Trang chủ Blog Trang 66

3 loại thực phẩm gây K cực mạnh, nhất là loại thứ 3, tuyệt đối không được ăn

0

Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng cũng có thể gây hại nếu bạn lựa chọn không đúng loại.

Trầu cau

Trầu cau không chỉ là món ăn vặt đối với một số người mà nó còn có thể sử dụng như một vị thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Nếu ăn trầu cau một cách hợp lý, nó có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, tác động tích cực đến lá lách, dạ dày, có tác dụng loại bỏ thức ăn tích tụ.

Tuy nhiên, lõi của quả cau được cho là chất có thể kích thích sự phát triển các tế bào K vì nó có chứa arecoline. Đây là một loại alkaloid gây kích ứng và có thể gây K. Nhai trầu lâu ngày sẽ khiến arecoline đi vào miệng, hệ tiêu hóa gây ra đột biến gen tế bào.

Bên cạnh đó, trầu còn chứa các chất khác như polyphenol, tannin và kim loại nặng cũng có thể tác động không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý, nguy cơ mắc K do nhai trầu cầu liên quan đến việc nhai lâu dài và với số lượng lớn. Việc thỉnh thoảng ăn trầu thì nguy cơ bị K cũng sẽ không cao.
thuc-pham-gay-k-01
Mĩa lõi đỏ

Mía chứa nhiều chất xơ, vitamin C, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Nó có vị ngọt, thơm ngon, chứa nhiều nước và đường glucose. Mía không chỉ dùng để ăn vặt mà còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Bạn cần phải lưu ý rằng nếu quy trình vận chuyển, phương pháp bảo quản và điều kiện môi trường không tốt thì cây mía cũng có thể bị nấm mốc tấn công và sinh ra một lượng lớn các loại độc tố có hại cho sức khỏe.

Khi cây mía xuất hiện phần lõi màu đỏ, kết cấu mềm, thậm chí có vết nấm mốc và có mùi hôi thì bạn không nên sử dụng. Mía lõi đỏ thường do nấm arthrospora gây ra. Nó tạo ra axit 3-nitropropionic. Chỉ cần 0,5 gram chất này cũng có thể gây ra ngộ độc cho người trưởng thành. Ngoài ra, nó cũng là một trong những tác nhân kích thích sự hình thành của các tế bào K. Khi ăn với một lượng nhỏ thì bạn sẽ không thấy biểu hiện ngộ độc ngay lập tức nhưng “tích tiểu thành đại”, sử dụng mía lõi đỏ trong thời gian dài có thể khiến bệnh tật phát triển.

Các loại trái cây bị mốc
thuc-pham-gay-k-02

Trái cây rất dễ bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách, nhất là khi ở môi trường khí hậu ẩm ướt, oi bức. Trái cây bị nấm mốc không chỉ thay đổi về mùi vị mà còn có thể chứa một lượng lớn aflatoxin. Đây là một chất gây K cực mạnh. Nạp chất này vào cơ thể trong thời gian dài có thể dẫn tới K gan, K thận và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Vì vậy, bạn cần kiểm tra cẩn thận các loại trái cây trước khi ăn. Nếu thấy chúng có dấu hiệu nấm mốc thì nên bỏ đi. Nhiều người tiếc của thường cắt bỏ phần hỏng của trái cây và ăn phần còn lành lặn. Tuy nhiên, một khi mốc đã xuất hiện thì chúng có thể đã lan ra toàn bộ quả mà mắt thường chúng ta không thấy được.

xem thêm;

Nhớ nhé: Những người tuyệt đối không ăn su hào dù thèm đến mấy

Su hào là loại rau củ ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên có những đối tượng tuyệt đối không nên ăn.

Lợi ích của su hào với sức khỏe

Theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào thuộc họ cải, có vị ngọt, cay, tính mát.

Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết… Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, tác dụng đàm tích, thực tích.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27kcalo, 1,7g chất đạm, 6,2g carbohydrate, 3,6g chất xơ, 24mg canxi, 19mg magiê, 46mg phốt pho, 350mg kali, 20mg natri, 62mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.

Như vậy su hào được biết đến là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe.
su-hao8
Mặc dù vậy, vẫn có những người không nên ăn su hào để tránh gây hại cho sức khỏe.

Người đau dạ dày, trẻ em

Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.

Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.

Người bị bệnh tuyến giáp

Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
su-hao5

Cách chọn và mua su hào:

– Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.

– Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…)

– Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

Nhà dùng bếp gas phải biết việc làm chỉ với một cây tăm này: Có thể giúp giảm “kha khá” tiền gas một năm

0

Chỉ bằng hành động nhỏ, gia đình có thể giải quyết được vấn đề với chiếc bếp gas, đồng thời tiết kiệm được phần nào chi phí khi sử dụng.

Nhắc tới căn bếp của mọi gia đình, chắc chắn không thể bỏ qua vật dụng mang tên bếp nấu. Bếp nấu có nhiều loại, song một trong những loại phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng nhất, thì chính là bếp gas.

Được ưa chuộng là bởi cơ chế hoạt động cũng như cách sử dụng của loại bếp này khá đơn giản. Khi bật bếp thông qua nút bấm điện tử hoặc núm vặn cơ học, lúc này, khí gas từ bình sẽ đi qua đường ống dẫn khí, lên đến các vòi phun của bếp dưới mâm chia lửa. Đồng thời, bộ phận gốm áp điện hoặc một mạch điện tử sẽ tạo ra tia lửa, bắt vào dòng khí. Từ đó, khí gas sẽ bốc cháy thành ngọn lửa, được phân bổ lên các đầu phun.

Giải quyết vấn đề bếp gas chỉ bằng chiếc tăm

Ngọn lửa thông thường sẽ có màu xanh, tuy nhiên khi ngọn lửa đã chuyển sang màu đỏ, trạng thái cháy không đều, thậm chí nửa cháy nửa tắt, thì có nghĩa là bếp đang gặp vấn đề. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài khiến việc nấu nướng của người dùng mất nhiều thời gian hơn, tốn nhiều gas và lãng phí gas hơn.

Ngọn lửa bình thường từ bếp gas sẽ có màu xanh (Ảnh minh họa)

Song khi lửa chuyển đỏ tức là bếp gas đang gặp vấn đề (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho biết, để giải quyết vấn đề, đôi khi người dùng chỉ cần sử dụng đúng 1 chiếc tăm. Nguyên nhân vấn đề phần lớn đến từ thói quen không vệ sinh bếp gas sau thời gian dài của gia chủ, đặc biệt là khu vực các lỗ phun đầu đốt có kích thước li ti.

Khu vực này có thể bị bụi bẩn, dầu mỡ, vụn thức ăn hoặc các loại cặn bẩn từ gas, dầu bịt lại. Vì vậy, người dùng có thể dùng tăm, đưa vào các lỗ phun đầu đốt để vệ sinh, đẩy các chất bẩn ra ngoài.

Để vệ sinh kỹ và sâu hơn, có thể nhấc hẳn phần lõi bếp lên, tiếp tục cố định tăm trong các lỗ phun đầu đốt này rồi vệ sinh lõi bếp với nước sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Cuối cùng, để bếp khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm lau, sau đó lắp lại vào vị trí ban đầu.
Một chiếc tăm có thể giải quyết các loại cặn bẩn ẩn chứa trong các lỗ phun đầu đốt bếp gas có kích thước li ti
Bằng các thao tác trên, những vấn đề tồn tại ở bếp gas có thể được giải quyết. Lửa sẽ được cháy một cách bình thường, ổn định, đẩy nhanh quá trình nấu nướng từ đó tiết kiệm gas cho gia đình.

Để kiểm tra, người dùng hãy bật bếp gas trở lại và quan sát nó. Nếu cảm thấy lực cháy của lửa tăng lên đáng kể thì có nghĩa và vật cản ở các lỗ phun đầu đốt đã được loại bỏ hoàn toàn.

Chỉ với các cách làm đơn giản, người dùng đã có thể tự giải quyết vấn đề của bếp gas tại nhà. Các đại lý phân phối cũng khuyên rằng, để hạn chế tối đa việc các cặn bẩn từ dầu, gas thừa, người dùng cần thực hiện thêm 1 bước sau trước khi tắt bếp gas. Đó là khóa van bình gas lại.

Khi gas từ bình được chuyển qua ống lên bộ phận đốt của bếp, sau khi sử dụng xong, khả năng sẽ tồn đọng một lượng thừa nhất định. Đây là lượng gas đã được chuyển ra khỏi bình và ống dẫn gas. Chính vì vậy, việc khóa van bình gas rồi tắt bếp sẽ đảm bảo đảm bảo cho lượng gas thừa được tiêu thụ hết, đảm bảo không có gas bị rò rỉ bên ngoài bình gas. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho lần sử dụng sau, khi bật bếp sẽ không bị tình trạng bùng lửa đột ngột.

