Ngâm ốc với thứ này: Ốc nhả hết bùn nhớt, luộc béo ngậy hơn hẳn

 Việc sơ chế ốc sao cho sạch sẽ, nhanh gọn và vẫn được giữ được hương vị khi chế biến là điều mà các bà nội trợ đặc biệt quan tâm. Vậy ngâm ốc với gì cho sạch nhanh?

Ngâm ốc vào thau, nồi hoặc thìa kim loại

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì ốc khi gặp kim loại sẽ nhanh chóng nhả hết bùn đất bám sâu bên trong. Cách đơn giản nhất là ngâm vào thau kim loại hoặc để dao sắt, thìa sắt vào cùng trong 2 – 3 giờ. Do kim loại có tính khử, nên khi gặp nước thì khử H2O thành hydro, làm giảm bớt lượng oxy trong nước. Điều này khiến ốc há miệng thở, đồng thời nhả bùn nhớt ra ngoài. Sau đó, cọ rửa nhiều lần cho sạch rồi đem chế biến món ăn.

ngam-oc

Ngâm ốc bằng nước vo gạo hoặc bột mì

Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để làm sạch ốc. Ốc sau khi mua về rửa sạch, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2-3 giờ. Lúc này, ốc đánh hơi được thức ăn, há miệng, quơ râu nên chất bùn nhớt cũng theo ra ngoài, vón lại thành từng mảng dưới đáy chậu.

Ngoài ra, nước vo gạo giúp cho ốc thơm béo hơn. Nếu không có nước vo gạo thì cho chút bột mì pha vào nước ngâm ốc cũng giúp làm sạch ốc.

Ngâm ốc với thứ này: Ốc nhả hết bùn nhớt, luộc béo ngậy hơn hẳn

Ốc gác bếp, ngâm trứng, sữa

Trong ẩm thực miền Bắc ngày xưa, đặc biệt là Hà Nội khá cầu kỳ trong việc sơ chế ốc.

Ốc nhồi mua về được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giỏ treo lên giàn bếp, càng nhiều khói càng tốt. Khói và hơi nóng hong khô ốc để tránh ruồi bâu vào, vừa làm cho ốc thơm hơn. Thời gian này có khi cả hàng tuần, ốc chỉ ngủ chứ không chết. Cứ vài ba hôm lại đem xuống ngâm nước vo gạo đặc rồi tiếp tục gác bếp hong khói. Cứ như thế, con ốc trở nên sạch sẽ, hết mùi bùn đất. Cuối cùng, hạ ốc xuống úp miệng vào mâm đồng sâu lòng, đập trứng gà cho hút.

Người dân miền Tây cũng có món ốc lác gác bếp tương tự, chỉ ưu ái có trong các dịp quan trọng. Ốc cũng đem gác bếp ròng rã cả tháng, rồi đem xuống cho ăn sữa tươi, trứng gà. Loại ốc này đem chế biến nhiều món ăn ngon, bình dân và khoái khẩu nhất là món ốc hấp sả chấm cơm mẻ – đặc trưng sông nước nơi đây.

Chế biến sau khi ốc nhả sạch bùn đất:

–  Sả cắt khúc, chẻ nhỏ.

–  Tỏi- ớt băm nhuyễn, lá chanh thái chỉ, gừng gọt vỏ rửa sạch giã nhuyễn, tắc cắt lát.

– Cho ốc vào nồi, thêm sả, lá chanh, ớt cắt lát, cho xíu nước, tí hạt nêm, đậy vung đun sôi. Ốc vừa sôi thì đảo đều, ốc chín tắt bếp, đậy vung giữ độ nóng.oc-luoc

-Pha nước chấm: 2 muỗng canh nước lọc- 2 muỗng canh đường- 2 muỗng canh nước cốt tắc- 3 muỗng canh nước mắm, khuấy đều, cho gừng- tỏi- ớt- lá chanh- tắc vào.

– Cho ốc ra đĩa và chấm kèm mắm gừng và thưởng thức.

Chúc các bạn thành công!

xem thêm;

Không 1 giọt hóa chất, cả vườn rau bỗng lớn phổng, nhờ thứ đơn giản này

Nhiều nghiên cứu khoa học và cả thực tế đều đã chứng minh được rằng vỏ chuối là một thành phần bón cây rất tốt do tăng thêm phốt pho, kali, magie…

Chuối là một trong những loại hoa quả quen thuộc với chúng ta. Với nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, nó luôn là sự lựa chọn an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, khi ăn chuối, mọi người thường có thói quen vứt bỏ vỏ mà không biết rằng phần vỏ chuối cũng có nhiều công dụng hữu ích, trong số đó phải kể đến việc tạo phân bón hữu cơ từ vỏ chuối.

