Home Blog Page 4

Cách làm lạc rang muối giòn thơm, xốp không cháy và lại để được lâu chỉ cần vài giọt nước này

0

 Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen

Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.

Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.
lac-rang-muoi

Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau

Bước 1ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.

Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.

Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.

Muốn lạc rang muối giòn tan, thơm phức, chỉ cần vài giọt này | Tin tức Online

Bước 2 rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc. Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.

Bước 3: Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.

Bước 4: Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.

Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.

xem thêm;

Hoa nhài “lười” ra hoa cứ dùng cách này, hoa nở trắng cây, hương thơm đầy nhà, cứ tàn lại nở

Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Cây hoa nhài có hình dáng đẹp với những cánh hoa màu trắng xinh, thường được rất nhiều gia đình trồng trong nhà như một loại cây cảnh và có thể dùng để hãm trà, bởi hưởng thơm của loài hoa này rất dễ chịu. Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Tác dụng của hoa nhài
hoa-nhai-3-1
Trong phong thủy, vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài có hình dáng đẹp, sai hoa, hương thơm dễ chịu, thanh thoát, mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.

Hoa nhài đem làm trà có tác dụng giúp giảm cân, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, ngừa ung thư. Ngoài ra, hoa nhài còn giúp giảm Cholesterol, giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho. Lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở. Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy.

Trong y học người ta còn dùng chồi hoa nhài để chữa bệnh về mắt và da, lá cây làm nguyên liệu để chữa trị các khối u ngực. Hoa lài cũng được xem là một loại thuốc an thần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tinh dầu hoa lài giúp cho tinh thần con người thư giãn, thoải mái vô cùng công hiệu.

Tuyệt chiêu trị hoa nhài lười ra hoa

Hoa nhài tốt là vậy, thế nhưng không ít người ca cẩm rằng cây hoa nhài họ trồng rất ít hoa. Thực tế là do bạn chưa bảo dưỡng đúng cách. Nếu cây cảnh hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.

+ Tỉa cành để thúc cây ra hoa

Sau khi hoa nhài ra hoa đợt đầu tiên trong năm, bạn hãy cắt tỉa những cành chết, cành hoa đã tàn để giảm tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết. Không những vậy, việc cắt tỉa này còn giúp tăng sự phân hóa chồi bên.

Ngoài ra, nên tỉa bớt 2-3 cặp lá ở dưới gốc, sau đó thực hiện cắt tỉa để cành có chiều cao đồng đều và dáng cây hoa nhài gọn gàng, đẹp mắt hơn. Khi chồi mới phát triển được khoảng 10cm, cần bấm ngọn lại để thúc đẩy quá trình phân hóa chồi lần 2, từ đó có thể tăng số lượng hoa nở trong đợt tới.
hoa-nhia-2

+ Bón phân kích thích ra hoa

Sau mỗi đợt hoa nở, chất dinh dưỡng của hoa nhài gần như cạn kiệt, cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho hoa nhài có thể khiến cây nhanh chóng ra hoa trở lại. Trong thời kỳ cây hoa hoa, bạn nên bổ sung phân lân và kali cho cây để hoa ra nhiều, nở to và đẹp. Khi bổ sung, cứ 10 ngày tưới cho hoa nhài bằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hàm lượng lân và kali cao pha, loãng với nước theo tỷ lệ 1: 800 rồi tưới cho hoa.

Lưu ý trong thời kỳ cây ra hoa không nên bón phân đạm, nếu không sẽ chỉ thấy lá mà chẳng thấy hoa đâu. Vào mùa hè, hoa nhài dễ bị vàng lá và rụng lá, đất bị kiềm hóa. Nếu cây nhà bạn đang gặp tình trạng này thì cần khắc phục ngay nếu không cây sinh trưởng chậm, khả năng ra hoa giảm. Trong trường hợp này, bạn hãy tưới dung dịch sắt sunfat để thay đổi độ chua, độ kiềm của đất, bổ sung nguyên tố sắt sẽ giúp lá cây có màu xanh tươi, sáng bóng hơn.

Làm hành động này để cây cảnh hoa nhài tốt um, nhiều lộc, lắm hoa, một năm có thể nở hoa 5 lần

+ Kiểm soát lượng nước tưới vào mùa hè

Hoa nhài tuy không ưa ẩm nhưng vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh, nếu đất rồng trong chậu quá khô thì nụ hoa sẽ rụng do thiếu nước. Nhưng nếu bạn vô tình tưới quá nhiều nước, đất chậu sẽ tích nước nghiêm trọng khiến cây bị úng nước, nụ hoa cũng sẽ rụng, hoa nhanh tàn và thậm chí là chết cây.

Vì vậy, trong thời kỳ hoa nhài ra hoa, chúng ta phải kiểm soát lượng nước tưới, đất chậu không quá khô cũng không quá ẩm. Nói chung, khi nào thấy đất chậu khô thì tưới đẫm nước cho cây là được. Ngoài ra, khi nụ hoa nhài xuất hiện, tốt nhất không nên phun nước lên lá, tránh để nước rơi vào nụ, gây hỏng nụ và rụng sớm.

