giá trị làm thuốc của nó. Đây là một vị thuốc thực thụ, được dùng điều trị nhiều bệnh thường gặp như viêm gan, thấp khớp, sỏi niệu, thống phong…

Loài cây dại có cái tên “dữ tợn” này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, nay đã xuất hiện rộng rãi trên khắp toàn cầu. Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp cỏ tai hùm ở những chỗ hoang ráo, đồi trống hoặc núi cao (rừng thông Tây Nguyên).

Loài cỏ dại có cái tên dữ tợn

Loài cỏ dại có cái tên dữ tợn “cỏ tai hùm”

Với sức sống bền bỉ, tốc độ sinh trưởng nhanh, cỏ tai hùm trước kia thường được người dân  ở một số nước như Trung Quốc dùng để… nuôi lợn. Tuy nhiên hiện tại, thứ “thức ăn chăn nuôi” này đã được đổi đời, trở thành một trong những loại đặc sản rừng cao cấp, được nhiều người đỏ mắt săn lùng.

Thậm chí, cỏ tai hùm khô có thể bán với giá lên đến 55 – 65 NDT/kg, tương đương 179.000 – 212.000đ/kg. Ở đây, cỏ tai hùm thường được xào, luộc hoặc chế biến thành món canh bổ dưỡng.

Có tai hùm trong y dược

Còn ở Việt Nam, cỏ tai hùm được biết đến nhiều hơn với vai trò dược liệu trong y học cổ truyền. Cây cho thu hoạch quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Có tai hùm có nhiều công dụng trong y dược

Có tai hùm có nhiều công dụng trong y dược

Ở nước ta, nhân dân thường dùng chữa viêm tấy, dùng tiêu độc mụn nhọt. Lá dùng nhai ngậm chữa viêm sưng lợi răng, dùng đắp và uống trong chữa mụn nhọt sưng tấy. Lá cũng được sử dụng chữa ỉa chảy có kết quả.

Ở Mỹ, người ta dùng Cỏ tai hùm chống xuất huyết. Tinh dầu của nó có ích để trị băng huyết, albumin niệu, sỏi niệu, viêm phế quản.

Ở Pháp, nó là cây thuốc trị ỉa chảy và lợi tiểu. Nó cho những kết quả tốt trong điều trị bệnh thấp khớp và thống phong, bệnh viêm đa khớp cấp tính.

Ở Trung Quốc cả cây dùng trị đái ra máu, viêm gan, viêm túi mật, trẻ em lở đầu.

Theo Đông y, cỏ tai hùm có mùi thơm đặc trưng vì chứa tinh dầu tự nhiên, vị cay, tính ấm. Loại thảo dược này có nhiều công dụng như cầm máu, cầm tiêu chảy, lợi tiểu, giúp long đờm, làm dịu cơn đau… Các bệnh liên quan đến máu huyết như chảy máu cam, tiểu ra máu… cũng có thể dùng cỏ tai hùm để hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra, các chứng viêm như viêm phế quản, viêm gan, viêm túi mật, viêm bàng quang cũng có thể cải thiện đáng kể khi có sự hỗ trợ từ cỏ tai hùm.

Trên chợ mạng Việt Nam, cây cỏ tai hùm tươi được bán khá phổ biến với giá chỉ khoảng 40.000đ/cây. Anh nông dân từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp trồng “cây không lá”, thu 5 tỷ đồng/1 năm nhẹ nhàng Nông dân Trà Vinh trồng loại chuối kỳ lạ này làm đặc sản mứt chuối sấy ăn rất ngon, lại bổ não, nhuận tràng Nông dân Trà Vinh trồng loại chuối kỳ lạ này làm đặc sản mứt chuối sấy ăn rất ngon, lại bổ não, nhuận tràng

Sai lầm tai hại khi luộc thịt, 90% bà nội trợ mắc phải

Nhiều người không hề biết những việc làm dưới đây lại vô tình khiến món thịt luộc kém ngon, mất chất dinh dưỡng.

Không sơ chế thịt trước khi luộc

1

Không ít người có thói quen mua thịt về là cho cả tảng vào luộc luôn, bỏ qua khâu sơ chế. Việc này vô tình làm cho thịt chín không đều, bên ngoài mềm mà bên trong còn sống.

