Vận động kết hôn trước tuổi 30: Cần thiết và đầy sức thuyết phục

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ thích kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn, có tâm lý ngại đẻ, sợ đẻ thậm chí còn tôn thờ chủ nghĩa độc thân, làm mẹ đơn thân. Đây là xu hướng rất đáng lo ngại…

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, trong đó tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, trong đó đáng lo ngại nhất là thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.

Vận động kết hôn trước tuổi 30: Cần thiết và đầy sức thuyết phục - Ảnh 1.

Phụ nữ sinh con trước 30 tuổi sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa: KT)

Hiện, cả nước có 33 tỉnh, thành có mức sinh cao; 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, mức sinh của khu vực thành thị, toàn bộ các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ (trừ Bình Phước) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thực tế đều dưới mức sinh thay thế. Trong đó, có một số tỉnh, thành có mức sinh rất thấp là 1,48 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tại TP.HCM, có thời điểm mức sinh giảm xuống còn 1,2 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng hơn 39% dân số cả nước. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Theo chuyên gia dân số Mai Xuân Phương, nguyên nhân của việc chênh lệch mức sinh trước hết là do tình trạng di cư, thứ hai là do đặc tính, quan điểm về văn hóa vùng miền. “Chẳng hạn như cùng có điều kiện về kinh tế giống nhau nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh thì mức sinh rất thấp, trong khi đó ở Hà Nội mức sinh lại cao thì đó chính là bị tác động, ảnh hưởng một phần bởi văn hoá vùng miền”, ông Mai Xuân Phương dẫn chứng.

Ngoài ra điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sinh. Và khi mức sinh không đồng đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nguồn nhân lực, chất lượng dân số.

Trong bối cảnh đó, để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, rất nhiều giải pháp đã được đề xuất để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó, việc vận động nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con được xem là chìa khoá để khuyến khích việc sinh đẻ tại các vùng có tỷ lệ sinh thấp.

Đồng tình với giải pháp vận động này, ông Mai Xuân Phương nhấn mạnh việc nam, nữ kết hôn và có con trước 30 tuổi sẽ góp phần thành công chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, đảm bảo bền vững đất nước về quyền con người.

“Nữ giới ở độ tuổi từ 20 – 34 tuổi, đây là thời kỳ người phụ nữ dễ mang thai trong điều kiện thuận lợi nhất. Họ sẽ không bị những bệnh mạn tính và hoàn toàn rất thuận lợi trong quá trình mang thai. Hơn nữa trong thời điểm này họ đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về mặt nhận thức, thể chất, sức khỏe, kinh tế và đủ điều kiện để làm mẹ”, ông Phương phân tích.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nói tới vai trò của những người nam giới. Ở độ tuổi 20 – 34, nam giới cũng hội tụ được tất cả yếu tố thuận lợi cho việc sinh con.

“Ở độ tuổi này có thể nói là thừa hưởng được tất cả những cái tinh túy nhất của của bố lẫn mẹ. Đa số mang thai, sinh con sẽ cho ra đời những đứa trẻ thông minh, ít xảy ra tai nạn sản khoa. Sau 30 tuổi đàn ông không tránh khỏi thay đổi về sinh lý. Phụ nữ cũng vậy việc sinh con gặp khó khăn, thậm chí nguy cơ vô sinh càng cao, xác xuất mang thai càng ngày càng thấp, dị tật bẩm sinh ngày càng lớn do trẻ em bị khuyết tật”, ông Phương chia sẻ và nhấn mạnh kết hôn và đẻ con đầu lòng trước 30 tuổi và sau 5 năm thì đẻ con thứ hai trước 35 tuổi. Đây là một kết luận đã được đúc kết từ các nhà chuyên môn, các nhà khoa học và kể cả nhà quản lý. Bởi vậy việc vận động này là định hướng rất rõ ràng và đầy sức thuyết phục.

Vận động kết hôn trước tuổi 30: Cần thiết và đầy sức thuyết phục - Ảnh 2.

Chuyên gia dân số Mai Xuân Phương

Thực tế hiện nay, việc kết hôn muộn đã và đang trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ. Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình phát hành năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, “bức tranh” xu hướng kết hôn với nhiều biến động lớn trong 30 năm trở lại đây. Theo đó, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới Việt Nam đã tăng từ 24,4 tuổi vào năm 1989 lên 27,9 tuổi vào năm 2020.

