Điện thoại có 1 nút quan trọng: Nhấn vào là bắt Wifi miễn phí, không tốn tiền 4G

Nếu bạn muốn bắt Wifi không cần mật khẩu, hãy thử các cách dưới đây nhé!

Ứng dụng Wifi Master

Ứng dụng WiFi Master giúp bạn kết nối WiFi miễn phí trên cả điện thoại Android và iPhone. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện:

Trên iPhone

Tải và cài đặt ứng dụng WiFi Master từ liên kết cung cấp.Mở ứng dụng và cấp quyền truy cập cần thiết.Bật tính năng “WiFi chìa khóa vạn năng”.

Vào Cài đặt, chọn Wi-Fi. Trong danh sách mạng Wi-Fi, chọn những mạng có ghi “WiFi Master Key Kết nối miễn phí”.

Ứng dụng WiFi Master giúp bạn kết nối WiFi miễn phí trên cả điện thoại Android và iPhone.

Ứng dụng WiFi Master giúp bạn kết nối WiFi miễn phí trên cả điện thoại Android và iPhone.

Trên Android

Tải và cài đặt ứng dụng WiFi Master.

Mở ứng dụng và nhấn vào nút “Nhận thêm wifi miễn phí” để tìm và kết nối với các mạng Wi-Fi miễn phí. Ưu tiên kết nối với các mạng có tốc độ nhanh, bảo mật tốt và tín hiệu mạnh.

Vào Cài đặt và chọn Wi-Fi. Tìm và kết nối với những mạng Wi-Fi không yêu cầu mật khẩu, thường sẽ có trạng thái “Không bảo mật” hoặc “Mở”.

Cách kết nối WiFi không cần mật khẩu qua tính năng tìm kiếm WiFi

Một số mạng WiFi không yêu cầu mật khẩu, và bạn có thể kết nối trực tiếp với chúng bằng tính năng tìm kiếm WiFi trên điện thoại. Để làm điều này, mở phần Cài đặt trên điện thoại của bạn, chọn mục Wi-Fi, rồi tìm và kết nối với những mạng WiFi không yêu cầu mật khẩu. Những mạng này thường được hiển thị với trạng thái “Không bảo mật” hoặc “Mở”.

Một số mạng WiFi không yêu cầu mật khẩu, và bạn có thể kết nối trực tiếp với chúng bằng tính năng tìm kiếm WiFi trên điện thoại.

Một số mạng WiFi không yêu cầu mật khẩu, và bạn có thể kết nối trực tiếp với chúng bằng tính năng tìm kiếm WiFi trên điện thoại.

Tính năng tìm WiFi của Facebook

Facebook cũng cung cấp tính năng tìm kiếm WiFi miễn phí. Để sử dụng, bạn làm theo các bước sau:

Mở ứng dụng Facebook và chọn biểu tượng ba dấu gạch ngang ở góc trên cùng.

Vào Cài đặt & quyền riêng tư, sau đó chọn “Tìm Wi-Fi”.

Bạn sẽ thấy bản đồ hiển thị các mạng Wi-Fi gần bạn. Chọn mạng từ các cửa hàng hoặc doanh nghiệp gần đó để kết nối và sử dụng.Bạn có thể ghé thăm các địa điểm này để mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của họ.

Kết nối WiFi miễn phí tại thư viện hoặc quán cà phê

Thư viện và quán cà phê là những địa điểm phổ biến cung cấp WiFi miễn phí cho khách hàng. Ngoài không gian yên tĩnh, lý tưởng cho việc học tập và làm việc, những nơi này còn giúp bạn tập trung vào công việc sáng tạo. Một số quán cà phê còn mở cửa 24/7, cho phép bạn truy cập WiFi bất cứ khi nào bạn cần.

Tổ tiên nói: ‘Đầu giường để 3 thứ, không tai họa cũng nợ nần chồng chất’, đó là gì vậy?

Theo phong thủy có những thứ tuyệt đối không nên để ở đầu giường kẻo rất hại cho gia chủ.

Tượng thần Phật

Rất nhiều gia đình thờ Phật đặt tượng Phật trên giường ngủ. Mục đích của họ là có thể thờ ở mọi nơi thuận tiện. Xin Phật phù hộ cho gia đình yên vui, bình an, hạnh phúc…

Tuy nhiên, việc đặt tượng Phật ở đầu giường là phạm vào đại kỵ. Trước hết dễ thấy phòng ngủ là nơi riêng tư, nhạy cảm, nó không phù hợp để bài trí tượng Phật linh thiêng, uy nghi. Thứ hai, phong thủy dân gian cho rằng, điều này đồng nghĩa với việc “cất giấu” tài lộc, may mắn, khiến cho công danh sự nghiệp của bạn không thể thăng hoa, luôn chỉ ở mức trung bình.

Việc đặt tượng Phật ở đầu giường là phạm vào đại kỵ

Việc đặt tượng Phật ở đầu giường là phạm vào đại kỵ

Gương treo đầu giường ngủ

Gương là vật dụng có trong mọi gia đình người Việt, giúp bạn chỉnh trang lại đầu tóc, quần áo,… mỗi ngày. Tuy nhiên, nó không nên treo ở đầu giường ngủ.

Phong thủy cho rằng, đặt gương soi ở đầu giường dễ khiến thần trí gia chủ bất an, mệt mỏi, dễ có người thứ 3 xen vào.

