Trang chủ Blog Trang 25

4 loại rau ít bị phun thuốc, chợ nào cũng có, giá rẻ lại rất bổ

0

Những loại rau này có chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, rất dễ mua và dễ chế biến.

Rau dền

Rau dền là loại rau dân dã thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Rau dền có rất nhiều loại như rau dền xanh, dền đỏ, dền cơm, dền gai.  100 gram rau dền đỏ cung cấp khoảng 5,4 mg sắt, đây là lượng sắt cao gấp 4 lần thịt bò (theo bảng thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia). Rau dền đỏ là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là với những người bị thiếu máu.

Ngoài ra, rau dền đỏ còn chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin K giúp hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa rối loạn đông máu, bổ não, làm chậm quá trình lão hóa.

Rau dền còn chứa nhiều folate, vitamin B6, kali… có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch, giúp kiểm soát nhịp tim.

Rau dền chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, hỗ trợ điều trị một số bệnh như rối loạn mỡ máu, giúp lợi tiểu, tiêu viêm.

Loại rau này có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải lưu ý rằng nó chứa nhiều canxi và oxalic nên không được ăn quá thường xuyên. Các chất này có thể làm tình trạng bệnh của người bị bệnh gout và sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Rau dền, rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Rau dền, rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều natri, lipid, kali, carbohydrate, chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A, B6, B12, C, D… Đây là các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Ăn rau mồng tơi giúp bổ sung chất xơ hòa tan và chất nhầy nhờ đó thúc đẩy tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón.

Theo Đông y, rau mồng tơi tính hàn, vị chua, không độc. Loại rau này có tác dụng lợi tiểu, giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọn, say nắng nóng, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, làm đẹp da.

Rau mồng tơi tuy tốt cho sức khỏe nhưng cần phải lưu ý rằng nó chứa nhiều axit oxalic và purin nên không được ăn quá nhiều. Nạp nhiều axit oxalic sẽ khiến hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu tiểu tăng lên, tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng sỏi thận. Trong khi đó, purin là một chất làm tăng nồng độ acid uric trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh gout. Người bị bị sỏi thận, bị bệnh gout nên hạn chế ăn mồng tơi.

Ngoài ra, rau mồng tơi tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, chống táo bón nên người đang bị tiêu chảy không nên ăn.

Rau lang

Rau lang (rau khoai lang) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, C, E, beta caroten, biotin, phốt pho, magie, canxi, kali, kẽm, đồng…

Loại rau này có chứa dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… có tác dụng chống oxy hóa. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng vận động viên ăn 200 gram rau khoai lang tím trong vòng 1-2 tuần mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm việc giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Flavonoid và quercetin trong rau khoai lang còn có tác dụng giảm hấp thu axit béo trong ruột. Trong khi đó, quercetin còn có khả năng giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế hấp thu cholesterol, triglycerid trong cơ thể.

Rau khoai lang chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, có tác dụng trị táo bón hiệu quả. Chất nhựa trong lá khoai lang cũng có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa.

Rau lang, lá hẹ là loại rau dân dã, dễ chế biến, tốt cho sức khỏe.

Rau lang, lá hẹ là loại rau dân dã, dễ chế biến, tốt cho sức khỏe.

Lá hẹ

Lá hẹ chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh can, vị, thận. Loại rau này có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, giải độc, hay dùng trong các trường hợp đau tức ngực, nấc, chấn thương do ngã…

Ngoài phần lá, các phần khác của cây hẹ cũng có công dụng tốt đối với sức khỏe. Phần gốc rễ của cây hẹ cũng có thể sử dụng. Phần này có tính ấm, vị cây, tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, dùng để trị đau tức ngực bụng do thực tích, đới hạ… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay, bổ can, thận, tráng dương, cố tinh, dùng để trị chứng tiểu tiện nhiều lần, lưng gối yếu mềm…

Lá hạ tốt cho sức khỏe, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo thành các món ăn ngon miệng, kích thích vị giác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ăn quá nhiều lá hẹ cũng không tốt, có thể làm ảnh hưởng tới tiêu hóa. Tốt nhất chỉ nên ăn ở mức 100-200 gram/bữa.

Rau mồng tơi món ăn ngon giàu dinh dưỡng cho mùa hè nhưng những đối tượng này nên tránh xa

0

Rau mồng tơi là thứ rau ngon và nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi ích từ loại rau này.

Rau mồng tơi là thứ rau rẻ tiền, trồng rất dễ lên nên ít nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Trong rau mồng tơi có nhiều chất nhờn và giàu dinh dưỡng gồm natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt. Mồng tơi có nhiều loại vitamin như vitamin A, B6, B12, C, D.Thành phần beta sitosterol trong rau mồng tơi được cho là kháng ung thư, ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Vì vậy, ăn rau mồng tơi thường xuyên giúp phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

Mỗi ngày một nắm rau mồng tơi mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.

Rau mồng tơi được dùng để trị táo bón, trị chứng thiếu máu, chống viêm, bệnh đường ruột. Quả mồng tơi chín được sử dụng làm màu tự nhiên cho thực phẩm.

Rau mồng tơi ăn ngon lại rẻ

Rau mồng tơi ăn ngon lại rẻ

Rau mồng tơi tốt cho hệ xương khớp, làm lành nhanh vết thương, hỗ trợ bệnh nhân bị bỏng….

Đặc biệt rau mồng tơi trị táo bón, thanh lọc cơ thể. Phụ nữ mang thai ăn rau mồng tơi ngừa táo bón rất tốt. Thành phần trong rau mồng tơi thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện, giảm tình trạng táo bón.

Mồng tơi còn hỗ trợ chứng thiếu máu và trị chứng say nắng nóng. Vì vậy, mùa hè thêm bát canh mồng tơi trong thực đơn hằng ngày giúp bạn cảm thấy ăn ngon hơn, thanh nhiệt. Lá mồng tơi còn hỗ trợ chữa bỏng nhẹ, làm đẹp.

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi:

– Rau mồng tơi tốt cho sức khỏe nhưng lại có thêm thành phần axit oxalic và purin cao nên ăn nhiều chất này có thể chuyển hóa thành axit uric do đó những người bị gout nên hạn chế, ăn ít mỗi lần

– Ăn quá nhiều mồng tơi khiến hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây sỏi thận nên những người bệnh có sỏi tiết niệu nên lưu ý khi ăn.

– Rau mồng tơi dùng thức ăn cho mát, thanh nhiệt, chống táo bón nên người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.

– Mồng tơi tính hàn nên người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.