Các phương pháp sử dụng bếp gas tiết kiệm

Dưới đây là một số lời khuyên người dùng có thể tham khảo để việc sử dụng gas, bếp gas tại nhà được tiết kiệm hơn

1. Hạn chế đun nấu ở nhiệt độ quá lớn

Nhiều người quan niệm bật lửa càng lớn thì thức ăn sẽ càng được nấu chính nhanh chóng, từ đó tiết kiệm gas hơn. Tuy nhiên trên thực tế lại hoàn toàn gây phản tác dụng.

Ví dụ khi đun nước, khi nước đã sôi, hãy giảm nhiệt về mức thấp nhất rồi tắt dần. Nếu điều chỉnh lên mức nhiệt cao nhất, nước cũng sẽ không thể nóng hơn nữa mà thay vào đó sẽ là tiêu tốn một lượng lớn gas không cần thiết.

Thêm vào đó, ngọn lửa lớn còn tiềm ẩn làm đồ lâu chín hơn, bởi khi đó nhiệt sẽ không tập trung hoàn toàn vào đáy nồi mà sẽ bị phân tán ra môi trường xung quanh một cách lãng phí. Chính vì vậy, thay vì luôn để lửa lớn, hãy đun nấu ở nhiệt độ vừa phải, vừa đủ làm thức ăn chín, vừa giúp tiết kiệm gas.

2. Không bật, tắt bếp quá nhiều lần

Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong thời gian nấu không chỉ gây tốn gas mà còn vô tình cũng làm giảm tuổi thọ của bếp. Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, người dùng nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, việc nấu ăn mới có thể diễn ra liên tục và đúng theo quy trình, cho ra món ăn ngon miệng và hạn chế việc lãng phí gas.

3. Hạn chế mở nắp nồi sau khi nấu

Sau khi đã nấu chín thực phẩm, nếu chưa sử dụng ngay, hãy tiếp tục đậy nắp nồi để giữ nhiệt. Việc hạn chế hơi nóng thoát ra sẽ giúp người dùng cắt giảm thời gian sử dụng gas, không cần đun đi đun lại đồ nhiều lần, vô tình gây tốn gas hơn. Thêm vào đó, việc đậy nắp nồi cũng sẽ ngăn sự bay hơi của một số chất dinh dưỡng của thức ăn.

4. Để ý hơn đến các loại nồi, chảo

Bếp gas được xem là loại bếp “dễ tính” hơn hẳn so với bếp từ và bếp điện khi có thể áp dụng đa phần loại nồi, chảo để sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo có được độ dẫn nhiệt tốt nhất từ bếp đến thực phẩm, người dùng nên ưu tiên sử dụng các loại nồi, chảo làm bằng đồng, thép hay inox đế mỏng. Khi thức ăn được làm chín nhanh hơn, đồng nghĩa với việc thời gian nấu trên bếp giảm đi, từ đó tiết kiệm gas hơn.

Tiếp theo, hãy luôn chắc chắn rằng nồi, niêu, xoong, chảo nhà bạn luôn ở trong tình trạng tốt, không trầy xước, nứt vỡ, móp méo và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Việc tình trạng chiếc nồi không còn nguyên vẹn sẽ ảnh hưởng phần nào tới khả năng hấp thụ nhiệt của chúng, thực phẩm nấu lâu chín, gây tốn gas.

Cuối cùng là về cách sử dụng. Các loại nồi phải có kích thước phù hợp với lượng thức ăn cần nấu, không nên nấu lượng thức ăn nhỏ trong chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas.

Loại ɾɑᴜ ρhá hủy hơп 90% ɫế bào ᴜпg ɫhư ɫɾoпg ʋòпg 48h mà пgười Việɫ cứ пgỡ ℓà ɾɑᴜ Ԁại mọc đầy đườпg

0

Thời gian gần đây ɫɾên mạпg xã hội ℓiên tục xuấɫ hiện thôпg tin ɾaᴜ chùm пgây có thể ᴛiêᴜ Ԁiệᴛ được 5 ℓoại ᴜ.пg ɫhư ɴguy hiểм. Theo báo cáo từ Truпg ᴛâм siпh học Quốc giɑ củɑ chíпh ρhủ Mỹ, chiếɫ xuấɫ từ cây chùm пgây có thể ᴛiêᴜ Ԁiệᴛ được 93% tế bào ᴜпg ɫhư ρнổi ở пgười ɫɾoпg ʋòпg 48 giờ.

Khôпg chỉ ʋậy, chiếɫ xuấɫ пày còn có tác Ԁụпg mạпh mẽ ứс сʜế sự ℓây ℓan củɑ tế bào ᴜ.пg ɫhư ác tíпh кнiến chúпg кнôпg thể ℓây ℓan. Saᴜ 7 пgày, пó có thể xóɑ sổ hoàn toàn tế bào ᴜпg ɫhư ρнổi.

Chấɫ Ԁiпh Ԁưỡпg từ ɾaᴜ chùm пgây

Troпg пhiềᴜ thập kỉ qua, ɾaᴜ chùm пgây ʋẫn đã được пgười Ԁân Ấn Độ Ԁùпg để điềᴜ ɫɾị пhiềᴜ ɓệпh пhư thiếᴜ мáυ, tiểᴜ đườɴg,viêм кнớp, ɫɾúпg ρhong…Trước đây, пgười Ԁân ở các quốc giɑ có пền ʋăn miпh cổ пhư Hy Lạp, Italiɑ cũпg đã biếɫ sử Ԁụпg các bộ ρhậɴ пhư ℓá, hoa, quả, hạt, ᴛнâɴ, ɾễ củɑ cây chùm пgây để ʋừɑ ℓàm thực ρhẩm, ʋừɑ ℓàm ɫhuốc ɫɾị ɓệпh.

Hiện пay, giá ɫɾị Ԁiпh Ԁưỡпg củɑ ɾaᴜ chùm пgây cũпg đã được côпg пhậɴ.Theo Truпg ᴛâм sức кнỏe toàn cầᴜ Johns Hopkins thuộc Trườпg Đại học Johns Hopkins, Mỹ, ɾaᴜ chùm пgây có chứɑ hơn 90 cʜấᴛ Ԁiпh Ԁưỡпg tổпg hợp bao gồm 7 ℓoại ʋitamin, 6 ℓoại кнoáɴg cʜấᴛ, 18 ℓoại ɑxiɫ ɑmin, 46 cʜấᴛ chốпg oxy hóɑ.

Raᴜ chùm пgây có chứɑ пhiềᴜ hợp cʜấᴛ пgăn пgừɑ ᴜпg ɫhư ʋô cùпg hiệᴜ quả.

Ngoài ɾa, cây chùm пgây còn cuпg cấp пhiềᴜ hợp cʜấᴛ quý hiếm пhư zeatin, ɑlpha-sitosterol, quercetin, caffeoylquinic ɑcid ʋà kaempferol. Hơn пữa, ℓoại ɾaᴜ пày còn giàᴜ các cʜấᴛ chốпg ʋiêм ɴʜiễм, các cʜấᴛ кнáпg sinh, кнáпg độς tố, các cʜấᴛ giúp пgăn пgừɑ ʋà điềᴜ ɫɾị ᴜпg ɫhư, ᴜ xơ tiền ℓiệɫ tuyến, giúp ổn địпh huyếɫ áp, hạ cholesterol, bảo ʋệ gaɴ. Các пhà кнoɑ học đã ρʜáɫ hiện ℓá chùm пgây chứɑ пhiềᴜ Ԁưỡпg cʜấᴛ hơn quả ʋà hoɑ. Còn so ʋới các ℓoại thực ρhẩm кнác, ɾaᴜ chùm пgây chứɑ Vitamin A пhiềᴜ hơn cà ɾốɫ 4 ℓần, ʋitamin C пhiềᴜ hơn cam 7 ℓần, canxi gấp 4 ℓần sữa, sắɫ gấp 3 ℓần cải bó xôi, đạm пhiềᴜ gấp đôi sữɑ chuɑ ʋà ρotassium gấp 3 ℓần quả chuối.

Tác Ԁụпg chữɑ ɓệпh ᴛнầɴ kỳ củɑ ɾaᴜ chùm пgây

Ngăn пgừɑ ᴜ.пg ɫhư

Như đã пói ở ɫɾên, ɾaᴜ chùm пgây có chứɑ 46 hợp cʜấᴛ chốпg oxy hóa, ɫɾoпg đó có Vitamin A ʋà C, giúp ɫɾuпg hòɑ các tác độпg tán ρʜá củɑ tế bào gốc tự Ԁo. Thêm ʋào đó, chùm пgây còn có 2 hợp cʜấᴛ có tác Ԁụпg ρhòпg ʋà chặn đứпg sự tăпg ɫɾưởпg củɑ củɑ кнối ᴜ. Vì ʋậy, пếᴜ пhư chị em muốn пgăn пgừɑ ɓệпh ᴜпg ɫhư ʋà các ɓệпh ᴛʜoái ʜóᴀ пhư ᴛʜoái ʜóᴀ điểm ʋàпg ʋà ɓệпh xơ пaɴg, đừпg bỏ ℓoại thực ρhẩm cực kỳ bổ Ԁưỡпg пày пhé!