Gia chủ ngủ dưới gương hoặc đối diện gương dễ bị rơi vào trạng thái mê man, ngủ không sâu, khó tập trung suy nghĩ về mọi chuyện.

Không nên treo gương đầu giường ngủ

Không nên treo gương đầu giường ngủ

Dao, kiếm

Dao kiếm cũng là những đồ vật đại kỵ trong phòng ngủ, vì sát khí của nó rất nặng, nếu bài trí món đồ này ở đầu giường khiến gia chủ dễ gặp áp lực công việc, đau đầu, bất an và thậm chí là bị thương nếu vô ý đụng vào.

Phong thủy dân gian cho rằng, dao kiếm mà treo ở phòng ngủ sẽ mời gọi vận xui, khiến gia chủ làm gì cũng hỏng, thậm chí còn mang họa sát thân.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Người xưa đã dặn rất kỹ: Không xây nhà hướng Tây không làm cửa đối cửa? Bạn hiểu được điều này chưa?

Theo lời dạy của người xưa làm nhà mà phạm những lỗi này sẽ rất bất lợi cho gia chủ.

Không xây nhà hướng Tây vì sao?

Những ngôi nhà ngày nay hướng Tây cũng không ít. Nhưng đó chỉ là lựa chọn cuối cùng không phải lựa chọn được ưu tiên.

Người xưa sống phụ thuộc thiên nhiên, chọn nhà tránh hướng Tây bởi hướng Tây là hướng mặt trời chiếu xiên buổi chiều gây nắng gắt khó chịu.  Nắng quái buổi chiều rất nóng gắt nên không thuận lợi cho sinh hoạt và dễ khiến con người suy yếu. Nhà của người xưa không có quạt, điều hòa mà đợi mát tự nhiên nên nếu nhà hướng Tây thì rất nóng, đến tối còn nóng sẽ ảnh hưởng tới sưc khỏe và sinh hoạt của gia chủ.

Nhà hướng Tây gây nhiều bất lợi

Nhà hướng Tây gây nhiều bất lợi

Ông bà ta thường làm nhà hướng Nam hoặc Đông nam bởi đó là hướng tốt lành, hướng của vua chúa, hướng thuận tự nhiên. Hướng Nam đủ nắng đủ sáng lại đón gió mát phương Nam, tránh lạnh phương Bắc, tránh nắng hướng Đông và hướng Tây.

Nắng hướng Tây gay gắt khiến cây còn chết, khiến người suy yếu, khiến cho đồ vật trong nhà cong cớn nhanh hỏng vì nắng.  Ngôi nhà xưa thường bằng gỗ, mái rạ, mái lá… nên nắng hướng tây chiếu vào nhà có thể khiến ngôi nhà nóng hết đêm gây ra sự khó khăn cho con người, khiến người ở nhà hướng Tây khó ngủ, mệt mỏi…

Hơn nữa hướng Tây là hướng mặt trời lặn, là hướng của sự suy vong, tàn lụi vì thế điều đó có thể điềm báo xấu cho gia chủ. Chính vì quan niệm trên nên người xưa khi làm nhà thì luôn chú trọng hướng nhà đầu tiên và sợ nhất là nhà hướng Tây. Người thời xưa sống thuần nông là chính không chuộng buôn bán kinh doanh và theo tư duy xưa nên nhà thường quay vào trong, không hướng mặt đường. Do đó chọn nhà hướng Nam sẽ dễ hơn thời bây giờ. Bây giờ tư duy mới cần nhà hướng ra mặt đường nên đường hướng nào thì nhà hướng đó. Do vậy bây giờ nhiều nhà làm hướng Tây bởi mặt đường lớn ở hướng Tây. Hơn nữa thời nay công nghệ chống nóng nắng hiện đại nên không còn quá sợ hướng Tây nữa.

Không làm cửa đối cửa vì sao?

Cửa đối cửa tức là hai cửa thẳng nhau. Cửa đối cửa có thể trong chính ngôi nhà hoặc đối cửa với nhà khác.

Nếu hai cửa trong nhà thẳng nhau thì ngôi nhà thông thống, thông từ bên này sang bên kia hoặc từ trước ra sau nên cái gì vào thì cũng thẳng tuột chạy ra không giữ lại được. Như vậy thì ngôi nhà vừa kém thẩm mỹ, vừa không giữ khí giữ gió lại nên không mát không ấm, và về phong thủy lại gây hao tổn tài lộc. Về phong thủy thì nhà đối cửa rất tệ hại vì như thế là tài lộc vào cửa này sẽ ra thẳng cửa kia không giữ lại trong nhà. Như thế gia chủ sẽ lụn bại suy tàn không giữ được tài sản, nghèo khó mạt vận.

Cửa đối cửa tổn hao tài lộc

Cửa đối cửa tổn hao tài lộc

Còn cửa nhà mình đối cửa nhà khác thì gây xung sát rất xấu và lại gây bất tiện khi nhà này dễ nhìn thấy nhà kia. Nên người xưa thường chú ý nhà sau xây nhà phải nhìn nhà trước, tránh để hai bên đối cửa nhau. Việc đối cửa gây bất tiện trong sinh hoạt, gia đình nhìn thẳng vào nhà nhau sẽ không tinh tế, sẽ lộ liễu. Bởi vậy xây nhà cần chú ý khi làm cửa. Nếu bị lỗi cửa này nên hóa giải bằng việc dùng bình phong, cây sanh, giá kệ chắn việc đối cửa này.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Cách làm sườn nướng bằng nồi chiên không dầu, sườn mềm, ngon ngọt

Dưới đây là cách làm sườn nướng mềm, thơm ngon mà vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên.