Với nhiều lý do như chưa chuẩn bị tâm lý, ngại đỗ vỡ, tài chính hạn chế khiến cho quan điểm của người trẻ về cách sống, định nghĩa về tình yêu, hôn nhân hiện đã có những thay đổi. Thay vì an cư rồi mới lạc nghiệp, người trẻ đầu tư cho bản thân nhiều hơn, có xu hướng né tránh hoặc trì hoãn việc kết hôn.

“Hiện nay không những phổ biến hiện tượng không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn mà các bạn trẻ còn có tâm lý ngại đẻ, sợ đẻ thậm chí còn tôn thờ chủ nghĩa độc thân, làm mẹ đơn thân”. Ông Phương cho rằng đây là xu hướng rất đáng lo ngại, không đáp ứng được quyền lợi và trách nhiệm của người trẻ đối với gia đình, đất nước.

Theo ông Phương, kết hôn muộn điều đầu tiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội, vừa thiếu lại không đáp ứng về mặt chất lượng. Bởi những đứa bé sinh ra từ những người mẹ ngoài 30 tuổi thì thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ thai kỳ hơn.

Những hệ luỵ của việc nam nữ thanh niên kết hôn muộn đã thấy rõ. Tuy nhiên để việc vận động các bạn trẻ nhận thức đầy đủ và thực hiện trách nhiệm của mình thì các cấp chính quyền cần triển khai thống nhất – đồng bộ – triệt để, kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng, công khai để người dân hiểu và nắm rõ. Tạo động lực để giới trẻ, các cặp vợ chồng tin tưởng, yên tâm thực hiện tốt việc kết hôn và sinh con sớm. Đồng thời, tăng cường giáo dục trong gia đình và nhà trường với trẻ vị thành niên, trang bị kiến thức, kỹ năng về sức khỏe sinh sản, lối sống lành mạnh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ phá thai.

“Rất cần một đội ngũ truyền thông phải là chuyên gia để họ vừa có kiến thức vừa có kỹ năng để việc vận động đạt hiệu quả. Bên cạnh đó cũng rất cần các giải pháp khuyến khích động viên bằng vật chất để người dân từng bước thực hiện đúng như mong đợi đặt ra”. Chuyên gia dân số Mai Xuân Phương đề xuất và đồng thời cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần có một cuộc khảo sát đặc thù để cập nhật về quan điểm kết hôn và sinh con của giới trẻ cũng như những nguyên nhân khiến họ ngại vấn đề ấy. Để từ đó có thể đưa ra những sự điều chỉnh giải pháp phù hợp, có cơ sở khoa học.

Chân duпg vợ diễn viên Quốc Tuấn – пgười vợ tào khaпg đứпg sau “ôпg bố vĩ đại” Quốc Tuấn chăm sóc con trai

 

Kể từ phim Đường thư ra mắt năm 2005, diễn viên Quốc Tuấn vắng mặt trên màn ảnh rộng. Một thời gian dài anh chuyển sang làm đạo diễn và không tham gia các dự án phim ảnh vì muốn tập trung chăm sóc cho con trai Bôm.

Nam diễn viên cũng ít khi chia sẻ về các kế hoạch làm nghệ thuật nên không nhiều người biết diễn viên Quốc Tuấn cũng góp mặt trong phim 18+ Người vợ cuối cùng chính thức công chiếu từ 3/11. Khán giả bất ngờ khi thấy Quốc Tuấn vào vai ông Thanh – bố của Linh do Kaity Nguyễn đóng. Diễn viên Quốc Tuấn vào vai ông bố nghèo, có tạo hình khắc khổ và rất ít thoại. Anh chỉ xuất hiện khoảng 10 phân đoạn trong phim nhưng đóng vai trò mấu chốt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Linh.

Empty

Xuất thân là diễn viên điện ảnh nhưng Quốc Tuấn được khán giả biết tới nhiều qua các phim truyền hình đình đám một thời như: Người thổi tù và hàng tổng, 12A và 4H, Những người sống quanh tôi, Luật đời… Sau khi con trai đầu lòng chào đời năm 2002, Quốc Tuấn gác lại sự nghiệp để đồng hành với con trong hành trình chữa bệnh.

Cậu con trai độc nhất mắc bệnh hiếm gặp (hội chứng Apert) ngay từ lúc sinh ra đã gây xúc động lòng người. Còn mẹ của bé Bôm ít được nhắc đến. Vốn kín tiếng, nam diễn viên “Những người sống bên tôi” cũng không mấy khi nói về vợ. Nhưng trong chương trình Điều ước thứ 7, vợ của Quốc Tuấn đã lộ diện.

Đó là người mang nặng đẻ đau bé Bôm, người mà bé dành tình yêu “to bằng cái phòng này”, là người đã âm thầm nuốt nước mắt để gánh vác cùng chồng, tiếp sức mạnh cho con.

