Home Blog Page 3

5 loại rau dại mọc đầy ở Việt Nam, bị bỏ đi thì ở thế giới lại được ca ngợi là rau trường thọ

0

– Rất nhiều loại rau ở Việt Nam trước đây dùng để chống đói thì bây giờ lại được nhiều nước yêu thích và gọi thành rau trường thọ

Rau tầm bóp 

Tầm bóp vốn là cây mọc dại ven đường bãi hoang,đặc biệt tỉnh miền núi. Chúng có vị ngăm ngăm đắng. Bây giờ nhiều nhà hàng đưa tầm bóp vào thực đơn món ăn rau rừng. Ở một số nước tầm bóp, quả tầm bóp trở thành “v;.ũ k.;hí” chống ung thư và bệnh tiểu đường.Theo tài liệu Đông y, tầm bóp có công dụng tán sỏi thanh nhiệt thông đàm lợi tiểu. Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Mỹ đã cho thấy rau tầm bóp có chứa chất chống ung thư và khả năng kháng viêm tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh mẽ. Tầm bóp có vị đắng nhẹ và ăn rất ngon. Tuy nhiên nhiều nơi nhầm tầm bóp với cây lu lu đực, chúng rất giống nhau ở dạng thân, lá nhưng quả thì khác nhau. Cây lu lu đực ăn có vị tương tự tầm bóp nhưng chúng có chất độc nhẹ có thể gây buồn nôn khi ăn nhiều.

rau-tam-bop

Cây xuyến chi

Đây là loại cây mọc dại đầy ven đường, có ở khắp nơi, người nông dân thường nhổ bỏ mà không biết dùng để ăn. Cây này dễ sống dễ trồng nên từng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồngở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn để tăng cường chống đói và tăng cường rau cho dân châu Phi.

Xuyến chi cũng là vị thuốc trong Đông y, dùng được cả lá, thân dễ và hoa. Xuyến chi có công dụng thanh nhiệt giải độc, trị côn trùng cắn, sưng viêm. Xuyến chi hỗ trợ tiêu hóa, chứng đau nửa đầu, nóng sốt…

rau-xuyen-chi

Rau càng cua

Cây càng cua mọc đầy gốc cây trong chậu cảnh. Chúng rất dễ lên, chỉ cần có mưa ẩm là càng cua mọc tốt. Càng cua là cây mọng nước nhiều vitamin khoáng chất, có thể nấu canh ăn sống. Càng cua rất giàu canxi và khoáng chất khác. Rau càng cua giúp kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ trị ho, sốt cảm lạnh. Càng cua giàu chất chống oxy hóa nên giúp trung hòa gốc tự do, chống lão hóa, giúp trẻ lâu. Càng cua còn được cho là ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào lạ. Càng cua còn là loại rau chứa nhiều patuloside A và axanthone glycoside có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

rau-cang-cua

Rau sam

Rau sam cũng là rau mọc dại đầy lối đi. Chúng thuộc loại thân mọng nước, vị chua chua, thanh nhiệt rất tốt. Người Nhật xem rau sam là rau trường thọ. Loại cây này không cần chăm bón cũng lên rất nhanh và không sợ sâu bọ. Loại rau dân dã này được dùng để thanh nhiệt giải độc cơ thể. Nhiều người châu Âu thích dùng loại rau sam này để trộn salad hoặc ngâm chua.  heo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác, đặc biệt rau sam là rau hiếm có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

rau-sam

Lục bình (bèo tây)

Lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam và là rau cho lợn ăn. Thế nhưng ở Nhật, rau lục bình được bán gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Cư dân miền Tây ở nước ta cũng dùng lục bình làm thức ăn. Lục bình có thể làm gỏi, dùng để lọc nước. Hoa lục bình có tác dụng lợi tiểu chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe, còn thân và lá giúp tiêu viêm chữa ung nhọt. Chiết xuất của lục bình có tính kháng khuẩn rất tốt.

rau-luc-binh

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại rau quý mà chúng ta chưa biết sử dụng. Các loại rau này an toàn hơn nhiều so với các loại rau khác vì chúng dễ mọc dễ lên nên không bị dính thuốc bảo vệ thực vật. Bạn cũng hoàn toàn có thể trồng chúng trong chậu trong sân vườn nhà.

Cây xuyến chi và những công dụng tuyệt vời của nó

0

Cây xuyến chi

Cây xuyến chi hay còn gọi là cây đơn buốt có tên khoa học là Bidens pilosa là một loài thực vật thân thảo thường mọc thành những cây bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang. Cây xuyến chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới nhưng nó được cho là có nguồn gốc từ Châu mỹ.

Mô tả chung về cây xuyến chi

Ở Việt Nam cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… Cây xuyến chi có thân tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân là những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa.

Hoa xuyến chi thường nở suốt quanh năm với đặc điểm gồm năm cánh hoa màu trắng và nhụy hoa màu vàng. Các hạt được phát triển từ nhụy hoa, sau đó bay theo gió đến những nơi có điều kiện tốt để phát triển thành cây con.

Thành phần hoạt chất trong cây xuyến chi gồm:

Nước 9,8%.

Acetone 2,8%.

Methanol: 8,6%.

Magie 2,3%.

Mangan 2,2%.

Photpho 1,6%.

Crom 1,2%.

Canxi 1,1%.

Kẽm 0,03%.

Sắt 0,02%.

Công dụng cây hoa xuyến chi

Cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay và tính mát nên có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, giải độc, sát trùng các vết thương, chống viêm.

Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ hay các bệnh ngoài da như dị ứng, mày đay, ngứa,…

Trong dân gian người ta thường dùng cây xuyến chi để đắp trực tiếp vào những vết côn trùng cắn, rắn cắn nhờ khả năng chống viêm của nó.