Để thịt luộc chín đều cần thái thịt thành các khối đều nhau với độ to vừa phải. Trước khi luộc cần cạo sạch phần lông ở da, dùng chanh và muối hạt chà xát rồi rửa sạch. Chanh và muối khử mùi hiệu quả và chất citric, vitamin C giúp thịt thơm và tươi ngon hơn.

Với món thịt luộc nên chọn phần ba chỉ dưới (nạc mỡ đan xen mềm liên khối) hoặc thịt bắp giò, thịt nạc đầu giòn có nạc mỡ đan xen món ăn sẽ ngon hơn. Nếu dùng thịt nạc (thăn) để luộc nên ngâm vào trước với nước pha muối đường loãng sau đó rửa sạch lại rồi mới luộc. Việc này giúp miếng thịt mọng ngọt, không bị khô.

2

Chọc đũa, lật thịt nhiều lần khi luộc

Cách kiểm tra thịt đã chín hay chưa bằng mẹo chọc đũa vào thịt từ lâu đã được các bà các mẹ truyền lại. Tuy nhiên, bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến chất và mùi vị của thịt sẽ không còn được ngon nữa.

Thêm nước lạnh khi đang luộc

Thêm nước lạnh vào nồi nước đang sôi là sai lầm khi luộc thịt mà rất nhiều người mắc phải. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến protein và chất béo lập tức kết tủa, các rãnh, khe hở của thịt sẽ co lại và rất khó mềm, phần nạc sẽ bị cứng hơn, mùi vị tươi ngon của thịt cũng bị ảnh hưởng. Do đó bạn nên đổ nước ngập thịt khi luộc, nếu cần cho thêm thì hãy chế nước sôi vào.

Luộc quá kỹ

3

Nhiều người sợ thịt không đủ chín nên luộc quá lâu để chắc chắn nó không còn sống. Việc đun lâu khiến phần thịt nạc bị khô, lâu hơn nữa thì toàn miếng thịt bị nhũn, bở và mất đi vị ngọt, ăn nhanh ngán.

Sai lầm luộc thịt quá lâu cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, các axit amin, creatinin, đường và hợp chất vô hại trong thịt sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành một số hợp chất có hại.

Do đó, khi luộc thịt, bạn chỉ nên luộc vừa chín tới, miếng thịt sẽ giữ được vị ngọt, thơm và độ giòn dễ ăn.

Thái thịt ngay khi vừa luộc

4

Muốn đảm bảo độ nóng, nhiều người thái thịt ngay khi vừa luộc. Đây là một sai lầm vì lúc này, bạn sẽ khó thái được miếng thịt đẹp, “sắc nét” do nó còn mềm, bở. Tốt nhất là bạn cho miếng thịt vào tô nước nguội khoảng 1 phút rồi mới mang ra thái, thịt vẫn ấm nóng, vừa ngon vừa đẹp mắt.

Mẹo luộc thịt ngon

Để luộc thịt ngon, bạn phải chọn nguyên liệu chuẩn. Lý tưởng nhất là thịt ba chỉ. Thịt chân giò, đầu rồng hay nạc vai cũng ngon, tùy khẩu vị của gia đình bạn. Chọn miếng thịt có sự cân bằng giữa phần nạc và mỡ để khi thái miếng thịt được đẹp.

Thêm chút muối vào nồi nước đủ ngập thịt, cho thịt lợn đã rửa sạch vào đun lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi thì bắc xuống, đổ bỏ nước, rửa lại thịt rồi mới bắt đầu luộc. Thêm vào nồi nước ít muối, giấm, hành đập giập để khử mùi.

Để thịt luộc vừa độ, không nên để miếng quá to, sẽ khó chín phần bên trong, hoặc nếu chín thì lớp bên ngoài sẽ khô phần nạc, nhũn phần mỡ. Nếu miếng thịt lớn, dày, bạn nên khía ra để thịt chín đều. Thời gian luộc tùy thuộc vào kích thước miếng thịt, thường là từ 15 đến 25 phút.