Chị là Phạm Thị Thúy Minh, một người phụ nữ có vẻ ngoài xinh đẹp và giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm. Chị Minh cũng đã có những trải lòng về những ngày mang thai, khoảnh khắc con chào đời tới những ngày tháng gian nan khi cả gia đình đối mặt với biến cố.

Quốc Tuấn kết hôn muộn, anh sinh năm 1961, đến năm 39 tuổi mới lập gia đình. Đến giờ, Quốc Tuấn mới chịu kể về chuyện tình với vợ: “Hai vợ chồng ở gần nhà nhau, ngày xưa mình cứ đi học qua thì thấy cũng xinh xinh”.

Empty

Năm 2000, Quốc Tuấn và Thúy Minh làm đám cưới. Hai năm sau, hai vợ chồng đón nhận tin vui khi chị Thúy Minh có bầu. Nhắc về vợ, Quốc Tuấn dùng từ “em ấy”, “mẹ Bôm”. Anh cho biết mọi việc đều rất bình thường trong quá trình vợ mang thai, thậm chí đi siêu âm nhiều lần không phát hiện ra vấn đề gì: “Năm 2002, em ấy có bầu, đi siêu âm 11 lần, mọi cái rất là tốt”.

Đến khi con chào đời, Quốc Tuấn được đặc cách vào phòng mổ, anh đã linh tính được cái gì đó không bình thường, đến khi bế con và lật khăn ra, anh thực sự sụp đổ khi nhìn thấy con: Trán bé gập lại, mặt lép, tay chân dính, mắt thì lồi ra. Với người vợ vừa sinh mổ đứa con đầu lòng, Quốc Tuấn đã mới đầu đã phải giấu: “Giấu vợ 1 ngày, 2 ngày, đến ngày thứ 3 thì tôi không nỡ, đành hé dần từng chút, vậy mà gặp con, vợ tôi đã khóc ngất đi… Rồi mọi việc cũng dần ổn, cả hai chúng tôi đều xác định tư tưởng là chấp nhận số phận và chăm con”.

Con mắc bệnh hiếm gặp, chị Thúy Minh và chồng dần xác định tư tưởng chống chọi với số phận. Bà xã Quốc Tuấn đã cùng anh trải qua bao nhiêu vất vả kể từ khi con ra đời, nuôi con khó vì đường thở của bé hẹp, khi ngủ không thức được, không biết bao đêm hai vợ chồng thức đêm thay phiên bế con. 7 năm liền đến khi Bôm 7 tuổi, mỗi đêm 2 vợ chồng chỉ ngủ 2-3 tiếng, không dám đi xa Hà Nội và gần như hộ khẩu thường trú trong bệnh viện nhi.

Trong suốt bao năm, chị Thúy Minh và diễn viên Quốc Tuấn đã đi khắp nơi chữa bệnh cho con, từ trong nước rồi hai vợ chồng lại khăn gói cùng con xuất ngoại. Đi khắp các nước y học hiện đại nhưng vẫn không khỏi, đến khi có công nghệ mới mà các giáo sư Mỹ mang sang Việt Nam, Quốc Tuấn cương quyết phẫu thuật cho con, không đợi đến khi Bôm 18 tuổi, chị Thúy Minh đã ngăn cản vì sợ lại thất bại, nguy hại đến con. Không ngờ điều kỳ diệu đã xảy ra.

Tin vui về ca phẫu thuật thành công, tin vui vì bé thi đỗ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, với chị Thúy Minh và Quốc Tuấn, hạnh phúc như vỡ òa. Ngày khai giảng vừa rồi của con, chị Minh cũng có mặt trên hàng ghế ở khán đài bên cạnh chồng, nhìn cậu con trai say mê chơi đàn với hết thảy tình yêu dành cho âm nhạc.

Empty

Qua lời kể của Bôm, mẹ ruột là người mà em dành tình yêu “to bằng cái phòng này”. Trong suốt nhiều năm, chị đã âm thầm lùi về sau, cùng chồng gánh vác lo toan kinh tế để chữa trị cho con trai mắc căn bệnh hiếm gặp. Trong khoảnh khắc hiếm hoi xuất hiện trên sóng truyền hình, chị Thúy Minh có vẻ ngoài thanh lịch, hiền hậu. Đặc biệt, chị gây ấn tượng với khán giả nhờ giọng nói dịu dàng, truyền cảm khi bật khóc, nhắc về những tháng ngày cùng con trai chống chọi với bệnh tật.

Viết một bình luận