– Rau mồng tơi nên nấu chín ăn ngay tránh để lâu, đặc biệt không nên để rau mồng tơi nấu chín qua đêm. Rau mồng tơi để qua đêm có thể gây biến chứng ngộ độc.

Đầu bếp tiết lộ: Luộc lòng dùng nước sôi hay lạnh đều sai, muốn lòng trắng giòn phải có 1 thứ

0

Khȏng phải ai cũng có thể luộc ᵭược một ᵭĩa lòng vừa trắng vừa giòn, lại ⱪhȏng dai. Muṓn luộc lòng giòn ngon, trắng thơm tham ⱪhảo ngay bí quyḗt của ᵭầu bḗp nhà hàng.

Tại sao ngoài hàng họ làm lòng dạ dày thường rất trắng, ⱪhȏng hȏi, ⱪhȏng ᵭắng, giòn ⱪhȏng? Tham ⱪhảo mẹo hữu ích dưới ᵭȃy:

Khȏng phải ai cũng có thể luộc ᵭược một ᵭĩa lòng vừa trắng vừa giòn, lại ⱪhȏng dai. Dưới ᵭȃy là các nguyên nhȃn ⱪhiḗn món lòng lợn luộc ⱪém ngon mà bạn bên tránh.

luoc-long

Sai lầm ⱪhi luộc lòng lợn

Mua lòng ⱪhȏng chuẩn: Bạn cần tránh những ᵭoạn lòng có thành mỏng tang, dịch bên trong màu vàng, vì chúng thường dai và ᵭắng. Tṓt nhất là bạn chọn ⱪhúc ᵭầu của lòng vì ᵭoạn này dày, giòn hơn ⱪhúc cuṓi, phần lòng căng tròn, dịch bên trong có màu trắng sữa. Tuy nhiên, phần này thường hḗt rất nhanh và nḗu ⱪhȏng mua ᵭược.

Luộc lòng trong nṑi nước nguội: Món lòng luộc sẽ dai nḗu bạn cho nó vào nṑi nước nguội rṑi ᵭun nóng dần. Đȃy là sai lầm nghiêm trọng nhất. Cách làm ᵭúng là ᵭun nước sȏi mạnh rṑi mới thả lòng vào.

Luộc quá lȃu: Lòng luộc lȃu quá sẽ dai. Sau ⱪhi thả lòng vào nṑi nước ᵭang sȏi trên lửa lớn, bạn phải nhanh chóng vớt ra ⱪhi vừa chín tới ᵭể ᵭảm bảo ᵭộ giòn.

Để lòng tự nguội sau ⱪhi vớt: Sau ⱪhi vớt lòng ra, bạn hãy thả ngay vào ȃu nước lạnh (thêm vài cục ᵭá càng tṓt) có vắt chanh, lòng sẽ giòn và trắng. Nḗu bạn ᵭặt luȏn trên ᵭĩa ᵭể nó tự nguội, món ăn sẽ ⱪhȏng chỉ dai mà còn thȃm sì, ⱪhȏ héo trȏng ⱪém hấp dẫn.

Bí quyḗt luộc lòng lợn trắng, giòn, ⱪhȏng ᵭắng

Khi luộc

Tránh luộc lòng và dạ dày từ nước nguội. Hãy ᵭun sȏi nước rṑi nêm gia vị vào, sau ᵭó mới thả lòng vào. Đun sȏi trở lại 1-2 phút là vớt ra, ⱪhȏng ᵭun lȃu.

Vớt ra thì thả ngay lòng vào vào thau nước lạnh có phèn chua và ᵭá chuẩn bị sẵn. Nước lạnh làm lòng co lại ᵭột ngột nên giòn, phèn chua giúp lòng trắng, ⱪhȏng hȏi, giòn hơn.

Thêm chút gừng ᵭể lòng thơm hơn.

Để nước sȏi 2-3 phút ᵭển ⱪhi lòng chuyển sang màu hṑng thì vớt ra ngȃm vào bát nước nguội pha vài giọt chanh ở ban ᵭầu. Làm như thḗ, lòng vừa giòn vừa có màu trắng ᵭẹp mắt, ⱪhȏng bị thȃm ᵭen. Thȏng thường, tổng thời gian từ ⱪhi cho lòng vào nṑi nước sȏi ᵭḗn lúc vớt ra ⱪhoảng 7-10 phút (tùy sṓ lượng nguyên liệu nhiḕu hay ít).

luoc-long-gion-ngon

Với dạ dày thì bạn cần luộc chín hơn. Nên có thể áp dụng cách: Cho dạ dày vào nṑi nước sȏi, ᵭun sȏi lại rṑi vớt ra nhúng vào thau nước ᵭá, rṑi lại cho dạ dày vào nṑi nước ᵭang sȏi, ᵭun sȏi trở lại lại vớt ra. Dạ dày lȃu chín hơn nên cần làm ⱪhoảng 3 lần thì dạ dày sẽ chín.

Lưu ý: Nước pha phèn chua là bí ⱪíp nhiḕu nhà hàng áp dụng ᵭể nhanh tiện, gọn rẻ và giúp cho lòng dạ dày giòn hơn, trắng hơn, ⱪhử cả mùi hȏi. Nhưng ⱪhi làm cách này phải nướng phèn chua lên ᵭể giảm ᵭộc tṓ.

luoc-long-gion-ngon1

Do vậy ngoài cách dùng phèn chua thì có thể dùng chanh pha vào thau nước lạnh. Những nhà hàng cẩn thận thì sẽ dùng chanh nhưng chanh sẽ làm mất cȏng hơn và chi phí cao hơn.

Tóm lại, muṓn luộc lòng ngon cần lưu ý 3 ᵭiểm: Khȏng tuṓt lòng quá ⱪỹ làm lòng mỏng, dai. Khȏng luộc từ nước lạnh mà luộc từ nước sȏi, lòng dạ dày chỉ nên vừa chín, chín quá sẽ dai. Luộc xong thả ngay vào nước lạnh có pha chanh (hoặc nước phèn chua).

Trước khi rán nem nhớ cho thứ пàყ vào chảo, nem vàng ruộm, vỏ giòn tan, để lâu không ỉu

0

 

Trước khi rán nem nhớ cho thứ пàყ vào chảo, nem vàng ruộm, vỏ giòn tan, để lâu không ỉu

Để có những cuộn nem rán vàng ruộm, vỏ giòn, ᵭể ⱪhȏng sợ bị ỉu, bạn hãy lưu lại những bí quyḗt dưới ᵭȃy.

Nhȃn nem

Với món nem, bạn có thể thay ᵭổi phần nhȃn tùy theo sở thích. Thȏng thường, nhȃn nem sẽ có một sṓ loại rau củ như củ ᵭậu, giá, cà rṓt… cùng với thịt, tȏm, miḗn, trứng…

Phần rau củ nên ᵭược vắt bỏ nước ᵭể ⱪhi trộn nhȃn ⱪhȏng bị ra nước, làm nem bị mḕm ỉu, dễ bục.