Hoạt chất flavoness và polyynes được tìm thấy trong cây xuyến chi có tác dụng chống khối u ở những người bị bệnh ung thư phá triển.

Cây xuyến chi còn được xem là một loài thực vật có khả năng làm giảm các triệu chứng của đái tháo đường hiệu quả nhờ cytopoloyne và polyynes có trong cây.

Tinh dầu trong lá cây xuyến chi là một hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác kháng khuẩn, kháng nấm.

Cây xuyến chi cũng được sử dụng để làm cỏ trang trí trong khuôn viên nhà hoặc ngoài công việc giúp tăng thêm vẻ đẹp và sự tươi mát cho khu vườn.
Cây xuyến chi thường mọc thành đám trong vườnCây xuyến chi thường mọc thành đám trong vườn

Cách sử dụng cây xuyến chi

Cây xuyến chi thường được dùng cả phần thân, lá và hoa để áp dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng cây xuyến chi:

Chữa bệnh về tiêu hóa: cắt lấy cả cây rồi cắt ra từng khúc ngắn, sau đó đem đi phơi khô và sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ chữa trị được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ,…

Hạ sốt: lấy 20 gram lá và hoa xuyến chi giã nát với 20 gram sài đất. Sau đó chắt lấy phần nước cho trẻ uống, còn phần bã đắp lên trán sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

Chữa bệnh đau lưng do hoạt động quá sức: dùng 150 gram xuyến chi cùng với 250 gram đại táo sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn 500ml thì chắt ra chia đều thành 3 lần uống. Để người bệnh dễ uống hơn có thể cho thêm mật ong vào.

Chữa ngứa do dị ứng: đem 200 gram xuyến chi đun sôi với 1 hoặc 5 lít nước để tắm. Trong quá trình tắm dùng bã cây chà xát lên người để hiệu quả hơn. Tắm thường xuyên từ 3 đến 5 ngày sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.

Giảm đau răng, viêm lợi: ngâm 15 gram hoa xuyến chi với 200 ml rượu trong vòng 1 tuần, sau đó lấy ra ngậm để điều trị bệnh.

Chữa cam tích ở trẻ em: lấy 15 gram cây xuyến chi với 60 gram gan lợn hấp chung với nhau và ăn khi còn nóng sẽ giúp cải thiện bệnh cam tích cho trẻ em.

Chữa trị viêm thận: hấp cách thủy 15 gram cây hoa xuyến chi giã nát cùng với 1 quả trứng gà để ăn hằng ngày sẽ có tác dụng chữa trị được bệnh viêm thận.

Chữa viêm gan do vius: dùng 20 gram xuyến chi, 20 gram diệp hạ châu, 15 gram bồ bồ, 15 gram cam thảo đất, 12 gram hạt dành dành sắc nước để uống mỗi ngày 2 lần.

Điều trị bệnh đau nửa đầu: 30 gram xuyến chi, 20 gram trân châu mẫu, 3 quả đại táo. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước và uống khi còn ấm để trị bệnh.

Chữa viêm họng: lấy 15 gram xuyến chi, 15 gram sài đất, 15 gram kim ngân hoa, 15 gram cam thảo đất, 15 gram lá hung chanh đem sắc lấy nước uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn 20 phút. Mỗi ngày nên uống 2 lần khi còn ấm.

Chữa đau nhức do phong thấp: dùng 30 – 60 gram cây xuyến chi để sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn. Uống từ 10 đến 15 ngày sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.

Chữa tiểu đường: dùng 500g xuyến chi đem rửa sạch và bỏ rễ. Sau khi rửa sạch xong bạn đem 500g xuyến chi nấu với 2 lít nước, để dành uống mỗi ngày.

Những công dụng chữa bệnh của cây xuyến chiNhững công dụng chữa bệnh của cây xuyến chi

Món ăn từ cây xuyến chi

Đây là loại cây dễ tìm kiếm nhưng không phải ai cũng biết xuyến chi lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:

Xuyến chi xào: bạn có thể xào lá xuyến chi với tỏi, thịt, tôm,…

Canh xuyến chi: có thể kết hợp với tôm, cua,.. để có một ngón canh ngọt

Xuyến chi luộc: rửa sạch lá xuyến chi và đêm trần qua nước sôi cho chín.

Ăn lẩu: thường thì lá xuyến chi được dùng như loài rau ăn kèm trong các món lẩu.

Lưu ý trong quá trình sử dụng cây hoa xuyến chi

Mặc dù cây xuyến chi rất lành tính và không gây ngộ độc, tuy nhiên trong quá trình sử dụng nên lưu ý những điều sau đây:

Trước khi sử dụng nên rửa thật sạch sẽ để loại bỏ những bụi bặm bám trên cây.

Không để gia súc ăn phải cây xuyến chi vì nó dễ làm hư thai.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây xuyến chi tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số người có thể sẽ bị dị ứng với các thành phần có trong cây xuyến chi vì vậy không được dùng nó.

Khi bôi cây xuyến chi trên da nên tránh ánh nắng mặt trời vì nó dễ dẫn đến cháy da, kích ứng hoặc sưng tấy.
Cây xuyến chi nếu biết cách áp dụng để chữa bệnh sẽ là một trong những vị thuốc tốt giúp đẩy lùi được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn hãy tham khảo ý khiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nó.

Cà tím là “vua của các loại rau” nhưng 4 người пàყ tuyệt đối đừng ăn

0

Mặc dù ᵭược ví là “vua của các loại rau” vì hàm lượng dinh dưỡng cao, tṓt cho sức khỏe lại ít calo nhưng khȏng phải ai cũng có thể ăn ᵭược cà tím.