Chùm пgây ℓà mộɫ biện ρʜáp tăпg cườпg sức đề кнáпg cho ɓệпh ɴʜâɴ xạ ɫɾị ᴜ.пg ɫhư.

Đối ʋới пhữпg ɑi ʋẫn ưᴜ tiên Ԁùпg ρhươпg ρʜáp xạ ɫɾị ʋà hóɑ ɫɾị, bạn có thể bổ suпg ɾaᴜ chùm пgây để tăпg cườпg sức đề кнáng, пhằm chốпg ℓại các tác Ԁụпg ρhụ mà xạ ɫɾị ʋà hóɑ ɫɾị gây ɾɑ.

Hạ mức đườɴg huyết

Raᴜ chùm пgây có кнả пăпg hạ mức đườɴg huyếɫ Ԁo chứɑ пhữпg hợp cʜấᴛ đặc biệɫ ɫɾoпg ℓá. Mộɫ пghiên cứᴜ gần đây ρʜáɫ hiện пhữпg пgười ρhụ пữ sử Ԁụпg 7gr bộɫ ℓá chùm пgây/ngày ɫɾoпg ʋòпg 3 tháпg ℓiên tục, đã giảм пồпg độ đườɴg huyếɫ пhaпh chóng

Giảm ʋiêм ʋà пgừɑ ℓoãпg xươɴg

Các hợp cʜấᴛ isothiocyanates, flavonoids ʋà ɑxti ρheɴolic có ɫɾoпg ℓá, quả ʋà hạɫ chùm пgây có tác Ԁụпg chốпg ʋiêм cực kỳ hiệᴜ quả. Ngoài ɾa, ʋới hàm ℓượпg canxi gấp 4 ℓần sữa, ɾaᴜ chùm пgây ℓà mộɫ ɫɾoпg пhữпg ℓoại thực ρhẩm пgăn пgừɑ ℓoãпg xươɴg, ʋô cùпg tốɫ cho ρhụ пữ ɫɾuпg пiên ʋà пgười già.

Bạn có thể ɴấᴜ súp chùm пgây ăn để tăпg cườпg sức кнỏe.

Tấɫ cả mọi bộ ρhậɴ ɫɾên cây chùm пgây đềᴜ có thể ăn được. Bạn có thể ɴấᴜ súp, Ԁùпg ℓàm ɫɾà để ᴜốпg hoặc chế biếɴ пhiềᴜ món ăn кнác ɴʜau. Bạn có thể ɴấᴜ súp, Ԁùпg ℓàm ɫɾà để ᴜốпg hoặc chế biếɴ пhiềᴜ món ăn кнác ɴʜau, thậm chí cả ɾễ cây cũпg có thể Ԁùпg ℓàm ɴguyên ℓiệᴜ ɫɾoпg ɴấᴜ пướng.

Làm sạch пước

Ở mộɫ số ʋùпg bị ô пhiễм пguồn пước ở các quốc giɑ пghèo thuộc Châᴜ Á, Châᴜ Phi, пgười tɑ ℓấy hạɫ chùm пgây пghiền пhỏ hòɑ ℓẫn ʋào пước để ℓoại bỏ các cʜấᴛ cặn bẩn có ɫɾoпg пguồn пước. Ngoài ɾa, cʜấᴛ Ԁầᴜ cay ɫɾoпg hạɫ cũпg có tác Ԁụпg sáᴛ кнuẩn пên ɾấɫ ɑn toàn cho sức кнỏe.

Ai cũng ăn bưởi mà không biết hoa bưởi ngâm một thứ chính là “báu vật”: Vừa sạch phổi lại hỗ trợ chữa nhiều bệnh

0

Hoa bưởi không chỉ đẹp mà còn làm dịu gan, làm sạch phổi, có tác dụng thông khí, giảm đờm, thông huyết, giải khát, giải nhiệt. Ngâm hoa bưởi cùng một thứ quen thuộc trong nhà, tác dụng càng tăng bội phần.

Sau khung cảnh tuyệt đẹp của hoa đào, hoa lê, tháng 3 tới, chúng ta lại chìm đắm trong hương bưởi dịu dàng, thanh lọc cơ thể theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhất là khả năng thanh lọc phổi, làm sạch phổi, khỏe gan vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Thật vậy, chỉ cần đến bên cây bưởi vào mỗi độ tháng 3, nhắm mắt, ngửi mùi thơm thoang thoảng, ngay lập tức, hương thơm dường như thấm cả vào tim phổi. Một cảm giác thoải mái trở về ngay lập tức, tràn chảy khắp cơ thể.

Ai cũng ăn bưởi mà không biết hoa bưởi ngâm một thứ chính là

Hoa bưởi có khả năng thanh lọc phổi, làm sạch phổi, khỏe gan vô cùng đáng ngưỡng mộ. (Ảnh minh họa)

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), hoa bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, không chỉ đem lại hương thơm dễ chịu, vẻ đẹp mộc mạc mà còn có tác dụng giải cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giải tỏa stress, lo lắng, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Hoa bưởi không chỉ đẹp mà còn làm dịu gan, làm sạch phổi, có tác dụng thông khí, giảm đờm, thông huyết, giải khát, giải nhiệt, có thể uống chung với các loại trà khác để bổ gan phổi, bổ thận và cải thiện thị lực…

Ai cũng ăn bưởi mà không biết hoa bưởi ngâm một thứ chính là

Hoa bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, không chỉ đem lại hương thơm dễ chịu. (Ảnh minh họa)

Ai cũng ăn bưởi mà dường như không biết hoa của nó chính là “báu vật”, để rồi hoa cứ rơi rớt xuống đất mà chẳng ai thèm lấy. Theo BS Toàn, người dân có thể dùng hoa bưởi để làm trà, có mùi thơm rất lâu, dù để qua 1 ngày thì hương thơm vẫn còn, vô cùng dễ chịu.

Hoa bưởi ngâm với mật ong, dùng vừa sạch phổi lại hỗ trợ chữa nhiều bệnh

Theo BS Toàn, cho hoa bưởi vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong ngâm 7-10 ngày cho hoa se lại. Sau đó, vớt cánh hoa ra, bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh rồi dùng dần. Dù pha với nước lọc ấm hay trà, chúng đều vô cùng thơm ngon.

Đặc biệt, hoa bưởi ngâm với mật ong còn đem lại nhiều công dụng sức khỏe. Chúng không chỉ thanh lọc, làm sạch phổi mà còn thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, giải rượu, bảo vệ gan, giảm hỏa, lợi tiểu, rất tốt cho người hút thuốc, uống rượu lâu ngày. Nó cũng rất tốt cho những người thường xuyên tiếp xúc với điện thoại di động, máy tính, tivi… Dùng đồ uống sẽ giúp tạo lớp “áo giáp” bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Ai cũng ăn bưởi mà không biết hoa bưởi ngâm một thứ chính là

Cho hoa bưởi vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong ngâm 7-10 ngày cho hoa se lại. (Ảnh minh họa)

Chưa kể, hoa bưởi được dùng để uống kiểu này cũng có tác dụng hỗ trợ những người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim mạch vành, xơ cứng mạch máu và những người dễ nóng giận, béo phì.

Quan trọng nhất là nó còn có tác dụng làm đẹp da. Uống trà bưởi thường xuyên có thể dưỡng ẩm cho da, giúp da mịn màng, hồng hào và sáng bóng.

Hàng năm trước và sau Tết, khi hoa bưởi chưa rụng, bạn có thể hái một ít, rửa sạch, phơi khô rồi đem phơi nắng, thỉnh thoảng ủ hoa bưởi với nước sôi. Khi nhiệt độ nước nguội khoảng 50 độ thì thêm một ít mật ong vào, uống chung, thơm ngọt, mùi thơm nồng, cũng có tác dụng thanh lọc phổi, cực tốt cho sức khỏe.

Ai cũng ăn bưởi mà không biết hoa bưởi ngâm một thứ chính là

Uống trà bưởi thường xuyên có thể dưỡng ẩm cho da, giúp da mịn màng, thanh tú, hồng hào và sáng bóng. (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý nhỏ khi dùng hoa bưởi để làm sạch phổi và cải thiện sức khỏe, tránh phản tác dụng

– Liều lượng dùng hoa bưởi mỗi lần không nên quá nhiều, nên bắt đầu từ lượng nhỏ để quan sát phản ứng của cơ thể.

– Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc đang điều trị bất kỳ loại bệnh nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoa bưởi dù với mục đích gì.

– Bảo quản hoa bưởi ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mốc và đừng quên tránh ánh nắng trực tiếp.

– Hoa bưởi thơm, không độc nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu hít hương bưởi mà gặp các vấn đề khó chịu, dị ứng… thì bạn cần dừng lại ngay lập tức và đến thăm khám bác sĩ. Tùy cơ địa, một số người có thể không hợp hương bưởi thì không nên sử dụng.
Bưởi giúp giảm cân, đốt mỡ thừa nhưng khi ăn phải nhớ 5 điều này kẻo làm tổn thương nội tạng, thậm chí gây ch.ế t người

Thứ rau tưởng chỉ cho lợn ăn hóa ra lại là rau quý cực tốt cho sức khỏe, ăn cũng ngon không tưởng

0

– Đây là loại rau gắn liền với nghề nuôi lợn của nông dân Việt Nam nhưng nó lại là rau đắt tiền ở nước ngoài.

Loại rau này chính là bèo tây hay còn gọi lục bình. Bèo tây mọc dại trên sông nước. Trước đây nông dân thường vớt bèo tây để chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi lợn. Sau này nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã xử lý để chúng thành nguyên liệu đan túi, làm đồ mỹ nghệ

Bất ngờ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất thô của loại cây này hứa hẹn phòng ngừa ung thư. Tại Đài Loan, bèo tây được sử dụng như một loại rau ăn giàu caroten. Còn tại Indonesia người dân sử dụng phần thân và cụm hoa. Tại Việt Nam, vài năm gần đây, người dân một số vùng miền cũng bắt đầu sử dụng bèo tây chế biến nhiều món ăn ngon.

Bèo tây mọc dại trên sông nước

Bèo tây mọc dại trên sông nước

Bèo tây là một dạng cây thân xốp. Chúng có ngó khi thả dưới nước. Ngó bèo tây được dùng như ngó sen, còn đọt non thì dùng nấu xanh giòn xốp tương tự cây dọc mùng. Hoa bèo tây có thể luộc như rau thông thường hoặc nhúng bột chiên giòn. Thân bèo tây dùng được để xào thịt, nhúng lẩu, nấu canh chua…

Theo Đông y, lục bình vị ngọt, mát, có tác dụng giảm sưng tấy, giải độc. Bèo tây phần lớn là chất xơ và một số  hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl… có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và có tác dụng đối với ung thư.

Ngoài ra, chiết xuất thô và một số chất trong bèo tây cho thể chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Bèo tây còn có hiệu lực tương đương với tetracyclin khoảng 50%, hiệu quả cao thấp còn phụ thuộc vào chủng E.coli và S.faecalis. Dịch chiết thô chứa các chất kháng khuẩn khác nhau với hiệu quả và phương thức hoạt động khác nhau có thể hoạt động đối kháng hoặc hiệp đồng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Món ngon từ bèo tây

Món ngon từ bèo tây

Cây bèo tây có thể kháng nấm, có công hiệu với loại nấm C. albicans (nấm men) và Candida albicans.

Cây bèo tây có thể chống oxy hóa nhờ có thành phần hydroxyl và các liên kết không bão hòa trong cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập của nó cho thấy khả năng thu gom các gốc tự do cao.

Chú ý khi dùng bèo tây có loại gây ngứa nên cần chế biến kỹ tránh bị ngứa. Khi dùng bèo tây nên chọn loại bèo ở vùng nước sạch, tránh bèo ở khu sông nước ô nhiễm. Đó là vì bèo tây có đặc tính hút kim loại nặng và lọc nước. Do đó nếu lấy bèo tây ở khu nước ô nhiễm thì loại bèo đó có thể nhiễm kim loại nặng rất nhiều sẽ gây hại cho người dùng.

Trứng gà vỏ nâu hay vỏ trắng bổ dưỡng hơn: Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

0

Rất nhiều người quan tâm rằng trứng gà vỏ nâu với trứng gà vỏ trắng thì cái nào sẽ bổ dưỡng hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cụ thể khi trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Crystal Scott, chuyên gia dinh dưỡng ở Arizona đã đưa ra những phân tích về sự khác biệt của hai loại trứng vỏ nâu và vỏ trắng như sau.

Trước hết bà khẳng định màu sắc của vỏ trứng không liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng bên trong của quả trứng. Một quả trứng có giàu dinh dưỡng hay không là do chế độ ăn và điều kiện sống của gà quyết định chứ không phải màu sắc của vỏ. Vậy vì sao lại có sự khác nhau về màu sắc này, vị chuyên gia này cho biết, gà lông đỏ hoặc nâu thường cho trứng nâu, trong khi gà lông trắng sẽ đẻ trứng vỏ trắng.

 

7

Một số người đặt câu hỏi vì sao trứng nâu thường được bán đắt hơn so với trứng trắng. Các chuyên gia lý giải rằng giá của hai loại trứng không liên quan đến giá trị dinh dưỡng. Lý do trứng nâu đắt hơn là giống gà cho loại trứng này có kích thước lớn, cần nhiều thức ăn, không gian và quá trình chăm sóc phức tạp hơn nên sẽ đẩy giá ‘sản phẩm’ khi bán ra thị trường hơn chứ không phải nó có nhiều dinh dưỡng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngoài ra, gà mái đẻ trứng màu nâu mất nhiều thời gian. Điều này là do chúng cần thêm một giai đoạn để vỏ trứng được phủ một lớp màu nâu. Loại gà này cũng sinh sản ít hơn.

Tất cả yếu tố này có thể khiến việc chăn nuôi và duy trì giống gà đẻ trứng nâu trở nên đắt đỏ, từ đó đẩy giá thành lên cao.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bất kể màu vỏ ra sao, trứng đều là nguồn cung cấp đạm, selen, vitamin A, vitamin B, và choline hỗ trợ não bộ. Về mặt dinh dưỡng đối với sức khỏe, các chuyên gia đồng nhận định rằng, trứng nâu và trứng trắng không có sự khác biệt nào cả. Cả hai loại trứng này đều chứa lượng protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác như nhau.

Vậy điều gì quyết định dinh dưỡng trong mỗi quả trứng hay tất cả các quả trứng đều có lượng dinh dưỡng như nhau

Các chuyên gia trả lời rằng, hàm lượng dinh dưỡng của quả trứng phần lớn do chế độ ăn uống và điều kiện sống của gà quyết định. Vì vậy, điều quan trọng mà người tiêu dùng cần nhớ là lựa chọn những quả trứng được sinh ra bởi gà khỏe mạnh, được chăm sóc tốt chứ không cần phân biệt điều gì về màu sắc cả.

Các nghiên cứu cho biết: Trứng tốt cho sức khỏe nhất thường đến từ các con gà nuôi thả đồi, thả vườn. Trứng của con gà được nuôi trên đồng cỏ chứa nhiều chất béo, omega-3, nhiều vitamin D và beta-carotene (vitamin A) hơn so với gà được nuôi bằng thức ăn truyền thống.

Tiến sĩ Megan Hilbert, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết.”Nguyên nhân là bởi chúng có chế độ ăn uống gần với tự nhiên nhất. Những con gà này cũng vui vẻ và khỏe mạnh hơn”.

Tóm lại, trứng là một nguồn thức ăn vô cùng bổ dưỡng, vệ sinh và có giá thành phù hợp cho tất cả mọi người nên được các chuyên gia khuyến khích đưa vào chế độ ăn hàng ngày.

9
Một số món ngon từ trứng gà

Canh cà chua trứng gà

Chỉ với 2 nguyên liệu chính là trứng gà và cà chua và cần thêm 10 phút thì bạn đã có thể chế biến thành phẩm món canh cà chua trứng vừa ngon vừa lạ miệng. Món ăn này sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như các loại vitamin A, D,..

Trứng gà ốp la

Đây là món ăn quen thuộc thường dùng làm điểm tâm sáng, chỉ với một cái trứng chiên vừa chín tới ăn kèm với một ổ bánh mì và kết hợp với một ít nước tương hoặc tương ớt sẽ tại thành bữa sáng chất lượng đây nha.

Trứng cuộn rau củ
11
Thay đổi khẩu vị với món trứng cuộn rau củ sẽ giúp bạn ăn cơm nhiều hơn bình thường đó nhé. Sự kết hợp giữa bên ngoài món ăn là lớp trứng beo béo, bùi bùi, lớp bên trong là các loại rau củ giòn giòn, chấm cùng nước mắm hoặc nước tương thì ngon tuyệt cú mèo rồi đấy.

Trứng khuấy (trứng chiên truyền thống)

Đây được xem là món ăn quốc dân đối với sinh viên. Chỉ cần đập một cái trứng gà, cho thêm một ít hành lá băm nhuyễn rồi nêm gia vị gồm nước mắm, đường, bột ngọt sau đó khuấy thật đều lên rồi đem chiên chín là có thể thưởng thức với cơm trắng được rồi. Món ăn vừa ngon, cách làm lại đơn giản không mất nhiều thời gian chế biến phải không nào?

Trứng gà luộc

Đây là một món quốc dân nữa rồi nhé, trứng sau khi luộc chín bạn bóc vỏ và chẻ đôi trứng rồi cho vào một chén nước tương, khuấy nhẹ. Món ăn này nên ăn kèm với một dĩa rau luộc sẽ giúp các hương vị được hòa quyện với nhau mà ăn mãi không thấy ngán.

Cơm chiên trứng gà
12
Nếu kết hợp với trứng gà khi chiên cơm thì sẽ giúp cho dĩa cơm của bạn có thêm màu sắc vàng tươi thật bắt mắt và dễ kích thích vị giác hơn. Trứng gà beo béo hoà quyện với các gia vị thì sẽ làm cho bạn tránh được cảm giác bị ngán nếu chỉ chiên cơm với dầu ăn đấy nhé.

xem thêm;

Bồn rửa bát bị tắc đừng đổ nước nóng: Làm ngay cách này thông tắc nhanh còn khử được mùi hôi

Cống thoát nước của bồn rửa bát rất dễ bị tắc. Đổ nước nóng không phải là giải pháp tối ưu nhất. Thay vào đó bạn có thể áp dụng những cách này không chỉ thông tắc mà còn khử mùi hôi.

Dùng nước vo gạo và baking soda

Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít nước vo gạo cho vào bát rồi cho một lượng baking soda và nước vo gạo thích hợp vào trộn đều. Tiếp đến đổ xuống cống bị tắc, cống sẽ bắt đầu thông từ từ.

Sở dĩ cách này đem lại hiệu quả là vì bản thân nước vo gạo đã có khả năng tẩy bẩn mạnh, cộng thêm baking soda thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn

Bột giặt và giấm

Trong trường hợp đường ống thoát nước bị tắc do vết dầu mỡ, bạn có thể cho thêm một ít giấm vào bột giặt rồi pha 3 cốc nước nóng. Bột giặt có khả năng tẩy uế mạnh, thêm ít giấm hiệu quả sẽ tốt hơn.

Chất nạo vét đường ốngCó một cách dễ dàng và thuận tiện là sử dụng chất nạo vét đường ống chuyên nghiệp, an toàn, tiện lợi mà không tốn tiền, không làm hỏng đường ống. Tùy từng sản phẩm mà cách thực hiện có thể khác biệt ít nhiều nhưng quy trình tổng quan nhất như sau:– Hòa tan bột thông tắc bồn rửa chén vào nước.– Đổ dung dịch xuống ống dẫn nước/ cống nước bị nghẹt.– Đợi 60-180 phút (tùy loại bột và tình trạng tắc) để bột phát huy hết tác dụng phân hủy cặn bẩn trong bồn rửa chén.– Dội lại bằng nước sạch.Dùng hỗn hợp baking soda, giấm và muối

Bạn trộn baking soda và muối theo tỉ lệ 1:1, chuẩn bị 200ml giấm trắng. Tiếp đến đổ hỗn hợp baking soda và muối vào miệng cống rồi đổ giấm vào. Đậy nắp và chờ khoảng 1-2 tiếng. Rót thêm nước nóng vào cống để tăng khả năng làm sạch cặn bẩn cho bồn rửa bát bị tắc.

Dùng thụt thông bồn rửa bát

Trước tiên bạn xả nước vào bồn rửa bát. Sau đó bịt đầu cao su thụt thông tắc vào miệng ống. Nén thụt thông tắc xuống thật mạnh, rút lên nén xuống liên tục nhiều lần. Thực hiện liên tục thao tác trên cho đến khi nước trong bồn thoát được.

Dùng dây lò xo và móc sắt

Bạn chuẩn bị 1 dây lò xo hoặc dây sắt, cắt và duỗi lò xo bằng kìm. Uốn cong 1 đầu dây sắt thành chữ U. Cho đầu chữ U vào trong ống thoát nước một cách từ từ, vừa đưa vừa xoay tròn để rác bám vào móc. Bạn di chuyển móc sắt lên xuống vài lần cho đến khi kéo được hết rác trong ống ra.

Làm sao để hạn chế tình trạng bồn rửa bát bị tắc?

– Nhặt sạch vụn thức ăn và rác thải sau khi sơ chế nguyên liệu, rửa chén bát.

– Không đổ dầu mỡ, thức ăn thừa xuống bồn rửa bát.

– Sử dụng lưới lọc rác, vệ sinh và thay lưới mới định kỳ.

– Thỉnh thoảng nước sôi xuống đường ống thoát nước, ngay cả khi bồn chứa bị tắc để rửa trôi mỡ dư thừa.

– Dùng móc sắt lấy ra ngay những vật có kích thước lớn mà bạn vô tình làm rơi xuống ống.

– Hạn chế dùng nước có nhiều tạp chất, bùn đất khiến cả đường ống và vòi rửa bát bị tắc.

– Sử dụng dụng cụ thông tắc bồn rửa bát đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Cắm hai chiếc đũa vào chai nhựa: Mẹo đơn giản nhưng giải quyết 5 vấn đề lớn, ai cũng cần

0

Sau khi uống các loại nước khoáng, nước ngọt, bạn đừng vội vàng vứt chúng đi. Hãy giữ lại những vỏ chai nhựa này để tái sử dụng. Chúng có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề trong gia đình.

Trong những ngày nghỉ lễ hay đi chơi xa, khi mọi người thường phải xa nhà một thời gian thì câu hỏi chăm sóc cây trồng tại nhà như thế nào lại được đặt lên hàng đầu.

Khó khăn lớn nhất mà người chơi cây cảnh hay gặp nhất, nghĩ ra rất đơn giản nhưng lại nhiều người gặp phải. Tưới nước không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến 80% cây cảnh trong nhà bị ch.ế.t

Empty
Để tránh điều này, có 1 mẹo rất đơn giản mà không phải ai cũng biết: Cắm đũa vào vào chai nhựa rroif bỏ vào chậu cây cảnh. Vô cùng dễ dàng, đơn giản và dễ học.

Phương pháp 1:

Để làm ra thiết bị tưới hoa tự động này, đầu tiên bạn cần một chai nhựa rỗng và một đôi đũa bỏ đi. Tiếp theo, bạn có thể đục một lỗ nhỏ trên nắp chai nhựa, đảm bảo đường kính lỗ không quá lớn. Sau đó chuẩn bị một sợi dây, luồn qua lỗ và buộc thắt một nút nhỏ.

Sau đó, cố định những chiếc đũa vào hai bên chai nhựa bằng băng dính. Đổ đầy nước sạch vào chai nhựa và vặn chặt nắp lại, cuối cùng cắm phần đũa vào đất trong chậu để chai nhựa đứng vững.

Như vậy là bạn đã có một thiết bị tưới hoa tự động. Nước trong chai nhựa sẽ từ từ chảy ra ngoài qua lỗ nhỏ trên nắp chai, đảm bảo cây được tưới nước đúng cách, không lo thiếu nước trong những ngày bạn đi vắng.

Phương pháp 2:

Với cách này, trước tiên khoan 2 lỗ nhỏ trên nắp chai nhựa, kích thước của các lỗ nhỏ không được lớn hơn đường kính của đũa để đảm bảo có thể nhét đũa vào 2 lỗ nhỏ. Sau khi khoan, lần lượt nhét 2 chiếc đũa vào lỗ nhỏ là được.

Sau đó, bạn hãy đổ nước vào chai nhựa, vặn chặt nắp lại và úp ngược chai nhựa xuống đất trong chậu hoa. Như vậy là một thiết bị tưới tự động đã hoàn thành. Nước từ chai nhựa sẽ nhỏ giọt từ từ qua các khe hở trên đũa, tưới liên tục cho cây

Phương pháp này rất thiết thực và có thể dễ dàng giải quyết vấn đề tưới nước cho cây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng chai nhựa để trồng hoa. Với cách này, bạn hãy dùng dao rọc giấy cắt chai nhựa thành đôi, nên chọn loại 1,5 lít trở lên để có không gian cho cây phát triển.

Để “chậu hoa” này đẹp hơn, bạn có thể sơn màu bên ngoài hoặc vẽ hình thù theo ý thích. Sau dó, bạn chỉ cần cho đất và hạt mầm vào chậu rồi chăm sóc hàng ngày.
Empty
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản sau

Pha loãng dung dịch bia để lau lá, giúp lá dày và bóng, không bị ố vàng. Thực ra loại nước chua nói trên cũng có thể lau lá nhưng xét về tác dụng thì không bằng nước bia. Hơn nữa, dùng nước bia tưới cũng giúp cây cảnh phát triển khá tốt. Tuy nhiên, bạn không được dùng bia nguyên chất mà phải pha loãng với tỷ lệ 1 bia: 50 nước rồi mới tưới cho cây cảnh hoặc lau lá. Mỗi tuần lau lá 1 lần bằng nước bia pha loãng thì trong vài tháng, lá cây cảnh sẽ dày và bóng, có màu xanh ngọc bích long lanh.

Dùng vài quả thông lót dưới đáy chậu cây cảnh, bộ rễ sẽ phát triển mạnh và nhanh. Rễ là thứ đầu tiên cần phải chăm sóc, đặc biệt là hoa trồng trong chậu. Trạng thái tăng trưởng của hệ thống rễ sẽ có tác động lớn đến toàn bộ cây cảnh. Đồng thời giữa chậu cây và đất trồng tốt nhất nên có một lớp nước thoát nước. Lớp thoát nước này không chỉ có khả năng làm thoát nước thừa nhanh chóng mà còn thoáng khí, giúp bộ rễ phát triển dễ dàng hơn.

Trên đây là 1 số mẹo giúp bạn trồng cây cảnh tốt hơn. Bạn hãy thử xem, chắc chắn sẽ rất tốt cho cây cảnh nhà bạn.

xem thêm;

Cách trồng cần tây tại nhà bằng gốc tại nhà đơn giản

Cần tây là một loại rau chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc mua rau cần tây thường không đảm bảo về độ an toàn và chất lượng. Vậy tại sao bạn không thử học cách trồng cần tây tại nhà đơn giản dưới đây!

Cách trồng cần tây tại nhà bằng gốc
Ngoài cách trồng cần tây bằng hạt, bạn có thể tận dụng gốc cần tây có sẵn để trồng. Ưu điểm của cách trồng này là cây phát triển nhanh tuy nhiên cành sẽ nhỏ hơn so với cách trồng bằng hạt.

Để thực hiện cách trồng này, bạn chỉ cần thu các gốc rau cần tây đã qua sử dụng (cắt sát gốc) và ngâm gốc cây này trong nước lạnh. Có 2 cách để trồng rau cần tây bằng gốc là:

Bỏ gốc cần tây vào chậu nhỏ có đất mỏng và ẩm, đặt tại nơi có ánh sáng mặt trời.

Cho gốc cần tây vào chậu nước từ 3-5cm, cây sẽ ra rễ và phát triển. Cây cần tây trồng theo cách thủy sinh này chỉ phát triển ở mức nhất định, phù hợp với việc dùng lá cho salad hoặc gia vị. Nếu muốn cây phát triển tốt hơn, bạn nên trồng cây ra chậu đất.

cách trồng rau cần tây tại nhà

Cây cần tây là loại cây ưa nước, nếu thiếu nước cây sẽ còi cọc. Do đó, bạn nên tưới nước thường xuyên, đảm bảo chậu cây đủ ẩm giúp cây phát triển tốt. Ngoài ra, bạn cần chú ý đất trồng rau cần tây nên đảm bảo sạch sẽ, dinh dưỡng.

Thu hoạch rau cần tây

Trung bình, sau khi trồng rau cần tây bằng hạt, bạn sẽ có thể thu hoạch rau sau khoảng 60-100 ngày. Với rau cần tây trồng bằng gốc, bạn sẽ có thể thu hoạch sau khoảng 20 – 30 ngày.

Khi rau cần tây cao khoảng 30 – 45cm thì bạn cắt ngang gốc cần tây và tiếp tục bón phân để mầm non nhú và phát triển tiếp.

Như vậy, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức là bạn đã có ngay thành phẩm rau cần tây tươi xanh tốt cho sức khỏe cả gia đình rồi. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay cách trồng cần tây tại nhà thôi nào!

10 tác dụng của gừng và cách sử dụng an toàn nhất

Gừng là một trong những nguyên liệu giúp tăng hương vị của món ăn, mang lại một số công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Hơn thế nữa, gừng cũng có mặt trong một số phương pháp giúp làm đẹp da hiệu quả. Vậy những tác dụng chính của gừng là gì và những lưu ý khi sử dụng gừng ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 10 tác dụng của gừng qua bài viết ngày hôm nay nhé.

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây gừng

Không chỉ là một gia vị quen thuộc, gừng còn được sử dụng làm gia vị, thuốc. Tên khoa học của nó là Zinziber Officinal Rose.

Gừng là loại thân cỏ, thân phát triển theo hình ống, gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau, cao  khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ, phát triển ngầm dưới đất. Lá mọc so le, hình mũi mác thuôn dài, có gân giữa, khi vò lá có mùi thơm. Hoa gừng không mọc ra từ thân mà mọc từ củ, trụ hoa dài khoảng 20cm. Đài hoa có màu tím, dài khoảng 1cm. Bông hoa mọc sát nhau thành từng cụm.

Củ gừng không có một hình dạng cụ thể. Củ gừng thường dài khoảng 3 – 7 cm, dày hơn 1cm. Bề ngoài mặt sần sùi, có nhiều đốt, có vân tròn rõ. Củ gừng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng tro. Mặt cắt ngang rõ hình sợi thưa và nhiều chấm sáng.

Cây gừng thích hợp với những vùng có mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí cao. Chính vì vậy, gừng được trồng cực kì phổ biến ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… Ở Việt Nam, gừng được trồng nhiều ở các tỉnh thành miền Nam.

Gừng có hương vị hạt tiêu, với một chút chanh và hương thơm sắc nét. Vị cay nồng, cay và thơm của nó có thể được quy cho sự hiện diện của các loại tinh dầu và các hợp chất phenolic như gingerols và shogaols. Do hương thơm mạnh mẽ và cay của nó, gừng chiếm một vị trí quan trọng như một loại gia vị, món ngon và thậm chí là thuốc. Ngoài việc được sử dụng tươi, nó được sấy khô, bột, ngâm, hoặc được sử dụng dưới dạng nước trái cây hoặc dầu. Trà gừng là một yêu thích trong các hộ gia đình ở Việt Nam chúng ta và một phương thuốc tuyệt vời để chữa cảm lạnh và cúm.

2. 10 tác dụng của gừng đối với sức khỏe

Gừng được coi là “tủ thuốc” ở Việt Nam chúng ta do những lợi ích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của gừng.

Giúp giảm cân: Gừng có thể dễ dàng giảm sự tiêu thụ thức ăn bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống, bên cạnh đó Gừng thúc đẩy cảm giác no, có nghĩa là cần nạp ít calo hơn nhưng vẫn cảm thấy no. Gừng cũng được cho là một tác nhân mạnh mẽ tự nhiên có thể ngăn cản cảm giác đói và thèm ăn. Gừng còn được cho là một thành phần thiết yếu trong việc giảm cân vì nó ít calo và có thể khiến cơ thể sinh nhiệt. Thêm vào đó, gừng còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo.

Gừng có khả năng kích thích tình dục mạnh mẽ: Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong gừng tươi có chứa các dưỡng chất như chavicol, methyl heptenone, zingiberene, citral,… Đây là những thành phần có tác dụng làm giãn nở mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, lượng máu bơm đến dương vật nhiều hơn giúp cải thiện chứng yếu sinh lý rất hiệu quả. Sử dụng gừng để cải thiện vấn đề sinh lý ở nam giới là phương pháp được sử dụng từ rất lâu đời.

Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, cải thiện khả năng tình dục, giúp quá trình cương cứng của dương vật diễn ra dễ dàng hơn và nam giới có thể kiểm soát được khả năng cương dương của bản thân.

Ngăn ngừa ung thư: Rễ gừng có tăng cường chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư đại trực tràng và có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Gừng cũng có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác như ung thư vú, phổi, da, tuyến tụy và tuyến tiền liệt. Thêm một chút gừng vào cốc trà của bạn vào buổi sáng sẽ giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm một cách đơn giản, tiện lợi.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Gừng có thể bảo vệ bạn chống lại cảm lạnh và cảm cúm trong mùa đông. Loài cây này rất giàu kẽm, crôm, magiê, kích thích sự lưu thông máu, khiến cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt sự ra mồ hôi quá nhiều và sốt. Kết hợp gừng với chanh cũng là một cách bảo vệ hệ thống miễn dịch. Uống một cốc trà chanh gừng hàng ngày sẽ giúp luôn khỏe mạnh và vui vẻ vào bất cứ mùa nào trong năm

Khuấy động mùi vị các món ăn: Hương vị hơi ngọt kết hợp sự cay cay, tê tê, đặc biệt là mùi thơm không thể lẫn lộn của gừng sẽ mang lại cho bất kỳ một món ăn hoặc đồ uống một hương vị mới mẻ. Gừng là gia vị linh hoạt, nó có thể được thêm vào các món tráng miệng, các món ăn chính hoặc đồ uống. Ngoài các món ăn truyền thống châu Á, gừng thường được sử dụng như một thành phần trong các món nướng hoặc rang. Sử dụng gừng khi nấu các món từ thịt gia cầm, cá… có thể khử được mùi tanh, khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Gừng làm giảm rối loạn tiêu hóa: Gừng được cho là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho các vấn đề dạ dày. Nó có xu hướng tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm bớt hiện tượng nặng bụng. Gừng cũng là một phương thuốc chữa bệnh tốt cho hiện tượng chướng bụng và đầy hơi.

Rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy cũng có thể được giảm bớt và phòng tránh được bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn. Gừng cũng nổi tiếng với vị ngon miệng của nó. Không chỉ khuấy động mùi vị của món ăn, nó còn thúc đẩy sự đồng hóa tốt hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu của bạn.

Trị chứng say tàu xe: Nhiều người dễ bị say tàu xe, đặc biệt là say sóng. Gừng là cách tuyệt đối an toàn và hiệu quả để chữa nôn mửa hơn những loại thuốc thông thường. Một chút bột gừng có thể làm giảm và loại bỏ tất cả các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh và buồn nôn.

Giảm viêm và đau: Gừng được biết đến rộng rãi với tác dụng chống viêm của nó. Nghiên cứu y học cho thấy rằng gừng có hiệu quả như những thuốc giảm đau phổ biến. Gừng giúp làm giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau lưng và đau khớp. Uống trà với một miếng nhỏ gừng là một cách dễ dàng để làm giảm bớt cơn đau đầu và có một giấc ngủ ngon. Còn để đối phó với các cơ bắp bị đau sau những giờ tập luyện, có thể thêm một vài giọt tinh dầu gừng vào nước và ngâm mình trong bồn tắm trong 20 phút. Ngoài ra, một trong những phương thuốc chữa đau bụng kỳ kinh nguyệt hiệu quả nhất cũng chính là trà gừng.

Ăn gừng thường xuyên phòng chữa sỏi mật: Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Đã phát hiện thấy thành phần các chất trong vị cay của gừng tươi có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglandin – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin trong cơ thể quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên.

Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Một số chất trong củ gừng có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng mucin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, với người bị bệnh sỏi mật, những người có nguy cơ mắc phải bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.

Điều trị các vấn đề về hô hấp: Do đặc tính kháng histamin của gừng, gừng có hiệu quả trong điều trị dị ứng. Nó ức chế sự co thắt đường thở và giúp kích thích sự tiết chất nhầy. Trong nhiều thế kỷ, nó đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho cảm lạnh và cúm. Một muỗng cà phê nước gừng và mật ong có hiệu quả trong việc làm giảm cơn ho dai dẳng và đau họng liên quan đến cảm lạnh.

Trà gừng giúp loại bỏ tắc nghẽn cổ họng và mũi. Một hỗn hợp nước gừng tươi và cây hồ lô rất hữu ích trong việc chữa bệnh hen suyễn. Gừng cũng được tìm thấy là hữu ích trong điều trị cúm dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm. Đây là một trong những ứng dụng được áp dụng nhiều nhất của gừng.

3. Công dụng của gừng với da

Ngoài phòng chữa nhiều loại bệnh, gừng được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp. Nó thường được sử dụng trong một số sản phẩm thương mại để cải thiện làn da.

Lợi ích chống lão hóa: Gừng chứa khoảng 40 hợp chất chống oxy hóa bảo vệ chống lão hóa. Nó cải thiện sự xuất hiện của làn da của bạn bằng cách loại bỏ các độc tố và kích thích sự lưu thông, dẫn đến việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho da. Các chất chống oxy hóa ngăn ngừa thiệt hại từ các gốc tự do, do đó giữ được vẻ trẻ trung của làn da. Nó cải thiện độ đàn hồi, làm cho làn da của bạn săn chắc và trẻ trung hơn. Bằng cách này, nó làm chậm các dấu hiệu lão hóa.

Làm dịu vết bỏng: Nước gừng tươi có thể làm giảm đau và chữa lành da bị bỏng bằng cách khôi phục nó về vị trí tự nhiên. Bạn cũng có thể chà một lát gừng tươi lên da hai đến ba lần một ngày để làm mờ sẹo trong vòng 6 đến 12 tuần.

Xóa vết thâm và mụn: Là một chất khử trùng và làm sạch mạnh mẽ, gừng giúp giữ cho làn da sạch sẽ, mịn màng và không có vết thâm. Bên cạnh đó, nó cũng tiếp thêm sinh lực và kích thích làn da của bạn. Nó cũng là vũ khí chống mụn trứng cá tự nhiên tốt nhất vì giảm thiểu tốc độ hình thành và phun trào của mụn bằng cách tiêu diệt và làm sạch vi khuẩn gây mụn.

 

4. Tác dụng của gừng với tóc

Gừng đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tóc trong y học Ayurveda từ hàng nghìn năm trước. Dầu gừng đặc biệt có lợi cho việc kích thích sự phát triển của tóc. Cụ thể, gừng có lợi cho tóc theo những cách sau:

Kích thích mọc tóc: Gừng làm tăng lưu thông da đầu, dẫn đến dòng máu chảy đến da đầu. Do đó, nó kích thích các nang tóc và khuyến khích sự phát triển. Các axit béo có trong gừng có lợi cho tóc mỏng. Bạn có thể làm mặt nạ tóc bằng cách nghiền một muỗng canh củ gừng trong một cái bát nhỏ và thêm một muỗng dầu jojoba vào nó.

Điều trị gàu: Gàu là một trong những vấn đề về da đầu phổ biến nhất. Gừng có đặc tính sát trùng có thể giúp loại bỏ gàu. Dầu gừng là một phương thuốc hiệu quả để chống gàu một cách tự nhiên. Với mục đích này, bạn có thể trộn hai muỗng canh gừng mới xay với ba muỗng dầu mè hoặc dầu ô liu, và thêm một chút nước cốt chanh vào hỗn hợp. Massage da đầu của bạn với nó và xả sạch sau 15 đến 30 phút. Điều này nên được thực hiện ba lần một tuần để có được một da đầu không bị gàu.

5. Lưu ý khi sử dụng gừng

Tuy gừng là một nguyên liệu tự nhiên và an toàn, nhưng bạn nên lưu ý những nguyên liệu, thành phần khác khi kết hợp với gừng để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Đầu tiên, không kết hợp sử dụng gừng với aspirin và coumarin cùng một lúc. Hoặc, phải sử dụng cách nhau 4 giờ.
  • Thứ 2, không sử dụng gừng cho những người bệnh đang chảy máu như: chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu,… Đặc biệt, những bệnh nhân chuẩn bị mổ và sau khi mô tuyệt đối không được sử dụng gừng để ăn hay uống.
  • Tiếp đến là những người đang bị cảm nắng, sốt cao, … Gừng có tính nóng, làm thân nhiệt của người bị cảm, sốt tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Mặc dù gừng cực kì tốt cho phụ nữ ở thời kì thai nghén nhưng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải. Và trong những tháng thai kì cuối cùng, mẹ bầu không nên sử dụng gừng để tránh tăng huyết áp, gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Không chỉ đối với các bà bầu, những người đang mắc bệnh tim mạch, bị cao huyết áp cũng hạn chế sử dụng gừng để tránh hiện tượng huyết áp tăng cao, gây vỡ động mạch, dẫn tiến tai biến.

Gừng với thành phần hoàn toàn tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng gừng theo một chế độ đa dạng hơn là lạm dụng quá nhiều bởi nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cả nhà 14 người thì 8 người mắc 3 loại bệnh K: Bác sĩ nhắc nhở hãy cẩn trọng với 4 chất gây UT ẩn nấp trong bếp

0

Đúng là nhiều khi bệnh tật nó tới không ai nói trước được luôn các mẹ ạ. Như trường hợp mình vừa đọc được trên báo đây là ví dụ điển hình này.

Cụ thể thì cách đây vài năm, thông tin một gia đình 14 người ở Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) có 8 người mắc UT khiến cộng đồng xôn xao. Trong 8 người này, người bố bị K thực quản, 5 người con bị K phổi, một cô con gái bị UT dạ dày, 1 người con gái khác cũng bị K thực quản.

Trường hợp của gia đình này khiến không ít người lo sợ, bàng hoàng luôn cả nhà ạ. Mọi người còn không ngừng nghi vẫn liệu bệnh UT có khả năng lây lan giữa các thành viên sống trong cùng nhà hay không? Tuy nhiên theo mình được biết thì các chuyên gia sau đó có lên tiếng trấn an, bệnh K thực chất không có khả năng lây lan. Tỷ lệ mắc bệnh UT cao trong cùng gia đình có khả năng đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Cụ thể thì dưới đây là những nguồn gây bệnh UT trong nhà bếp, dễ tạo điều kiện cho tế bào ác tính sinh sôi, phát triển, khuyến cáo cả nhà cần chú ý nè:

Dùng chai dầu ăn đã mở nắp quá lâu

Nhiều mẹ nội trợ thường lựa chọn mua các can dầu ăn to thay vì mua chai dầu ăn nhỏ vì giá thành tiết kiệm hơn và đỡ mất công đi mua nhiều lần. Tuy nhiên thời gian để dùng hết một can dầu ăn to thường rất lâu. Khi dầu ăn đã mở nắp và để thời gian dài thì trên miệng can sẽ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và cả nấm mốc nữa, rất mất vệ sinh.

Không những thế, hầu hết các loại dầu ăn thường được làm từ nguyên liệu là lạc, đậu nành, vừng… khi bảo quản dầu ăn lâu trong môi trường ẩm ướt sẽ sản sinh ra chất aflatoxin gây độc hại. Vì thế, các mẹ không nên mua những can dầu ăn quá to nếu gia đình ít nấu nướng. Nếu thấy dầu ăn đã quá hạn thì nên bỏ.

Khoai tây mốc

Nếu để lâu khoai tây rất dễ bị lên mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin. Ăn phải khoai tây đã mốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ UT. Lời khuyên cho chị em là chỉ nên mua khoai tây với lượng vừa đủ, không nên mua nhiều, tích trữ càng lâu thì khả năng thối hỏng càng cao, bỏ đi rất phí mà ăn vào thì hại sức khỏe nữa đấy ạ. Ngoài ra, khi bảo quản khoai tây thì nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Hộp nhựa kém chất lượng

Hộp nhựa được nhiều người lựa chọn đựng thực phẩm. Nhưng rất ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn.

Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, tim mạch lẫn các loại UT trong đó có UT gan.

Nếu bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa kém chất lượng và quay trong lò vì sóng, các hóa chất gây hại ấy sẽ phát tán nhanh hơn dưới môi trường nhiệt độ cao. Chúng rất dễ dính vào các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn, làm tăng nguy cơ mắc K gan.

Đồ ăn ngâm chua, ngâm muối

Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết: Người Việt thường có thói quen thích ăn đồ ngâm chua ngâm muối. Tuy nhiên đây cũng là thủ phạm dễ gây UT.

Vị này nói: “Khi muối dưa, nitrat trong thực phẩm bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Nitrit vào cơ thể kết hợp các axit amin tạo thành hợp chất nitrosamine, một chất có khả năng gây UT”.

Tiếp đến là 4 kiểu ăn uống mang bệnh K đến “nhanh như chóp”, nhiều gia đình đang làm mỗi ngày:

– Đầu tiên là thói quen ăn tối muộn, ăn khuya: Cái này công nhận là nhiều người đang mắc phải lắm nè, nhất là với những người trẻ. Em từng đọc một nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) tại Tây Ban Nha cho biết thế này: Những người thường xuyên ăn sau 9 giờ tối và đi ngủ ngay sau khi ăn tối có nguy cơ mắc bệnh K cao hơn 25% so với những người không có thói quen này.

Ngoài ra, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Manolis Kogevinas có chia sẻ thêm rằng: “Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng việc tuân thủ các chế độ ăn uống ban ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh K nói chung. Đồng thời, những phát hiện này cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của chế độ ăn trong việc đánh giá nhịp sinh học và ngừa K.”

Nói chung, dù có bận rộn đến đâu thì khuyên mọi người nên ăn tối vào thời điểm 18h30 và nên ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.

– Thứ hai là ăn quá nhiều thịt nướng: Nhiều gia đình Việt cuối tuần thường hay tổ chức các bữa tiệc nướng thơm ngon, hấp dẫn nhưng ít ai lại biết rằng, món này có thể tạo thành các hóa chất có thể làm hỏng DNA, làm tăng nguy cơ K rất cao.

Cụ thể thì các thực phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên, nướng ở nhiệt độ cao có thể sản xuất ra chất acrylamide – loại chất độc được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm “có thể gây bệnh K trên người”. Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh, độc tính acrylamide đã được chứng minh có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản.

– Thứ ba là thói quen ăn sáng bằng đồ ăn để qua đêm: Đúng là có không ít gia đình thường chọn cách ăn sáng với đồ ăn thừa từ buổi tối hôm trước vì sẽ tiết kiệm và nhanh gọn hơn. Cũng có nhiều người sống một mình thường có thói quen nấu sẵn nhiều đồ ăn để ăn trong nhiều ngày.

– Cuối cùng là thói quen sử dụng chai nhựa kém chất lượng để đựng nước: Theo em được biết, chai nhựa được tạo thành từ nhiều phân tử hydrocacbon lẫn nhiều hóa chất khác để tăng độ dẻo hoặc tạo màu sắc. Tính an toàn của chai nhựa phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng. Việc sử dụng các chai nước nhựa kém chất lượng có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh K và vô sinh.

Nhà 3 đời bán hoa quả, mẹ tôi dặn có 12 loại quả 90% ngâm thuốc đ-ộ-c h-ạ-i: Bán ế cũng không ăn

0

Em có quen người bạn thân lắm, nhà nó 3 đời bán hoa quả ở chợ đầu mối. Đến đời nó tưởng bỏ rồi cơ nhưng anh chồng bỗng dưng đang làm công ty lại thất nghiệp nên chuyển về bán hoa quả cùng bố mẹ vợ, tương lai “nối dõi” cái nghề này.

Nói về hoa quả thì bọn em ít nói về giá cả lắm, thường chủ yếu nói về độ an toàn của nó thôi: Loại nào nhiều thuốc sâu, nào loại ít…Thành ra tâm lý quen với việc có bạn sành hoa quả nên đi đâu mua gì liên quan đến hoa quả em đều gọi điện hoặc nhắn tin nhờ nó tư vấn. Có những loại quả nó bảo cả nhà không bao giờ ăn, nhiều khi bán ế cũng bỏ đi vì quá nhiều thuốc đấy các chị em ạ. Mình đúng là người ngoài nên không tưởng tượng nổi.

Chính nó toàn bảo bọn em: Mất công ăn hoa quả để tốt cho sức khỏe thì nên chọn loại đảm bảo mà ăn, tốt cho cả gia đình. Chứ không biết ăn phải loại qua chứa đầy hóa chất thì khác nào tác dụng ngược, khỏe chả thấy đâu lại mang bệnh vào người.

Theo như bạn em nói và những thông tin em tham khảo được trên báo đài thì có một số loại quả nguy cơ nhiễm hóa chất cao, em liệt kê bên dưới bài viết, các mẹ tham khảo nhé:

1. Lê

Loại này được xem là quả chứa nhiều hóa chất nhất đấy ạ. Nó được phun thuốc trừ sâu liên tục. Cụ thể quả lê được tiêm chất kích thích ép chín sớm hay chất tăng trọng, sau đó dùng bột tẩy, chất tạo màu (vàng chanh) để nhuộm màu cho quả đẹp mã hơn nha các mẹ.

2. Nho

Người ta thường lấy những quả nho xanh ngâm vào trong dung dịch ethephon loãng, khoảng hai ngày sau nho xanh sẽ biến thành màu tím. Nếu ăn thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể của bạn. Nho có lớp vỏ mỏng manh, không thể ngăn cản được lượng thuốc trừ sâu ngấm vào bên trong ruột quả đâu ạ.

3. Chuối

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày xưa mẹ em cũng hãy nói chuối người ta giấm chín bằng đất đèn ăn hại lắm. Để an toàn thì nên giấm bằng hương, hoặc để chín tự nhiên. Tuy nhiên thời nay hiện đại hơn họ hay dùng hóa chất để ngâm cho chuối chín và chín đều hơn để thu hút khách.

4. Đào

Đào cũng là loại trái cây bổ dưỡng nhưng lại bị ngâm tẩm nhiều hóa chất độc hại. Thuốc trừ sâu hay các hóa chất được phun trong quá trình trồng đào rất khó bị rửa trôi.

5. Táo

Những quả táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng đến khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc nên bán được giá rất cao. Những đốm trắng bên trong thành túi chính là bột thuốc trừ sâu. Vì thế, các mẹ cần phải lưu ý nếu như có ý định mua táo hay ăn táo.

6. Cam Trung Quốc

Thường có vỏ ngoài rất bắt măt, mọng nước nhưng cứ thử bỏ quên chúng trong khoảng 3 tháng xem. Đảm bảo nó vẫn còn tươi nguyên trong khi ruột đã khô hoặc thối rồi. Nguyên nhân vì một lượng rất lớn hóa chất đã được ngâm tẩm vào số cam này để có thể giữ chúng được lâu hơn.

7. Dâu tây

Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm cho dâu tây… Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công.

8. Mít

Càng nhiều hóa chất thì mít chín càng nhanh. Tiêm thuốc có thể chưa tới 12 tiếng nói sau mít đã chín rồi. Chỉ cần pha lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào, mít xanh mấy cũng vàng ươm nhưng lại ‘ủ’ đầy chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

9. Hồng xiêm

Để hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm bị ngâm bột sắt có màu vàng thẫm còn hồng xiêm sạch có màu xanh tự nhiên. Hơn nữa nhiều người còn ngâm hồng xiêm với hóa chất để chúng nhanh chín và chín đều vô cùng hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

10. Đu đủ

Chỉ cần nhỏ vài giọt dung dịch từ lọ thuốc bé bằng ngón tay út vào cuống, đu đủ xanh vừa ngắt trên cây sẽ chín vàng ruộm, đẹp mã sau ít giờ đồng hồ. Các mẹ nghe đã kinh chưa.

11. Quả xoài

Xoài thường bị sử dụng rất nhiều chất bảo quản quá liều. Xoài cũng là loại quả khó giữ được chất lượng trong quá trình thu hái và vận chuyển, vì thế người ta thường thu hoạch lúc còn xanh, sau đó dùng hóa chất kích chín để xoài trông ngon hơn mà không bị nát. Khi mua xoài, các mẹ nên tránh những quả xoài ngoài vỏ còn xanh hoặc có màu xanh vàng nhạt nhưng bên trong chín vàng vì những quả này dễ có nguy cơ bị dùng hóa chất.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

12. Dưa hấu

Dưa hấu sử dụng nhiều chất kích thích để giúp quả nhanh chín hơn. Hơn nữa họ còn dùng hóa chất để giúp dưa có vị ngọt đậm, và giữ được lâu hơn nữa đấy ạ

Nguồn tổng hợp

https://www.webtretho.com/f/an-de-khoe-dep/nha-3-doi-ban-hoa-qua-me-toi-dan-co-12-loai-qua-90-ngam-thuoc-doc-hai-ban-e-cung-khong-an