Trong quá trình luộc, bạn chú ý hớt bọt để nồi nước luộc được trong, miếng thịt cũng thơm tho, sáng đẹp hơn.

Sau khi vớt thịt ra, bạn cho luôn vào âu nước lạnh (lượng nước đủ ngập thịt), chờ nguội hẳn rồi mới mang ra, để ráo nước và thái miếng. Làm cách này, miếng thịt sẽ có màu sắc trắng sáng, hồng hào; miếng thịt thái ra không bị bở.

Lưu ý: Nếu bạn luộc thịt thăn, việc canh thời gian luộc càng phải cẩn thận hơn vì nếu luộc quá lâu, thịt sẽ khô, bã. Thịt thăn luộc vừa chín tới, ăn ngay khi còn ấm sẽ mềm, ngọt, rất ngon, phù hợp với những người ăn kiêng.

Loại cây mọc dại khắp Việt Nam nhưng lại là ‘thuốc’ bổ gan, tốt cho xương khớp

Vì là cây mọc dại nên ít ai xem trọng loại cây này. Thực tế thì chúng có những dược tính rất đáng sử dụng.

Đó chính là cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu. Cây xấu hổ mọc hoang ở khắp nơi trên nước Việt Nam, nhất là những nơi đất trống, ven đường,…

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị khám ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (Cơ sở 3) cho biết cây xấu hổ là loài mọc dại nhưng có những dược tính làm thuốc ít người biết tới. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Cành và lá được thu hái vào mùa khô, rễ cây được đào quanh năm.

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết xuất từ rễ cây xấu hổ chứa minosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn. Nước chiết xuất từ lá khô của cây xấu hổ có khả năng chống trầm cảm.

Trong y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, quy kinh vào phế. Rễ của nó được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, sốt rét, kinh nguyệt không đều. Hạt thì dùng để trị hen suyễn và gây nôn. Lá của cây lại được sử dụng để làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, cây xấu hổ có tác dụng chữa được nhiều bệnh như đau nhức, xương khớp, chân tay tê bại, đau lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ… nên được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc khác nhau.

Những người bị đau lưng, nhức mỏi gân sử dụng rễ cây xấu hổ 20-30g rang lên sau đó tẩm rượu rồi lại sao vàng, đem đi sắc lấy nước với rễ cúc tần 20g, bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g.

Người bị đau nhức xương khớp thì dùng rễ cây xấu hổ phơi khô lấy khoảng 120g đem rang lên sau đó tẩm rượu có nồng độ từ 30-40 độ rồi lại đem rang cho khô. Rang xong thì đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 300ml thì chia thành 3 lần uống cho 1 ngày.

Ngoài rễ thì lá và thân cây cũng là vị thuốc quý tốt cho gan, chữa suy nhược thần kinh mất ngủ, cao huyết áp,…

Bác sĩ Vũ cho biết, cây xấu hổ có tác dụng bảo vệ gan. Bài thuốc gợi ý là 40g cây xấu hổ sắc nước uống hàng ngày. Người bị zona lấy lá cây xấu hổ giã nát và đắp vào vị trí cần chữa trị.

bai-thuoc-tu-cay-xau-ho-2

Dưới đây là một số bài thuốc khác từ cây xấu hổ mà bạn có thể tham khảo:

Chữa huyết áp cao

Dùng các dược liệu gồm trinh nữ 6g, hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g, bông sứ cùi 6g, tang ký sinh 8g, đỗ trọng 6g, lá vông nem 6g, hạt muồng ngủ 6g, kiến cò 6g, địa long 4g đem sắc nước uống. Bạn cũng có thể tán thành bột để vo viên uống hàng ngày.

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Dùng 15g cây xấu hổ, 15g cúc bạc đầu, 30g me đất đem đi sắc nước uống hàng ngày vào buổi tối.

Chữa viêm phế quản mạn tính

Bạn dùng 30g cây xấu hổ, 16g rễ lá cảm đem đi sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

Có một lưu ý là cây xấu hổ không được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, người bị hàn và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

Cây ‘rau trường thọ’ mọc dại bị người Việt bỏ qua, thế giới săn lùng làm thuốc quý

Loại cây mọc dại quen thuộc này không chỉ là món ăn ngon mà còn là “thần dược” được thế giới săn lùng.