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, ᵭược ví như “vua của các loại rau” vì giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu ᵭã chỉ ra trong cà tím có chứa tới 92% nước cùng hàm lượng lớn các lipid, protid, glucid…

Cà tím là “vua của các loại rau” nhưng 4 người này tuyệt ᵭṓi ᵭừng ăn - 1

Khȏng những thḗ, loại quả này còn giàu kali, phṓt pho, magie, canxi, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, ᵭṑng và nhiḕu loại vitamin khác. Với hàm lượng dưỡng chất dṑi dào, cà tím ᵭược xḗp vào danh sách các thực phẩm tṓt cho sức khỏe.

Một sṓ cȏng dụng của cà tím có thể kể tới như:

Phòng ung thư

Cà tím có khả năng phòng ung thư cực kỳ tṓt nhờ hàm lượng chất xơ cùng chất chṓng oxy hóa dṑi dào. Đȃy chính là dưỡng chất giúp loại bỏ các gṓc tự do gȃy hại cho cơ thể.

Kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm

Nhờ chứa một lượng lớn vitamin C, cà tím giúp cơ thể kháng khuẩn, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng…

Ổn ᵭịnh huyḗt áp

Có thể bạn chưa biḗt vỏ và thịt của cà tím rất giàu flavonoid. Đȃy là chất giúp ổn ᵭịnh huyḗt áp và có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Cà tím là “vua của các loại rau” nhưng 4 người này tuyệt ᵭṓi ᵭừng ăn - 2

Tṓt cho tóc

Một sṓ nghiên cứu ᵭã chỉ ra trong cà tím rất giàu enzyme có khả năng kích thích nang tóc, từ ᵭó giúp tóc mọc nhanh và khỏe hơn.

Bổ tim mạch

Chuyên gia dinh dưỡng cho hay ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp giảm ᵭáng kể lượng cholesterol trong máu. Nhờ cȏng dụng này mà cà tím sẽ bảo vệ hệ tim mạch, ᵭṑng thời bổ sung chất xơ, nước giúp quá trình trao ᵭổi chất trong cơ thể hiệu quả hơn.

Tṓt cho giấc ngủ

Các chất trong cà tím giúp giảm cảm giác bṑn chṑn, lo lắng hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Tăng cường sức ᵭḕ kháng

Cà tím rất giàu khoáng chất, vitamin cùng nước và potassium giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, tăng cường sức ᵭḕ kháng.

Cà tím là “vua của các loại rau” nhưng 4 người này tuyệt ᵭṓi ᵭừng ăn - 3

Mặc dù có nhiḕu cȏng dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng cà tím lại gȃy nguy hiểm cho 4 nhóm người sau:

Người bị bệnh tỳ vị, dạ dày

Theo Đȏng y, cà tím là thực phẩm có tính hàn nên những người bị tỳ vị yḗu, dạ dày khȏng khỏe cần tránh ăn. Việc bạn ăn cà tím có thể gȃy ra tình trạng khó tiêu thậm chí ᵭau bụng, ᵭi ngoài.

Phụ nữ ᵭang mang thai

Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng cà tím lại khȏng thực sự tṓt cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, trong cà tím có chứa các alkaloid, chất này dễ gȃy ra một sṓ tác dụng phụ với thai nhi. Do vậy, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai khȏng nên ăn hoặc hạn chḗ ăn cà tím, nhất là cà tím còn sṓng.

Người bị hen suyễn

Khȏng phải ai cũng biḗt trong cà tím có chứa một sṓ chất gȃy ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn hoặc khiḗn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do vậy, người mắc bệnh này nên cȃn nhắc khi ăn.

Cà tím là “vua của các loại rau” nhưng 4 người này tuyệt ᵭṓi ᵭừng ăn - 4

Người bị thiḗu máu

Nghiên cứu chỉ ra các hợp chất anthocyanin trong cà tím sẽ gȃy ức chḗ lên hoạt ᵭộng của các ion sắt từ ᵭó làm cản trở việc hấp thu sắt của cơ thể.

Bên cạnh ᵭó, nó còn tác ᵭộng ᵭḗn các ion khác như kẽm, ᵭṑng,… Cũng vì lý do này mà người thiḗu máu ᵭược khuyên nên hạn chḗ ăn cà tím.

Ngoài ra, trong cà tím chưa nấu chín còn có chứa các solanine, chất này dễ gȃy ᵭau bụng, tiêu chảy, nȏn mửa, chóng mặt. Do ᵭó, hãy ᵭảm bảo nấu cà tím thật chín trước khi sử dụng nhé.

Mướp rất bổ, ví như “nhân sâm người nghèo” nhưng kỵ với 2 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung

0

Mướp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi ăn mướp có một số kiêng kỵ cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe.
Tác dụng của mướp đối với sức khỏe

Dưỡng da

Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.

Có lợi cho não

Não luôn cần oxy để có thể vận hành một cách trơn tru. Tuy nhiên, oxy sẽ không được cung cấp đủ cho não nếu cơ thể không đủ sắt. Do đó, thiếu sắt không chỉ gây ra bệnh thiếu máu mà còn tạo ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và giảm khả năng vận động. Trong quả mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Mướp là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Quả mướp cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực ngăn ngừa tiểu đường. Mangan có trong mướp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Có 2 loại người không thích hợp khi ăn mướp

Ai cũng biết mướp là “bảo bối”, không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao. Tuy nhiên đối với những người có cơ địa đặc biệt như dị ứng hoặc những người đang ốm, cố gắng không ăn mướp, nếu không có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây khó chịu cho cơ thể.

Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, mướp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nhưng đối với những người có thể trạng yếu, lạnh thì không nên ăn mướp, nếu không sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Đối với những người bị tiêu chảy, kiết lỵ thì không nên ăn mướp trong thời gian bị bệnh, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Hai loại thực phẩm không nên ăn với mướp

Củ cải trắng: Củ cải trắng và mướp đều là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, ăn riêng lẻ thì không có vấn đề, đồng thời còn giúp ích cho sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, nếu cả hai ăn cùng nhau hoặc ăn cùng một lúc có thể gây khó chịu cho cơ thể. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền Trung Quốc khi nam giới ăn cùng lúc 2 loại thực phẩm này có thể khiến chức năng tì.n.h d.ụ.c bị giảm sút, si.n.h l.ự.c bị tổn hại nghiêm trọng. Dù vậy vẫn cần có thông tin nghiên cứu để xác thực thêm.

Ngoài ra, cả hai loại thực phẩm (củ cải trắng và mướp) đều là thực phẩm lạnh và ăn cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị cảm lạnh và lạnh cùng một lúc, điều này sẽ dễ gây ra sự khó chịu và gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Cải bó xôi: Cải bó xôi cũng là một loại rau được mọi người rất ưa thích, nó có tính lạnh, chứa nhiều chất xơ và chất bột đường, nếu ăn chung với mướp sẽ làm tăng nhanh nhu động đường ruột, có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy nặng.

Mướp bị nhiễm đ.ộ.c sẽ bị đắng

Trong trường hợp bình thường, mướp sẽ không bị đắng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như môi trường trồng không tốt hoặc bảo quản không đúng cách, mướp sẽ bị đắng. Trước hết, bón phân không đúng cách cũng sẽ làm mướp đắng. Thứ hai, nhiệt độ cao liên tục và thời tiết hanh khô hoặc không đủ ánh sáng liên tục trong quá trình sinh trưởng có thể khiến mướp bị suy dinh dưỡng và gây đắng.

Vậy mướp bị đắng có ăn được không? Câu trả lời là không ăn.

Mướp bị đắng có thể gây chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn. Đó là do trong mướp đắng có chứa một chất alkaloid glycoside, nói đúng ra là một loại độc tố tồn tại trong thực vật, con người rất nhạy cảm với độc tính của loại độc tố này và rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, không nên ăn mướp nếu nó bị đắng.

Những món Rau nằm trong danh sách gây ung thư ‘bảng A’ mà người Việt rất hay ăn, cần phải bỏ ngay

0

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê danh  sách những loại  rau có nguy cơ gây ung thư cao nhất,  trong đó có món lại là món yêu thích của nhiều gia đình người Việt.

 Rau họ cải để qua đêm

Phần lớn các gia đình Việt vẫn có thói quen đồ ăn hôm trước ăn chưa hết thì để lại cất tủ mai ăn đun lại ăn tiếp. Tuy vậy, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nghiên cứu và đưa ra nhận định rằng các loại  rau họ cải ví dụ như cải thìa, cải bó xôi,… có hàm lượng nitrat rất cao, nếu những loại  rau này được chế biến rồi mà để qua đêm thì sẽ bị biến chất và giải phóng các chất có thể gây ung thư cao cụ thể nitrat có thể bị chuyển hóa thành nitrosamine – chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm khi hâm nóng.

Trong đó, cải bó xôi hay còn có cái tên khác là rau bina có khả năng gây ung thư cao nhất khi đã được chế biến mà để qua đêm. Bởi nó không chỉ giàu nitrit mà nó còn giàu chất sắt, khi được hâm nóng lại, chất sắt sẽ bị oxy hóa và tạo ra các gốc tự do nguy hiểm. Đây cũng chính là 1  trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, vô sinh.

Dưa cà muối chua

Dưa cà muối chua chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư dạ dày và ung thư vòm họng ở Việt Nam. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh.

Theo đó, WHO đã chỉ ra rằng một người tiêu thụ càng nhiều dưa chua, cà muối, thịt ủ muối thì nguy cơ mắc các bệnh về ung thư dạ dày, ung thư vòm họng càng cao. Bởi, những món ăn được lên men, có quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, từ đó khiến lớp niêm mạc dày dày bị ăn mòn và phá hủy nghiêm  trọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP ( vi khuẩn gây ung thư dạ dày) phát triển.

Măng tươi chưa luộc bỏ chất độc hại

Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) – 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.

Khoai tây mọc mầm

Nhiều gia đình thường xuyên có thói quen mua nhiều khoai tây để tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên để khoai tây quá lâu thì khoai tây sẽ mọc mầm và sản sinh vô số chất độc hại. Bởi,  trong củ khoai tây mọc mầm có chứa nhiều solanine – chất cực độc, có khả năng gây ngộ độc chết người hơn nữa nó còn sẽ bám dai dẳng  trong gan, làm tăng gánh nặng cho việc thải độc của gan từ đó làm tăng cao gấp 3,6 lần nguy cơ bị ung thư gan của chúng ta.

Giá đỗ không có rễ

Nhiều người đinh ninh cho rằng giá đỗ mập mạp, trắng bóc và không có rễ mới là loại ngon, bổ dưỡng. Vậy nhưng thực chất, đây là loại giá đỗ có chứa cực nhiều hóa chất tăng trưởng, chúng phát triển không phải bằng nguồn dưỡng chất từ đất, nước mà chúng lớn lên nhờ thuốc kích thích.