Lượng trứng cho vào nem cũng chỉ nên vừa phải ᵭể nhȃn ⱪḗt dính, ⱪhȏng bị ⱪhȏ. Cho quá nhiḕu trứng sẽ ⱪhiḗn nhȃn nem bị ướt.

Miḗn ngȃm với nước ấm cho mḕm. Khȏng nên ngȃm miḗn với nước nóng già ⱪhiḗn miḗn nở to, làm nem dễ bị bung ra trong quá trình rán.

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại rau và gia vị ⱪhác ᵭể nem thơm ngon hơn, chẳng hạn như hành lá, rau mùi ta, hạt tiêu…

Chọn loại bánh ᵭa gói nem

Mỗi loại bánh ᵭa sẽ mang lại một ᵭộ giòn ⱪhác nhau. Vỏ ram, vỏ nem rḗ, bánh tráng ᵭậu xanh sẽ giúp nem rán lên có lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan.

Bạn cũng có thể xḗp 2 miḗng bánh ᵭa chṑng lên nhau ᵭể tạo lớp vỏ dày hơn giúp nem rán ᵭược giòn, ⱪhȏng dễ bị bục. Hãy ᵭặt một miḗng bánh ᵭa nem xuṓng mặt phẳng, lấy 1/3 hoặc 1/2 miḗng bánh ᵭa nem ⱪhác ᵭặt lên trên rṑi mới cho nhȃn vào giữa ᵭể gói.

Gói nem

meo-ran-nem-01

Khi gói nem, bạn chỉ cho một lượng nhȃn vừa phải và gói ⱪhȏng quá chặt tay. Gói quá chặt sẽ ⱪhiḗn niḗm và trứng nở ra trong lúc rán, làm rách phần vỏ. Gói hơi lỏng tay một chút sẽ giúp nhȃn có ⱪhȏng gian ᵭể “nở ra”.

Cho nem vào tủ lạnh

Để nem ᵭược chắc, rán ⱪhȏng bị vỡ, bạn có thể cho nem ᵭã gói vào ngăm mát tủ lạnh ⱪhoảng 20 phút. Trong thời gian này, nem sẽ chặt và ⱪhȏ hơn, rán lên sẽ giòn hơn.

Thoa nước ᵭường lên nem

Bạn có thể pha một bát nước nước ᵭường loãng và thoa một lớp mỏng lên các cuṓn nem chưa rán. Nước ᵭường sẽ giúp vỏ nem giòn và vàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước sạch rṑi thoa ᵭḕu lên bánh ᵭa nem trước ⱪhi gói. Giấm giúp làm mḕm bánh ᵭa nem ᵭể việc cuộn nem ᵭược dễ dàng hơn, nem giòn và ᵭẹp hơn ⱪhi rán.

Rán nem 2 lần

Để nem ᵭược giòn ngon, lên màu ᵭẹp, ⱪhȏng bị cháy, bạn nên rán 2 lần.

Khi rán, hãy thái vài lát gừng và bỏ vào chảo dầu. Gừng sẽ giúp nem giòn, thơm và ⱪhȏng dễ bị vỡ. Rán cho lớp vỏ nem se lại, nem chín ⱪhoảng 70% thì vớt ra ᵭể ráo dầu.

Nḗu ⱪhȏng cho gừng, bạn cũng có thể cho vài giọt nước cṓt chanh vào chảo. Nước cṓt chanh sẽ ngăn tình trạng bắn dầu ⱪhi rán và giúp nem có lớp vỏ giòn.

meo-ran-nem-02

Nḗu làm nhiḕu thì ở bước này, bạn có thể chờ nem nguội và xḗp vào hộp rṑi cất tủ lạnh ᵭể dùng dần.

Nḗu ăn ngay, bạn hãy làm nóng dầu vào cho nem vào rán lần hai ở lửa vừa. Khi thấy nem chuyển màu vàng nȃu thì tăng nhiệt ᵭể nem ⱪhȏng bị ngấm dầu và giúp lớp vỏ giòn hơn.

Khi nem ᵭã vàng ᵭḕu các mặt thì gắp ra, xḗp vào giấy thấm dầu cho hḗt phần dầu thừa rṑi mới xḗp nem ra ᵭĩa.

meo-ran-nem-03

Cách bảo quản nem

Bạn có thể gói nhiḕu nem một lần rṑi bảo quản ᵭể dùng dần. Có nhiḕu cách ᵭể bảo quản nem ⱪhác nhau mà bạn có thể tham ⱪhảo.

– Bảo quản nem sṓng

Sau ⱪhi gói xong, bạn hãy xḗp nem vào ⱪhay rộng. Nên ᵭể các cuṓn nem cách nhau một chút ᵭể chúng ⱪhȏng dính vào nhau. Cho ⱪhay nem vào ngăn ᵭá tủ lạnh ⱪhoảng 40 phút cho các cuṓn nem cứng lại.

Khi nem ᵭã cứng, hãy lấy chúng ra và xḗp vào hộp, ᵭậy ⱪín nắp. Cho hộp nem vào ngăn ᵭá tủ lạnh. Khi cần dùng thì lấy nem ra, rã ᵭȏng tự nhiên ⱪhoảng 20 phút là có thể rán ᵭược.

– Bảo quản nem ᵭã rán

Bạn cũng có thể rán sơ nem rṑi gắp ra, ᵭể cho nem nguội và ráo dầu rṑi mới xḗp vào hộp vào cất vào ngăn ᵭá tủ lạnh ᵭể bảo quản. Khi cần ăn thì lấy nem ra rã ᵭȏng và rán lại cho vỏ vàng giòn.

Loại rau mùa hè giàu vitamin C giúp hạ đường huyết, bổ máu, giàu canxi: Chợ Việt bán đầy

0

Mùa hè oi bức khiến cơ thể dễ mất nước, thiếu vitamin và khoáng chất. Loại rau bình dân này chính là “kho báu” vitamin C, giúp hạ đường huyết hiệu quả, bổ máu và giàu canxi, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rau muống, một loại rau phổ biến trong bữa ăn của người Việt, được đánh giá cao vì giá cả phải chăng và hương vị thơm ngon, giòn sựt. Nó có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc hay xào. Đáng chú ý, rau muống cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe mà có thể không phải ai cũng biết. Nó giàu nước, vitamin A, vitamin C, sắt và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, rau muống được cho là có hương vị ngọt, tính mát và có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, kể cả những độc tố từ nấm và sắn. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã xác nhận những lợi ích sức khỏe này từ rau muống.