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, rau sam là một loại rau dại, từng được sử dụng phổ biến trong thời kỳ khó khăn. Ngày nay, khi nguồn thực phẩm trở nên phong phú hơn, loại rau này dần bị người dân lãng quên và thường nhổ bỏ.

Ở Trung Quốc, rau sam được ví như “rau trường thọ”, thường được dùng để nấu canh, giúp dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Tương tự, người Nhật Bản cũng xem rau sam là thực phẩm quý giá, thường tìm mua để sử dụng với mong muốn kéo dài tuổi thọ.

 

Không chỉ phổ biến ở các nước Đông Á, rau sam cũng được ưa chuộng tại Ấn Độ, nơi nó được sử dụng để chữa các bệnh về gan, thận và tụy, cũng như điều trị cảm sốt. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, rau sam được sử dụng như một loại rau ăn và thuốc quý.

Ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, rau sam được sử dụng như một loại rau ăn và thuốc quý

Ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, rau sam được sử dụng như một loại rau ăn và thuốc quý

Ông Sáng cho biết, trong y học cổ truyền, rau sam có nhiều công dụng chữa bệnh mà nhiều người chưa biết đến. Với vị chua, tính hàn, quy kinh can và đại trường, rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu và giảm đau.

Theo TS.BS. Bùi Phạm Minh Mẫn từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), một số nghiên cứu đã cho thấy rau sam có khả năng chống viêm, giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm, cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Rau sam là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, rau sam còn chứa các khoáng chất có lợi như canxi, magie, kali và sắt. Đặc biệt, rau sam còn chứa Omega-3, một loại chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, giúp giảm cholesterol “xấu”.

Rau sam là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch

Rau sam là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch

TS.BS. Mẫn cũng cho biết, trong y học cổ truyền, rau sam được sử dụng để chữa lở ngứa, kiết lỵ, giun sán và tiểu buốt. Theo các tài liệu y học cổ truyền, liều dùng rau sam thường từ 50-100g rau tươi mỗi ngày. Nếu dùng dưới dạng sắc thuốc, liều lượng có thể là 15-30g rau khô.

Rau sam không chỉ có giá trị trong y học mà còn được sử dụng trong ẩm thực với các món ăn đa dạng như xào, nấu canh, làm nộm. Lương y Bùi Đắc Sáng bổ sung rằng rau sam có thể chế biến thành các món canh bổ dưỡng như canh rau sam với tôm, thịt xay, cháo rau sam, hoặc nộm rau sam. Với vị hơi chua, rau sam rất thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng, giúp làm mát cơ thể.

Rau sam không chỉ có giá trị trong y học mà còn được sử dụng trong ẩm thực với các món ăn đa dạng như xào, nấu canh, làm nộm

Rau sam không chỉ có giá trị trong y học mà còn được sử dụng trong ẩm thực với các món ăn đa dạng như xào, nấu canh, làm nộm

Một số bài thuốc từ rau sam:

– Chữa chứng bí tiểu và nhiễm trực khuẩn lỵ: Sử dụng 100g rau sam tươi và 100g cỏ sữa lá nhỏ, sắc nước uống hàng ngày.

– Chữa lỵ ở trẻ nhỏ: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, đun sôi rồi thêm một ít mật ong và cho trẻ uống.

– Chữa sốt phát ban gây nổi mẩn trên da: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp.

– Chữa ngộ độc thuốc: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt để uống.

– Chữa đau nhức răng: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát và sử dụng nước cốt tươi để ngậm trong miệng.

– Chữa rắn rết và côn trùng cắn: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống, phần bã đắp lên vùng da bị cắn.

– Trị giun kim, giun đũa: Sử dụng 100g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

TS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn lưu ý rằng mặc dù rau sam có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên dùng cho người có tỳ vị hư hàn hoặc người thường bị tiêu chảy do rau sam có tính hàn. Việc sử dụng quá nhiều rau sam cũng có thể gây lạnh bụng và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.