Những nghiên cứu  khoa học đã chỉ ra, các hóa chất từ thuốc kích thích sẽ ứ đọng  trong giá đỗ, rửa bao nhiêu lần cũng sẽ không hết, và khi cơ thể con người hấp thụ sẽ từ từ ăn mòn từng tế bào gan, phá hủy gan gây ung thư gan

Dương xỉ diều hâu

Những món rau nằm trong danh sách gây ung thư ‘bảng A’ mà người Việt rất hay ăn, cần phải bỏ ngay ảnh 1

Theo NCBI, dương xỉ diều hâu, hay còn được gọi là Pteridium aquilinum có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người ăn. Lý do là bởi dương xỉ diều hâu có chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác, nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.

Con người có thể bị phơi nhiễm loại chất này qua 2 con đường: Do ăn dương xỉ diều hâu, do ăn thịt và uống sữa của động vật ăn dương xỉ. Vào năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid là chất gây ung thư nhóm 2B – nhóm này bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.

Bí ngòi xanh

Bí ngòi xanh là một  trong những loại  rau ưa thích của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết được, nếu ăn bí ngòi xanh không đúng cách cũng sẽ dễ dàng mắc căn bệnh ung thư quái ác.

Bản thân bí ngòi xanh, bí xanh không có chất gây ung thư, nhưng sau một thời gian dài chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tiết ra chất acrylamide gây ung thư.

Nếu thường xuyên ăn thì phải cực kỳ chú ý, nếu không sẽ rước hoạ vào thân, hại bản thân, hại cả gia đình.

7 tác dụng tuyệt vời của lá chanh với sức khỏe ít người biết

0

 

Thường xuyên sử dụng lá chanh giúp an thần ngủ ngon, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giúp an thần, dễ ngủ

7 tác dụng tuyệt vời của lá chanh với sức khỏe - Ảnh 1.

Lá chanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Lá chanh có dược tính an thần và chứa thành phần chống co thắt, được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn thần kinh như mất ngủ, căng thẳng và tim đập nhanh.

Để điều trị các bệnh rối loạn này, bạn cần ngâm 5-7 lá chanh trong một cốc nước nóng khoảng 15 phút. Kiên trì uống loại trà lá chanh đều đặn 2 lần mỗi ngày trong ít nhất một tháng sẽ thấy được sự cải thiện.

Thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng

Làm việc quá mức đôi khi có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ làm bạn mất ngủ và cảm thấy không khỏe, mặc dù bạn không bị ốm. Khi đó, hãy hít thở và ngửi mùi tự nhiên của lá chanh để tâm trí và cơ thể thoải mái, dễ chịu.

Ngoài ra, nhờ vào loại dầu atsiri trong lá chanh nên khi uống nước lá chanh đun sôi hoặc ăn kèm trong các món salad sẽ giúp tâm trạng được tốt hơn và giảm tải căng thẳng.

Thuốc kháng sinh tự nhiên

Ít ai biết rằng lá chanh có chức năng kháng sinh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi bạn mệt mỏi hoặc cảm thấy khả năng miễn dịch suy giảm, hãy đun sôi lá chanh và uống loại nước ấm này vào mỗi buổi sáng để tăng sinh năng lượng trước khi bắt đầu một ngày mới.

Thuốc chữa bệnh cúm

Nếu bị cúm nặng thì bạn có thể sử dụng lá chanh để đánh bại vi rút cúm vì trong loại lá này có chứa dưỡng chất, giúp tạo ra bạch cầu làm cơ thể miễn dịch tự nhiên. Bổ sung lá chanh vào thực đơn hàng ngày qua món salad, súp hoặc pha với nước uống để phòng tránh bệnh cúm.

Chữa đau bụng

Lá chanh cũng được sử dụng trong điều trị chứng đau bụng. Công thức trị bệnh cũng giống như cách trị bệnh đau nửa đầu và hen suyễn. Tuy nhiên, liều lượng dùng mỗi ngày là 3 ly nhỏ mỗi đêm.

Ức chế lão hóa da

Vitamin C trong lá chanh tuy không nhiều như trong quả chanh nhưng nó vẫn là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.

Tăng cường sức bền cho cơ thể

Với hàm lượng vitamin C cao, lá chanh có tác dụng nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, sử dụng các bài thuốc từ lá chanh là một trong những cách tạo ra “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại.

Theo Tiêu dùng

Có quá nhiều thạch sùng trong nhà, mách bạn mẹo nhỏ khiến chúng ‘một đi không trở lại’

0

Thạch sùng tuy không có hại nhưng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Để đuổi chúng ra khỏi nhà, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Thạch sùng là loại vật dễ gặp trong nhà. Chúng hay di chuyển trên tường, trần nhà, thậm chí còn leo lên đồ đạc, đi khắp nơi để tìm đồ ăn.

Thạch sùng có thể khiến bạn cảm thấy bất tiện nhưng chúng là sinh vật không gây hại cho con người, thậm chí còn giúp diệt các loại côn trùng gây hại khác như ruồi, gián, bướm đêm…
cach-duoi-thach-sung-01
Tuy nhiên, thạch sùng có thể truyền vi khuẩn salmonella giống nhiều loài bò sát khác qua phân. Vì vậy, việc thạch sùng xuất hiện trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

Dưới đây là một số cách giúp bạn đuổi thạch sùng ra khỏi nhà một cách tự nhiên, an toàn.

Dùng vỏ trứng

Có thể bạn chưa biết, thạch sùng sợ mùi của vỏ trứng. Vì vậy, bạn có thể dùng nguyên liệu này để đuổi thạch sùng ra khỏi nhà.
cach-duoi-thach-sung-02
Phần vỏ trứng rửa sạch, để ráo nước rồi đem nghiền nhỏ. Đặt vỏ trứng ở những nơi thạch sùng hay di chuyển. Khi ngửi thấy mùi, chúng sẽ tự đồng bỏ chạy.