Giảm cholesterol và huyết áp

Rau muống chứa nhiều chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một chế độ ăn giàu chất xơ thường được liên kết với lợi ích là giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy rau muống có khả năng làm giảm lượng mỡ trong máu, đặc biệt là lượng triglyceride, yếu tố có thể gây nên tình trạng xơ cứng động mạch và nguy cơ đột quỵ. Thêm vào đó, rau muống còn chứa nitrat, một hợp chất có tác dụng làm giãn mạch máu và giảm huyết áp, góp phần vào việc bảo vệ hệ thống tuần hoàn.

Rau muống chứa nhiều chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cholesterol

Rau muống chứa nhiều chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cholesterol

Hạ đường huyết

Tiêu thụ rau giàu chất xơ như rau muống có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Khi tiêu thụ trước các bữa ăn, rau muống giúp ngăn chặn sự tăng đột biến của đường huyết. Hơn nữa, nitrat tự nhiên có trong rau muống còn đóng vai trò trong việc giảm lượng glucose trong máu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau muống có thể làm chậm quá trình tiêu hóa các carbohydrate, qua đó hỗ trợ quản lý lượng đường huyết. Ngoài ra, rau muống còn tăng cường khả năng chống lại stress oxy hóa, một yếu tố góp phần vào sự phát triển của các bệnh mãn tính. Điều này làm cho rau muống trở thành một lựa chọn thực phẩm quý giá cho những người đang điều trị bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này.

Bổ sung canxi tốt cho xương khớp

Rau muống cung cấp khoảng 77mg canxi trong mỗi 100g, góp phần tăng cường sức mạnh và sức khỏe cho xương khớp. Điều này giúp ngăn chặn bệnh loãng xương, làm giảm các cơn đau nhức xương và cải thiện khả năng vận động cho người lớn tuổi.

Rau muống cung cấp khoảng 77mg canxi trong mỗi 100g

Rau muống cung cấp khoảng 77mg canxi trong mỗi 100g

Làm dịu các vấn đề tiêu hóa, táo bón

Nhờ vào tính chất làm mềm và kích thích hệ tiêu hóa, rau muống có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu và táo bón. Đây là một lựa chọn thực phẩm tốt cho những ai thường xuyên gặp phải những vấn đề này.

Tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể

Rau muống, giàu sắt, giúp phòng chống thiếu máu, làm giảm cảm giác đau bụng khi hành kinh và rất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Nâng cao sức khỏe thị giác

Rau muống, với nồng độ cao của carotenoid, vitamin A và lutein, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự khỏe mạnh của mắt. Loại rau này còn giúp tăng cường glutathione, một chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể, đóng một vai trò trọng yếu trong việc phòng ngừa bệnh cataract (đục thủy tinh thể).

Rau muống, với nồng độ cao của carotenoid, vitamin A và lutein, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự khỏe mạnh của mắt

Rau muống, với nồng độ cao của carotenoid, vitamin A và lutein, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự khỏe mạnh của mắt

Củng cố hệ thống miễn dịch

Theo số liệu từ USDA, mỗi 100g rau muống cung cấp đến 55mg vitamin C, một lượng nhỉnh hơn so với cam. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại quá trình lão hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Vitamin C có thể giảm bớt khi rau bị chế biến với lượng muối cao, nấu quá lâu, do đó nên hấp hoặc luộc rau và hạn chế sử dụng gia vị để bảo toàn nhiều dưỡng chất nhất có thể.

Rau muống không chỉ có những lợi ích đã nêu mà còn hỗ trợ giấc ngủ tốt, bảo vệ gan, phòng chống ung thư, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về da và ngăn chặn tình trạng rụng tóc.

Cẩn thận khi tiêu thụ rau muống

Mặc dù rau muống rất có lợi cho sức khỏe, nhưng những người mắc bệnh gout, có vết cắt hay trầy xước, hoặc đang điều trị bằng thuốc y học cổ truyền không nên ăn loại rau này vì có thể gây ra các vấn đề như sẹo lồi và làm giảm tác dụng của thuốc. Những người có sỏi thận hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu cũng nên kiêng rau muống.

Quan trọng là phải nấu rau muống kỹ càng để tránh nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Không ăn rau muống sống. Trước khi chế biến, rau cần được rửa sạch nhiều lần với nước và ngâm kỹ để loại bỏ các chất hóa học có thể dính trên lá.

Ốc đồng: Không chỉ ăn ngon mà còn chữa bệnh

0

Ốc đồng không chỉ là món ăn ngon mà còn tác dụng chữa các bệnh như vàng da, thủy đậu, trĩ, nhiễm trùng…

ốc chữa bệnh

Có thể chế biến ốc đồng thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.

Giàu dinh dưỡng

Ốc nước ngọt còn gọi là ốc đồng, ốc vàng, danh oa. Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.

Trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.

Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, thủy đậu, trĩ, nhiễm trùng… Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ ốc

Ốc hấp lá gừng: Thịt ốc băm kỹ, trộn với giò sống, cuốn một vòng lá gừng non, nhồi vào vỏ ốc, hấp cách thuỷ. Sự kết hợp giữa tính hàn của ốc và tính nóng của gừng giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể, bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng, làm tăng cường sức khỏe bền lâu.

Ốc xào rượu: Có thể xào ốc với khế, rượu, chấm với xì dầu trộn lẫn gừng băm nhỏ và mì chính. Nước ốc có lẫn rượu có thể trút ra cốc để uống cùng món nhắm. Món ốc này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Ốc hấp gừng: Ốc nhồi 500g, gừng 3 lát, muối vừa đủ. Ốc nhồi ngâm nước vo gạo, rửa sạch, gừng giã nhỏ, cùng muối cho vào ốc trộn đều cho ngấm đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn ốc chắt lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Ăn trong 3 – 5 ngày.

Ốc hấp lá hẹ: Ốc nhồi 200g, rau hẹ 50g, gừng 3 lát. Ốc nhồi ngâm sạch đem hấp cách thủy cùng lá hẹ, gừng, ăn ngày 1 lần cả cái lẫn nước. Dùng 10 – 15 ngày.

Ốc hấp lá mơ: Ốc nhồi 200g, lá mơ 30g, muối mắm vừa đủ. Ốc đập lấy thân, rửa sạch thái miếng mỏng ướp gia vị. Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào ốc trộn đều, đem hấp cách thủy, khi chín ăn ngày 1 lần, ăn trong 3 – 5 ngày.

Giò ốc: ốc luộc chín (ốc bươu, ốc nhọn, ốc đá…), khều phần miệng, xào với tiêu, gừng, bột ngọt, mộc nhĩ, nấm hương và thịt đầu heo. Để nguội, gói trong khuôn sắt lót lá chuối. Luộc xong, bỏ khuôn sắt, bó thanh giò bằng tám thanh tre cho thật chặt. Giò ốc dùng để trị chứng da vàng, nước tiểu sậm, thần kinh suy nhược, khí huyết không đủ…

Canh ốc bươu lá vang: ốc bươu 500g, lá vang 100g. Cho vào nồi nấu cùng ớt hiểm, khế chua. Nêm gia vị vừa ăn. Món ốc này là phương thuốc giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, khí huyết thông suốt.

Ốc bươu áp lửa: Ốc nấu chín trong nước; cây sả đập dập hòa gia vị, đổ nước hỗn hợp gia vị vào miệng ốc, nướng cạn trên bếp than hồng, giúp cho vị ốc dai giòn, thơm đậm, bổ dưỡng .

Ai phải kiêng ốc?

Những người tỳ vị hư hàn (dạ dày bị đau, viêm loét), rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Ốc là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người nên chỉ ăn ốc khi đã nấu chín hẳn. Tuyệt đối không dùng tái hay vắt chanh ăn sống.

Lợi ích và tác hại khi sử dụng nhiều mì tôm

0

Bật bếp, cầm trên tay gói mì tôm, nhiều người vẫn đắn đo về lợi ích và tác hại khi dùng mì ăn liền, liệu có thể sử dụng món ăn này thường xuyên không?

Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của mì tôm, bạn sẽ có được câu trả lời và giải tỏa được những băn khoăn về món ăn quen thuộc, ngon miệng, tiện dụng nhưng cũng chịu nhiều “đồn thổi tai tiếng” này.

5 lợi ích nổi bật của mì tôm, mì ăn liền

Vì sao mì tôm được ưa chuộng và luôn là món không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình? Đây là 5 lợi ích của mì tôm được nhắc đến nhiều nhất:

Tiện lợi và nhanh gọn: Chúng ta chỉ cần 5-10 phút để chế biến là sẽ có được tô mì ăn liền thơm ngon, nóng hổi. Với các loại mì ly, thì còn “nhanh” và “gọn” hơn nữa khi bạn không cần tới tô, muỗng, chỉ cần đổ nước sôi vào và chờ trong 3 phút là có thể thưởng thức được ngay.

Giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Giá thành một gói mì tôm trung bình từ 3 -10 ngàn đồng tùy loại, một mức giá hợp lý cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Bên cạnh đó, mì tôm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảo quản được lâu: Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cả tuần bạn chỉ có thể đi siêu thị mua thực phẩm 1-2 lần thì yếu tố “bảo quản được lâu” luôn được chú ý đến. Mì tôm nằm trong nhóm có hạn sử dụng lên đến cả nửa năm nên thuận lợi cho việc dự trữ. Chỉ cần trong nhà có một thùng mì tôm, dù gặp cảnh ở yên trong nhà vài tuần bạn vẫn an tâm “no bụng”.

Dễ dàng biến tấu: Mì tôm nằm trong nhóm thực phẩm cực kỳ dễ phối hợp, rất thuận tiện kết hợp với các nguyên liệu có sẵn khác để tạo thành món ăn ngon. Chỉ cần lục tủ lạnh, sáng tạo một chút, bạn có thể cho ra đời hàng chục món mì đa dạng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.

Thực phẩm hữu ích: Mì tôm là thực phẩm quen thuộc trong các hoạt động từ thiện. Những đợt cứu trợ thiên tai, lũ lụt, những chặng đường thiện nguyện đến vùng sâu vùng xa, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh…, những thùng mì tôm luôn “góp mặt” đến từng vùng tâm bão, tâm dịch.

{keywords}

5 lầm tưởng về tác hại của mì tôm

Đã biết rõ lợi ích của mì tôm, nhưng vẫn có người e ngại khi ăn. Bởi lẽ, mì tôm cũng là món chịu nhiều “đồn thổi” về việc gây tác hại cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta đang lầm tưởng về các tác hại của mì tôm.

Phụ gia, chất bảo quản: Nhắc tới mì ăn liền nhiều người sẽ lo rằng thực phẩm này chứa phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe.

Gây nóng trong người: Rất nhiều người tin rằng ăn mì tôm nhiều sẽ nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây nóng. Xét một cách toàn diện, nóng trong người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn mất cân bằng, sinh hoạt thiếu điều độ, đến việc sử dụng thuốc hay các yếu tố về bệnh lý. Theo đó để cơ thể không bị rơi vào tình trạng nóng thì chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Khi chế biến mì ăn liền, bạn cũng nên kết hợp với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

Béo phì: Vì có thành phần chính là tinh bột (khoảng 40-50g/gói mì) và chất béo (khoảng 10-13g/gói mì) nên nhiều người gắn mì tôm với nguyên nhân gây thừa cân. Sự thật là lượng tinh bột, chất béo trong một gói mì không hề dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Trung bình, một gói mì chỉ cung cấp lượng tinh bột tương đương 1 chén cơm trắng; trong khi một người có thể ăn 1-2 chén cơm (khoảng 60-80g tinh bột) cho mỗi bữa. Tương tự, chúng ta có thể ăn 20g chất béo cho mỗi bữa mà không sợ tăng cân.

Ung thư: Không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy mì ăn liền có liên quan đến căn bệnh ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, người dùng có thể gạt hẳn nỗi lo vô cớ này đi để yên tâm thưởng thức món ăn ngon miệng. Bởi lẽ, trước khi được đến tay người tiêu dùng, mì tôm phải trải qua quá trình sản xuất và kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

{keywords}

Khó tiêu: Theo các chuyên gia y tế, liên quan tới khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa, việc sử dụng một số loại giảm đau, kháng sinh tới lối sống không khoa học. Nếu chỉ xét riêng ở khía cạnh dinh dưỡng thì chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ mới gây ra tình trạng khó tiêu. Nếu xét về thời gian tiêu hóa thì mì ăn liền còn diễn ra nhanh hơn thịt cá, sữa. Theo đó, mì ăn liền chỉ cần 5 giờ, còn sữa phải mất 12h; cá và thịt thì từ 12 – 24 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Bạn có thể bổ sung vào mì ăn liền một lượng đạm/trứng, các loại rau củ…, để có được bữa ăn ngon, đủ dưỡng chất với mì ăn liền.