Sườn nướng là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, và với nồi chiên không dầu, bạn có thể dễ dàng thực hiện món này ngay tại nhà. Dưới đây là cách làm sườn nướng mềm, thơm ngon mà vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên.

Chuẩn bị nguyên liệu

Sườn non: 500g

Tỏi, hành tím: 2 tép mỗi loại (băm nhuyễn)

Nước tương: 2 muỗng canh

Mật ong: 1 muỗng canh

Dầu hào: 1 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Đường: 1/2 muỗng canh

Tiêu xay, muối: 1/4 muỗng cà phê mỗi loại

Bột ngũ vị hương: 1/2 muỗng cà phê (tùy chọn để tăng hương vị)

Sườn nướng bằng nồi chiên không dầu: Sườn mềm, thơm ngon

Sườn nướng bằng nồi chiên không dầu: Sườn mềm, thơm ngon

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế sườn

Rửa sạch sườn non, chặt thành miếng vừa ăn, khoảng 5-7cm. Để sườn mềm hơn, bạn có thể luộc sơ trong nước sôi khoảng 3-5 phút, sau đó vớt ra, rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.

Bước 2: Ướp sườn

Trong một tô lớn, trộn đều tỏi, hành tím, nước tương, mật ong, dầu hào, dầu ăn, đường, tiêu, muối và bột ngũ vị hương. Cho sườn vào tô, trộn đều để gia vị thấm đều từng miếng sườn.

Ướp sườn ít nhất 30 phút, nếu có thời gian, nên để sườn ướp trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ để gia vị ngấm sâu, giúp sườn đậm đà hơn khi nướng.

Bước 3: Nướng sườn bằng nồi chiên không dầu

Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180°C trong khoảng 3-5 phút.

Xếp sườn vào nồi chiên không dầu, tránh chồng lên nhau để sườn chín đều. Nướng sườn ở nhiệt độ 180°C trong 10 phút.

Sau 10 phút, lật sườn lại và phết một lớp nước ướp còn lại để sườn không bị khô, sau đó nướng thêm 10 phút ở 200°C.

Thưởng thức

Khi sườn chín vàng, mềm ngọt, bạn lấy ra khỏi nồi chiên, để nguội bớt rồi trình bày lên đĩa. Có thể rắc thêm chút tiêu xay và hành lá cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Với cách làm sườn nướng bằng nồi chiên không dầu này, miếng sườn sẽ mềm thơm, thấm vị, và không bị khô. Món ăn này phù hợp cho bữa cơm gia đình hoặc bữa tiệc cuối tuần, hứa hẹn làm hài lòng cả nhà!

Mỗi nhà nên trong 1 cây này cực tốt về công danh tài lộc, mang lại không khí vui vẻ, gia đình hạnh phúc

 

Có lẽ cây hạnh phúc không chỉ có cái tên tốt lành về mặt phong thủy, mà nó thực sự là loại cây thích hợp nhất để trồng trong mỗi gia đình, không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc, mà nó còn phù hợp với mọi lứa tuổi, hợp với cả 12 con giáp và mọi bản mệnh.

Cây hạnh phúc là loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh đến đáng kinh ngạc, cùng với tán lá rậm rạp, xanh tốt mà nhiều người ưa thích và mang chúng về trồng trong vườn nhà. Nhờ đó mà cây Hạnh Phúc mới xuất hiện phổ biến như hiện nay.

Ý nghĩa phong thủy của cây hạnh phúc

Đúng như với tên gọi của mình, cây hạnh phúc là loài cây mang đến ý nghĩa cho sự gắn kết, hạnh phúc, vui vẻ, giúp gia đình của bạn luôn giữ gìn được hòa khí, không bị xung đột, cãi vã lẫn nhau.

Ngoài ra, nếu bạn đem cây hạnh phúc để làm quà tặng cho bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp thì người nhận được sẽ luôn luôn gặp nhiều may mắn và có được những điều hạnh phúc trong cuộc sống.

Đặc biệt, cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa tươi sáng cho khát vọng, niềm tin, hy vọng vào tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa tươi sáng cho khát vọng, niềm tin, hy vọng

Cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa tươi sáng cho khát vọng, niềm tin, hy vọng

Cây hạnh phúc hợp Mệnh gì?

Cây hạnh phúc có màu xanh đậm bao phủ hoàn toàn bởi những tán lá rậm rạp nên là loài cây thích hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Kim.

Những người mang hai cung mệnh này, khi trồng cây trong nhà sẽ giúp gia tăng vượng khí, cân bằng được năng lượng âm dương, bản thân sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn, mọi công việc sẽ cực kỳ thuận lợi, mang đến nhiều tài lộc và may mắn.

Tuy vậy, những cung mệnh khác vẫn có thể trồng được loại cây này mà không lo bị xung khắc gì. Do đó, chúng rất được ưa chuộng làm cây cảnh phong thủy trong nhà.

cay hanh phuc4

Cây hạnh phúc hợp tuổi nào?