Cây rau mọc dại đầy đường nhưng là ‘nhân sâm’ của người nghèo, chớ nên bỏ qua

Ở nhiều vùng nông thôn, loại rau này hay mọc dại bên đường. Nhiều người không biết cho rằng chúng là cỏ dại. Thực tế, chúng được ví như ‘nhân sâm’ của người nghèo.

Mã đề, hay còn gọi là bông lá đề, có tên khoa học là Plantago major, là một loại rau dại phổ biến thường được tìm thấy bên lề đường, trong vườn và những khu vực gần gũi với con người ở Việt Nam.

Cây mã đề dễ dàng nhận diện với hình dáng lá xanh mướt, dày dạn cùng các gân lá song song đậm nét và cuống lá ngắn. Chiều cao của cây thường chỉ dao động từ 10 đến 15 cm, nhưng sức sống của nó thì thật kỳ diệu. Mã đề có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, thường mọc xen kẽ với nhiều loại cỏ dại khác và có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau.

 

Loại rau này không chỉ quen thuộc mà còn mang lại nhiều lợi ích trong ẩm thực và y học truyền thống, trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.

Mã đề, một loại rau mọc tự nhiên đầy sức sống, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi miền của Việt Nam. Thảo mộc này thường mọc ở những nơi đất ẩm, thường thấy ở ven đường, bãi cỏ, sân vườn, bờ ruộng, và ngay cả những góc vườn bị bỏ quên. Mặc dù ưa ánh sáng yếu và độ ẩm, mã đề vẫn cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi có thể thích ứng và tồn tại trong những điều kiện khô hạn.

Mã đề, một loại rau mọc tự nhiên đầy sức sống, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi miền của Việt Nam

Mã đề, một loại rau mọc tự nhiên đầy sức sống, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi miền của Việt Nam

Nhiều người có thể chỉ biết đến mã đề với công dụng thanh nhiệt và giải độc thông qua việc nấu nước uống, nhưng thực tế, rau mã đề mang lại nhiều món ăn thú vị và bổ dưỡng.

Tại nhiều nước châu Á, lá mã đề non được sử dụng như một loại rau tươi trong các bữa ăn. Ở Nhật Bản, rau mã đề thường được ăn sống và sử dụng trong các món súp hải sản truyền thống. Tại Nam Mỹ và trong các nền văn hóa bản địa Bắc Mỹ, lá mã đề non được chọn để chế biến salad, trong khi lá già hơn thường được dùng để hầm hoặc nấu cùng thịt.

Ở Việt Nam, lá mã đề non được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như canh, xào hoặc làm nộm, không chỉ mang lại hương vị tuyệt vời mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng.

Canh mã đề nấu với thịt bằm, tôm, hoặc cua là một trong những món ăn quen thuộc từ loại rau này. Với vị ngọt mát tự nhiên, món canh không chỉ giúp giải nhiệt mà còn rất phù hợp cho những ngày hè oi bức. Ngoài ra, lá mã đề cũng có thể được chế biến bằng cách xào tỏi, tạo nên một món ăn đơn giản mà vẫn thơm ngon, dễ chinh phục thực khách.

Những người yêu thích ẩm thực mang đậm bản sắc dân gian thường sử dụng mã đề để làm nộm kết hợp với các loại rau sống khác, mang đến sự tươi ngon và hương vị độc đáo cho bữa ăn.

Ở Việt Nam, lá mã đề non được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo

Ở Việt Nam, lá mã đề non được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo

Không chỉ có lá, hạt mã đề cũng rất hữu ích trong ẩm thực, đặc biệt trong các món tráng miệng. Khi được ngâm nước, hạt mã đề nở ra giống như hạt é, có thể dùng để pha chế nước giải khát hoặc nấu chè, tạo nên những món ăn bổ dưỡng và thú vị.

