Thịt gà luộc bị đỏ không phải do chưa chín: Làm cách này là xử lý được ngay

Đôi khi thịt gà luộc bị đỏ không phải do thịt còn sống mà vì một nguyên nhân khác.

Lý do khiến thịt gà bị đỏ khi luộc?

Khi thấy thịt gà bị đỏ sau khi luộc, đa số mọi người đều cho rằng đó là do thịt chưa chín hẳn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Có những trường hợp thịt gà đã được luộc rất lâu nhưng vẫn bị đỏ. Vậy nguyên nhân khiến thịt gà luộc chín vẫn bị đỏ là gì?
thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-01
Tiến sĩ Greg Blonder, nhà vật lý học, tác giả của nhiều cuốn sách về thực phẩm giải thích rằng những phần thịt gà luộc bị đỏ hoặc phần nước hồng chảy ra từ thịt gà luộc không phải là máu và không phải là do thịt chưa chín. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chất myoglobin trong tủy xương gà phản ứng với không khí trong quá trình nấu. Phản ứng này khiến một số phần thịt xung quanh xương gà có màu đỏ sau khi luộc. Phần nước hồng chảy ra khi chặt thịt gà cũng vậy. Đó chỉ là nước có lẫn myoglobin.

Cách duy nhất để kiểm tra xem thịt gà đã chín hay chưa là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ thực phẩm. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ở khu vực sâu nhất phía bên trong đùi gà, cánh gà và phần dày nhất ở ức gà. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tất cả các bộ phận trong miếng thịt gà được nấu ở nhiệt độ tối thiểu 74 độ C thì nó đủ an toàn để ăn.
thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-02
Cách xử lý thịt gà luộc bị đỏ

Thịt gà luộc bị đỏ tuy không thực sự nguy hiểm nhưng nó lại khiến món ăn kém hấp dẫn. Để phần thịt đỏ hồng này biến mất hoàn toàn, bạn có thể sử dụng một số cách sau:

– Rút hết xương gà, tách riêng phần thịt ra để nấu. Cách này sẽ giúp loại bỏ hết phần sắc tố đỏ trong xương gà. Phần thịt gà luộc chắc chắn sẽ trắng đẹp.

– Thay đổi độ pH của nước luộc gà cũng giúp thịt gà không bị đỏ sau khi luộc. Để thay đổi pH, bạn có thể ướp thịt với một chút giấm, cam hoặc quýt trước khi nấu. Việc này sẽ khiến myoglobin trong tủy xương gà không thể biến đổi khi tiếp xúc với không khí.

Cách luộc gà ngon, da vàng giòn, không nứt

Gà cần được làm sạch lông và rửa với muối hạt để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi trước khi luộc.

Cho gà đã làm sạch vào nồi và đổ nước xâm xấp. Thêm hành lá, gừng đập dập và khoảng nửa muỗng cà phê muối vào nồi. Khi luộc gà, bạn nên dùng nước lạnh để thịt chín đều từ trong ra ngoài. Nếu dùng nước nóng để luộc gà thì phần da co lại quá nhanh, dễ bị nứt và thịt gà sẽ chín không đều.
thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-03
Khi nước trong nồi luộc gà sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa. Nếu để nước luộc gà sôi quá mạnh, phần thịt đùi sẽ bị co lên khiến gà luộc xong trông rất xấu. Thời gian luộc gà dài hay ngắn phụ thuộc vào kích thước của con gà. Trung bình là khoảng 20-30 phút.

Để gà luộc có da vàng giòn, sau khi khi vớt gà ra, bạn nên cho gà vào bát nước đá ngay lập tức (nước phải ngập con gà). Khi gà nguội hẳn mới lấy ra để ráo nước. Làm như vậy thì da gà sẽ không bị khô và xỉn màu.

Ngoài ra, hãy lấy một chủ nghệ giã nhỏ và vắt lấy nước cốt. Trộn nước nghệ với một ít mỡ nước lấy từ phần mỡ gà chiên lên. Quét phần mỡ gà + nghệ lên da gà. Như vậy, gà luộc sẽ có phần da vàng óng.

thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-04

Sau đó, bạn chỉ cần chặt gà thành miếng vừa ăn và xếp ra đĩa là được.

xem thêm;

Thêm 2 thứ bột пàყ vào nước tưới, cây đang héo rũ bỗng xanh tốt, hoa nở từng chùm

Rắc một thìa này vào đất chậu hoặc cho vào nước tưới, dùng 2 lần/tuần thì cây sẽ có sự chuyển biến rõ rệt.