Cây hạnh phúc không kén phong thuỷ, có thể phù hợp với cả 12 con giáp. Vì vậy, dù bạn sinh năm bao nhiêu, tuổi nào hay bản mệnh gì cũng có thể trồng cây trong nhà để cải thiện tinh thần và tiếp thêm vượng khí.

Cây hạnh phúc phù hợp với cả 12 con giáp.

Cây hạnh phúc phù hợp với cả 12 con giáp.

Vị trí đặt cây hạnh phúc ở trong nhà

Bạn hoàn toàn có thể đặt chậu cây hạnh phúc ở bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà của mình. Bởi vì đây là loại cây phong thủy phổ biến, hợp với nhiều người mà không gây ra những tác hại tiêu cực như nhiều loại cây cảnh khác.

Tuy vậy, bạn vẫn cần đặt cây tại những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu đến, nhưng cũng cần đảm bảo cây được che chắn đầy đủ.

Bạn cũng có thể đặt chậu cây trên bàn làm việc, ngoài ban công hoặc đặt ở trong văn phòng…

Công dụng của cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc được sử dụng để trang trí ở nhiều nơi khác nhau như: Phòng khách, văn phòng làm việc, sảnh lễ tân, sân thượng hay các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng…

Giống như những loại cây cảnh khác, loại cây này giúp tăng thêm sắc xanh trong nhà hay nơi làm việc của bạn, khiến không gian thêm tươi mới và tràn đầy sinh khí.

Cây hạnh phúc có thể đặt ở nhiều nơi

Cây hạnh phúc có thể đặt ở nhiều nơi

Ngoài ra, với vẻ uy nghiêm vốn có, cây giúp tôn lên vẻ đẹp trang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn.

Cây hạnh phúc giúp thanh lọc không khí, cung cấp lượng ôxy lớn, qua đó đem lại sự an toàn và sức khỏe cho những thành viên trong gia đình.

Cây cũng được chọn lựa làm quà để dành tặng bạn bè, người thân trong những dịp trọng đại như hỏi cưới, tân gia…

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Bồn rửa bát dùng lâu bị bám bẩn, xỉn màu dùng thứ này để cọ rửa là sáng sạch như mới

Để cọ rửa bồn rửa bát, bạn không cần sử dụng tới hóa chất. Các nguyên liệu có sẵn trong gia đình có thể giúp bạn làm sạch nó một cách hiệu quả.

Bồn rửa bát là vị trí quan trọng trong không gian bếp, được sử dụng thường xuyên. Việc giữ bồn rửa bát luôn sạch sẽ, sáng bóng không chỉ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh. Sau một thời gian sử dụng, nó sẽ bị bám bẩn và trở nên xỉn màu, mất đi vẻ trắng sáng ban đầu. Để làm sạch bồn rửa bát, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây.

– Làm sạch bồn rửa bát bằng baking soda và giấm

 

Giấm và baking soda là hai nguyên liệu rẻ tiền, an toàn, có hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn trên đồ dùng. Ngoài ra, nó cũng giúp diệt khuẩn, khử mùi hôi rất tốt.

Bạn dội nước lên toàn bộ bồn rửa bát để loại bỏ bụi bẩn cũng như giúp baking soda bám vào thành bồn tốt hơn. Sau đó, rắc một lớp baking soda lên toàn bộ bề mặt bồn rửa bát. Tiếp đến, lấy giấm xịt trực tiếp lên trên. Baking soda gặp giấm sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt. Để nguyên như vậy trong 20 phút để các cặn bẩn được loại bỏ.

Cuối cùng lấy bàn chải mềm chà nhẹ để loại bỏ cặn bẩn. Dùng nước sạch để rửa trôi tất cả chất bẩn là được.

Bạn có thể sử dụng baking soda và giấm để làm sạch bồn rửa bát.

Bạn có thể sử dụng baking soda và giấm để làm sạch bồn rửa bát.

– Làm sạch bồn rửa bát bằng chanh và muối

Chanh có chứa thành phần axit citric có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên đồ dùng rất tốt. Kết hợp chanh với muối sẽ giúp tăng độ ma sát, tăng khả năng đánh bay vết bẩn cứng đầu.

Bạn hãy lấy một ít muối hạt, vắt nước cốt chanh vào bát muối để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng bàn chải thoa đều hỗn hợp này lên bề mặt bồn rửa bát rồi để 15 phút. Sau đó, dùng bàn chải chà cho các vết bẩn bong ra. Cuối cùng, rửa lại bồn rửa bát bằng nước ấm.

– Làm sạch bồn rửa bát bằng xà phòng

Bạn có thể chọn các loại xà phòng không chứa hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe gia đình. Hòa một ít xà phòng vào nước ấm rồi dùng miếng bọt biển hoặc khăn thấm dung dịch này và chà nhiều lần lên bồn rửa bát. Với những khu vực có nhiều vết bẩn, bạn có thể lấy bàn chải mềm để cọ cho các vết bẩn bong ra.

– Làm sạch bồn rửa bát bằng nước rửa chén

Nước rửa chén bát thông thường cũng giúp loại bỏ các vết bẩn bám trên bồn rửa bát. Bạn chỉ cần hòa nước rửa bát với nước ấm rồi dùng miếng bọt biển thấm dung dịch và lau sạch bồn rửa bát. Dùng nước sạch để rửa lại cho hết toàn bộ phần bọt và cặn bẩn.

