Mở chai dầu ăn đừng vội vứt nắp nhỏ bên trong, giữ lại làm theo mẹo này mỗi tháng tiết kiệm cả trăm nghìn

Tất cả các chai dầu ăn đều có thêm nắp phụ nhỏ ở bên trong. Khi mở nắp bạn đừng vứt chúng đi mà hãy giữ lại, nó sẽ ích rất nhiều cho bạn.

Công dụng của nắp nhỏ trong chai dầu ăn

Chiếc nắp mỏng bên trong chai dầu ăn sau khi mở ra bạn đừng vội vứt đi. Hãy úp ngược chiếc nắp mỏng này xuống, để phần nút giật quay vào trong lòng chai và ấn chặt chiếc nắp mỏng vào trong miệng chai dầu ăn là xong.

Cách này giúp mỗi lần lấy dầu ăn bạn sẽ không lo đổ dầu quá tay. Nhờ chiếc nắp này, dù bạn có dốc ngược chai thì dầu ăn vẫn chảy ra nhẹ nhàng với lượng vừa phải cứ không tuôn ra hết.

Ngoài dầu ăn, nếu chai giấm, nước mắm cũng có thiết kế nắp mỏng bên trong thì bạn có thể áp dụng mẹo này.

Mẹo tái sử dụng dầu ăn an toàn, tiết kiệm

Ngay cả khi bạn học được mẹo giúp không bị đổ quá nhiều dầu ăn cho mỗi lần chế biến thì cũng khó tránh khỏi những lúc dầu ăn còn thừa.

Chúng ta thường được khuyên không nên sử dụng dầu ăn thừa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng mẹo này để tái sử dụng dầu ăn một cách an toàn và tiết kiệm.

– Với dầu ăn còn thừa trước tiên bạn cần đợi đến khi dầu nguội rồi lọc tất cả các hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu và bảo quản nó trong bình chứa không khí kín. Việc lọc cặn rất quan trọng vì nó giúp dầu ăn không bị ôi, hỏng.

– Đóng chặt nắp chai lại rồi bảo quản ở tủ có cửa đóng kín để hạn chế ánh sáng lọt vào khiến dầu nhanh hỏng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Dầu ăn thừa nên được tiêu thụ trong vòng 1 tháng. Bạn dùng giấy bạc bọc toàn bộ chai thủy tinh lại cho kín. Giấy bạc có tác dụng giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu nên dầu sẽ bảo quản được lâu.

– Trước khi dùng dầu ăn, bạn nên kiểm tra tình trạng hiện tại của nó. Nếu dầu ăn nổi bọt trên bề mặt, mùi ôi, kết cấu của dầu dày, nhờn, sệt và hình dạng tối thì không nên dùng nữa.

– Nếu muốn tái sử dụng không nên trộn chung nhiều loại dầu với nhau. Không nên đem đông lạnh dầu.

Tốt hơn hết là ở những lần sử dụng sau bạn chỉ nên đổ vào một lượng dầu ăn vừa phải để tránh việc dùng đi dùng lại dầu ăn hoặc tránh phải đổ đi gây lãng phí.

 

Xem Thêm: Luộc vịt đừng cho gừng và nước lạnh: Thả thêm thứ này thịt hết sạch mùi h.ô.i, ăn hoài không ngán 

Nhiều người không tự tin vì luộc vịt có thể có mùi h.ô.i. Đây là cách k.h.ử mùi hôi thịt vịt hiệu quả nhất.

Nguyên liệu cho món vịt luộc

1 con vịt khoảng 2kg

2 củ gừng tươi

1 củ hành khô

Giấm gạo

Rượu trắng

Cách luộc vịt thơm ngon đậm vị

Bước 1: Sơ chế vịt

Khi mua vịt sống, bạn có thể nhờ người bán làm hộ rồi về chế biến ngay hoặc tự sơ chế tại nhà. Vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng vào nước sôi để vặt sạch lông. Bạn sẽ thấy ở các lỗ chân lông trên mình vịt có chất lỏng màu đen, nhớ nặn ra hết rồi rửa sạch vì nó làm cho vịt có mùi hôi.

Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hoàn toàn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra nhé!

cach-lam-vit-quay-sot-tieu-den-da-gion-hap-dan-t-2
Sau khi làm sạch lông, bạn mở bụng vịt để lấy hết phần lòng ra ngoài. Lòng vịt bạn có thể sơ chế sạch, cho vào luộc cùng với thịt vịt hoặc thái nhỏ để làm món lòng vịt xào miến, xào đậu cô ve, xào hoa thiên lý…

Bước 2. Khử mùi hôi cho thịt vịt

Đây là bước quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.

Để sơ chế mùi hôi và làm cho thịt vịt thơm hơn khi luộc, bạn có thể dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch. Sau đó, cắt vài lát gừng chà lên thịt vịt và rửa lại một lần nữa. Gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả.

Nếu muốn thực hiện cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, hoặc giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước. Chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi và thịt vịt sẽ thơm ngon hơn khi luộc.

Bước 3. Luộc vịt

Thịt vịt ngon phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và cách luộc vịt. Bạn bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi đủ lượng nước để ngập hết con vịt. Sau đó, cho vào nước 1 củ gừng đập dập, hoặc 1 củ hành khô nướng, hoặc 1 củ gừng nướng. Các nguyên liệu này sẽ tạo cho món vịt luộc hương thơm lừng và vô cùng hấp dẫn.
cho-vit-vao-nuoc-soi-de-luoc
Khi luộc vịt, bạn nên giảm lửa khi nước vừa sôi, sau đó luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho vịt chín từ từ.

Để kiểm tra vịt đã chín hay chưa, bạn có thể dùng đũa xiên vào đùi vịt. Nếu thấy nước chảy ra không có màu đỏ, thì vịt đã chín bên trong. Sau khi luộc xong, vớt vịt ra và để nguội một chút, sau đó chặt nhỏ để thưởng thức ngay.

Bước 4. Chặt vịt và xếp vào đĩa

Với thịt vịt, khi mới luộc, vịt còn nóng đem chặt ngay thịt sẽ mềm và ăn ngon hơn ngược lại với thịt gà là phải để nguội rồi mới chặt). Bạn chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn rồi xếp vào đĩa.

1402282743_vit-luoc-jpg08a88f4d60d643b3be81d10d432

chúc các bạn thành công !

Viết một bình luận