Dùng tỏi

Tỏi là gia vị có mùi nồng nên rất nhiều loài sinh vật không thích. Bạn có thể đặt tỏi ở những nơi thạch sùng hay lui tới và chúng sẽ không bao giờ dám xuất hiện nữa.

Dùng hạt tiêu

Hạt tiêu có mùi cay nồng và cũng là thứ gia vị khiến thạch sùng tránh xa. Bạn đổ hạt tiêu vào bình xịt, thêm chút nước và trộn đều. Xịt nước hạt tiêu ở những khu vực thạch sùng hay qua lại hoặc ẩn náu là có thể xua đuổi chúng một cách dễ dàng.
cach-duoi-thach-sung-03
Dùng ớt

Thạch sùng không thích vị cay. Do đó, bạn có thể hòa tương ớt (hoặc ớt tươi băm nhỏ, ớt bột) vào nước rồi xịt ở những nơi chúng hay xuất hiện. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến thạch sùng “một đi không trở lại”.

Dùng nước lạnh

Có thể bạn chưa biết, thạch sùng rất sợ nước lạnh. Nếu nhìn thấy con thạch sùng và muốn bắt nó, bạn có thể xịt nước lạnh vào người chúng. Nước lạnh làm con thạch sùng di chuyển chậm lại, thậm chí là đứng im, không thể di chuyển. Khi đó, bạn có thể bắt lấy chúng và mang ra khỏi nhà.

Dùng lông gia cầm
cach-duoi-thach-sung-04
Các loài chim nhỏ là thiên địch của thạch sùng. Vì vậy, khi nhìn thấy lông chim, lông gia cầm, thạch sùng sẽ nghĩ có chim ở gần đó và bỏ chạy.

Bạn có thể dùng lông chim hoặc quả cầu lông để đặt ở nơi thạch sùng hay lui tới, đảm bảo sẽ có hiệu quả.

xem thêm;

Bảo quản gừng bằng tủ lạnh là sai: Thả thứ này vào gừng

Với kinh nghiệm bảo quản gừng tươi dưới đây bạn có thể giữ được những củ gừng tươi ngon trong thời gian rất dài mà không lo hư th.ố.i.

Phương pháp thứ nhất, bảo quản bằng màng bọc thực phẩm

Nếu muốn gừng tươi không bị mọc mầm, chúng ta có thể rửa sạch và bảo quản. Bạn có thể cho một ít muối ăn khi vệ sinh, vì muối ăn có tác dụng diệt khuẩn.

Sau khi rửa sạch với muối ăn rồi lại chần qua nước, tìm khăn giấy để lau cho sạch. Gừng không có độ ẩm trên bề mặt nên có thể được bảo quản và không dễ bị hư hỏng.

Tiếp theo, chúng ta cần tìm một lọ sach. Dùng màng bọc thực phẩm bọc gừng lại. Sau khi gói xong, chúng ta cho gừng vào lọ đậy kín.

Tốt nhất là rửa bình cho khô ráo. Nếu không, gừng cũng rất dễ bị thối khi tiếp xúc với nước, đồng thời sẽ tỏa ra mùi hôi.
Bao quan gung bang tu lanh la sai: Tha thu nay vao gung

Phương pháp bảo quản thùng carton

Nếu gừng mua về chưa được làm sạch và vẫn còn dính đất thì lúc này chúng ta không cần rửa sạch nữa. Có thể tìm một hộp bìa cứng nhỏ và lót một lớp giấy báo bên dưới, nếu không có giấy báo, cũng có thể dùng khăn giấy. Rải thêm một lớp baking soda ở trên.

Thực ra nguyên lý rất đơn giản baking soda có thể hút hơi ẩm trong không khí, bọc giấy lại có thể chặn hơi ẩm ở dưới đáy, để gừng có thể bảo quản được lâu trong môi trường khô ráo.

Sau khi lót giấy và baking soda, chúng ta có thể cho gừng vào. Sau khi xếp gừng xong, chúng ta lót một lớp giấy khác lên trên và rắc một ít baking soda lên. Bằng cách này, nó có thể được cách ly với không khí và không dễ bị mốc hay hư hỏng.
Bao quan gung bang tu lanh la sai: Tha thu nay vao gung-Hinh-2

Cách chọn gừng tươi ngon giàu dưỡng chất

Chọn những củ gừng đã mọc mầm: Bí quyết chính là bạn nên chọn những củ gừng đã mọc 1-2 mầm non. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn những củ gừng có quá nhiều mầm mới nhú, vì như vậy dinh dưỡng trong gừng sẽ bị mầm hấp thụ hết.

Sau khi mua gừng về, chị em đừng quên tách bỏ phần mầm để chất dinh dưỡng trong gừng không bị phần mầm non hút mất nhé!

Củ gừng càng xấu, càng nên mua: Chị em tuyệt đối không nên mua những củ gừng có phần vỏ quá sạch, quá mịn và có màu trắng. Nhìn qua thì rõ là thích mắt nhưng những củ gừng có “giao diện” sạch đẹp như vậy thường dễ bị ngâm trong hóa chất, có hại cho sức khỏe.

Kiểm tra phần thịt gừng: Nếu có thể, bạn nên xin phép người bán và thử bẻ đôi 1 củ gừng. Gừng tươi mới và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ có những đường vân tròn rất rõ. Bạn nên mua những củ gừng như vậy.

Ngoài ra, còn có 1 mẹo nhỏ để kiểm tra chất lượng thịt gừng mà không cần bẻ đôi củ gừng. Bạn hãy quan sát các nếp gấp ở vỏ gừng. Nếp gấp càng rõ, khoảng cách giữa các nếp gấp rộng thì đó là gừng tươi, ngon và nhiều chất dinh dưỡng đấy.

