Ăn thịt gà thường xuyên bạn sẽ nhận được những lợi ích gì?

( PHUNUTODAY ) – Thịt gà giàu dinh dưỡng không gây béo phì, thừa cân rất tốt cho sức khỏe con người. Đồng thời, chúng còn có khả năng phòng ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết nếu như con người thường xuyên ăn thịt gà, thịt trắng thay cho thịt đỏ thì có thể phòng ngừa bệnh ung thư vô cùng hiệu quả. Ngoài việc phòng ngừa ung thư còn giúp cung cấp collagen tốt cho da và xương.

Lợi ích của thịt gà với sức khỏe

Tăng cường collagen

Một số nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Y tế cho thấy phần cổ, sụn gà, chân gà là vị trí chứa rất nhiều collagen nhất.

Đặc biệt lượng collagen trong chân gà có tác dụng duy trì độ đàn hồi của da, giảm chảy xệ, tình trạng da khô và da nhăn nheo.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Thịt gà giàu vitamin B6. Vitamin B6 giúp giảm mức độ của homocysteine – chất có liên quan đến nguy cơ đau tim. Bên cạnh đó, thịt gà còn là nguồn cung cấp niacin giúp giảm cholesterol, một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến nghị tiêu thụ thịt gà thay vì thịt đỏ vì nó chứa ít chất béo bão hòa hơn và cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch.

thit ga

Hỗ trợ giảm cân vô cùng tốt

Không phải tự nhiên mà thịt gà thường có trong thực đơn ăn kiêng mà các huấn luyện viên thể hình sử dụng. Loại thịt này chứa lượng protein cao bậc nhất, giúp xây dựng cơ bắp chắc khỏe hơn. Đây đồng thời cũng là nguồn cung cấp thịt nạc và protein ít béo tốt nhất, từ đó chị em có thể ăn thoải mái mà không lo việc tăng cân.

Ngoài protein, thịt gà còn giàu một số khoáng chất như phốt pho và canxi, đồng thời chứa collagen giúp giữ cho xương luôn cứng chắc. Ngoài ra, nó còn có selen được biết là có tác dụng giảm nguy cơ viêm khớp. Sử dụng thịt gà mỗi ngày có thể giúp bạn bảo vệ xương, ngừa loãng xương hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Súp gà từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để giảm cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường khác.

Hơi nóng của súp gà giúp làm thông mũi và họng. Một nghiên cứu đánh giá tác dụng này cho thấy súp gà có thể ngăn ngừa viêm nhiễm trong các bệnh nhiễm trùng thông thường và tăng cường miễn dịch.

mon-thit-ga-ngon-600x375

Giúp giảm căng thẳng 

Trong thành phần dinh dưỡng của thịt gà có chứa hai chất dinh dưỡng tuyệt vời để giảm căng thẳng đó là: tryptophan và Vitamin B5. Cả hai chất này đều có tác dụng làm dịu cơ thể của bạn. Ngoài ra, nó có hương vị tuyệt vời và điều đó cũng làm tăng thêm đặc tính giải tỏa căng thẳng, tạo cảm giác hạnh phúc.

Loại củ gia vị trên thế giới là ‘của hiếm’, ở Việt Nam có sẵn trong bếp, công dụng quá tuyệt vời

( PHUNUTODAY ) – Bạn có biết rằng, một loại củ vô cùng quen thuộc trong căn bếp của người Việt lại được xem là “gia vị quý hiếm” trên thế giới? Ít ai ngờ rằng, loại củ dân dã này lại chứa đựng những dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Gia vị “khó tìm thấy” trên thế giới

Nghệ là một loại củ quen thuộc, thường được người Việt để xó bếp và sử dụng làm gia vị khi nấu nướng. Tuy nhiên, nghệ lại trở thành món hàng được ưa chuộng trên toàn cầu.

Theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tới 21.841 tấn gừng, nghệ và các loại gia vị khác, với tổng giá trị kim ngạch gần đạt 45 triệu USD.

Mặc dù nghệ rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng lại được coi là loại gia vị “hiếm có khó tìm” ở nhiều quốc gia trên thế giới, chỉ có mặt tại một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nigeria.

Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha tính đến năm 2021. Nghệ được trồng ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến ven biển, cho đến những khu vực núi cao trên 1500m. Thậm chí, nhiều nơi nghệ còn mọc hoang trên các đồng ruộng, nương rẫy. Nghệ Việt Nam nổi bật với chất lượng tốt, có hàm lượng curcumin cao, từ 3-5%.

Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha tính đến năm 2021

Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha tính đến năm 2021

Công dụng của nghệ

Theo thông tin từ bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, hiện công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, củ nghệ, còn được gọi là uất kim hay khương hoàng, là một dược liệu quan trọng trong Y học cổ truyền Việt Nam và đang được áp dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Nghệ thực sự là một tài nguyên quý giá cho sức khỏe.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nghệ chứa Curcumin (0,3%), hợp chất polyphenol này không tan trong nước, nhưng lại hòa tan trong rượu và các dung môi hữu cơ khác. Curcumin được biết đến với màu vàng đặc trưng của nghệ, đồng thời mang lại nhiều lợi ích như tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm.

Ngoài ra, nghệ cũng chứa các tinh dầu với những hợp chất như zingiberen, turmeron cùng một số loại sesquiterpen, đóng vai trò giúp kháng khuẩn và kháng nấm.

Theo bác sĩ Hiền, các thành phần như tinh bột, canxi oxalat và chất béo trong nghệ còn có khả năng bổ sung dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích dược lý.

Theo bác sĩ Hiền, các thành phần như tinh bột, canxi oxalat và chất béo trong nghệ còn có khả năng bổ sung dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích dược lý

Theo bác sĩ Hiền, các thành phần như tinh bột, canxi oxalat và chất béo trong nghệ còn có khả năng bổ sung dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích dược lý

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã xác nhận những tác dụng tích cực của nghệ. Curcumin có khả năng kích thích bài tiết mật, nâng cao chức năng gan và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Hợp chất này cũng giúp giảm thiệt hại từ gốc tự do, ngăn ngừa viêm mạn tính, hỗ trợ điều trị viêm khớp, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Bác sĩ Hiền còn chỉ ra rằng một số nghiên cứu cho thấy curcumin có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư, cũng như bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác hại của xạ trị.

Trong Y học cổ truyền, nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, có tác động lên kinh Can và Tỳ. Các tài liệu y học cổ cho thấy nghệ có thể hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, huyết ứ và tình trạng bế kinh; giúp làm lành vết thương, làm mờ vết thâm; giảm đau và chống viêm trong viêm loét dạ dày, các rối loạn tiêu hóa; hỗ trợ điều trị vàng da, sỏi mật và các rối loạn gan mật khác; giảm đau bụng và điều hòa khí huyết.

Mọi người có thể sử dụng 1-6g nghệ dạng bột hoặc thuốc sắc, chia thành 2-3 lần uống hàng ngày để trải nghiệm những tác dụng này.

Ngoài việc làm thuốc, nghệ còn được ứng dụng trong làm đẹp và trang trí màu sắc cho thực phẩm.

Ngoài việc làm thuốc, nghệ còn được ứng dụng trong làm đẹp và trang trí màu sắc cho thực phẩm

Ngoài việc làm thuốc, nghệ còn được ứng dụng trong làm đẹp và trang trí màu sắc cho thực phẩm

Chú ý khi sử dụng nghệ

Bác sĩ Hiền nhấn mạnh rằng nghệ là một loại dược liệu quý giá nhưng cũng có những trường hợp không nên sử dụng. Bác sĩ giải thích rằng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nghệ vì nó có thể kích thích tử cung và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi. Hơn nữa, những người bị sỏi mật hoặc tắc mật cũng không nên dùng nghệ.

Bệnh nhân đang điều trị bằng hóa chất cũng không nên sử dụng nghệ, do nó có thể khiến hiệu quả của thuốc bị giảm. Tuy nhiên, sau khi kết thúc quá trình hóa trị, mọi người có thể dùng nghệ như một cách hỗ trợ điều trị.

Nghệ có thể tác động xấu đến các loại thuốc kháng axit hoặc thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nghệ cũng có tương tác với thuốc chữa đái tháo đường, có thể gây ra hạ đường huyết xuống mức quá thấp. Việc sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc đông máu có thể tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, những người đang dùng các loại thuốc này cần đặc biệt chú ý không sử dụng nghệ.