Diệu My (tổng hợp)

5 kiểu nhà rẻ mấy cũng đừng ham: Vào ở khó chịu, lại dễ mất giá nhanh

0

1. Nhà Gần Cơ Sở Công Nghiệp hoặc Tiện Ích Công Cộng

Những ngôi nhà gần các cơ sở công nghiệp, bãi chứa rác, nhà máy xử lý nước thải hoặc các tiện ích công cộng như ga, bến xe buýt thường gây ra ô nhiễm môi trường và tiếng ồn. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến cho giá trị bất động sản giảm đi đáng kể.

Những điều cần biết khi lựa chọn mua nhà

Những điều cần biết khi lựa chọn mua nhà

2. Nhà Trên Đường Giao Thông Chính

Mặc dù việc sống gần đường giao thông chính có thể thuận tiện cho việc đi lại, nhưng tiếng ồn và khói bụi từ phương tiện qua lại có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm giá trị của ngôi nhà. Ngoài ra, việc bảo hiểm nhà cũng có thể tăng lên do nguy cơ va chạm từ tai nạn giao thông.

3. Nhà Có Vấn Đề Kỹ Thuật Lớn

Mua nhà có vấn đề kỹ thuật lớn như hỏng móng, ẩm mốc, hoặc hệ thống điện nước cũ kỹ không chỉ đem lại rắc rối khi ở mà còn là một khoản chi phí lớn cho việc sửa chữa và bảo trì. Những vấn đề này cũng khiến cho giá trị của nhà giảm đi đáng kể.

4. Nhà Có Quá Nhiều “Cái Cũ”

Một ngôi nhà có nhiều “cái cũ” như nội thất cũ kỹ, hệ thống sưởi lạnh cũ, hoặc mái nhà yếu đuối sẽ làm giảm giá trị của ngôi nhà và khiến cho việc bán lại trở nên khó khăn. Người mua thường muốn một ngôi nhà đã được nâng cấp và hiện đại hóa, và sẵn sàng trả giá cao hơn cho điều đó.

5. Nhà Có Vấn Đề Pháp Lý

Mua một ngôi nhà có vấn đề pháp lý như tranh chấp quyền sở hữu, quy hoạch không đúng, hoặc các tranh chấp về ranh giới có thể khiến cho quá trình mua bán trở nên phức tạp và kéo dài. Những vấn đề pháp lý này cũng có thể làm giảm giá trị của ngôi nhà và khiến cho việc bán lại trở nên khó khăn.

Việc mua nhà là một quyết định quan trọng, và việc chọn một ngôi nhà phù hợp có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tài chính của bạn trong tương lai. Tránh xa những loại nhà có những vấn đề như đã đề cập ở trên sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối và mất mát không mong muốn. Hãy luôn thận trọng và tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia bất động sản trước khi quyết định mua nhà.

Ngoài ra, nếu mua nhà chung cư, bạn cũng nên lưu ý tránh những vị trí sau:

Tránh mua nhà ở tầng trệt

Tránh mua nhà ở tầng trệt

Tầng trên cùng

Dù những căn hộ ở tầng trên cùng sẽ có tầm nhìn rộng, ánh sáng tốt hơn nhưng nhà cùng loại sẽ bị tác động rất lớn từ mưa, nắng, mùa đông sẽ lạnh, mùa hè rất nóng, khi trời mưa to, rất dễ xảy ra hiện tượng thấm, rò rỉ nước. Ngoài ra, việc ở tầng cao, đặc biệt là tầng trên cùng cũng sẽ khá nguy hiểm nếu không may chung cư xảy ra sự cố chẳng hạn như hỏa hoạn.

Tầng trệt

Nhà ở tầng trệt trong chung cư sẽ bị bao quanh bởi các tòa nhà xung quanh, thiếu ánh sáng, ngột ngạt, thông gió kém và ẩm thấp. Nếu sống ở tầng trệt, nhiều nơi cũng sẽ có nhiều muỗi, côn trùng và gián, khiến gia chủ gặp không ít phiền phức trong việc diệt côn trùng. Đặc biệt, nếu chất lượng cư dân trong tòa nhà kém thì thỉnh thoảng sẽ có hiện tượng ném đồ, xả “rác” từ tầng trên xuống, ai sống ở đó cũng cảm thấy rất phiền phức.

Tầng ở lớp thắt lưng

“Tầng thắt lưng” nghe có vẻ xa lạ và khó hiểu, nhưng để tăng sự nổi bật của tòa nhà, nhiều chủ đầu tư sẽ thiết kế một số điểm nhấn bên ngoài tòa nhà, những ngôi nhà ở tầng này thường sẽ thụt vào trong một chút, được gọi là lớp thắt lưng của tòa nhà. So với các tầng khác, căn hộ ở tầng thắt lưng sẽ bị hạn chế về ánh sáng, thông gió. Hơn nữa tầng ở vùng thắt lưng tòa nhà cũng có khả năng bảo mật kém, nguy cơ gặp nguy hiểm vì những kẻ xấu thường chọn những tầng thắt lưng để đột nhập.

Theo các chuyên gia, trong không khí có rất nhiều bụi không dễ lắng xuống nếu không có mưa, những lớp bụi này sẽ cố định ở một độ cao nhất định và bay lơ lửng trong không khí, thường là ở độ cao từ tầng 8 đến tầng 12 – đồng nghĩa những ngôi nhà ở tầng này sẽ có khả năng hứng chịu nhiều bụi bẩn nhất.
Chọn tầng khi mua chung cư

Chọn tầng khi mua chung cư

Tầng có những con số kém may mắn theo “phong thủy”

Những số 4, 7, 13, 14 mà mọi người thường thấy, đồng âm của những con này là không may mắn. Vì vậy, đối với nhiều người dân bình thường, nếu có cơ hội lựa chọn thì đơn giản họ sẽ không thực sự muốn sở hữu căn hộ ở số tầng như vậy vì họ quan niệm ở nhà tầng này sẽ không may mắn. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian và không ảnh hưởng nhiều đến việc chọn mua nhà của nhiều người hiện nay.

7 thực phẩm ‘đắng ngắt’ nhưng lại khiến tế bào ung thư sợ hãi tránh xa: nên bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày

0

Eo ơi từ bé đến giờ chả bao giờ mình dám ăn món mướp đắng, thế mà dạo пày chả hiểu sao mẹ chồng mình tuần cứ mấy lần bảo mình mua quả пày về xào trứng hoặc nhồi thịt hấp để ăn..
mình tỏ vẻ thắc mắc vì trước đây bà cũng như mình không thích món пày, thế mà tự nhiên lại đổi vị như vậy. thì bà giải thích do con cháu họ của bà đang học năm thứ 4 trường đại học Y, bảo bà mấy món ăn tuy đắng nhưng có tác dụng chống ung ᴛhư tuyệt vời đấy các mẹ ạ.

