Tại sao người bán cua ngoài chợ lại cho thêm muối hạt khi xay cua, khi đi mua cua cần chú ý

Cua là một loại thủy sản phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Canh cua nấu rau đay mướp, ăn cùng cà muối chua và đĩa đậu rán chấm mắm tôm, đĩa thịt rang cháy cạnh là mâm cơm truyền thống quen thuộc trong nhiều gia đình. Cua nấu riêu chua, ăn cùng bún trở thành món thanh nhiệt giải ngán cuối tuần và là món ăn nhiều cửa hàng kinh doanh đắt khách.

Cua còn là một thực phẩm bổ sung nhiều canxi protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên để có tô canh cua, riêu cua ngon thì phải đảm bảo nước trong, ngọt, thịt cua đóng tảng nổi đều trên mặt tô. Việc làm sao để thịt đóng tảng và đóng tảng nhiều là điều mà nhiều người nội trợ đau đầu.

Ngày xưa khi làm cua, người nội trợ phải mua cua về rửa sạch rồi xé cua, tự giã bằng tay. Cua khỏe càng to cắp có khi chảy máu tay. Xé cua xong thì da đầu ngón tay có thể rộp lên. Giã cua bằng cối đá, mỏi tay và lại bị bắn nước vào quần áo vào mặt nếu không khéo làm.

xay-cua

Ngày nay nhiều người nội trợ mua cua và được người bán hỗ trợ làm luôn, xé, rửa khêu gạch cua, xay cua.

Tại sao người bán cua dùng muối hạt cho vào xay?

Tảng cua nổi trong nồi chính là protein thịt cua nổi lên. Do đó muốn khi nấu canh, nấu riêu cua mà kết tảng nhiều thì phải có kỹ thuật để thịt cua kết đông lại với nhau, tránh bị tan trong quá trình nấu.

Muối hạt là một thành phần giúp cho protein trong cua đóng tảng lại, đông kết tốt hơn. Do đó khi xay cua hoặc giã cua bạn nên cho một chút muối hạt. Cho vào giai đoạn xay thì hạt muối tan ra cùng với thịt cua, khi lọc chúng sẽ giúp đều và khi nấu sẽ đóng tảng tốt hơn. Nhưng không nên cho nhiều bởi vì khi nấu còn thêm bột nêm kẻo bị mặn. Hơn nữa cho muối hạt vào xay cùng cua cũng tránh cho cua bị thiu nhanh, tránh biến đổi protein thành chất độc hại.

Do đó khi mua cua nên chú ý nhiều người xay quên không cho muối thì bạn hãy nhắc họ cho thêm chút muối.canh-cua-dong-tang

Ngoài việc cho muối vào xay giã cua, để cua đóng tảng nhiều, nước trong bạn nên chú ý những điều sau sẽ đảm bảo tô canh bao giờ cũng ngon:

Cua non ít thịt thịt nhão, cua già thịt ngọt

Chọn cua cũng rất quan trọng. Nếu cua non cua bé nhỏ thì thường ít thịt thịt gầy nhão, hôi. Do đó bạn nên chọn những con cua mập mạp, trông rắn chắc đanh thịt, vỏ cua không bị óp, bóp cua chắc. Cua cái thì thịt ngọt, nhiều gạch, cua đực thịt chắc. Để nấu canh cua đồng thì cua cái được ưu tiên hơn cua đực. Cua non óp thì khi nấu thịt ít sẽ không đóng tảng hoặc tảng cua bị vỡ

Cua sinh sản theo chu kỳ mặt trăng. Nên ăn cua vào đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch thì cua ngon, còn cua giữa tháng thường óp và gầy vì cua thay vỏ.

Khi làm nhớ rửa tránh canh cua hôi

Khi xé cua sẽ thấy có nước vàng trong mai và thân cua. Bạn cần rửa qua cho sạch nước này, vì thứ nước này hay tạo mùi hôi gây cho canh cua.