Bác sĩ khuyến cáo nên tránh dùng nghệ với liều lượng cao trong thời gian dài, vì điều này có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy hoặc làm nóng trong người.

“Mọi người nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nghệ, nhất là khi đang điều trị bệnh hay dùng thuốc khác,” bác sĩ Hiền khuyên.

“Mặc dù nghệ là một dược liệu đáng quý trong Y học cổ truyền và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, kháng viêm đến làm đẹp và chăm sóc sức khỏe toàn diện, nhưng việc sử dụng cần phải cẩn thận, tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu,” bác sĩ Hiền nói thêm.

2 loại nước ‘khắc tinh’ của K, vừa ngon vừa rẻ, già trẻ uống đều tốt cả

Thường xuyên uống loại nước này bạn sẽ nhận thấy cơ thể khỏe khoắn hơn hẳn. Đặc biệt, cả dù là nam hay nữ, trẻ hay già đều có thể uống được.

Uống nước tốt cho cơ thể, đặc biệt, uống 2 loại nước là trà xanh và nước chanh còn mang đến công dụng thanh lọc cơ thể, phòng tránh nguy cơ bị K hiệu quả.

Nước trà xanh

Nước trà là thức uống truyền thống của người Á Đông. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong nước trà có nhiều hoạt chất thực vật quý như: catechin, flavonoid, lignans và axit phenolic.

Đáng chú ý, trong số các loại catechin mà trà sở hữu thì chất EGCG có khả năng chống oxy hóa vượt trội.

uong-tra-xanh

Một số lượng lớn các nghiên cứu lâm sàng cũng đã cho thấy polyphenol trong trà xanh hoạt động rất hiệu quả trong việc chống lại sự hình thành khối u ở các cơ quan khác nhau.

Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Uống trà xanh cũng rất tốt cho sức khỏe của lá gan. Cụ thể, người bị bệnh gan nhiễm mỡ sau 12 tuần uống trà xanh sẽ giúp kiểm soát men gan, nhờ vào lượng chất chống oxy hóa dồi dào của thức uống này. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp xử lý chất béo tích tụ quá mức trong gan.

Bạn có thể dùng trà xanh túi lọc hoặc trà lá, pha với nước sôi, làm nguội xuống nhiệt độ khoảng 65 độ C. Theo tờ CNN Health, thức uống nóng ấm từ 65 độ C trở xuống an toàn cho mọi người dùng.

Người trưởng thành có thể dùng tối đa khoảng 640 ml nước trà xanh mỗi ngày. Do hầu hết các loại trà xanh có chứa caffeine, người dùng nên cân nhắc thời gian uống hoặc chọn dùng trà đã khử caffeine (trà xanh decaf).

Nước chanh

Chanh là loại quả có vị chua, hàm lượng vitamin C đặc biệt cao. Citrus pectin, một chất chiết xuất từ quả chanh có khả năng ngăn ngừa hoặc ức chế ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Các dưỡng chất thực vật trong quả chanh rất có hiệu quả.

nuoc-tra-xanh1

Vỏ chanh chứa một số hợp chất được gọi là limonoid. Chúng có khả năng kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt, nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học của Viện Ung thư Anh cho thấy trong một trái chanh có chứa khoảng 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycoside flavonol, vitamin C… Theo Sức khoẻ và Đời sống, quả chanh có thể giảm tới 50% nguy cơ ung thư. Chúng cũng có khả năng đẩy nhanh tốc độ thải độc.

Các chất chống oxy hóa trong chanh có thể chống lại các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Chanh cũng có tác dụng chống vi khuẩn. Vì vậy, nước chanh có thể ngăn ngừa một số nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn uống nước chanh thường xuyên, lại uống không đúng cách sẽ dễ rước họa vào thân. Việc uống nhiều nước chanh kích thích chứng ợ nóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế bạn cần tuân thủ 3 không khi sử dụng nước chanh: không pha nước chanh với đường, không pha nước chanh quá nóng hoặc quá lạnh, Không uống nước chanh khi bụng đói.

Ăn chuối luộc vào thời điểm này, sau 1 tuần cơ thể nhận 7 thay đổi: Mỡ thừa tiêu biến, da sáng mịn

Ăn chuối luộc có thể giúp chị em giảm cân. Tuy nhiên, phải ăn đúng thời điểm mới phát huy hiệu quả tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết theo Đông y, chuối vị ngọt, tính lạnh, công dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Ăn chuối bình thường đã tốt, sau khi luộc hiệu quả tăng gấp bội. Sau khi luộc chín, hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ tăng lên. Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất không biến mất mà trở nên dễ hấp thu hơn.