Rau củ hấp hay luộc loại nào giàu chất dinh dưỡng hơn?

0

Cách ăn hấp hay luộc là phương pháp chế biến món ăn lành mạnh và tiện lợi nên được nhiều người yêu thích. Vậy nhưng ăn hấp hay luộc tốt hơn?

1. Rau củ hấp hay luộc tốt hơn? 

Theo các Chuyên gia về dinh dưỡng và phát ngôn của hiệp hội Dietitians Australia, Clare Evangelista cho hay, tùy thuộc vào từng loại rau và phương pháp đun nấu mà rau có thể giữ được mức độ dinh dưỡng khác nhau.

Hấp là kỹ thuật làm chín thực phẩm bằng hơi nóng của nước. Khi hấp thực phẩm, nhiệt lượng cung cấp bởi nước sẽ tích tụ lên phần trên bề mặt của chóp nồi, lan tỏa dần xuống phía dưới, sẽ chín thực phẩm từ trên xuống.

Hấp rau củ là cách chế biến giữ được tối đa dưỡng chất.

Hấp rau củ là cách chế biến giữ được tối đa dưỡng chất.

Phương pháp chế biến này vừa giúp giữ được hương vị, kết cấu và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Món hấp không yêu cầu sử dụng thêm chất béo hay dầu như nướng, xào nên lành mạnh hơn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, hơn cả luộc.

Ngoài lợi ích về sức khỏe, các món hấp còn giúp người nội trợ không phải mất nhiều thời gian và dễ dàng để chuẩn bị dụng cụ nấu, dễ vệ sinh.

Với các món luộc, thực phẩm sẽ được bỏ vào trong nước sôi nên các vitamin và khoáng chất sẽ bị hòa tan trong nước. Do đó, phương pháp chế biến này sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị hao hụt nhiều.

Khi luộc rau, các vitamin C và B có thể bị hòa tan trong nước, đặc biệt khi luộc với thời gian dài ở nhiệt độ cao.

Như vậy, hấp là cách chế biến tốt nhất, giữ được tối đa dưỡng chất.

2. Những ưu điểm khi ăn món hấp

Giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tăng cường hương vị tự nhiên.Không tác động lớn vào nguyên liệu.

Nhanh chóng và tiện lợi, với một vài dụng cụ nấu ăn cơ bản và một số nguyên liệu bạn có thể dễ dàng hấp một món ăn ngon.

Hấp không yêu cầu sử dụng thêm chất béo hoặc dầu nên là phương pháp ăn tốt cho những người đang theo dõi lượng chất béo hoặc lượng calo nạp vào.

6 loại cây này giống như mọc dại trong vườn, nhưng lại là loại rau ngon và thuốc quý chữa nhiều bệnh

0

Những loại cây thường thấy tỏng vườn sau, hàng năm cứ đến mùa là mọc ở trong vườn. Nếu nhà nào có vưỡn chắc không còn xa lạ, lại thường xuất hiện trên mâm cơm của mỗi gia đình. Nó không chỉ là những loại rau ngon, mà còn bổ dưỡng và là thuốc quý chữa bệnh.

1. Cây rau sam

Rau sam chữ kiết lỵ rất tốt

Rau sam chữ kiết lỵ rất tốt

 

Theo Đông y, rau sam hay còn gọi là Mã xỉ hiện có thể sử dụng cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ và thu, dùng tươi. Cây rau sam sẽ giúp sát trùng, tiêu viêm, trị giun kim, giun đũa; chữa lỵ trực khuẩn, bí tiểu tiện bằng cách dùng 250g cây tươi, phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ sắc uống. Bạn cũng có thể giã nát lá để đắp, giúp chữa đau vú, mụn nhọt, mụt chốc trên đầu…

2. Cây rau má

Trong Đông y, rau má hay còn gọi là Tích tuyết thảo, Liên tiền thảo cũng là loại cây thu hái quanh năm, có thể dùng tươi, phơi hoặc sấy khô. Rau má giã nát đắp ngoài có thể chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt…

 Rau má giã nát đắp ngoài có thể chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt...

Rau má giã nát đắp ngoài có thể chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt…

Ngoài ra, rau má còn có thể chữa được các chứng sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, tiêu chảy… bằng cách dùng 30g cây tươi giã thêm nước hoặc sắc uống hàng ngày.

3. Rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại rau ăn sống có vị chua và mùi tanh. Theo Đông y, rau diếp cá có tác dụng trị viêm phế quản, giải độc, thanh nhiệt, trị mụn, làm đẹp da. Ngoài ra, rau diếp cá còn được sử dụng để chữa hen suyễn, phù nề, viêm đường tiết niệu, tiểu dắt, tiểu buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.

Rau diếp cá có tác dụng trị viêm phế quản, giải độc, thanh nhiệt, trị mụn, làm đẹp da.

Rau diếp cá có tác dụng trị viêm phế quản, giải độc, thanh nhiệt, trị mụn, làm đẹp da.

Lượng chất xơ dồi dào trong loại rau này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa hấp thu chất béo, đẩy mạnh quá trình phân tách độc tố rồi đào thải ra ngoài.