– Làm sạch bồn rửa bát bằng oxy già

Oxy già (hydrogen peroxide H2O2) là một chất có tác dụng khử trùng, làm sạch tự nhiên. Nó có khả năng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, khử mùi hôi ở bồn rửa bát.

Bạn có thể đổ trực tiếp oxy già nồng độ 3% lên bề mặt bồn rửa bát, để một lúc rồi dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm chà cho các vết bẩn bong ra. Dùng nước sạch rửa lại bồn rửa bát.

Lưu ý khi làm sạch bồn rửa bát

Bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh. Nó có thể ăn mòn bề mặt bồn rửa, đặc biệt là các loại bồn có chất liệu gốm hoặc nhựa. Axit mạnh cũng tác động không tốt đến đường thoát nước của bồn rửa bát.

Trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào, bạn nên thử ở một góc của bồn rửa để đảm bảo chất tẩy rửa mà bạn định sử dụng không gây hại cho bề mặt bồn rửa.

Tốt nhất nên vệ sinh bồn rửa bát định kỳ mỗi tuần một lần để đảm bảo nó luôn trắng sáng và sạch sẽ.

Tại sao ghép 2 nải chuối đặt lên ban thờ cho to đẹp thì lại là đại kỵ? Nhiều người chọn chuối sai cách

Thắp hương chuối là thói quen phổ biến ở Việt Nam nhưng ở góc độ tâm linh phong thủy thì rất nhiều người còn chưa biết chọn chuối sao cho đúng.

Dâng quả chuối thắp hương là thói quen thường gặp ở Việt Nam nhất là dịp lễ Tết hoặc khi bày mâm ngũ quả. Đặc biệt Tết Âm nhiều gia đình nhất định phải có nải chuối ở chính giữa trung tâm ban thờ gia tiên. Nải chuối to đẹp, cong vút, ôm trọn các quả khác tạo thẩm mỹ trên ban thờ và còn khiến gia chủ thấy hài lòng. Nải chuối trong văn hóa thờ cúng của nhiều gia đình thể hiện sự may mắn, cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả.Chuối trong tâm linh thờ cúng mang ý nghĩa sung túc tài lộc, tạo vận may, thu hút tiền  bạc. Thế nên đặc biệt dịp Tết các bà các mẹ đi mua chuối và khi nào mua được nải chuối đẹp thắp hương mới yên tâm mua các quả phẩm khác. Chuối mà chưa đẹp thì coi như là rất buồn.

Cũng chính vì vai trò quan trọng của của nải chuối trong mâm quả nên có một thực tế là đôi khi không mua được nải chuối to, cong như ý thì nhiều người nghĩ ghép 2 nải lại với nhau để có nải chuối to hơn.

Chuối thường được dâng cúng

Chuối thường được dâng cúng

Ghép 2 nải chuối lại thành 1 sao lại là đại kỵ?

Xét về thẩm mỹ việc ghép 2, 3 nải chuối lại có thể tạo ra “khối” chuối to đẹp hơn một nải nhỏ. Thế nhưng nải chuối thường khá nặng và cấu trúc của chúng không dễ gì ghép lại. Khi ghép thường phải dùng dây cột, keo dính hoặc đinh vít gắn kết mới giữ được ổn định. Điều đó không dễ gì đảm bảo tính thẩm mỹ.

Ở góc độ tâm linh phong thủy thì khi xếp đồ thờ cúng là dùng số lẻ, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Thế nên việc ghép 2 nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm. Mà trong các số chẵn âm hay bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4. Nhưng nếu ghep 3, 5 nải cũng cần cân nhắc kỹ.

Việc ghép nải chuối với nhau sẽ gây ra một số bất lợi:

– Việc ghép các nải chuối lại sẽ không tự nhiên nên cũng thể hiện sự không trang trọng.

– Cẩn thận phạm kỵ thờ cúng: Khi ghép hai nải vào với nhau thường phải dùng vật để kết nối. Nải chuối thường ôm lấy quả nặng nên ghép thường phải dùng vít, đinh ghép gốc nải chuối lại. Dùng đinh ghép lại sẽ chắc hơn nhưng như thế lại phạm đại kỵ mang kim loại sắc nhọn lên ban thờ. Còn ghép không khéo, được 1,2 hôm hai nải có thể rời nhau hoặc không đủ vững chắc ôm lấy bưởi cam quýt mà rơi ra thì sẽ đại kỵ hơn.

Ghép 2 nải chuối gây đại kỵ phong thủy

Ghép 2 nải chuối gây đại kỵ phong thủy

Những lưu ý cần tránh khi mua chuối thắp hương

Không chọn chuối chín, chuối sắp chín: Chuối khi thắp hương càng nhanh chín bởi khói hương và nhiệt độ ban thờ cao hơn thông thường. Hơn nữa chuối chín thì rất dễ bị rời khỏi cuống. Trong dịp thắp hương thường để 1, 2 ngày nên chuối chín sẽ rơi rụng làm biến động ban thờ gây đại kỵ. Hơn nữa chuối khi chín tỏa mùi và nhanh bị nẫu ủng thu hút côn trùng nên không tốt cho thờ cúng.  Và màu sắc chuối chín không hài hòa trong mâm ngũ quả. Chuối màu xanh kết hợp quả màu khác tạo ra đủ ngũ hành.