Ngoài giá trị ẩm thực, mã đề còn được đánh giá cao trong y học cổ truyền. Nó không chỉ là một loại rau mọc ven đường mà còn được coi là một vị thuốc quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo quan điểm của Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh và tác động vào các kinh như can, thận và bàng quang. Loại cây này được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu rắt, ho kéo dài, viêm khí quản, tiêu chảy, đau mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều và cải thiện khả năng lợi tiểu.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề thường được dùng như một loại thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, cầm máu, phù thũng, cùng với tác dụng làm giảm ho và tiêu chảy.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng từ Hội Đông y Hà Nội, lá mã đề không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều khoáng chất khác. Cứ 100g lá mã đề cung cấp một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn bộ cây còn chứa một glucozit được gọi là aucubin, cùng nhiều hợp chất khác như chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C và K. Hạt mã đề cũng có những thành phần quý như axit plantenolic và cholin.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng từ Hội Đông y Hà Nội, lá mã đề không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều khoáng chất khác

Theo lương y Bùi Đắc Sáng từ Hội Đông y Hà Nội, lá mã đề không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều khoáng chất khác

Cây mã đề nổi bật với hàm lượng đạm cao cùng nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng như beta carotene, canxi, vitamin C và K. Beta carotene giúp cải thiện thị lực và có khả năng chống ung thư, canxi đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe xương và hệ thần kinh, trong khi vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và giảm căng thẳng. Vitamin K rất cần thiết cho sự lưu thông máu và sức khỏe mạch máu.

Tại Ấn Độ, hạt mã đề, cụ thể là từ loài Plantago ovata, được nghiền để chiết xuất chất nhầy, dùng chế biến Isabgol – một loại thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột và táo bón. Nó cũng được áp dụng để hạ cholesterol và giảm mức đường huyết. Chất nhầy này từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani để chữa nhiều vấn đề tiêu hóa như táo bón mãn tính và lỵ amip.

Tại Bulgaria, lá của một giống mã đề cũng được sử dụng với mục đích chống nhiễm trùng cho các vết thương nhỏ nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nó.

Dù có nhiều công dụng sức khỏe, việc sử dụng mã đề không phải lúc nào cũng an toàn cho tất cả mọi người. Do đó, trước khi sử dụng loại thảo dược này, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Cây bờ lời được ví như “báu vật” hái ra tiền. Bạn có biết cây này không?

Ở nước ta, có một loại cây được mệnh danh là “báu vật” đáng tiền và được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế, loại cây này còn được xem là một thảo dược quý trong Đông y.

Đó chính là cây bời lời. Nhiều người thường hay ví rằng nhìn thấy cây như vớ được vàng bởi từ thân đến quả của loại cây này đều hái ra tiền. Gỗ cây bời lời được sử dụng để lấy chất nhầy trong công nghiệp làm giấy hoặc làm hương nén.

Quả bời lời rất có nhiều tác dụng

Quả bời lời rất có nhiều tác dụng

 

Trong khi đó, quả bời lời được thu hoạch rồi sau đó ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến. Trên các “chợ online”, bạn có thể tìm mua vỏ bời lời khô để tự làm dầu gội và nước rửa bát sinh học với giá từ 16.000 – 20.000 đồng/kg.

Cây bời lời còn được gọi bằng nhiều tên khác như bời lời nhớt, bời lời dầu, sơn kê… Tên khoa học của cây là Litsea glutinosa, thuộc họ Long não (Lauraceae). Cây có thể cao tới 10m với thân cây màu nâu, không vị và không mùi, bên trong chứa chất nhớt.

Cây bời lời chủ yêu mọc hoang

Cây bời lời chủ yêu mọc hoang

Hiện nay, loại cây này chủ yếu mọc hoang và tập trung nhiều nhất ở các vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cũng như một số ít ở các tỉnh khác như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Ninh và Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cây cũng được tìm thấy ở miền Nam Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Campuchia.

Đặc biệt, tại Trung Quốc, quả bời lời với vị cay tê đặc trưng còn được sử dụng phổ biến làm gia vị ở các khu vực miền Nam của quốc gia này. Quả có mùi thảo dược thơm nồng và nếu bạn xoa chúng vào tay rồi ngửi thì sẽ cảm nhận rõ được mùi cay nồng đặc trưng.

Quả bời lời với vị cay tê nên được sử dụng như một loại gia vị ở miền Nam, Trung Quốc

Quả bời lời với vị cay tê nên được sử dụng như một loại gia vị ở miền Nam, Trung Quốc

Bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế, cây bời lời còn được xem là một thảo dược quý trong Đông y. Cây bời lời chứa một số thành phần hóa học tạo nên các vị thuốc quý và tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm dược liệu.