Bình thường thì cũng như mình, nhiều người cũng không thích mấy thực phẩm đắng khó ăn như vậy, nhưng nếu chống được căn ɓệпh nguy hiểm như ung ᴛhư, thì mình nhất định phải tham khảo xem sao. vừa nghĩ mình vừa cầm điện thoại vào mạng tìm hiểu, thì bất ngờ khi không chỉ mướp đắng, mà còn hàng loạt thực phẩm phổ biến khác tuy có vị đắng khó ăn, nhưng là thần dược chống ung ᴛhư mới mừng chứ.

vậy vì sao các thực phẩm có vị đắng lại chống lại được căn ɓệпh ung ᴛhư?

Mướp đắng

mặc dù khó ăn, nhưng mướp đắng được biết đến là thực phẩm không chỉ giúp kiểm soát cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, mà còn có tác dụng giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung ᴛhư…

điều пày có được là bởi chất protein quinine có trong mướp đắng là một loại protein hoạt tính kícɦ hoạt tế bào miễn dịch, sau đó “chuyển tay” g.iếτ ςhết tế bào ung ᴛhư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch.

Cần tây

trong cần tây có chứa các chất chống ung ᴛhư, dưới dạng hai flavonoid apigenin và luteolin. theo một nghiên cứu năm 2016 do đại học Quốc gia Pusan ở Busan (hàn Quốc) và công bố trên tạp chí Phòng chống ung ᴛhư cho thấy chất flavonoid apigenin (có trong cần tây cũng như trong các loại rau khác) có các tính chất chống ung ᴛhư mạnh.

theo nghiên cứu пày thì chất flavonoid có thể giúp kiểm soát sự gia tăng tế bào ung ᴛhư thông qua việc điều hòa phản ứng tế bào đối với stress ô xy hóa và suy giảm aDN. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế viêm và hình thành mạch, phản ứng với cơ chế thực bào và diệt tế bào.

vỏ cam, quýt, bưởi

một số loại vỏ trái cây như cam, quýt bưởi rất giàu chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc một số ɓệпh ung ᴛhư, tránh thiệt hạį các tế bào khỏe mạnh gây ra bởi bức xạ. Không chỉ vây, hàm lượng vitamin C cao có trong các loại vỏ пày cũng giúp cải thiện hoạt động của chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Sử dụng các loại vỏ пày thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung ᴛhư dạ dày, ung ᴛhư ruột kết, ung ᴛhư da và ung ᴛhư ⱱú. điều пày có được là nhờ các flavonoids bao quanh tế bào và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các chất độċ hạį.

Ngải cứu

đây là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, trị viêm khớp và ᵭặc biệt phòng ung ᴛhư, tiêu diệt tế bào ung ᴛhư. Sở dĩ ngải cứu chống được ung ᴛhư là nhờ chất artmisinin, chất пày khi đi vào cơ thể sẽ khiếп cho tế bào ung ᴛhư bị nhiễm độċ và tác dụng với chất sắt có trong cơ thể tạo thành các gốc tự do, ‘tiêu diệt’ tế bào ung ᴛhư.

trà xanh

Nổi tiếng là thực phẩm lành mạnh, hợp chất Polyphenol có trong trà xanh còn có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung ᴛhư. vì vậy, sử dụng trà xanh có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung ᴛhư, thậm chí là làm giảm kícɦ thước khối u. Cụ thể:

+ Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể loại bỏ được các tế bào ung ᴛhư phổi ra ngoài mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khác.

+ hợp chất EGCG trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa và đẩy lùi được căn ɓệпh ung ᴛhư bạch cầu.

+ Các nhà khoa học Nhật Bản ở viện nghiên cứu ung ᴛhư Saitama đã khám phá ra rằng, những phụ nữ có thói quen uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày thường ít có nguy cơ mắc ɓệпh ung ᴛhư ⱱú.

Ca cao

hoạt chất pholyphenol trong ca cao là một chất chống oxi hóa tế bào, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào có hạį. vì vậy cacao chống ung ᴛhư rất hữu hiệu, ᵭặc biệt là khi kết hợp cùng những loại trái cây quý khác như việt quất, cherry, phúc bồn tử…

Cà phê

theo Quỹ Nghiên cứu ung ᴛhư thế giới, báo cáo rằng cà phê có thể giúp bảo vệ chống lại nhiều loại ɓệпh ung ᴛhư. một số ᵭánh giá có hệ thống của các nghiên cứu liên quan đến hàng triệu người đã tìm thấy rằng những người uống cà phê thường sống lâu hơn những người khác. theo các nhà nghiên cứu từ đại học Queen tại Belfast (anh) cho thấy, uống cà phê thường xuyên có thể giúp bạn giảm đến 50% nguy cơ mắc loại ung ᴛhư gan phổ biến nhất.

Chất chống oxy hóa và polyphenol trong cà phê rất có lợi cho sức khỏe, một trong những polyphenol có nhiều nhất trong thức uống được nhiều người yêu thích пày là axit chlorogen – chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm tổn thương oxy hóa và giảm nguy cơ mắc ɓệпh tim và tiểu đường.

Nguồn: tổng hợp

Bình bát – Công dụng trái bình bát đối với sức khỏe.

0

Bình bát là loại quả xuất hiện nhiều tại miền Nam, hẳn còn xa lạ với không ít người. Chúng ta cùng tìm hiểu bình bát là trái gì, công dụng của nó với sức khỏe nhé!

Bình bát là trái gì?

Bình bát, tên khoa học là Annona reticulata L, là một loại thực vật xuất hiện phổ biến ở Nam Bộ. Bình bát có 2 loại: Bình bát dây và bình bát thân gỗ.

Bình bát thân gỗ

Bình bát thân gỗ hay Na xiêm, là một loại cây thân gỗ thuộc họ Na, cao khoảng 2 – 10m, tán rộng, có nhiều nhánh nhỏ. Lá của loại cây này nhọn ở phần đầu, phần gốc bo tròn, mặt dưới phủ một lớp lông mịn, mặt trên nhẵn bóng.

Chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ và các đảo lân cận, ngày nay thấy nhiều ở Ấn Độ, châu Phi, châu Úc,… Tại Việt Nam, chúng mọc hoang và được trồng ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.

Hoa của chúng nhỏ nhắn, màu vàng, mọc xen kẽ lá. Vào tháng 7 – tháng 8 là khoảng thời gian hoa phát triển thành quả bình bát có dạng tựa như trái tim.

Bình bát thân gỗ có vỏ dày hơn bình bát dây, có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu vàng khi đã chín. Thịt quả có màu trắng hay trắng ngà, vị chua ngọt và có hương thơm đặc trưng.

