Mẹo hay với hạt chanh, cách trồng đơn giản để có một chậu chanh vừa làm cảnh lại thơm nức nhà

Có một cây chanh trong nhà không chỉ giúp nhà thêm thơm mát mà còn khơi thông vận khí phong thủy nữa. Vì thế khi ăn chanh xong bạn đừng vội vứt hạt nhé, lấy hạt đó trồng theo 5 bước cực đơn giản sau….

Chanh là 1 loại cây quen thuộc ở Việt Nam, quả chanh không chỉ để làm gia vị, tạo độ chua trong các món nộm, nước chấm,… mà còn có thể pha nước uống giải nhiệt và thải độc rất tốt.

Cây chanh rất dễ chồng, loại cây này có thể sống và phát triển ở 13-39 độ C, thích hợp nhất từ 23-29 độ C. Ngừng sinh trưởng dưới 13 độ C và chết ở – 5 độ C. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái, do đó, nhiệt độ là một yếu tố cần chú ý trong kỹ thuật trồng cây chanh cảnh.

Đặc biệt bạn cần lưu ý: Chanh không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8giờ hoặc nắng chiều lúc 16-17giờ). Cường độ ánh sáng ở Việt Nam vào mùa hè khoảng 100.000 lux do đó khi thành lập vườn cần thiết kế cây che mát và chú ý hướng Đông -Tây.

Cách trồng chanh thứ nhất: Cách tự trồng cây chanh ở nhà đơn giản – hiệu quảChọn hạt

Để trồng chanh bằng hạt, hãy lấy chúng ra khỏi miếng chanh, rửa sạch các tép chanh còn bám lại. Chọn những hạt chắc, to, tròn đều, không chọn những hạt bị lép hoặc quá nhỏ để trồng. Dùng mũi dao nhọn, nhẹ nhàng tách phần vỏ bên ngoài hạt chanh để chúng dễ lấy nước và nẩy mầm khi ươm và gieo hạt. Khi thực hiện thao tác này, hãy nhẹ nhàng để không làm trày xước lớp lụa bám trên hạt.

/

Ảnh minh hoạ.

Đặt các hạt chanh vừa bóc vỏ vào miếng giấy hoặc bông y tế được nhúng nước cho ẩm. Sau đó, bỏ bông (giấy) có hạt chanh vào túi nilon. Để chúng trong túi nilon từ 3-5 ngày. Hạt chanh lấy nước sẽ to lên và bắt đầu nhú mầm. Bây giờ chúng đã sẵn sàng để trồng vào chậu đất.

Bên cạnh đó người trồng có thể để bông ngập trong nước. Việc này giúp kích thích và tăng khả năng nảy mầm của hạt. Tránh để những hạt giống bị khô vì thời gian hạt bị khô càng lâu thì cơ hội nảy mầm càng ít.

Đất trồng

Tốt nhất là đất mùn, hoặc mụn xơ dừa (vỏ dừa xay nhỏ) trộn chung với một phần đất thịt. Nếu không cũng có thể dùng đất thịt ở vườn nhà. Tại một số tiệm cũng có bán đất chuyên dụng để trồng cây.

Tiến hành trồng

Cho đất đã chuẩn bị sẵn trước đó vào chậu trồng cây, dùng bình xịt phun sương tưới ẩm trên bề mặt rồi xếp các hạt chanh thành vòng tròn men theo thành chậu. Tiếp tục xếp cho đến khi hạt chanh đã kín chậu thì phủ một lớp sỏi nhỏ lên trên bề mặt để trang trí.
/

Chăm sóc

Sau công đoạn gieo hạt, chúng ta đem chậu cây ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Cứ khoảng 1 ngày thì dùng bình phun sương xịt nước 1 lần để giữ độ ẩm cho đất, giúp hạt mau chóng nảy mầm. Khi chanh cảnh đã bắt đầu lớn thì dần dần giảm số lần nước xuống để cây phát triển vừa phải.

/

Cách trồng tranh thứ haiNguyên liệu cần chuẩn bị:

Quả chanh (hoặc có thể thay bằng hạt cam, hạt bưởi)

Chậu cây nhỏ

Đất trồng cây

Cách trồng:

1. Bạn hãy cắt đôi quả chanh và nhặt lấy hạt chanh ra, sau đó ngâm hạt vào nước khoảng 2-3 tiếng, lưu ý là hạt chanh phải còn nguyên vẹn.