Theo y học cổ truyền, bời lời nhớt có tính hàn, vị đắng nhẹ, giúp giảm viêm, tiêu độc, cầm máu và là vị thuốc hữu hiệu cho các chứng bệnh như ợ chua, chướng bụng, táo bón.

6 loại cây chẳng khác nào “thuốc giảm đau” tự nhiên trồng trong nhà vừa lọc không khí vừa giảm căng thẳng

Những loại cây cảnh này không những có tác dụng lọc không khí mà còn giúp bạn trở nên vui vẻ hơn, lạc quan hơn trước tình hình dịch bệnh.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao mỗi ngày có thể khiến nhiều người lo âu. Thậm chí, trên toàn cầu nhiều người rơi vào trạng thái rối loạn trầm cảm nghiêm trọng. Cần biết rằng, sự lạc quan là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta chiến thắng đại dịch. Khi lạc quan, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin. Loại hormone này được ví như thuốc “giảm đau” giúp giảm stress tự nhiên của cơ thể, sản sinh cảm giác thư thái, phấn chấn, lạc quan yêu đời. Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng, giảm cơn đau, stress và làm chậm quá trình lão hóa.

Những loại cây cảnh này vừa có tác dụng lọc không khí, giúp môi trường sống xung quanh bạn trở lên sạch hơn, vừa có tác dụng giúp bạn trở lên lạc quan vui vẻ, yêu đời và bình tĩnh đi qua đại dịch lần này.

 

Hoa oải hương

Hoa oải hương thải ra khí oxy vào ban đêm, vì vậy nó giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn. Bên cạnh đó, hoa oải hương cũng giúp giảm lo lắng, giúp bạn lạc quan, yêu đời và… dễ ngủ hơn.

Theo một nghiên cứu, mùi hương của hoa oải hương giúp trẻ sơ sinh ít khóc, khiến các bé ngủ ngon hơn đồng thời giảm căng thẳng cho cả người mẹ.

Húng quế tây

Loại cây này không chỉ là nguyên liệu yêu thích của các bà nội trợ mà chúng còn có tác dụng cải thiện tâm trạng của người sống trong nhà.

Hợp chất linalool trong húng quế chính là chất tạo hương thơm cho loại cây này.

Theo phong thủy cây húng quế mang ý nghĩa phát tài phát lộc. Trồng cây húng quế ở các hướng bắc, hướng đông hoặc hướng đông bắc trong nhà sẽ giúp triệt tiêu những năng lượng tiêu cực.

Cây dương xỉ

Cây dương xỉ có thể thanh lọc hơn 1.000 loại chất độc hại có trong không khí. Đặc biệt, dương xỉ ít sâu bệnh, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm, không cần tốn thời gian.

Nếu trồng trong nước, cây dương xỉ sẽ tách asen ra khỏi nguồn nước, lọc các chất bẩn có hại. Bên cạnh đó, cây dương xỉ còn là vị thuốc chữa bong gân, đau lưng, mỏi gối, bạch đới, tiêu chảy, suy yếu khí huyết, đau mỏi các khớp và là một phương thuốc cầm máu rất nhanh.

Theo phong thủy, dương xỉ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên định và bền bỉ của một người.

Cây hoa hồng

Theo các nhà khoa học ở Nhật thì việc ngắm loại cây cảnh sắc hương vẹn toàn này mỗi ngày giúp mọi người có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.

Hoa hồng được xem như biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc, lòng chung thủy và sự khát khao vươn tới cái đẹp. Mùi hương của loài hoa này có thể giúp tâm trạng tốt hơn và đầu óc được thư giãn. Ngoài ra, ngắm những bông hoa hồng mỗi sáng cũng giúp bạn có động lực bắt đầu ngày mới.

Cây lan ý

Cây lan ý có khả năng lọc không khí và hút bụi hàng đầu. Khi lá cây bám nhiều bụi bạn nên dùng khăn ướt lau sạch hoặc dùng vòi sen rửa nhẹ lớp bụi đó đi.