Chuối luộc sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn từ đó ngăn ngừa thèm ăn, kiểm soát việc ăn uống tốt hơn, ức chế sự tích tụ và sản sinh mỡ.

Thời điểm vàng để ăn chuối luộc là trước bữa trưa và bữa tối 30 phút hoặc ăn sau khi luyện tập vào buổi sáng. Ăn chuối luộc vào thời điểm này sẽ tạo cảm giác no, giảm sự thèm ăn từ đó thúc đẩy việc giảm cân hiệu quả.

chuoi-luoc-01

Lợi ích của việc ăn chuối luộc đối với sức khỏe

Trị táo bón

100 gram chuối có thể cung cấp 2,6 gram chất xơ, có khả năng làm sạch ruột. Vì vậy, ăn chuối đều đặn sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Chuối còn chứa tinh bột giúp cơ ruột hoạt động trơn tru, tăng khả năng đào thải cặn bã. Với người bị táo bón, nên ăn chuối luộc hoặc chuối chín, không nên ăn chuối xanh.

Đem 2-3 quả chuối (để cả vỏ) rồi luộc chín. Ăn chuối luộc cả vỏ sẽ rất tốt cho tiêu hóa, giúp trị táo bón hiệu quả.

Giảm tình trạng viêm loét dạ dày

Chuối xanh luộc chín chứa nhiều tanin. Đây là chất chống viêm, kháng khuẩn có lợi cho dạ dày. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa pectin. Chất này có thể tạo ra mọt lớp màng lên men để bảo vệ thành dạ dày, ngăn các tác nhân gây hại cho dạ dày.

Điều chỉnh huyết áp

Chuối chứa hàm lượng kali dồi dào giúp ích cho việc điều chỉnh huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, kali còn có tác dụng cải thiện tình trạng chuột rút cơ bắp.

Ăn chuối luộc cũng tốt cho mắt và cải thiện hệ thần kinh.

Ngừa đột quỵ

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết chuối không chỉ là thực phẩm mà trong y học cổ truyền còn được sử dụng như một vị thuốc.

Chuối luộc chín có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ giúp làm tăng lượng oxit nitric để mạch máu mở rộng hơn từ đó giúp tăng khả năng cung cấp oxy cho các cơ quan và ngăn ngừa tình trạng đột quỵ.

chuoi-luoc-02

Tốt cho tim mạch

Chuối luộc chứa nhiều chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho tim mạch. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Leeds ở Anh chỉ ra rằng việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như chuối sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm đẹp da

Phụ nữ ăn chuối luộc thường xuyên sẽ nhận được nhiều lợi ích cho làn da. Trong quả chuối có chứa vitamin A, protein, chất chống oxy hóa thể thể giúp da phục hồi, dưỡng da từ bên trong. Việc luộc chín chuối trước khi ăn sẽ giúp các dưỡng chất được chuyển sang dạng dễ hấp thụ hơn.

Ổn định đường huyết

Chuối có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Trong đó, GI của chuối xanh là 30, của chuối chín là 60. Như vậy, ăn chuối sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột.

chuoi-luoc-03

Lưu ý khi ăn chuối luộc

Theo lương y Vũ Quốc Trung, chuối là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 2 quả.

Để có món chuối luộc ngon, đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên chọn những nải chuối có kích thước từ nhỏ đến trung bình, vỏ ngả vàng, chín già. Thời gian luộc chuối từ 15-20 phút là được.

2 bộ phận của lợn chứa rất nhiều tế bào ung thư: Đừng ăn kẻo ngấm bệnh lúc nào không biết

Thịt lợn là món ăn thường gặp trên mâm cơm của nhiều gia đình, nhất là đợt gần đây, giá thịt lợn rẻ, nhiều người hay nói vui “ăn thịt lợn rẻ hơn cả ăn rau”. Tuy nhiên có những bộ phận trên con lợn dù ngon tới đâu chúng ta cũng không nên đụng đũa vì nó chứa nhiều tế nào ung thư gây hại cho cơ thể.

Và không phải ai cũng biết về những bộ phận chứa các tế bào ung thư này của lợn nên hàng ngày chúng vẫn xuất hiện trong mỗi bữa ăn, thậm chí nhiều người thấy ngon còn ăn với tần xuất rất thường xuyên nữa. Như vậy không những sức khỏe của chính mình bị ảnh hưởng mà sức khỏe của cả gia đình cũng nguy hiểm theo nha mọi người.

Mình có đọc được thông tin trên báo, họ có nói rất chi tiết về những bộ phận nguy hiểm của lợn và khuyên chúng ta nên ăn ít, hoặc không nên ăn. Mình sẽ chia sẻ lại bên dưới, những ai quan tâm thì có thể tham khảo nha!

Các bác sĩ chuyên điều trị ung thư đã nói có một số bộ phận của lợn là nơi chứa nhiều tế bào ung thư nhất. Và nhiều bệnh ung thư thực chất là do họ thích ăn những bộ phận ấy và ăn thường xuyên.

Phổi lợn là bộ phận chứa nhiều tế bào ung thư. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

1. Phổi lợn

Phổi lợn chính là bộ phận chứa nhiều tế bào ung thư nhưng cũng nhiều người rất thích ăn. Phổi lợn có thể bị nhiễm độc ở một mức độ nhất định, nguyên nhân có thể là do việc xử lý phổi lợn không đúng cách, dễ tích tụ độc tố.

Ngoài ra, trong phổi lợn còn phát hiện có hàm lượng Clenbuterol dư thừa cao. Hàm lượng này cao nhất là ở phổi lợn, sau đó là gan lợn, thận lợn, nội tạng và cuối cùng là thịt lợn.

Bên cạnh đó thì phổi lợn cũng chứa rất nhiều vi khuẩn và vi rút, vì cũng giống như phổi của con người, chúng là cơ quan hô hấp và dùng để lọc không khí. Vậy nên, nếu lợn mắc bệnh ở phổi, phế nang đặc biệt dễ chứa ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút, nếu ăn uống không cẩn thận có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư nữa nha mọi người.

Ngoài ra, phổi lợn còn chứa nhiều kim loại nặng nữa vì phổi được thiết kế đặc biệt để dễ bị bám bụi, vì vậy các kim loại nặng trong bụi cũng sẽ tồn tại. Điều quan trọng nhất là phổi lợn có rất nhiều phế nang, một khi ăn phải những thứ này đặc biệt dễ gây ung thư cho cơ thể người.

2. Thịt ở phần cổ lợn

Đây chính là phần để chọc tiết lợn nên thịt có màu đỏ và người ta còn gọi đó là thịt cổ máu. Có thể mọi người chưa biết, cổ là nơi chứa nhiều hạch bạch huyết, chúng là những tế bào ăn các hạt có hại, vi khuẩn, tế bào chết. Vì thế hạch lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể.

Ngoài ra thì cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thụ quá nhiều hormone này sẽ ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Thyroxine là chất rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu chúng ở nhiệt độ cao nha mọi người.

Cổ là nơi chứa nhiều hạch bạch huyết, chúng là những tế bào ăn các hạt có hại, vi khuẩn. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Những bộ phận khác của lợn cũng không nên ăn nhiều kẻo hại sức khỏe như:

1. Óc lợn

Óc lợn không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí nó còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…

Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc đó mọi người.

2. Gan lợn

Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh đó ạ. Vậy nên tốt nhất là mọi người ăn hạn chế thôi.

3. T.i.ết lợn sống

Ti.ế.t lợn cũng chứa nhiều độc tố. Nó rất dễ nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Nếu ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh rất nguy hiểm.

4. Ruột lợn

Bộ phận này chứa chất thải của lợn nên rất bẩn. Nó là nơi các vi sinh vật sống nhiều nhất, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì vậy mọi người cũng hạn chế ăn thôi.

Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết về các bộ phận mà chúng ta không nên ăn trên cơ thể con lợn. Thịt lợn tuy có rẻ thì mọi người cũng không nên ham hố ăn những phần thịt đã được cảnh báo là có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Muốn bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chúng ta đừng để cái miệng làm hại cái thân.