Ngoài ăn sống, bạn có thể dùng nước ép rau diếp cá để tăng cường trao đổi, chuyển hóa, đào thải cặn bã, độc tố, chất béo ra ngoài, đồng thời ức chế cơn thèm ăn, hạn chế lượng calo hấp thụ, giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên.

4. Lá mơ lông

Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng xen chát, tính mát, có mùi đặc trưng có thể là khó ngửi với nhiều người. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy trong loại lá này các thành phần như: Tinh dầu, protein, vitamin C, caroten và một số thành phần khác.

Lá mơ lông để sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, hoạt huyết, chữa đầy hơi, khó tiêu...

Lá mơ lông để sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, hoạt huyết, chữa đầy hơi, khó tiêu…

Lá mơ có những tác dụng như:

  • Đông Y dùng lá mơ lông để sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, hoạt huyết, chữa đầy hơi, khó tiêu.
  • Lá mơ lông chữa tiêu chảy, hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu, kiết lỵ.
  • Loại rau gia vị này cũng có tác dụng trong việc giảm ho đờm, hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản.
  • Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Nhờ đó, lá mơ có thể hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
  • Các thành phần kháng viêm trong lá mơ đồng thời cũng có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị các tổn thương bên trong dạ dày.
  • Từ xa xưa, bài thuốc dùng lá mơ lông giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, chữa viêm đại tràng, sa trực tràng… cũng đã được ông cha ta áp dụng.
  • Alkaloid có trong lá mơ cũng có tác dụng giảm tác động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.Chữa viêm họng bằng lá mơ cũng khá an toàn và hiệu nghiệm.

Có nhiều mẹo dùng lá mơ chăm sóc sức khỏe và bài thuốc trị bệnh bằng lá mơ được lưu truyền từ xưa đến nay.

5. Cây sả

Cây sả hay còn gọi là Hương mao có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

Tinh dầu cây sả sẽ giúp chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém...

Tinh dầu cây sả sẽ giúp chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém…

Chỉ với 10-20g rễ và lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác sẽ chữa được cảm cúm hoặc sốt. Tinh dầu cây sả sẽ giúp chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém. Bạn có thể sử dụng 3-6 giọt tinh dầu sả uống với nước. Ngoài ra, tinh dầu sả còn có tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi…

6. Cây ngải cứu

Ngải cứu hay ngải diệp có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, họ cúc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau và có thể dùng trong châm cứu.

ngải cứu chống mỏi mệt, tốt cho não, giúp tinh thần tỉnh táo

ngải cứu chống mỏi mệt, tốt cho não, giúp tinh thần tỉnh táo

Ngải cứu có thể dùng toàn bộ cây, bỏ rễ. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu có rất nhiều công dụng như chống mỏi mệt, tốt cho não, giúp tinh thần tỉnh táo, làm nhẹ đầu sáng mắt, tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra còn có tác dụng trị mụn như: mụn cơm, mụn cóc, mụn trứng cá, mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy, bong gân và dưỡng da mặt rất tốt.

Khi kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam… có thể dùng 6-12g/ngày dạng sắc hoặc cao để chữa bệnh.

Loại rau dại là ‘nhân sâm’ của người nghèo, rẻ mà tốt, ai cũng nên biết

0

Chúng ta thường bỏ qua rau dại vì nghĩ rằng chúng không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong số đó có những loại rau chứa đựng những dưỡng chất quý giá, thậm chí còn được ví như “nhân từ sâm của người nghèo”.

Rau sam, một loại cây thân thảo, nổi bật bởi thân mọng nước với màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ và thường bò sát mặt đất. Cây có chiều dài khoảng từ 10 đến 30 cm và thường phát triển với nhiều nhánh. Các lá của rau sam có màu xanh đậm, đặc biệt là không có cuống hoặc chỉ có cuống rất ngắn.

Loài rau này phân bố rộng rãi ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, rau sam thường mọc tự nhiên ở các khu vực đất trống, ven đường, ở bờ ruộng hay trong vườn. Cây rau sam có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau, chịu hạn tốt nhưng lại nhạy cảm với úng nước. Đặc biệt, rau sam phát triển mạnh trong mùa hè khi có nhiệt độ và độ ẩm cao.

 

Trước đây, rau sam được xem là rau dại, thường được dùng trong thời kỳ thiếu hụt rau xanh. Tuy nhiên, hiện nay, khi có nhiều loại rau xanh phong phú, rau sam dường như đã bị lãng quên. Thực tế, rau sam lại chứa nhiều dưỡng chất quý giá và mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định rằng rau sam chứa nhiều hoạt chất sinh học quý giá như flavonoid, coumarin, monoterpene glycoside và các hợp chất phenolic. Ngoài ra, rau sam còn phong phú về axit béo tốt như omega-3, cùng với vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định rằng rau sam chứa nhiều hoạt chất sinh học quý giá

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định rằng rau sam chứa nhiều hoạt chất sinh học quý giá

Flavonoid là thành phần chủ yếu có trong rau sam, tập trung nhiều ở lá và thân cây. Đây là một hợp chất nổi bật với tính chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid có khả năng giúp phòng ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng, đặc biệt có lợi cho những người có hệ miễn dịch yếu. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, flavonoid cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa.