Loại cây này có khả năng hấp thụ sóng điện từ phát ra từ wifi, tivi, máy tính, laptop, đồ điện tử,… hay tia tử ngoại, hồng ngoại.

Bên cạnh đó, cây lan ý giúp mang đến sự tươi mát, thoáng đãng cho môi trường xung quanh, giảm stress và tạo năng lượng mới cho con người.

Cây hương thảo

Đặt cây hương thảo trong nhà không chỉ khử bớt mùi hôi, thanh lọc không khí, xua đuổi muỗi ruồi mà còn giúp căn nhà thêm đẹp.

Theo phong thủy, cây hương thảo còn có thể trừ được tà ma, bùa chú, mang lại may mắn, bình an cho chủ nhân.

May mắn gặp loài cây này thì đừng vội chặt đi, hàng nghìn người sống lại với 7 bài thuốc từ lá của nó

Dù là cây mọc hoang và được trồng khá nhiều nơi, song loài cây cúc tần này lại có thể kết hợp với các thực phẩm khác tạo thành bài thuốc cực kỳ hiệu quả.

Cúc tần là cây thuốc nam quý, thuộc họ cúc. Cây có tên gọi khác như cây từ bi, cây đại bi, đại ngải, băng phiến ngải, lức ấn, hoa mai não. Tên khoa học là Pluchea indica.

Cây cúc tần mọc hoang cũng như được trồng ở vùng đồng bằng. Cây được thu hái quanh năm, nhưng vào mùa hè – thu là thời điểm thuận lợi nhất để thu hoạch. Các bộ phân như cành, lá và rễ đều có thể dùng làm thuốc.

images2570187_11cay_cuc_tan

Cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cao 1 – 2m, cành mảnh. Lá mọc so le nhau, có hình bầu dục, nhọn đầu, gốc thuôn dài. Cụm hoa mọc ở ngọn các nhánh, đầu có cuống ngắn màu tim tím. Quả hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn thân cúc tần có lông tơ và mùi thơm.

Khi chữa trị các bệnh sau, bạn có thể dùng lá cúc tần dạng thuốc sắc, ngày uống 10-20g hoặc thuốc xông.

Bài thuốc chữa nhức đầu cảm sốt

cuc-tan

Khi bị nhức đầu cảm sốt, bạn có thể dùng lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần. Cụ thể, bạn dùng mỗi phần khoảng 8-10g sau đó đem sắc với nước, uống khi còn nóng.

Sau đó, cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng và lá hương nhu, sắc uống. Uống nước này có tác dụng chữa cảm sốt cực hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau mỏi lưng

Để chữa đau mỏi lưng, bạn có thể lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát. Hòa thêm cùng một ít rượu sao nóng lên. Sau đó, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Bài thuốc chữa chấn thương, bầm giập

Khi bị chấn thương, bầm giập ngoài da, bạn có thể nhanh chóng lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn. Sau đó, đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Bài thuốc trị thấp khớp, đau nhức xươngKhi bị thấp khớp, đau nhức xương, bạn có thể sử dụng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống.

Ngoài ra, có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống.

Bạn nên dùng bài thuốc này trong liên tiếp 5-7 ngày.

Bài thuốc chữa căng thẳng

3d4dc30cf67e494783c7f11bce80cda9

Khi bạn cảm thấy đau đầu do phải suy nghĩ quá nhiều, bạn nên áp dụng bài thuốc từ cúc tần kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác.

Cụ thể, bạn nên dùng 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Sau đó, cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi.

Tiếp tục cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được.

Bạn có thể ăn nóng trước bữa cơm chính. Ngày ăn 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Bài thuốc chữa viêm khí quản

Khi trị ho do viêm phế quản, bạn sử dụng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn.

Tất cả những thực phẩm này đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Bài thuốc chữa trĩ

Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược (lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng) lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ.

14593290999741_0101714_truongtho2086_4

Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa. Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.

Chữa hen

Dùng một bó cúc tần như bó rau muống, dựng vào chỗ mát. Sau đó bẻ cả ngọn, lá non, lá già rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi đem giã nát, cho một bát nước lọc vào lọc lấy nước cốt, bỏ phần xác. Dùng nước này uống liên tục trong vòng 100 ngày cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm