Người bệnh sốt xuất huyết trở nặng, tử vong vì chủ quan “hết sốt là hết bệnh”

Trương Thanh Hồng (20 tuổi) đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội xuất hiện triệu chứng sốt cao nhiều ngày. Hồng phải nghỉ học và nhờ bạn cùng phòng chăm sóc.

Đến ngày thứ 4, Hồng đỡ sốt, nghĩ rằng bản thân đã khỏi bệnh nên cố gắng lên lớp. Học được nửa buổi, nữ sinh mệt mỏi, khó thở, đau bụng, buồn nôn phải đưa đến bệnh viện.

Kết quả xét nghiệm xác định Hồng dương tính với virus gây sốt xuất huyết Dengue, đã vào giai đoạn sốc nặng. Bác sĩ phải thực hiện nhiều kỹ thuật hồi sức, cấp cứu và các loại thuốc chống sốc người bệnh mới qua cơn nguy kịch.

Giai đoạn đầu, ông Nguyễn Văn Châu (70 tuổi, ở Hà Nội) có biểu hiện sốt cao, các thành viên trong gia đình phải sắp xếp người ở nhà chăm sóc. Sau vài ngày, ông Châu đỡ sốt, gia đình thấy ông gần khỏi bệnh nhưng lại bất ngờ trở nặng, diễn biến bệnh rất nhanh chỉ trong một buổi chiều. Ông tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện.

Người bệnh sốt xuất huyết trở nặng, tử vong vì chủ quan hết sốt là hết bệnh-1
Người bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nặng ở giai đoạn đầu của bệnh (Ảnh: Như Loan)

Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sai lầm nguy hiểm sau giai đoạn đầu của bệnh là thấy cắt cơn sốt nhiều người chủ quan nghĩ đã khỏi bệnh, mà không biết rằng đây là giai đoạn bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng cao nhất.

Lúc này người bệnh có thể bị thoát huyết tương, tăng thấm thành mạch, xuất hiện dấu hiệu cảnh báo khác như xuất huyết dưới da, chảy máu cam. Người bệnh cần được theo dõi sát và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều. Nếu có dấu hiệu như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, bồn chồn, vật vã, mọi người nên đến viện nhanh chóng.

Thông thường, diễn biến của bệnh nhân sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 10 ngày. Từ ngày 1 đến ngày 3, nếu bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi tại nhà bằng việc đo nhiệt độ, bù nước điện giải, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thường là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, mất nước, sốc. Những ngày này, bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh nhân.

Chuyên gia cũng thông tin, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng do có một số quan điểm sai lầm như không được tắm, không vệ sinh họng, miệng.

“Người mắc sốt xuất huyết vẫn được tắm, nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu hoặc lau người ở phòng kín, tránh gió lùa. Người bệnh vệ sinh họng miệng bằng bàn chải mềm hoặc súc họng bằng các nước sát khuẩn thông thường hoặc nước muối”, bác sĩ Phúc khuyên.

Để bảo vệ họng miệng, chúng ta nên đeo khẩu trang khi ở nơi có không khí ô nhiễm hoặc nơi đông người. Trước ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, bạn nên rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi.

Nếu người bệnh sưng viêm đường hô hấp, cần uống nhiều nước và có thể dùng một số thuốc chống viêm phù nề theo hướng dẫn bác sĩ. Lượng nước uống hàng ngày nên là khoảng 2-3 lít, trong môi trường nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C. Mọi người có thể sử dụng nước hoa quả, nước cơm, nước bổ sung muối trên thị trường.

Không cần vườn rộng, vẫn có cách trồng bắp cải trong chai nhựa vô cùng đơn giản

Bắp cải có vị ngọt, thơm, mát, là loại rau có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và mùa đông thì không thể thiếu được món rau này trong mỗi bữa cơm gia đình.Bắp cải phân thành 2 loại là bắp cải trồng ngắn ngày và dài ngày. Với bắp cải ngắn ngày, chỉ sau 2,5 tháng gieo trồng bạn có thể thu hoạch, còn với giống dài ngày thì lâu hơn 1 tháng. Tuy nhiên, giống bắp cải dài ngày sẽ cho bắp to hơn và rau ăn có phần ngọt hơn.

Thời vụ trồng bắp cải.

Để việc trồng bắp cải trong chai nhựa hiệu quả bạn nên chú ý đến thời vụ cụ thể dưới đây :

– Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.

– Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.

– Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau.

Cách trồng:

Bạn có thể trồng bắp cải bằng cách gieo hạt hoặc trồng từ cây giống.

– Gieo hạt:

Bạn có thể tìm mua hạt giống rau bắp cải ở bất kỳ cửa hàng bán hạt giống nào. Trước khi gieo hạt vào đất hãy ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 50 độ C trong nửa tiếng. Hàng ngày tưới nước phun sương làm ẩm đất, khi thấy hạt nảy mầm hãy ngừng tưới trong 2 ngày, sau đó cứ cách 2 ngày lại tưới nước 1 lần.

– Trồng cây con:

Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ươm mầm từ hạt thì lựa chọn cách trồng cây con là hợp lý nhất. Hãy chọn những cửa hàng bán cây giống uy tín để đảm bảo chọn mua được giống tốt, không có mầm bệnh.

– Chăm sóc:

 

Tùy độ lớn của chai nhựa mà bạn cân đối để trồng số lượng cây hợp lý. Thông thường với chai nhựa đựng 15 lit chỉ nên trồng tối đa 2 cây. Chú ý không đặt các chậu sát nhau vì khi bắp cải lớn sẽ cần không gian để xòe lá.

– Bón phân:

Tổng lượng phân cần cho 1 chai nhựa: 25g N + 40g P + 25g K.

+ Bón lót: 1kg phân chuồng mục (dùng phân bã đậu ủ sẵn với đất) hoặc 100g phân vi sinh + 100g vôi bột + 40g Lân + 10g Kali + 6g Đạm trộn đều với đất .

+ Bón thúc: sau khi trồng vài ngày, cây hồi xanh thì đào lỗ giữa chai nhựa vùi 15g Kali + 6g Đạm vào và lấp kín tưới nước.

+ Còn lại 13g đạm chia làm 2 lần hòa nước tưới cho cây vào 2 giai đoạn: 25-30 ngày sau trồng hoặc khi cây bắt đầu cuốn bắp (45-50 ngày)

Hàng này tưới nước cho cây 2 lần sáng, chiều or có thể sử dụng giàn tưới thông minh của ivila để đặt năng suất cao hơn. Nếu thấy phần lá bên dưới đã già và ngả màu hãy tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi bắp.

Với cách trồng bắp cải trong chai nhựa đơn giản như vậy hy vọng sẽ giúp bạn có những món ăn ngon, hấp dẫn và an toàn vệ sinh cho gia đình mình.

Viết một bình luận