Bên cạnh đó, rau sam chứa một số khoáng chất quý giá như phốt pho, sắt, mangan, canxi và đồng, trong đó lá của cây còn giàu selen, magiê, vitamin A và vitamin C.

Rau sam cũng cung cấp nguồn chất béo thực vật dồi dào chứa omega-3 mà không có cholesterol, đồng thời các axit béo chiết xuất từ rau sam đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt, thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea, giúp giảm trọng lượng cơ thể, hạ thấp axit béo tự do trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng rau sam có tiềm năng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, khiến nó trở thành một thực phẩm hữu ích cho những người mắc bệnh này.

Lương y Vũ Quốc Trung từ Hội Đông y Việt Nam cho biết, rau sam có vị chua nhẹ đặc trưng, thường được ứng dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Mặc dù tại Việt Nam, rau sam thường bị coi là rau dại ít được chú ý, nhưng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Hà Lan, rau này lại được sử dụng rộng rãi, không chỉ làm thực phẩm mà còn trong các bài thuốc.

Tại Hà Lan, rau sam được sử dụng để chế biến dưa chua, trong khi người Pháp thì đưa rau này vào nhiều món ăn khác nhau. Ở Mỹ, rau sam phổ biến trong các món salad trộn giấm.

Ở Mỹ, rau sam phổ biến trong các món salad trộn giấm

Ở Mỹ, rau sam phổ biến trong các món salad trộn giấm

Một nghiên cứu từ Đài Loan đã tiết lộ rau sam chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat và các muối kali khác, cùng với hàm lượng kali oxalat cao. Những chất này giúp hỗ trợ thông tiểu và giải độc. Người dân Đài Loan thường dùng rau sam để điều trị các bệnh như phù thủng và khó tiểu. Ngoài ra, y thư cổ Trung Quốc cũng đã ghi nhận nhiều công dụng của rau sam, từ co mạch máu đến ức chế sự phát triển của trùng lỵ.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính lạnh và nhiều công dụng tuyệt vời như thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu sưng và sát trùng. Thực phẩm này có thể hỗ trợ chữa trị các vấn đề như lở ngứa, kiết lỵ, tình trạng phụ nữ bạch đới, giun sán, và tiểu buốt.

Theo tài liệu y học cổ truyền, liều dùng khuyến nghị cho rau sam từ 50-100g rau tươi mỗi ngày. Nếu sử dụng dưới dạng thang thuốc, có thể dùng 15-30g rau khô.

Cách chế biến rau sam:

– Nước sắc: Rửa sạch rau sam, đun với nước khoảng 15-20 phút, sau đó lọc bỏ bã để uống nước.

– Đắp ngoài da: Rau sam tươi có thể giã nát hoặc nấu nước để rửa hoặc đắp lên vùng da bị tổn thương.

– Thực phẩm: Rau sam có thể chế biến thành các món như xào, nấu canh hoặc làm gỏi.

Rau sam có thể chế biến thành các món như xào, nấu canh hoặc làm gỏi

Rau sam có thể chế biến thành các món như xào, nấu canh hoặc làm gỏi

Theo TS-BS Bùi Phạm Minh Mẫn từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trong khi rau sam rất có lợi cho sức khỏe, người sử dụng cần lưu ý:

– Tránh dùng cho người có tỳ vị hư hàn: Rau sam có tính hàn, vì vậy những người này có thể dễ bị tiêu chảy.

– Phụ nữ mang thai cần thận trọng: Rau sam có thể gây co bóp tử cung, do đó, cần hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Không nên lạm dụng: Sử dụng quá nhiều rau sam có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng và các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.

Tóm lại, rau sam là một loại thực phẩm giá trị cao, nhưng việc sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe.

4 khung giờ uống cà phê tốt cho sức khỏe, đốt cháy mỡ thừa nhanh: Đừng dại bỏ qua

0

Nếu bạn đang muốn giảm cân nhanh thì đừng bỏ qua những khung giờ uống cà phê dưới đây nhé!

Uống cà phê vào buổi sáng sau bữa ăn 30 phút

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần của cà phê có chứa hàm lượng caffeine trong cà phê có thể khiến con người hưng phấn, vì vậy không nên uống cà phê vào buổi tối để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

 

Đồng thời, việc uống một tách cà phê đen vào buổi sáng hoặc buổi chiều có thể giúp bạn sảng khoái tinh thần và nâng cao hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, việc bạn bạn uống một tách cà phê đen sau bữa sáng sẽ giúp cho sự hấp thu năng lượng trở nên tốt hơn. Đồng thời, khiến cho bạn giảm đi những lượng mỡ thừa vô cùng tốt.

Khung giờ uống cà phê tốt cho sức khỏe

Khung giờ uống cà phê tốt cho sức khỏe

Uống cà phê trước khi tập thể dục

Việc bạn uống cà phê trước khi tập thể dục tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, so với cà phê lạnh, cà phê nóng có thể làm cho máu lưu thông nhanh hơn, tiêu hao nhiều calo trong cơ thể hơn, cho kết quả giảm cân tốt hơn. Vì vậy, chúng ta nên uống cà phê khi còn nóng. Đồng thời, khi bạn uống cà phê trước khi tập thể dục sẽ giúp cho bạn giúp việc luyện tập trở nên kích thích và đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn.

Không uống cà phê khi bụng đói

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cà phê kích thích tiết axit dạ dày, có thể gây khó chịu cho dạ dày. Uống cà phê khi bụng đói dễ gây ra “khí dạ dày”, trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, chúng ta nên ăn gì đó để lót dạ trước khi uống cà phê kẻo dễ gây ợ chua, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đồng thời, việc uống cà phê khi đói còn dễ gây viêm loét dạ dày không tốt cho bạn.

4 khung giờ uống cà phê tốt cho sức khỏe

4 khung giờ uống cà phê tốt cho sức khỏe

Uống cà phê rang

Hàm lượng caffeine trong cà phê giảm khi cà phê được rang đậm hơn. Cà phê có độ rang nhẹ hơn có hàm lượng caffeine nhiều hơn và có tác dụng giảm cân rõ rệt.

Uống 300ml cà phê đen 30 phút trước khi tập thể dục có thể đốt cháy thêm 15% chất béo trong 3 giờ sau khi tập thể dục. Đồng thời, việc uống cà phê rang sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa tốt hơn khiến cho cơ thể bạn giữ gìn được vóc dáng thon thả.

Vì sao nhà nào cũng nên có một lọ tỏi ngâm mật ong?

0

Tỏi ngâm mật ong có hương vị dễ ăn, có thể dùng để cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tác dụng của tỏi ngâm mật ong

– Kháng virus

Tỏi và mật ong đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ sức khỏe. Sử dụng tỏi ngâm mật ong đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại những bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh.

– Trị bệnh dạ dày

Mật ong là bài thuốc hiệu quả dành cho dạ dày, nhất là những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Người bị đau dạ dày dai dẳng có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong trước mỗi bữa ăn kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng để bảo vệ lớp màng đường tiêu hóa, giảm các cơn đau dạ dày.

Tỏi ngâm mật ong có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Tỏi ngâm mật ong có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

– Trị cảm cúm

Tỏi ngâm mật ong chứa nhiều chất có tác dụng sát khuẩn, đặc biệt là chất allicin có trong tỏi, có tác dụng điều trị cảm cúm rất tốt. Ngoài ra, hỗn hợp này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa cúm thông thường.

– Điều trị ho

Tỏi ngâm mật ong có tính ấm, tác dụng khử hàn tốt, giúp giảm ho, long đờm. Sử dụng hỗn hợp này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị tình trạng ho.

– Tăng cường trí nhớ

Các chất chống oxy hóa trong tỏi ngâm mật ong không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật mà còn có khả năng bảo vệ các tế bào não khỏi tác động có hại của các gốc tự do, giúp làm chậm lão hóa, ngăn ngừa tình trạng mất trí và bệnh Alzheimer.

Tỏi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa axit kyolic rất cao. Chất này có tác dụng bảo vệ não khỏi các tổn thương do bệnh tật, lão hóa, giúp cải thiện sự tập trung, cải thiện trí nhớ.

– Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Tỏi ngâm mật ong chứa thành phần chống oxy hóa cao có tác dụng giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, giúp hạ cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cục máu đông, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

– Trị rụng tóc

Tỏi ngâm mật ong còn có tác dụng dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm của tóc, củng cố nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc.

Cách làm tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong rất dễ làm, chỉ cần hai nguyên liệu đơn giản là tỏi và mật ong nguyên chất.

Tỏi ngâm mật ong rất dễ làm, chỉ cần hai nguyên liệu đơn giản là tỏi và mật ong nguyên chất.

Bạn chỉ cần chuẩn bị hai nguyên liệu đơn giản là tỏi và mật ong nguyên chất.

Tỏi bóc vỏ, đập dập. Cho tỏi vào hũ sạch và đổ cho mật ong ngập toàn bộ chỗ tỏi. Dùng thìa khuấy đều để tỏi và mật ong hòa quyện với nhau.

Đậy kín nắp lọ, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 1 tuần là có thể lấy tỏi ngâm mật ong ra để sử dụng. Để bảo quản tỏi ngâm mật ong lâu hơn, bạn có thể cho lọ này vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Mỗi ngày sử dụng 15-20 gram, có thể dùng trực tiếp hoặc cho vào nước ấm để uống. Tốt nhất nên dùng vào buổi sáng, trước bữa sáng khoảng 30-45 phút. Mỗi ngày không nên dùng quá 40 gram.