Không nên chọn nải số chẵn: Nhiều người chỉ chọn nải chuối quả đẹp mà không để ý số quả. Xét về phong thủy thì số quả lẻ trong nải chuối sẽ tốt hơn. Số lẻ biểu thị số dương phát triển.

Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu vê thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành. Chính vì thế mà dịp Tết người nội trợ càng đầu tư công sức đi chọn chuối thờ là vì vậy.

Không phải chuối nào cũng được thắp hương: Với người miền Bắc loại chuối để thắp hương là chuối tiêu (chuối lùn) vì quả dài, cong, đẹp, không thắp hương chuối Tây vì quả ngắn và không cong khó ôm được các quả khác. Nhưng với người Huế thì chuối Tiêu bị kiêng kỵ, người Huế chọn chuối sứ, chuối ngự, chuối mốc.

Trong mâm ngũ quả của người Bắc và người miền Trung, chuối vẫn là vị trí trung tâm nên khi chọn chuối bạn cần chú ý. Nên chọn chuối xanh nhưng không non, để quả căng mọng mượt, tránh chuối bị thâm xỉn, lốm đốm.

Đối với người miền Nam, chuối không có trong mâm ngũ quả vì chuối đọc thành chúi nên không gợi ra sự may mắn.

Có thể nói cùng là Việt Nam nhưng mỗi nơi có một cách nghĩ cách thờ cũng khác nhau. Do đó vấn đề tâm linh phong thủy này cũng tùy thuộc trong tâm khảm tư duy của mỗi người như thế nào. Nếu gia đình cẩn trọng kiêng kỹ mà bạn chọn nải chuối không đúng ý có thể gây tâm lý xấu, bất an. Vì thế bạn nên lưu ý, đặc biệt là với những nàng dâu mới.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Làm vỏ bánh gối dùng bột gì? Mẹo làm vỏ bánh gối chuẩn, rán lên giòn rụm chỉ cần 3 nguyên liệu

Bạn có thể tự làm vỏ bánh gối ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu đơn giản.

Bánh gối là món ăn được nhiều người yêu thích, rất thích hợp để thưởng thức khi thời tiết chuyển sang mùa thu đông. Những chiếc bánh gối có lớp vỏ vàng giòn, bên trong nhân mềm ẩm, nóng hổi ăn kèm với nước mắm chua ngọt, một ít rau sống là đủ ấm bụng trong ngừng ngày trời se se lạnh.

Để làm bánh gối, bạn cần có phần vỏ bánh và phần nhân. Nhân bánh khá dễ làm, nguyên liệu cơ bản thường có sẵn trong nhà. Trong khi đó, phần vỏ bánh thường được mọi người mua sẵn. Tuy nhiên, nếu muốn tự tay, bạn chỉ cần đến 3 nguyên liệu để có được phần vỏ bánh này.

 

Vỏ bánh gối có thành phần chính là bột mì. Bạn có thể sử dụng loại bột mì đa dụng được bán ở các chợ, siêu thị, hàng tạp hóa. Ngoài ra, cần thêm một chút bột bắp để phần bột giòn hơn. Nếu không có bột bắp, bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này. Nếu thích phần vỏ có vị béo ngậy và lên màu vàng bắt mắt, bạn hãy chuẩn bị thêm trứng gà.

Bạn hãy cho bột mì và bột bắp vào rây để rây mịn (tỷ lệ 300 gram bột mì, 40-50 gram bột bắp). Cho bột vào bát, thêm một chút muối rồi từ từ thêm khoảng 150ml nước lọc, thêm trứng. Vừa đổ nước vừa dùng phới lồng để trộn bột. Tùy theo loại bột mà bạn mua, lượng nước cần dùng có thể thay đổi. Vì vậy, hãy thêm nước từ từ để dễ điều chỉnh. Ngoài ra, để vỏ bánh lên màu đẹp hơn nữa, một số người sẽ cho thêm bột nghệ.

Chỉ cần bột mì và một số nguyên liệu khác, bạn có thể làm được vỏ bánh gối ngay tại nhà.

Chỉ cần bột mì và một số nguyên liệu khác, bạn có thể làm được vỏ bánh gối ngay tại nhà.

Dùng tay nhồi qua để bột kết thành khối.

Rải một ít bột mì lên mặt phẳng. Sau đó cho bột từ bát ra. Nhào khoảng 15 phút cho bột mịn, không còn dính tay, có độ đàn hồi tốt.

Nếu bột quá khô hoặc quá ướt, bạn có thể thêm nước hoặc thêm bột rồi nhồi tiếp để đạt được thành phẩm vừa ý.

Sau khi nhồi, hãy cho bột vào bát, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miếng bát và ủ bột trong khoảng 2 tiếng.

Bạn cần ủ bột làm vỏ bánh gối trong khoảng 2 tiếng.

Bạn cần ủ bột làm vỏ bánh gối trong khoảng 2 tiếng.

Sau quá trình ủ, lấy bột ra nhào lại một lần nữa cho bột mịn hơn.

Rải một ít bột lên mặt phẳng và cây cán bột. Cắt bột thành những miếng bằng nhau, vo tròn rồi ấn dẹt. Đặt cục bột trên mặt phẳng và dùng cây lăn bột cán mỏng. Để vỏ bánh có hình tròn đẹp mắt, bạn có thể úp một chiếc bát ăn cơm lên phần bột đã cán. Dùng dao cắt phần bột thừa.

