Mẹo đơn giản làm nóng bánh mì cũ: Chỉ cần 1 bước nhỏ, bánh nóng giòn như mới ra lò, không khô cứng

Áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây, bánh mì cũ sẽ giòn ngon, hương vị thơm ngon như bánh mới ra lò.

Làm nóng bánh mì cũ bằng lò vi sóng

Bạn có thể làm nóng bánh mì cũ bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu chỉ cho bánh vào trong lò và làm nóng, bánh sẽ bị khô và cứng, rất khó ăn. Để bánh giòn và vẫn giữ được độ ẩm, bạn sẽ cần thêm một tờ giấy ăn. Nhúng một tờ giấy ăn sạch vào nước và vắt ráo nước. Dùng giấy bọc xung quanh chiếc bánh mì và cho vào lò vi sóng. Làm nóng bánh ở mức nhiệt cao nhất trong vòng 10 giấy. Lấy bánh ra kiểm tra xem đã đạt độ giòn mong muốn chưa. Nếu bánh chưa đủ nóng, bạn có thể tiếp tục làm nóng lần nữa. Lưu ý, tờ giấy phải đủ độ ẩm để bánh không bị khô

Làm nóng bánh mì bằng lò nướng

lam-nong-banh-mi-01

Cách này sẽ giúp bánh thơm ngon, giòn tan như mới mua. Trước khi cho bánh vào lò nước, bạn cần phải làm ẩm bánh. Hãy dùng bình phun sương và phun một lượng nước nhỏ lên toàn bộ bề mặt bánh. Sau đó, cho bánh vào lò nướng và làm nóng ở mức nhiệt 200 độ C trong vòng 5 phút.

Nếu không có bình phun sương, bạn có thể làm ẩm miếng bánh mì dưới vòi nước rồi cho vào lò nướng để làm nóng. Lưu ý, bạn sẽ không thể áp dụng cách làm ẩm dưới vòi nước với bánh mì mềm như bánh mì gối. Loại này chỉ có thể sử dụng bình phun sương để làm ẩm.

Làm nóng bánh mì bằng chảo

lam-nong-banh-mi-02

Nếu không có lò nướng hay lò vi sóng, cách đơn giản nhất để làm nóng bánh mì là sử dụng chảo rán thông thường. Với cách này, bạn có thể lựa chọn làm nóng bằng chảo không hoặc cho thêm bơ hoặc dầu ăn.

Đặt trực tiếp miếng bánh mì lên chảo và bật bếp. Chảo nóng lên sẽ giúp bánh mì nóng giòn trở lại. Dùng đũa ấn chặt bánh xuống đáy chảo cho chảo nóng nhanh. Mỗi mặt bánh chỉ cần làm nóng khoảng 30 giấy là được. Nếu thơm bơ hoặc dầu ăn, bánh sẽ giòn và đỡ bị khô hơn.

Dùng giấy bạc

Nếu trong nhà có giấy bạc, bạn có thể lấy một mẩu giấy vừa đủ để gói kín chiếc bánh mì. Bỏ bánh mì đã bọc giấy bạc vào trong một chiếc nồi có đế dày để tránh nồi bị cháy. Đậy kín nắp nồi và đặt lên bếp. Bật bếp ở lửa nhỏ. Làm nóng nồi trong khoảng 5-7 phút. Sau đó, bạn có thể mở nồi và lấy bánh ra. Bánh sẽ giòn tan như lúc mới ra lò.

Dùng cần tây

Với các loại bánh mì mềm như bánh mì sandwich, bánh mì ngọt… khi để lâu, chúng sẽ trở nên khô cứng do mất nước. Để bánh mì mềm ẩm trở lại, bạn hãy cho bánh vào túi zip sạch cùng với vài cọng cần tây. Để túi bánh mì ở chỗ mát khoảng 6 tiếng, bánh sẽ mềm như mới.

xem thêm;

Cắt nhỏ loại quả này rồi thả vào nồi luộc vịt: Thịt đậm vị, hết sạch mùi hôi

Luộc vịt với loại quả này sẽ khiến thịt vịt thơm và không bị dai. Ngoài loại quả này, bạn có thể cho thêm nước dừa để luộc vịt. 

Thịt vịt thanh mát, thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng vịt luộc vẫn là món được lòng người thưởng thức nhất bởi món ăn nhẹ nhàng, không cầu kì, không có nhiều dầu mỡ và dễ ăn.

Tuy nhiên, mỗi khi tiến hành luộc thịt vịt, nhiều mẹ nội trợ lại không thể làm bay hết mùi tanh khó chịu mỗi khi luộc vì lông vịt sau khi nhổ sẽ tiết ra một mùi khá hôi khiến thịt luộc cũng bị ám mùi hương này. Để có thể giúp vịt có được vị thơm lừng, không còn tỏa mùi khó chịu nữa, chị em nên lưu ý và áp dụng ngay cách luộc này nha.
luoc-vit-ngon

Mướp hương là loại quả quen thuộc với mọi người. Nhưng loại quả này thường được mang luộc, xào lòng gà, nấu canh cua, xào trứng chứ ít người biết cho vào luộc vịt lại rất hợp.

Dưới đây phunutoday.vn sẽ giới thiệu với bạn bí quyết luộc vịt đặc biệt với nước dừa và mướp hương. Nước luộc có thể dùng để chế biến món canh thơm ngon bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

– Vịt: 1 con

– Nước dừa: dùng dừa non

– Mướp hương

– Gừng, chanh muối

– Khoai sọ, rau muống, rau ngổ

– Gia vị
luoc-vit-ngon
Khử mùi hôi cho thịt vịt

Đây là bước quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.

Bạn dùng muối hạt (trong nhà lúc nào cũng nên có 1 bịch muối hạt loại to) chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Luộc vịt ngon hơn với quả mướp

– Vịt làm sạch sẽ xát chanh, muối, gừng hay giấm,rượu tuỳ ý để khử mùi hôi rửa sạch để ráo Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt (không cho quá nhiều nước dừa).

– Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc lạnh nhưng ngan vịt luộc sôi mới ngon) Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.

– Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp. Ngâm vịt trong nồi chừng 15 – 20 p mới vớt.
luoc-vit-ngon12
– Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống + rau ngổ vào dùng nóng (rau muống hút bớt mỡ vịt nên nếu không hớt mỡ đi ăn cũng không bị quá ngấy).

Để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín, chỉ cần tắt bếp và chặt miếng vừa ăn bày ra đũa là xong.

– Thành phẩm: thịt vịt rất thơm, mềm và ngọt đậm, canh rau vị ngọt thanh và rất thơm.

Viết một bình luận