Loại sau cứ cắm xuống đất là mọc xanh tốt, rẻ hơn thịt, bổ ngang sâm

0

Rau ngót là loại rau dễ trồng và giàu vitamin C, không chỉ là nguyên liệu tươi ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Rau ngót – Loại rau dân dã, chợ nào cũng bán, trồng cực dễ

Rau ngót là loại sau giàu vitamin C lại rất dễ trồng

Rau ngót là loại sau giàu vitamin C lại rất dễ trồng

 

Rau ngót, hay còn gọi là bồ ngót, thuộc họ thầu dầu, với thân thảo và lá xanh đậm. Loại rau này không chỉ dễ trồng mà còn có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Bạn chỉ cần một góc vườn nhỏ hoặc một chậu đất, sau khi gieo hạt hay giâm cành, rau ngót sẽ nhanh chóng phát triển mà không cần quá nhiều công chăm sóc.

Rau ngót ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu được bóng râm, đất trồng chỉ cần tơi xốp và thoát nước tốt. Trong vòng vài tuần, những chiếc lá xanh mướt sẽ bắt đầu hiện diện, mang lại vẻ tươi mát cho khu vườn nhỏ của bạn. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, chỉ sau khoảng 2-3 tháng, bạn đã có thể thu hoạch những lứa rau đầu tiên.

Không chỉ dễ trồng, rau ngót còn nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là vitamin C. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn cả cam và chanh – những loại quả vốn được biết đến với khả năng cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C là một trong những vi chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxi hóa và làm đẹp da.

Việc bổ sung rau ngót vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp tự nhiên.

Việc bổ sung rau ngót vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp tự nhiên.

Bên cạnh vitamin C, rau ngót còn chứa nhiều protein, chất xơ, canxi, sắt và các loại vitamin khác như B1, B2, PP. Những dưỡng chất này đều góp phần vào việc cải thiện sức khỏe, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng. Món canh rau ngót nấu với tôm hay thịt băm là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Vị ngọt thanh của rau kết hợp với vị ngọt tự nhiên của tôm, thịt tạo nên hương vị đậm đà khó quên.

Ngoài canh, rau ngót còn có thể xào với tỏi, hoặc làm nguyên liệu cho các món lẩu, cháo. Sự đa dạng trong cách chế biến giúp rau ngót dễ dàng thích nghi với khẩu vị của nhiều người, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Rau ngót – Loại rau quen mặt giá chỉ vài nghìn đồng nhưng lượng vitamin C cao hơn cam, chanh

Chia sẻ với báo chí, tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn:

Rau ngót nằm trong nhóm các loại rau có lá màu xanh đậm, giàu dinh dưỡng, vitamin A, C. Rau ngót thường được người dân trồng ở khắp mọi nơi. Loại rau này giàu dinh dưỡng, bao gồm đạm, sắt, mangan. Trong 100g rau ngót chứa 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503g kali, 185mg vitamin C, 0,033mg vitamin B1, 0,88mg B2. Đặc biệt, rau ngót có hàm lượng beta-carotene (tiền vitamin A) rất cao tới 23.300UI.

Loại cá ít xương, dinh dưỡng cao, tốt cho tim mạch, lại ngừa K: Giá bình dân bán đầy ngoài chợ

0

Cá vược là loại cá nước ngọt, ít xương, giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho tim mạch, lại có thể ngừa ung thư, biển Việt Nam rất sẵn với giá thành bình dân.

Cá vược là loại cá nước ngọt, ít xương, giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho tim mạch, lại có thể ngừa ung thư, biển Việt Nam rất sẵn với giá thành bình dân.

Đôi nét về cá vược

Cá vược hay cá hoàng đế, cá hoàng bảo yến, có thể sống ở nhiều môi trường nước khác nhau, cả nước ngọt, nước mặn cũng như nước lợ. Ở Việt Nam, cá vược được nuôi nhiều ở vùng nước lợ ven biển Thừa Thiên Huế và ở một số vùng nước ngọt của tỉnh Thái Bình.

Theo các nghiên cứu, cá vược giàu DHA. Hàm lượng DHA trong cá vược nước ngọt rất cao, lên tới 238 mg/100 gam và hàm lượng EPA của cá là 357 mg/100 gam. Trong khi đó, hàm lượng DHA của cá tuyết Đại Tây Dương là 120 mg/100 gam và hàm lượng EPA của nó là 64 mg/100 gam. Như vậy, có thể thấy rằng, hàm lượng DHA và EPA của cá vược nước ngọt cao hơn nhiều lần so với cá tuyết.

Cá vược hay cá hoàng đế, cá hoàng bảo yến, có thể sống ở nhiều môi trường nước khác nhau, cả nước ngọt, nước mặn cũng như nước lợ.

Cá vược hay cá hoàng đế, cá hoàng bảo yến, có thể sống ở nhiều môi trường nước khác nhau, cả nước ngọt, nước mặn cũng như nước lợ.

EPA và DHA là hai axit béo thuộc nhóm axit béo omega-3, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sự hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó giúp cân bằng chất béo trung tính trong cơ thể ở người béo phì hay có mỡ máu cao. Nó còn giúp giảm nguy cơ ung thư; giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ đặc tính “lọc máu” đặc trưng của EPA;…

Có vược cũng có hàm lượng protein tuyệt vời. Hàm lượng protein có trong cá vược nước ngọt là 18,6 gam/100 gam cân nặng gần như tương tự với protein có trong thịt lợn. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo của loại cá này chỉ là 3,4 gam/ 100 gam cá; chỉ bằng một nửa so với thịt lợn nạc là 7,9 gam cùng trọng lượng.