Tiếp tục lặp lại thao tác cho đến khi hết bột.

Chia bột thành các phần bằng nhau, vo tròn rồi cán dẹt.

Chia bột thành các phần bằng nhau, vo tròn rồi cán dẹt.

Vỏ bánh gối làm xong có thể đem đi gói bánh ngay.

Nếu chưa dùng đến, bạn hãy phủ thêm bột áo để vỏ bánh không dính vào nhau. Cho vỏ bánh vào hộp đựng, đậy nắp kín và để ở ngăn mát, thời gian bảo quản từ 2-3 ngày. Nếu muốn để lâu hơn, bạn nên cho vỏ bánh vào túi hút chân không rồi để ở ngăn đá, thời gian bảo quản khoảng 1 tháng.

Phong thủy trồng cây thời ông bà “trước cau sau chuối” mang ý nghĩa gì? Thời này có còn phù hợp không?

Trước sân nhà có hàng cau, sau lưng nhà có vài bụi chuối là một hình ảnh rất Việt Nam xưa và đó không chỉ là trang trí mà còn thể hiện tính trí tuệ.

Con người thời trước hầu như sống dựa vào thiên nhiên, nương theo thiên nhiên. Thời ông bà đời sống thuần nông nên ông bà sống càng dựa vào thực tế tự nhiên. Những ngôi nhà Việt xưa chuộng hướng Nam nên trước cau sau chuối cũng lại rất phù hợp với điều này.

Trước cau sau chuối có ý nghĩa gì?

Phía trước nhà có hàng cau, sau nhà có bụi chuối không chỉ là cách trồng cây mà còn mang nhiều ý nghĩa. Cây chuối cây cau đều là những cây cho quả quen thuộc, dùng thường xuyên. Thời xưa ông bà ăn cau nên quả cau không chỉ thắp hương tuần rằm lễ Tết mà còn để ăn hàng ngày. Cây chuối cho quả cũng dùng thắp hương và để làm thực phẩm, từ thân tới lá tới quả, hoa chuối đều có công dụng và được dùng thường xuyên. Thế nên trồng cau trồng chuối chính là sản xuất kinh tế.

Trước cau sau chuối không chỉ là thẩm mỹ

Trước cau sau chuối không chỉ là thẩm mỹ

Nhưng trước cau sau chuối mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Cây cau thân tròn có nhiều đốt và rất cao, lá lại tít trên ngọn. Dáng cây cau có thể cao tới chục mét lại cần ánh sáng. Thế nên trồng cau ở phía trước nhà hướng Nam, thì chúng sẽ hấp thụ ánh sáng mạnh của hướng Tây, thanh lọc bớt khí nóng, lại đón được ánh nắng buổi sớm ban mai mà không bị che chắn của hướng Đông để lấy gió mát vào nhà. Cây cau sẽ lấy gió tạo mát cho nhà và che nắng giảm nắng.

Hơn nữa về phong thủy và thẩm mỹ thì trước nhà cần sáng sủa thông thoáng. Thế nên cây cau cao vút giúp cho ngôi nhà thôn thoáng đảm bảo thẩm mỹ lần phong thủy thu hút thần tài giàu có. Trông hàng cau trước nhà như một hàng rào danh dự trấn giữ, che chở bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Cây cau lại rất ít rụng lá nên không gây bẩn trước nhà. Hoa cau lại rất thơm mang lại không gian thanh mát, trừ tà khí.

Cây chuối thì đặc trưng thân to, lá dài rủ xuống kết hợp với thân tạo thành một khối. Thế nên trồng chuối có thể phát triển thành bụi nhanh tạo một lá chắn gió chắn khí. Bởi vậy cây chuối sau nhà sẽ giúp che chắn khí lạnh từ phương Bắc và Đông Bắc thổi tới để giữ ấm cho ngôi nhà. Hơn nữa cây chuối có thể làm khí trong nhà thoát ra từ từ chậm hơn nên theo phong thủy thì điều đó giúp tránh hao tổn tài lộc, giữ tiền giữ của cho gia chủ. Cây chuối lại là cây dễ chảy nhựa khi ong côn trùng cắn, và cây chuối cũng dễ bị thối gốc sau mỗi đợt chặt bỏ thân trên. Mỗi lần chuối ra buồng, thu hoạch xong cũng phải chặt gốc. Thế nên trồng chuối trước nhà sẽ không đẹp mắt không quang quẻ mà chắn gió trông bí rị.

Bởi thế cấu trúc trồng cây cau trước nhà, trồng cây chuối sau nhà là hợp lý vừa về thẩm mỹ vừa về phong thủy. Nếu đảo ngược lại thì cây cau cũng có thể đứng sau nhà nhưng không có tác dụng chắn gió như chuối, còn cây chuối thì không nên trồng trước nhà vì chúng có thể làm tối không gian sống, và có thể gây mùi khó chịu mỗi khi gốc chuối bị thối.

Hàng cau và cây chuối đặt đúng vị trí mang ý nghĩa phong thủy tốt lành

Hàng cau và cây chuối đặt đúng vị trí mang ý nghĩa phong thủy tốt lành

Ứng dụng ngày nay có còn hợp lý?