Nếu giã tay cối đa cua sẽ thơm hơn khi xay ngoài chợ. Chú ý cối xay của người bán, tránh tình trạng cối bẩn xay dính cua của nhiều mẻ cũ ôi thiu rất nguy hiểm. Cua chết, cua ươn thì protein biến đổi rất nguy hại.

Khi nấu chú ý lửa và có thể thêm thứ này để cua đóng nhiều tảng

Nấu canh cua mà nguấy liên tục thì thịt cua sẽ bị tan không kết tảng. Do đó khi nấu canh cua chỉ nguấy lúc mới bắc nồi lên bếp. Còn sau đó để cua tự nổi tảng, kết lại với nhau. Đun cua lửa vừa tránh để lửa quá to, thịt cua nổi lên bị áp lực nước sôi mạnh sẽ tan.

Nên vớt tảng cua ra rồi hãy cho rau vào để tránh vỡ tảng cua. Ở nhà hàng muốn tảng cua tăng khối lượng thì họ sẽ đánh thêm trứng gà vào nấu cùng vì trứng gà giúp kết tảng cua nhiều hơn và nước trong hơn. Một số hàng dùng đậu phụ bóp nhuyễn. Tuy nhiên đậu phụ sẽ làm cho tảng thịt cua ăn nhạt, bã, đó chỉ là vì mục đích kinh doanh tăng khối lượng mà thôi.

Kể cả nấu canh hay nấu riêu cua thì đều tuân theo nguyên tắc này giúp cho thịt cua đóng tảng nhiều hơn. Sau đó vớt tảng thịt cua ra rồi mới nêm rau hoặc nêm gia vị chua vào canh cua. Tảng cua không nên để quá lâu trong nước sôi sẽ bị khô cứng, không mềm ngậy bằng vớt ra sớm.

rieu-cua

Chưng thơm gạch cua

Có 2 cách nấu theo 2 khẩu vị

Có những gia đình thích bát canh cua thanh mát không có hương thơm dầu mỡ nên gạch cua sẽ được cho ngay vào trong nước cua khi nấu để nổi cùng với thịt cua.

Còn có những gia đình thích phi thơm gạch cua cho vào canh hoặc nấu riêu thì nên làm theo cách phi thơm gạch cua để riêu cua ngon hơn. Cách phi thơm gạch cua làm như sau:

Cho dầu mỡ vào chảo đun nóng, cho hành phi thơm, đổ gạch cua vào đảo cho dậy mùi, nêm chút gia vị. Sau đó đổ gạch cua phi thơm này lên trên mặt của phần tảng thịt cua đã vớt ở bước trên. Lúc ăn thì múc canh cua, riêu cua ra tô, sau đó xắn miếng thịt cua đặt lên trên mặt bát.

Bát canh cua đạt chuẩn là nước trong, rau xanh đều trong bát, tảng thịt cua nổi bên trên.

Đặc biệt với ngày hè thì bát canh cua ăn kèm cà pháo muối chua là đặc sản của nhiều tỉnh miền Bắc và trong các bữa cơm gia đình.

Riêu cua thì thay vì cho rau thì sẽ nêm thêm gia vị chua như mẻ, bỗng rượu cà chua..

Ngâm vỏ bưởi với nước rồi đặt trong tủ lạnh, tưởng chẳng để làm gì mà tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

Vỏ bưởi thường là rác thải hàng ngày. Tuy vậy, việc ngâm vỏ bưởi với nước lại mang đến công dụng không ngờ.

Nhiều người thường dùng vỏ bưởi để gội đầu, ngăn rụng tóc. Có người dùng vỏ bưởi làm mứt, làm thức uống giảm cân, giảm mỡ máu, chữa ho. Tuy vậy, có lẽ bạn không biết được rằng vỏ bưởi cũng có thể làm nước rửa bát nếu được ngâm theo công thức này.