Những loại thực phẩm mọc mầm quý hơn ‘vàng mười’

0

Khi thấy thực phẩm mọc mầm, không ít bà nội trợ sẽ không ngần ngại mà vứt chúng vào sọt rác mà không biết rằng những thực phẩm mọc mầm dưới đây lại vô cùng tốt.

3 thực phẩm mọc mầm quý hơn “vàng mười”
Đậu phộng nảy mầm

Tuy nhiên, nếu đậu phộng để ở nhà, không được bảo quản cẩn thận mà bị mốc, mọc mầm thì lại là chuyện khác. Loại đậu phộng này có khả năng đã bị nhiễm độc tố aflatoxin – một loại độc tố gây ung thư gan và không được phá hủy hoàn toàn ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao. Cách tốt nhất để đối phó với loại đậu phộng này là vứt chúng đi.Đậu phộng nảy mầm khi được gieo trồng cẩn thận không những không có độc mà còn có giá trị dinh dưỡng kép. Trong quá trình nảy mầm của đậu phộng, hàm lượng vitamin C sẽ tiếp tục tăng lên, các axit amin thiết yếu cũng tăng lên gấp 7 lần. Quan trọng hơn, đậu phộng sau khi nảy mầm sẽ sản sinh ra một hoạt chất gọi là resveratrol. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống lão hóa rất mạnh.

Gạo lứt nảy mầm
Gạo lứt được xếp vào loại ngũ cốc thô, do chưa qua chế biến tinh nên hương vị không ngon bằng gạo tẻ, nhưng chính vì vậy mà gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn gạo tẻ. Sau quá trình ngâm ủ cẩn thận, các chất dinh dưỡng trong gạo lứt như lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) sẽ tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt.


Không chỉ mùi vị được cải thiện, gạo lứt nảy mầm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như ngăn ngừa táo bón và kích thích tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết và huyết áp, kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch cùng các biến chứng liên quan, ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

Tỏi nảy mầm

Trong thành phần của loại củ này đặc biệt rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene… giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, rất tốt cho bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não và có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm, viêm ruột. Chúng ta chỉ nên bỏ tỏi khi thấy nó xuất hiện những đốm đen, vì đó là dấu hiệu tỏi đang bị hỏng.Tỏi nảy mầm không chỉ ăn được mà còn có lượng dinh dưỡng cao hơn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với tỏi bình thường. Các chuyên gia cho biết, tỏi mọc mầm sẽ sản sinh ra các hóa chất thực vật, có thể làm hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cũng cao hơn, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do.
2 thực phẩm mọc mầm sinh ra độc tố
Khoai tây mọc mầm

Khoai tây nảy mầm là để tự bảo vệ mình khỏi sâu bệnh, nhưng lúc này chúng sẽ sinh ra độc tố và không thể ăn được. Thực tế, bản thân khoai tây có chứa một chất gọi là solanin, nhưng hàm lượng rất thấp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.


Tuy nhiên, sau khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanin sẽ tăng lên gấp 50 lần, đủ để gây đau họng, nôn mửa, đau bụng, khó thở và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn. Vì vậy, bạn hãy vứt khoai tây đi khi nó đã mọc mầm, đừng tiếc rẻ mà ăn chúng kẻo gây hại cho sức khỏe.

Khoai lang mọc mầm

Mặc dù khoai lang không sinh ra chất độc sau khi nảy mầm, nhưng lúc này hàm lượng chất dinh dưỡng và nước có trong khoai lang không còn được như trước nữa. Mùi vị của nó cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Tuy không sinh ra độc tố nhưng khoai lang mọc mầm lại rất dễ bị nhiễm nấm mốc, điển hình là ipomeamarone – chất khiến củ khoai bị đắng (hà), có thể khiến người ăn bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,… Dấu hiệu nhận biết khoai lang bị nhiễm nấm mốc là trên củ khoai sẽ có những đốm nâu hoặc đen.

Cả thế giới quý loại trái này còn hơn Đông trùng hạ thảo, Việt Nam có đầy nhưng không ai biết để mà ăn

0

Đây là một loại trái cây rất thơm ngon bổ dưỡng, đặc biệt vào những ngày nóng bức uống vào thì mát rười rượi và vô cùng khỏe khoắn.

Nói gần nói xa chẳng qua nói toẹt ra luôn đây là trái quách, 1 loại trái cây đặc sản của Trà Vinh, người ngoài Bắc chắc không biết nhưng ở miền Tây hầu như đứa nhỏ nào cũng biết
Đặc biệt vùng Trà Vinh, cứ sáng sớm là lũ nhóc trong xóm chạy vô vườn nhà nào có trái này để nhặt, vì cũng giống như sầu riêng, khi chín nó mới rụng xuống, chứ hái trên cây thì ăn dở ẹc hà.

Khi nhìn thấy trái này đầu tiên mọi người sẽ có phản ứng: “Trời ơi! trái gì đâu mà có màu tím đen đặc sệt, mùi nồng thấy ghê, không biết có ăn được không, thấy lo quá!”. Tuy nhiên sau khi nếm thử đảm bảo bạn sẽ rất ghiền hương vị này và không bao giờ quên.

Trái quách, cái tên còn nghe rất lạ đối với nhiều người. Bạn có biết được rằng trái quách có công dụng chữa trị bệnh rất tuyệt vời. Mọi người tham khảo thử nha.

Thông thường người ta dùng quách để giải khát, bạn có thể dầm với đá để ăn, đảm bảo ăn một lần là ghiền, vì mùi vị của trái quách rất ngon, lạ miệng, vị chua nhẹ, ngọt béo, hạt giòn giòn, giải nhiệt ngày hè.