Chính vì thế, cá vược có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng tốt cho nhiều nhóm tuổi mà lại không lo nguy cơ béo phì. Từ lâu, cá vược đã là thực phẩm được khuyến nghị nên thêm vào bữa ăn của người bị bệnh tim mạch, người giảm cân, người mỡ máu,…

Ngoài protein thì cá vược còn giàu khoáng chất có lợi cho sức khoẻ con người như: canxi, magie, sắt và kẽm. Theo các nghiên cứu công bố, 100 gam cá vược có tới 138 mg canxi; cao hơn so với hàm lượng canxi trong sữa là 107 mg/ 100 gam. 100 gam cá vược cũng có chứa tới 17 mg magie, 2 mg sắt, 2,83 mg kẽm cùng một lượng khá cao phốt pho, selen, lysine, valine, niacin,…

Hơn nữa, cá vược cũng chứa vitamin A là một loại vitamin có liên quan mật thiết tới sức khỏe thị lực. Tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin A cũng giúp việc ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng với lý do tuổi tác, đục thủy tinh thể,…

Cá vược có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng tốt cho nhiều nhóm tuổi mà lại không lo nguy cơ béo phì.

Cá vược có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng tốt cho nhiều nhóm tuổi mà lại không lo nguy cơ béo phì.

Một số lưu ý khi chọn cá vược

Khi chọn cá vược, bạn nên chọn những con cá còn nguyên vẹn, đặc biệt không có phần thân bị dập nát. Da và vảy cá nên chọn những con có màu sáng bóng bởi cá ươn sẽ có các vết lõm, đuôi rũ xuống và vảy cá trông sẽ xỉn màu. Mắt cá nên chọn trong, không bị đục. Lớp nhớt ở thân cá nếu trong suốt sẽ là cá tươi. Đặc biệt, khi ngửi cá không thấy mùi hôi hay mùi ươn.

Một mẹo khác khi mua cá vược là bạn có thể quan sát mang cá. Nếu mang cá màu đỏ tươi thì chứng tỏ là cá ngon, còn mới. Ngược lại, nếu mang cá màu đỏ sậm như đã bị xỉn chứng tỏ cá đã bị ươn.

Loại củ chứa 3 vitamin, quý như “nhân sâm trắng” mà giá chưa đến 20 nghìn/kg

0

Nó không chỉ là một trong những loại rau phổ biến, rẻ tiền nhất trong mùa đông mà còn là một loại món ăn thuốc có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh.

Tác dụng của củ cải trắng

Giới chuyên gia nhận định, vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển lạnh sâu, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, phổi… Lúc này, chị em đừng quên áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ củ cải trắng để thấy chúng xứng đáng với danh xưng “nhân sâm trắng của mùa đông” như thế nào nhé!

an-cu-cai-trang

– Chữa ho cho trẻ nhỏ: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

– Chữa viêm họng, khí quản cấp tính: Củ cải 500-1.000g, quả trám 250g, sắc uống.

– Chữa khản tiếng, mất tiếng: Sử dụng nước ép củ cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày sẽ phát huy tác dụng chữa khản tiếng, mất tiếng hiệu quả.

– Hỗ trợ chữa lao phổi, ho ra máu, đau tức ngực: Củ cải 300g nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9-10g phèn chua, 150g mật ong, quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.

– Ho nhiều, suy nhược cơ thể: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Sắc nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Mỗi ngày 2 lần.

– Viêm loét miệng do nhiệt: Sử dụng nước ép củ cải tươi súc miệng hàng ngày sẽ rất hữu ích trong việc chữa viêm loét miệng do nhiệt.

– Phòng chống ho và cảm lạnh: Ăn củ cải trong các bữa ăn hàng ngày với những hình thức khác nhau như hấp, luộc, nấu canh, hầm xương, kho thịt… Củ cải trắng có công dụng chống sung huyết, giúp tăng cường miễn dịch, giữ cơ thể khỏi nhiễm trùng dẫn đến ho và cảm lạnh.

Củ cải trắng làm món gì ngon?

Củ cải là một loại thực phẩm không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Việt, đây là một nguyên liệu dễ chế biến và dễ kết hợp với những nguyên liệu khác tạo nên những món ngon có hương vị đậm đà và tốt cho sức khỏe.

Một số nguyên liệu kết hợp với củ cải trắng tạo nên những món ngon cho bữa ăn phù hợp với mọi thành viên trong gia đình mà bạn có thể tham khảo bên dưới.

Kim chi củ cải

Đây là một món ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc, được nhiều người yêu thích và hơn hết là rất dễ làm và dễ ăn.

kim-chi-cu-cai

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa củ cải trắng, hành boa rô, gừng, tỏi và bột ớt khi hoàn thành sẽ cho ra thành phẩm có màu đỏ đẹp mắt và mùi vị đậm đà. Củ cải trắng sau khi ướp và chế biến sẽ có vị ngọt thanh, giòn tan và hơi cay của ớt. Món này có thể ăn với cơm hay mì gói cũng đã rất ngon và bắt miệng.