Thành phần hoá học

Hạt và trái bình bát chứa thành phần hoá học chủ yếu là:

3 hợp chất dẫn xuất của benzen (sinapaldehyde glucoside, eleutheroside B, axit vanilic).

2 hợp chất sterol (β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-Dglucopyranoside).

2 hợp chất acetogenin (uvarigrandin A, cis-reticulatacin-10-one).

1 hợp chất amin béo (N- (Triacontanol)tryptamine).

2 hợp chất triterpenoid (axit rotundic và pedunculosus).

Trong lá có chứa:

1 hợp chất triterpenoid mới (annonaretin A).

2 hợp chất flavonoid ((2S)-di-O-methylquiritigenin, rutin).

2 hợp chất sterol (β-sitosterol, 6β-hydroxystigmast- 4-en-3-one).

3 hợp chất triterpenoid (taraxasterol, taraxerol, uvaol).

4 hợp chất diterpenoid (axit kaurenoic, axit 17-acetoxy-16β-hydroxy-entkauran-19-oic, axit 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic, axit 16αhydro-19-al-ent-kauran-17-oic).

Vỏ thân và rễ chứa:

Roliniastatin – 2, Reticulacinon, các Diterpen, Anonain, Oxoushinsunin, Michelalbin, Reticulin, Assimilobin, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.

Những bộ phận sử dụng làm dược liệu

Bình bát thân gỗ:

Các bộ phận từ rễ, thân, lá đến quả hay hạt bình bát đều được sử dụng làm dược liệu.

Rễ, thân thu hái lúc cây đã trưởng thành. Lá thu hái quanh năm. Quả bình bát hái vào tháng 7 – tháng 8. Hạt thu hoạch lúc quả chín.

Các dược liệu này sau khi hái về đem rửa thật sạch, có thể để dùng tươi hoặc phơi khô. Và chúng cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Công dụng của bình bát

Có lợi cho tim mạch, tiêu hoá và xương

Bình bát thân gỗ có lợi cho tim mạch, tiêu hoá và xương.

Các axit béo và chất xơ trong trái bình bát thân gỗ giúp giảm cholesterol xấu LDL, cải thiện sức khỏe của tim, hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch.

Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong trái bình bát giúp điều hoà vi khuẩn trong đường ruột, cải thiện tiêu hóa và ngừa các tình trạng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,…

Hơn nữa, loại quả này cũng rất giàu phốt pho và canxi, 2 chất này giúp xương chắc khỏe, hạn chế các vấn đề về xương khớp.

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết

Bình bát thân gỗ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trái bình bát thân gỗ cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể con người. Loại quả này còn chứa các chất béo khác như betulinic, axit caprylic, oleic, lauric, linoleic, palmitic cùng một lượng nhỏ protein.

Các công dụng khác

Bình bát thân gỗ còn có khả năng cải thiện viêm lợi, hỗ trợ chữa trị vết ghẻ lở, dùng làm dầu gội,…

Ngoài hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hoá và xương, trái bình bát thân gỗ còn có các công dụng tuyệt vời khác như:

Vỏ rễ của cây bình bát thân gỗ có khả năng cải thiện chứng đau bụng, đau răng, viêm lợi.

Nước hạt bình bát được dùng làm dầu gội đầu, nước ngâm quần áo giúp tiêu diệt chấy rận. Hạt bình bát đốt thành tro rồi trộn với dầu dừa giúp hỗ trợ chữa trị vết ghẻ lở, mẩn ngứa.

Nước bình bát phơi khô giúp cải thiện tình trạng sốt, tiêu chảy, giun sán,…

5 Bài thuốc sử dụng bình bát

Chữa bướu cổ

Trái bình bát tươi được sử dụng để chữa bướu cổ.

Bạn dùng quả bình bát tươi, cắm xuyên qua một cây đũa, nướng hơi cháy phần vỏ. Để nguội vừa phải, dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần tầm 30 phút, mỗi lần lăn dùng khoảng 2 – 3 quả. Thực hiện liên tục đến khi bướu tan hoàn toàn.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán

Trái bình bát xanh được dùng để chữa giun sán.

Bạn sử dụng quả bình bát còn xanh, phơi khô, cắt lát. Mỗi lần dùng 8 – 12g, sắc thành thuốc để uống.

Điều trị tiểu đường

Trái bình bát còn xanh được dùng để trị tiểu đường.

Bạn sử dụng quả bình bát xanh, cắt mỏng, bỏ hạt, phơi khô. Mỗi lần dùng 5g, đun nước uống trong ngày.

Chữa đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân

Quả bình bát được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp.

Bạn dùng quả bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng, chườm vào vị trí đau. Nếu đau ở lưng, bạn có thể đặt quả hơ nóng lên lưng rồi nằm nghỉ ngơi.

Điều trị bệnh lao phổi

Thân và vỏ cây bình bát được dùng chữa lao phổi.

Bạn dùng 20g thân, vỏ cây bình bát thân gỗ cắt lát mỏng, phơi khô, đun sôi cùng 1.2 lít nước, uống trong ngày.

Điều trị mề đay mẩn ngứa

Nhánh cây bình bát dùng để trị mề đay mẩn ngứa.

Bạn đặt vài nhánh bình bát thân gỗ còn tươi, đã rửa sạch, để ráo lên trên lửa để tạo khói. Cởi quần áo hoặc hơ những vị trí bệnh mề đay qua khói đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.

6 Cách ăn bình bát

Bình bát dầm đường

Bình bát dầm đường sẽ mang đến bạn hương vị thanh mát, béo béo của bình bát cực hấp dẫn. Để làm món bình bát dầm bạn chỉ cần đem bình bát chín vàng rửa sạch, gọt vỏ, rồi dầm chung với đường cát, sữa đặc và đừng quên thêm ít đá trước khi thưởng thức nhé!

7 Những lưu ý khi sử dụng

Dù bình bát có nhiều công dụng nhưng bạn không nên lạm dụng chúng.

Sau đây là những lưu ý khi sử dụng quả bình bát:

Khi có nhu cầu sử dụng quả bình bát, bạn nên trao đổi trước với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn, do trong những quả bình bát có thể chứa độc tính.

Bạn cần kiên trì khi sử dụng quả bình bát để chữa bệnh, vì phải mất thời gian dài để chúng phát huy tác dụng.

Không để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với da hoặc bắn vào mắt, vì có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, mề đay,…

Những người tỳ vị hư yếu không nên ăn nhiều quả bình bát vì chúng có tính hàn. Bên cạnh đó, bạn không được kết hợp bình bát với thanh long vì có thể gây nguy hiểm do thành phần có trong 2 quả này kỵ nhau.

Chúc bạn nhiều sức khoẻ!