Có rất nhiều loại phân bón hóa học trên thị trường nhưng nếu bón phân hóa học trong thời gian dài thì đất rất dễ bị kiềm hóa, cây cảnh sinh trưởng và phát triển không bền, dễ bị héo úa và tàn rụng.

Vậy tại sao bạn không sử dụng những nguồn phân bón hữu cơ để vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.

Dưới đây là 2 loại phân bón tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Nếu biết cách sử dụng cây sẽ luôn xanh tốt, hoa nở hết đợt này đến đợt khác.

Thêm 2 thứ bột này vào nước tưới, cây đang héo rũ bỗng xanh tốt, hoa nở từng chùm-1

Bột vừng (mè đen)

Hạt vừng (mè đen) là một loại hạt quen thuộc với người Việt nên rất dễ kiếm. Không chỉ dùng để ăn, loại hạt này còn rất tốt cho cây cảnh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng như một loại phân bón cho cây.

Sở dĩ như vậy vì hạt vừng rất giàu chất dinh dưỡng gồm đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng khác, rất có ích cho quá trình sinh trưởng của cây cảnh.

Tuy nhiên để tiết kiệm, bạn có thể tận dụng những hạt vừng bị cũ hỏng.

Thêm 2 thứ bột này vào nước tưới, cây đang héo rũ bỗng xanh tốt, hoa nở từng chùm-2

Khi sử dụng hạt vừng để làm phân bón cho cây cảnh, bạn không nên dùng hạt vừng sống rắc thẳng vào chậu cây mà cần phải rang chín chúng, đem xay thành bột. Rắc một thìa này vào đất chậu hoặc cho vào nước tưới, dùng 2 lần/tuần.

Bột vừng sau khi phân hủy sẽ từ từ tiết ra nhiều chất dinh dưỡng giúp cây cảnh phát triển sum suê, lá xanh mơn mởn, kích thích sự ra hoa nhiều hơn. Không chỉ vậy, loại bột này còn có khả năng cải thiện cấu trúc của bầu đất, ngăn chặn tình trạng bầu đất bị nén chặt khiến cây cảnh khó phát triển xanh tốt.

Bột xương

Xương gà, xương lợn, xương cá,… sau khi ăn xong đa số chúng ta đều vứt thẳng vào thùng rác mà không biết rằng đây là một loại “bảo bối” để trồng cây cảnh. Các loại xương này là nguồn photpho phong phú, không chỉ giúp cây cảnh phát triển tươi tốt mà còn đặc biệt tốt trong giai đoạn ra hoa của cây.

Tùy từng loại xương mà mức NPK (nitơ, photpho, kali) có thể dao động từ 1-12-0 đến 4-21-2.

Thêm 2 thứ bột này vào nước tưới, cây đang héo rũ bỗng xanh tốt, hoa nở từng chùm-3

Để có bột xương, trước tiên bạn cần gom các loại xương lại, rửa sạch và luộc từ 5-8 tiếng để loại bỏ hết phần thịt cũng như muối trong xương. Phơi khô vài nắng cho khô giòn rồi đem đi nghiền hoặc xay thành bột mịn, cho vào túi bóng để dùng dần.

Bạn có thể rải bột xương lên đất, quanh các gốc cây cảnh với lượng khoảng 1kg cho 50m2. Hoặc, pha bột xương với nước theo tỷ lệ 1 muỗng bột xương với 3,8 lít nước, dùng cả bã và nước để tưới cây.

Loại phân bón này phù hợp với các loại cây cảnh ra hoa, đậu quả.

Tuy nhiên, nó được khuyến cáo sử dụng với các loại đất có độ PH thấp hơn 7, vì đất chua giúp giải phóng chất dinh dưỡng trong xương còn đất kiềm sẽ khóa các chất dinh dưỡng.

Theo Dân Việt

Viết một bình luận