Ngoài ra, vỏ bưởi còn có hàng loạt công dụng khác trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như bạn có thể ngâm vỏ bưởi với nước để làm nước tẩy rửa thay cho các loại nước rửa chén thông thường.

1

Các bước ngâm vỏ bưởi để làm nước rửa bát:

Cụ thể, bạn hãy cắt vỏ bưởi thành từng miếng nhỏ, cho vào một lọ thủy tinh có nắp đậy. Tiếp theo, hãy cho thêm vài thìa bột baking soda cùng nước đun sôi để nguội vào đó. Đậy nắp lại và đặt lọ thủy tinh trong tủ lạnh khoảng một tuần.

Với cách này, tinh dầu trong vỏ bưởi sẽ thoát ra nhanh chóng và hòa vào nước. Bản thân vỏ bưởi đã có khả năng làm sạch, baking soda cũng có tính tẩy rửa mạnh. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ tạo ra chất tẩy rửa cực tốt, có thể đánh bay vết dầu mỡ cứng đầu mà không lo gây hại cho da tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước vỏ bưởi, sả và bồ kết trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước hơi sệt và có màu đen đậm. Đợi nước nguội hẳn rồi lọc qua rây, bảo quản nước trong lọ thủy tinh và dùng dần mỗi khi rửa bát đũa.

2 3 4

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thứ nước này để lau chùi vết dầu mỡ bám trên bếp gas, tường bếp. Hoặc vệ sinh bồn cầu, bồn rửa mặt, chúng vừa có thể đánh bay vết bẩn cứng đầu vừa giúp khử mùi hôi, nhờ đó mà nhà vệ sinh của bạn sẽ sạch sẽ, thơm mát.

Một số tác dụng khác của vỏ bưởi

– Khử mùi hôi

Vỏ bưởi có mùi thơm dễ chịu, có thể át đi một số mùi hôi khó chịu. Chẳng hạn như bỏ trên xe ô tô có thể khử được mùi hôi đặc biệt của xe, bỏ trong tủ lạnh hay nhà vệ sinh đều có thể hút hết mùi hôi khó chịu. Hay đơn giản là bạn treo vỏ bưởi trong nhà thì mùi hương của vỏ bưởi cũng được lan tỏa, giúp không khí trong nhà trong lành, tươi mát hơn.

– Khử mùi tanh

Mùi tanh của cá, hải sản rất khó khử mùi. Bạn có thể dùng tay vò nát vỏ bưởi sẽ át đi được mùi tanh của cá bám trên tay. Đun nước vỏ bưởi lên để rửa những dụng cụ đựng cá cũng sẽ khử được mùi tanh cứng đầu của nó.

5

– Bón cho cây trồng

Vỏ bưởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B6, kali, magiê,… rất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Để dùng vỏ bưởi làm phân bón, bạn hãy thái vỏ bưởi thật nhỏ, rải một lớp đất vào thùng, tiếp đến là một lớp vỏ bưởi rồi lại thêm lớp đất. Cứ thế làm cho đến khi hết vỏ bưởi thì thôi hoặc đầy thùng thì thôi.

6

Thêm một chút nước vào để đất và vỏ bưởi dần dần ẩm ướt rồi đậy nắp thùng lại, đem đi phơi nắng. Khoảng 3 tháng sau đổ ra, khi vỏ bưởi đã hoàn tất quá trình ủ phân, lúc này nó rất giàu chất dinh dưỡng thì lúc này bạn có thể đem đi trồng cây được rồi.

Đơn giản hơn, bạn chỉ cần đặt vỏ bưởi dưới gốc cây là được. Vỏ bưởi khi phân hủy sẽ trở thành phân bón hữu cơ cho cây. Ngoài ra trong thời gian chờ phân hủy, mùi tinh dầu bưởi còn giúp xua đuổi côn trùng khiến chúng không dám “bén mảng” tới cây trồng.

Viết một bình luận