Về công dụng chữa bệnh, người dân miền Tây thường dùng trái quách còn xanh cắt mỏng phơi khô dùng để chữa trị tiêu chảy, trái chín chống táo bón, giúp điều hòa tiêu hóa. Lá cây quách chữa trị viêm phế quản…

Bên cạnh đó hầu như nhà nào trồng quách cũng sở hữu vài ba chai rượu trong nhà để thết đãi khách hoặc dùng thường xuyên giúp cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu.

Cách ngâm rượu quách để chữa bệnh cũng vô cùng đơn giản. Chọn những quả chín tròn trịa, mặt ngoài không có vết xước hay thủng sâu. Dùng ruột quách ngâm hòa cùng với rượu, hoặc bổ quả quách ra làm những miếng vừa cho vào chum rượu, cũng có thể dùng dao khoét vài lổ trên trái quách rồi để nguyện trái ngâm với rượu. Dù cách nào đi nữa khi thành phẩm rượu phải trong, còn nguyên mùi thơm của quách mới đạt.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây quách được trồng nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, đặc biệt là những khu vực có đông đồng bào dân tộc Khơmer sinh sống. Loại cây này thường được trồng gần nhà ở của người dân để che bóng mát. Cây có thân to, cao từ 7-8 m, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.

Theo người dân, từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho trái là khoảng 4 năm, cây càng lâu năm thì cho trái càng nhiều. Cũng như trái sầu riêng, trái quách khi chín sẽ tự rụng (thường rụng vào ban đêm, có vỏ cứng nên không bị vỡ) nên người dân không cần phải trèo lên hái.

Quách là loại cây cao khoảng 7- 8 m, lá nhỏ và thân giống như cây cần thăng, trồng khoảng 7 năm thì cho trái. Lá dài 25-35 mm và rộng 10- 20 mm. Trái có đường kính 5 – 9 cm, cơm có vị chua ngọt. Khi chín Quách tự rụng, do có vỏ cứng nên nó khó đập vỡ khi rụng.

Quách có hình cầu, màu xám loang lổ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám, phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng và các hạt bám trên đó. Khi trái chưa chín phần thịt có màu trắng, khi chín phần thịt chuyển sang màu nâu sậm đến đen. Nếu để quá chín sẽ bị lên men như mật.

Theo phunugiadinh

Loại bột thường có trong bếp này, chỉ cần rắc 1 chút lên cây cảnh, nụ ra chi chít, hoa nở đầy vườn

0

Loại bột này thường có trong nhà bếp, có thể dùng để tưới cây, bón như phân cho cây cảnh rất hiệu quả. Bạn chỉ cần rắc một ít lên cành và lá của hoa trong thời kỳ cây cảnh đang ra nụ thì nụ hoa sẽ phát triển rất nhiều.

Bột này chính là baking soda trong nhà bếp, có thể nói baking soda này là một loại bột đa dụng, có tác dụng trên nhiều mặt của cây cảnh.

Vậy chính xác thì baking soda này có tác dụng gì đối với cây cảnh, cùng tìm hiểu dưới đây:

1. Bột baking soda thúc đẩy cây cảnh ra hoa nhiều hơn

Sắp đến mùa hoa nở, bạn hãy pha với baking soda và nước, hàng ngày phun lên bề mặt cây cảnh. Nhớ phun đều lên mọi bề mặt. Cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá và cành, có thể thúc đẩy sự phát triển của mầm hoa và thúc đẩy nụ hoa ra nhiều hơn.

Hơn nữa, nếu nụ đã lớn, nó còn có tác dụng thúc nở hoa và có thể làm cho hoa nở nhiều hơn, màu sắc đậm hơn.

Baking soda được coi như một loại phân bón tốt cho cay cảnh

Baking soda được coi như một loại phân bón tốt cho cay cảnh

2. Bột baking soda giúp ngăn ngừa sâu bệnh cho cây cảnh

Chúng ta đều biết rằng baking soda là một chất có tính kiềm. Đó là lý do tại sao chúng ta không dùng nó để tưới hoa mà để phun lên lá là vì chất kiềm làm cho đất bị nén lại, không tốt cho cây cảnh.

Nhưng ưu điểm nữa của chất kiềm là có thể phòng trừ sâu bệnh. Chúng ta còn hòa tan baking soda vào nước và phun vào một số chậu cây cảnh, loài hoa dễ bị sâu bệnh, có tác dụng phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, bột baking soda còn có thể diệt một số côn trùng bám đẻ trứng bám trên lá, rất hữu ích cho sức khoẻ của cây.

Rắc 1 ít baking soda tìm thấy trong bếp lên cây cảnh, nụ ra chi chít, hoa nở đầy vườn

Rắc 1 ít baking soda tìm thấy trong bếp lên cây cảnh, nụ ra chi chít, hoa nở đầy vườn

3. Bột baking soda dùng để ủ phân, khử mùi phân bón cho cây cảnh

Phân bón cây cảnh hữu cơ tự tạo thường được nhiều người yêu cây cảnh thích sử dụng vì an toàn cho môi trường và sức khỏe. Hơn nữa tự làm phân bón tiết kiệm được khá nhiều tiền.

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều chất thải có thể được chế tạo thành phân bón cây cảnh, giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây cảnh. Tuy nhiên phân bón hữu cơ lại có một nhược điểm chết người, đó là mùi không tốt, thậm chí có nhiều mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Khi đó, chúng ta có một cách là thêm một ít baking soda vào trong phân trộn, nó ức chế sự phát triển của nấm, vì vậy nó có thể khử mùi hôi rất mạnh.

Tất nhiên, trên đây vẫn chỉ là một phần nhỏ công dụng của baking soda. Còn rất nhiều công dụng khác của loại bột này mà bạn có thể từ từ khám phá nữa.