Thịt ba chỉ kho củ cải trắng

Thịt ba chỉ kho củ cải trắng chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với những bữa cơm trong gia đình người Việt. Đây là món ăn hết sức dân dã, cách làm đơn giản nhưng lại cực kỳ ngon.

Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu: 300 gam thịt ba chỉ, 3 củ cải trắng, hành lá, ớt, thành tím, các gia vị nêm nếm khác.

Bước 2: Sơ chế thịt ba chỉ bằng cách ngâm với nước muối loãng trong 5 phút rồi rửa lại với nước sạch để khử mùi tanh, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn có độ dày thịt khoảng ⅓ đốt ngón tay. Củ cải rửa sạch, gọt vỏ và xắt thành từng khúc nhỏ, hành lá, hành tím, ớt rửa sạch cắt nhỏ và băm nhuyễn.

Bước 3: Ướp thịt với hành tím băm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt. Trộn đều và ướp trong vòng 15 phút để thịt thấm đều gia vị.

Bước 4: Sau khi ướp thịt ba chỉ, bạn bắt 1 nồi lên bếp cho hết thịt đã ướp vào xào cho săn lại. Tiếp đến cho ⅓ chén nước cơm, và cho toàn bộ củ cải để ráo trước đó vào nồi, đảo đều các nguyên liệu.

Đậy nắp và kho với lửa nhỏ trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó cho nêm thêm các gia vị như đường, nước mắm, tiêu theo khẩu vị và kho trong 2- 4 phút nữa rồi tắt bếp.

Đây là món ăn tuy đơn giản nhưng cực kỳ ngon miệng mà bạn có thể thử để nấu có các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

Củ cải trắng: Vua của các loại rau củ, nhưng đừng kết hợp với những thực phẩm này nếu muốn khỏe mạnh

0

Củ cải trắng không chỉ là một loại rau củ bổ dưỡng mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết hợp củ cải trắng đúng cách.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng từ Hội Đông y Hà Nội, củ cải trắng có nhiều lợi ích nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp với củ cải trắng.

Thực phẩm không nên kết hợp với củ cải trắng

 

và táo, nho

Các loại trái cây này chứa cetan đồng, có thể tương tác với axit cianogen trong củ cải, gây ra triệu chứng bướu cổ và suy giảm chức năng tuyến giáp nếu sử dụng thường xuyên.

Nhân sâm

Củ cải trắng có tính mát, trong khi đó nhân sâm lại mang tính nóng. Sự kết hợp này có thể dẫn đến việc các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị “triệt tiêu” lẫn nhau. Ngoài củ cải, sau khi sử dụng nhân sâm, nên tránh các loại hải sản và trà.

Củ cải trắng có tính mát, trong khi đó nhân sâm lại mang tính nóng

Củ cải trắng có tính mát, trong khi đó nhân sâm lại mang tính nóng

Cà rốt

Mặc dù củ cải giàu vitamin C, nhưng cà rốt chứa enzym có khả năng phân hủy vitamin này. Điều này có nghĩa là khi ăn chung, lượng vitamin C sẽ bị giảm đi đáng kể.

Mộc nhĩ

Sự kết hợp giữa mộc nhĩ và củ cải trắng có thể tạo ra các phản ứng phức tạp, dẫn đến tình trạng dị ứng hoặc viêm da.

Thêm vào đó, sự tiêu thụ củ cải cũng cần được kiểm soát. Việc ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến đau bụng. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, việc tiêu thụ quá nhiều củ cải có thể khiến tình trạng tiểu tiện tăng lên, gây khó chịu vì đặc tính lợi tiểu của thực phẩm này. Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa củ cải đã được nấu chín, và nên tuyệt đối tránh ăn củ cải sống hoặc củ cải muối dưa chua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Việc ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến đau bụng

Việc ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến đau bụng

Giá trị dinh dưỡng từ củ cải trắng

Củ cải trắng được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, được coi là “nhân sâm trắng” với nhiều lợi ích sức khỏe. Trong mỗi 100g củ cải chứa khoảng 20 calo, 0,5g đường, và 0,2g chất béo cùng với nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cụ thể, nó cung cấp 0,045mg thiamine, 0,072mg riboflavin, 0,11mg niacin, 0,274mg axit pantothenic, 0,18mg vitamin B6, 0,8mg sắt và 0,37mg mangan.

Củ cải không chỉ phong phú về dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện hệ miễn dịch. Sử dụng củ cải thường xuyên có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, ngăn ngừa loãng xương cũng như các vấn đề liên quan đến viêm khớp và đục thủy tinh thể.

Điều đặc biệt là củ cải trắng chứa glucosinolate, một hợp chất có khả năng phòng ngừa ung thư. Trong quá trình tiêu hóa, glucosinolate chuyển hóa thành indole và isothiocyanate, hai chất này có tác dụng tiêu diệt các tế bào khối u và làm chậm quá trình phát triển của ung thư. Nhờ đó, củ cải trắng không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một vũ khí hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe dài lâu.