2. Sau khi ngâm hạt chừng 3 tiếng bạn hãy lấy hạt chanh ra và đặt vào giấy thấm cho chanh thật khô nhé!

3. Bạn hãy bóc phần vỏ bao bên ngoài của hạt này.

4. Sau khi bóc vỏ bao hạt bạn lấy đất cho vào chậu trồng cây, xếp hạt chanh vòng tròn theo vòng chậu, sau đó đổ 1 lớp đất mỏng phía trên và tưới ẩm đất.

5. Tiếp theo bạn dùng màn bọc thực phẩm bọc kín miệng chậu, lấy tăm đâm vài lỗ trên bề mặt như hình. Sau đó, bạn đặt chậu cây ở nơi thoáng gió, nhiều ánh sáng. Sau khoảng 3 – 5 ngày, hạt chanh sẽ bắt đầu nảy mầm…

/

Cứ cách khoảng 1 ngày, bạn lại tưới vừa đủ nước cho cây 1 lần để giữ độ ẩm cho đất.

Khi cây lớn hơn rồi, bạn sẽ giảm số lần tưới xuống để cây phát triển vừa đủ, không bị quá to nhé. Với 5 bước đơn giản là bạn đã có được chậu chanh tự trồng tại nhà rồi đấy!

xem thêm;

Người tuổi này cực hợp cây Lưỡi Hổ: Trồng 1 cây hứng lộc vào nhà, tiền bạc phủ phê

Trong quan điểm của Đông Á, cây lưỡi hổ được coi là một biểu tượng phong thủy giúp bảo vệ và đảm bảo cuộc sống của con người luôn diễn ra suôn sẻ.

Đặc điểm và ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, cây lưỡi hổ được xem như một loại cây phong thủy có tác dụng trừ tà đuổi ma quỷ, chống lại bùa ngãi rất hiệu quả. Với chiếc lá hình dáng như lưỡi dao giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những điều xấu xa. Đó cũng là lý do nhiều gia đình, cơ quan, công ty, doanh nghiệp đặt cây lưỡi hổ trong không gian giúp có phong thủy tốt. Ngoài ra cây còn mang ý may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc, nên có thể là loại cây cảnh quà tặng cho đối tác, bạn bè, người thân trong những dịp mừng tân gia, năm mới.

trong-cay-luoi-ho-phong-thuy

Cây lưỡi hổ là cây trồng trong nhà phổ biến, một phần quan trọng trong thiết kế nội thất, nhằm mang lại không gian trong lành, tươi mát, hài hòa với thiên nhiên. Không những thế, cây lưỡi hổ có quá trình trao đổi chất giúp tăng lượng oxy vào ban đêm, tốt cho sức khỏe của con người. Nhiều gia đình đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ bởi có tác dụng cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Cây lưỡi hổ hợp với người mệnh gì, tuổi nào?

Một trong những yếu tố phong thủy mà con người quan tâm nhất hiện nay chính là lựa chọn giống cây trồng theo tuổi, phù hợp với vận mệnh của bản thân. Bởi suy cho cùng, yếu tố này không chỉ liên quan đến phong thủy tâm linh mà chúng còn giúp hỗ trợ, tương sinh cho người hợp mệnh với chúng.

Cây lưỡi hổ có màu xanh và vàng là chủ yếu nên đối với từng loại màu sắc sẽ phù hợp với từng loại mệnh khác nhau. Theo ngũ hành phòng thuỷ, cây lưỡi hổ có màu xanh chủ đạo sẽ hợp với những người mệnh Mộc và Thổ, cây lưỡi hổ có màu vàng chủ đạo sẽ hợp với người mệnh Kim.

Khi đó nếu người có mệnh Thổ, Mộc hoặc mệnh Kim trồng cây lưỡi cọp trong nhà sẽ giúp gia đình may mắn, thành công, vận thế tốt đẹp, thu hút tài lộc may mắn, xua đuổi tà ma giúp cho mọi thứ trở nên thuận lợi hơn nữa.
trong-cay-luoi-ho-phong-thuy1
Theo quy luật tương sinh tương khắc ngũ hành, mệnh Thuỷ khắc Thổ nên cây lưỡi hổ không hợp với người mệnh Thuỷ. Thay vào đó người mệnh Mộc và Thổ thì lại nên trồng loại cây này.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Do cây lưỡi hổ có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau nên Sân Vườn Sài Gòn sẽ đưa ra từng loại cây với màu sắc nào sẽ kỵ với tuổi nào cụ thể dưới đây:

Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Những tuổi kỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Những tuổi kỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

Viết một bình luận