Nhiều nghiên cứu khoa học và cả thực tế đều đã chứng minh được rằng vỏ chuối là một thành phần bón cây rất tốt do tăng thêm phốt pho, kali, magie… giúp cho cây phát triển tốt. Trong đó, chuối rất giàu phốt pho và kali – cả hai đều là chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng. Kali đặc biệt giúp ích cho việc hình thành các nụ hoa.

Dưới đây là một số cách giúp bạn tự chế phân bón từ vỏ chuối.

CÁCH 1: Cho vỏ chuối, vỏ trứng, nước gạo vào máy xay

Bước 1: Cắt 3 hoặc 4 vỏ chuối chín thành những miếng nhỏ, sau đó thả vào máy xay sinh tố. Bạn cho thêm một chút nước trắng hoặc nước vo gạo vào trong máy xay.

Nếu muốn tăng thêm hiệu quả thì hãy ném vào đó một vài vỏ trứng còn sót lại. Sau đó xay đều cho đến khi thật mịn. Nhìn hỗn hợp và ngửi mùi có thể sẽ thơm tho cho lắm nhưng các loại cây trong nhà của bạn chắc chắn sẽ rất thích.

Bước 2: Để giúp cây hấp thụ chất tốt hơn, bạn trộn thêm vào hỗn hợp phân bón đó một ít đất và để nghỉ khoảng 1 tuần. Sau đó, bạn cho một lượng vừa đủ vào mỗi chậu cây hoa hồng. 1 tháng/1 lần bạn hãy dùng loại phân bón này cho hoa hồng nhanh phát triển.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận với các công thức. Hãy nhớ rằng đây là phân bón cung cấp thêm dinh dưỡng nên bạn đừng tham lam cho quá nhiều vào cây nếu không cây của bạn sẽ chết rũ.

CÁCH 2: Phơi khô vỏ chuối

Bước 1: Đặt vỏ chuối lên khay rồi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Với cách này, để vỏ chuối có thể khô hoàn toàn, bạn sẽ mất khoảng 2 đến 3 tuần, thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

Bước 2: Dù theo cách lò nướng hay ánh nắng mặt trời, sau khi vỏ chuối đã khô hoàn toàn, bạn bẻ vụn hoặc cho vào máy xay sinh tố. Sau đó, bạn cất những vụn vỏ chuối đó vào trong lọ kín cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng.

Bước 3: Khi sử dụng, bạn cho khoảng 2-3 muỗng canh vụn vỏ chuối vào đất trồng hoa hồng.

CÁCH 3: Ngâm vỏ chuối trong nước

Bước 1: Cho vỏ chuối chín vào một thủy tinh. Sau đó bạn đổ đầy nước vào bình sao cho vỏ chuối hoàn toàn ngập trong nước. Đậy kín bình và để ở chỗ thoáng mát trong khoảng 1 tuần.

Bước 2: Trong khoảng thời gian ủ vỏ chuối, bạn hãy quan sát nếu thấy bên trong lọ thủy tinh có hiện tượng mốc đen thì cần đổ bỏ đi và làm lại từ đầu.

Bước 3: Sau thời gian khoảng 1 tuần, bạn hãy dùng nước ngâm đem tưới cho cây hoa hồng. Còn phần vỏ chuối, bạn cho vào máy sinh tố và xay nhuyễn rồi đổ quanh gốc cây hoa hồng. Làm như vậy hàng tháng trong suốt thời kỳ hoa hồng sinh trưởng.

CÁCH 4: Cắt nhỏ vỏ chuối và chôn trực tiếp

Bạn chỉ cần cắt nhỏ vỏ chuối và chôn xung quanh phần đất của cây hoa hồng. Đảm bảo như vậy sẽ cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại.

Với những cách thức trên, giờ đây bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc loại bỏ vỏ chuối sau khi ăn nhé. Hãy tận dụng nó để giúp cây trồng tươi tốt và phát triển khỏe mạnh.

Theo Eva/thoidaiplus.giadinh.net.vn

Viết một bình luận