Nếu may mắn gặp cây này, đừng vội chặt đi, hàng nghìn người sống lại chỉ bằng 7 bài thuốc từ lá của nó

Dù là cây mọc hoang và được trồng khá nhiều nơi, song loài cây cúc tần này lại có thể kết hợp với các thực phẩm khác tạo thành bài thuốc cực kỳ hiệu quả.

Cúc tần là cây thuốc nam quý, thuộc họ cúc. Cây có tên gọi khác như cây từ bi, cây đại bi, đại ngải, băng phiến ngải, lức ấn, hoa mai não. Tên khoa học là Pluchea indica.

Cây cúc tần mọc hoang cũng như được trồng ở vùng đồng bằng. Cây được thu hái quanh năm, nhưng vào mùa hè – thu là thời điểm thuận lợi nhất để thu hoạch. Các bộ phân như cành, lá và rễ đều có thể dùng làm thuốc.

images2570187_11cay_cuc_tan

Cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cao 1 – 2m, cành mảnh. Lá mọc so le nhau, có hình bầu dục, nhọn đầu, gốc thuôn dài. Cụm hoa mọc ở ngọn các nhánh, đầu có cuống ngắn màu tim tím. Quả hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn thân cúc tần có lông tơ và mùi thơm.

Khi chữa trị các bệnh sau, bạn có thể dùng lá cúc tần dạng thuốc sắc, ngày uống 10-20g hoặc thuốc xông.

Bài thuốc chữa nhức đầu cảm sốt
cuc-tan
Khi bị nhức đầu cảm sốt, bạn có thể dùng lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần. Cụ thể, bạn dùng mỗi phần khoảng 8-10g sau đó đem sắc với nước, uống khi còn nóng.

Sau đó, cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng và lá hương nhu, sắc uống. Uống nước này có tác dụng chữa cảm sốt cực hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau mỏi lưng

Để chữa đau mỏi lưng, bạn có thể lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát. Hòa thêm cùng một ít rượu sao nóng lên. Sau đó, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Bài thuốc chữa chấn thương, bầm giập

Khi bị chấn thương, bầm giập ngoài da, bạn có thể nhanh chóng lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn. Sau đó, đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Bài thuốc trị thấp khớp, đau nhức xươngKhi bị thấp khớp, đau nhức xương, bạn có thể sử dụng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống.

Ngoài ra, có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống.

Bạn nên dùng bài thuốc này trong liên tiếp 5-7 ngày.

Bài thuốc chữa căng thẳng
3d4dc30cf67e494783c7f11bce80cda9
Khi bạn cảm thấy đau đầu do phải suy nghĩ quá nhiều, bạn nên áp dụng bài thuốc từ cúc tần kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác.

Cụ thể, bạn nên dùng 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Sau đó, cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi.

Tiếp tục cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được.

Bạn có thể ăn nóng trước bữa cơm chính. Ngày ăn 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Bài thuốc chữa viêm khí quản

Khi trị ho do viêm phế quản, bạn sử dụng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn.

Tất cả những thực phẩm này đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Bài thuốc chữa trĩ

Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược (lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng) lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ.
14593290999741_0101714_truongtho2086_4
Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa. Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.

Chữa hen

Dùng một bó cúc tần như bó rau muống, dựng vào chỗ mát. Sau đó bẻ cả ngọn, lá non, lá già rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi đem giã nát, cho một bát nước lọc vào lọc lấy nước cốt, bỏ phần xác. Dùng nước này uống liên tục trong vòng 100 ngày cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm

Tổ tiên nhắc nhở: 49 chưa qua 53 đã tới, vậy 49 và 53 có gì mà đáng sợ tới vậy?

Trong dân gian thường truyền tai nhau câu nói “49 chưa qua 53 đã tới” câu nói này cần phải hiểu như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những cách lý giải về 49 và 53

Cách lý giải thứ nhất

Các cụ dặn 49 chưa qua 53 đã tới có ý nghĩa thật sự là gì? Có đáng sợ như lời đồn

Khi cộng dồn số 49 ta thấy:

4+9=13

1+3=4

Tương ứng với nam gặp sao Thái Bạch, nữ gặp sao Thái Âm.

Cộng dồn số 53:

5+3=8

Tương ứng nữ gặp sao Thái Bạch, nam gặp sao Thái Âm.

Trong đó, “Thái” được hiểu là quá, “Bạch” là trắng; chủ về tang chế, tai nạn, xương cốt. “Âm” là đen, tối, nước, hiểm trở; chủ về ốm đau, dao kéo, xe cộ, sông nước.

bien-so-xe-49-53

Cách lý giải thứ hai

Chòm sao Thái Tuế quản 12 năm hàng Chi. Khởi điểm là 1 tuổi mang sao Thái Tuế. Cứ 12 năm lại lặp lại một lần.

Vào những năm có số tuổi chia cho 12 dư 1 (13, 25, 37, 49, 61, 73, 85…) sẽ mang sao Thái Thuế. Theo quan niệm phong thủy, Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu khiệt, hao tốn, ốm đau, tang chế.

Trước Thái Tuế có Thiên Không, sau Thái Tuế có Quan Sách. Hai sao này thuộc Hỏa và cũng được xem là những sao không có lợi.

Cách lý giải thứ ba

Cách này dựa vào chu kỳ 7 x 7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng.

Chẳng hạn như, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm.

Theo đó, 7×7=49 là hết một chu kỳ. Hết chu kỳ sẽ là 49, 53, có thể bị diệt vong hoặc có thể phát triển chu kỳ mới.

cac-cu-dan-49-chua-qua-53-da-toi-y-nghia-thuc-su-la-gi1-1951

Cách lý giải thứ tư

Từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh). Nếu ai vượt qua được nghĩa là họ bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời.

Cách lý giải thứ năm

49 là năm “hạn” Tam Tai, còn 53 là tuổi Kim Lâu. Hai “hạn” này đều nặng, tránh làm việc lớn.

Tuổi 49, 53 hay ốm có phải do vận hạn?

Việc nói 49, 53 là tuổi hạn, các chuyện không hay hoặc bệnh tật thường ập đến vào lúc này là không có cơ sở khoa học. Có người lo lắng năm hạn mà mắc bệnh chứ không có yếu tố tâm linh, thần thánh nào ở đây.

Trên thực tế, từ tuổi 49-53 trở đi, con người có sự lão hóa rõ rệt. Khả năng ăn uống kém dần, lượng dinh dưỡng vi chất ngày càng giảm.

Đa số phụ nữ đều mắc các bệnh liên quan đến thiếu canxi, thoái hóa xương khớp, loãng xương… rồi ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tim mạch.

Nam giới cũng thường gặp các bệnh về chuyển hóa vì cơ thể cũng giống như một cỗ máy, đã vận hành quá nửa đời người, các mạch máu cũng không còn là dòng nước thông suốt mà có thể bị tắc nghẽn do mỡ…

Đặc biệt, phụ nữ ở giai đoạn này phải đối mặt với tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi đó, họ dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản hoặc bộc lộ nhiều bệnh tật như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp…

Hầu như phụ nữ nào cũng phải đối mặt với tình trạng thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, rong kinh, kinh lúc có lúc không, đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là vào ban đêm. Một số phụ nữ còn gặp tình trạng nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn bốc hỏa và cảm giác lạnh trong người xen kẽ.

Do vậy, chúng ta cần chú ý tốt hơn về sức khỏe cũng như chú ý làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao thay vì lo lắng, bận tâm mãi về tuổi hạn.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, suy ngẫm

Viết một bình luận