Ngày nay những ngôi nhà hiện đại hơn, hướng nhà cũng đa dạng hơn. Thế nhưng những gia đình có nhà mặt đất cũng thường thích trồng cau, chuối khi hoài niệm xưa, khi xây nhà theo lối truyền thống. Tuy nhiên hầu hết mọi người thích trồng cau làm cảnh trươc nhà và ít trồng cây chuối hơn. Xét về tính thẩm mỹ, cây cau mang giá trị cao hơn cây chuối. Thế nhưng nhiều gia đình hiện nay cũng thường chọn cau cảnh, chuối cảnh.

Trong trường hợp bạn chọn trồng giống cau cảnh (cây thấp lá xòe) hoặc cây chuối cảnh thì hoàn toàn có thể trồng chuối và cau đều ở trước nhà. Đó là vì cây chuối cảnh dáng nhỏ, lá nhỏ và có hoa màu đỏ rực rỡ như tràng pháo mang lại may mắn vui vẻ.

Tuy nhiên trồng cây chuối lấy quả trước nhà thì xét về thẩm mỹ và khoa học tự nhiên vẫn là không phù hợp bới cây chuối lấy quả lá to xuề xòa trước nhà sẽ không đẹp mắt, không tạo cảm giác thông thoáng.

Trong trường hợp gia đình bạn ở chung cư, ban công nhỏ hẹp thì chỉ trồng được cau và chuối cảnh trong chậu. Lúc đó bạn nên chú ý chọn vi trị có đủ ánh sáng ở ban công để cau và chuối phát triển tốt.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Thông cống bằng 1 bát muối rất dễ dàng, lại hiệu quả

Ít ai nghĩ rằng, việc đổ 1 bát muốn xuống đường ống thoát nước trong nhà lại có nhiều tác dụng tốt đến thế. Vậy còn chần chừ gì mà không tham khảo những điều có ích sau:

Tác dụng của việc đổ muối xuống ông thoát nước

1. Hòa tan cặn trong đường ống

Muối có khả năng hòa tan các cặn trong đường ống, đặc biệt là dầu mỡ. Khi gặp tình trạng tắc đường ống, việc đổ nửa cốc muối cùng với một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở) có thể tăng hiệu quả trong việc làm sạch đường ống.

Đổ muối xuống đường ống giúp hòa tan các cặn bẩn trong ổng...

Đổ muối xuống đường ống giúp hòa tan các cặn bẩn trong ổng…

2. Loại bỏ ruồi muỗi

Muối có thể ngăn chặn sự phát triển của ruồi cống và thậm chí giúp tiêu diệt chúng. Ruồi cống thích sống ở những nơi ẩm ướt và có thức ăn, như trong các đường ống bị tắc.

3. Ngăn rễ cây xâm nhập đường ống

Muối có thể làm cho đường ống thoát nước trở nên không hấp dẫn với các rễ cây, vì chúng sợ muối. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của rễ cây vào hệ thống đường ống.

4. Làm mềm nước cứng

Muối có thể làm mềm nước cứng bằng cách chứa nhiều ion khoáng chất như canxi và magiê, giúp ngăn chặn sự tích tụ của cặn bẩn trên bề mặt vật liệu.

5. Loại bỏ ruồi muỗi

Muối có thể ngăn chặn sự phát triển của ruồi cống và thậm chí giúp tiêu diệt chúng. Ruồi cống thích sống ở những nơi ẩm ướt và có thức ăn, như trong các đường ống bị tắc.

6. Ngăn rễ cây xâm nhập đường ống

Muối có thể làm cho đường ống thoát nước trở nên không hấp dẫn với các rễ cây, vì chúng sợ muối. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của rễ cây vào hệ thống đường ống.

7. Làm mềm nước cứng

Muối có thể làm mềm nước cứng bằng cách chứa nhiều ion khoáng chất như canxi và magiê, giúp ngăn chặn sự tích tụ của cặn bẩn trên bề mặt vật liệu.

Lưu ý: Việc sử dụng muối cần cẩn thận vì muối có tính ăn mòn. Sau khi đổ muối vào đường ống, cần phải xả nước kỹ. Đồng thời, khi sử dụng muối để làm mềm nước, cần phải tránh để muối tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Cách thông cống bằng muối đơn giản

Bước 1: Sử dụng Muối để làm sạch Cống

Muối có khả năng ăn mòn các chất gây tắc nghẽn trong cống. Đơn giản chỉ cần đổ nửa cốc muối vào cống và để muối tự làm việc.

Đổi nửa bát muối xuống đường ống thoát nước

Đổi nửa bát muối xuống đường ống thoát nước

Bước 2: Tráng Đường Ống bằng Nước Sôi

Hãy đun sôi khoảng 2 lít nước. Sau đó, từ từ đổ nước sôi vào cống. Đảm bảo hướng nước trực tiếp vào cống để tránh bắn ngược. Tiếp tục đổ nước nóng từ vòi để làm sạch cống.

Việc sử dụng muối cần cẩn thận vì muối có tính ăn mòn. Sau khi đổ muối vào đường ống, cần phải xả nước kỹ.

Đồng thời, khi sử dụng muối để làm mềm nước, cần phải tránh để muối tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Bước 3: Làm thêm một lần với Muối

Nếu cống vẫn còn tắc sau lần đầu đổ muối, bạn có thể thử lại. Tiếp tục đổ muối vào cống với lượng tăng lên 1/2 cốc và tiếp tục tráng bằng nước sôi. Nhớ rằng không nên đổ quá nhiều muối vào cống một lúc.