Nguồn tổng hợp

Món ăn người Việt cho là ‘chất béo xấu’ gây bệnh tim mạch bất ngờ lọt top thực phẩm tốt nhất thế giới

Nhiều người từng nghĩ mỡ lợn là chất béo xấu. Thực chất không phải là như vậy.

Món ăn này đã vượt qua nhiều thực phẩm nổi tiếng được gọi là “siêu thực phẩm” như hạt chia, quả bơ hay cải kale. Mỗi loại thực phẩm trên thế giới đều mang giá trị dinh dưỡng riêng biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ cơ thể hoạt động hiệu quả. Từ rau củ giàu vitamin đến nguồn protein động vật, thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp phòng ngừa bệnh tật và nâng cao thể chất.

Mới đây, một nghiên cứu khoa học được công bố bởi Đài BBC (Anh) đã thu hút sự chú ý quốc tế khi phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm phổ biến toàn cầu. Kết quả nghiên cứu không chỉ có giá trị học thuật mà còn mang đến những phát hiện bất ngờ, thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về nhiều thực phẩm quen thuộc.

Mới đây, một nghiên cứu khoa học được công bố bởi Đài BBC (Anh) đã thu hút sự chú ý quốc tế khi phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm phổ biến toàn cầu. Mới đây, một nghiên cứu khoa học được công bố bởi Đài BBC (Anh) đã thu hút sự chú ý quốc tế khi phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm phổ biến toàn cầu.

Trong danh sách 100 thực phẩm lành mạnh nhất thế giới, mỡ lợn – nguyên liệu lâu đời trong ẩm thực Việt Nam – đã vươn lên một cách ấn tượng, gây ngạc nhiên lớn khi đứng ở vị trí cao.

Cụ thể, mỡ lợn đã xuất sắc chiếm vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng, vượt qua nhiều “siêu thực phẩm” nổi tiếng như hạt chia, quả bơ và cải kale. Kết quả này khiến không ít người ngạc nhiên, bởi mỡ lợn lâu nay thường bị gắn với hình ảnh tiêu cực và cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tăng cholesterol hay béo phì.

Sự hiểu lầm này đã khiến mỡ lợn dần bị thay thế bởi dầu thực vật trong nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi xu hướng ăn uống hiện đại ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên, nghiên cứu của BBC đã chỉ ra giá trị dinh dưỡng tiềm ẩn của mỡ lợn, khuyến khích chúng ta nhìn nhận lại thực phẩm này một cách công bằng hơn. Các chuyên gia cho biết, mỡ lợn không chỉ là nguồn chất béo mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt khi được sử dụng đúng cách.

Mỡ lấy từ các phần thịt chất lượng cao như thịt thăn hay thịt đùi không chỉ giàu protein và lipid mà còn là nguồn vitamin B1 dồi dào – một vitamin thiết yếu giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cụ thể, mỡ lợn đã xuất sắc chiếm vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng, vượt qua nhiều Cụ thể, mỡ lợn đã xuất sắc chiếm vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng, vượt qua nhiều “siêu thực phẩm” nổi tiếng như hạt chia, quả bơ và cải kale.

Điều đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng vitamin B1 trong thịt lợn, bao gồm cả mỡ lợn, cao gấp 8 lần so với thịt bò, loại thực phẩm vốn được xem là “vua” của nguồn protein động vật.

Một điểm đáng chú ý trong nghiên cứu là nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp chế biến mỡ lợn để tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng của nó. Khi được rán ở lửa nhỏ trong thời gian dài, mỡ lợn trải qua quá trình chuyển hóa đặc biệt, giúp các axit béo bão hòa và cholesterol – vốn thường bị cho là có hại – chuyển thành axit béo không bão hòa đơn, một loại chất béo lành mạnh giống như trong dầu ô liu. Loại chất béo này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn duy trì mức cholesterol tốt trong cơ thể.

Ngoài ra, mỡ lợn còn mang lại hương vị đặc trưng và đậm đà cho các món ăn, từ những món xào đơn giản đến các món chiên rán cầu kỳ, làm phong phú thực đơn gia đình, đặc biệt trong các bữa ăn truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, mỡ lợn cần được tiêu thụ một cách điều độ. Việc sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến thừa calo và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với những người ít vận động.

Nghiên cứu của BBC không chỉ khẳng định giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn mà còn kêu gọi chúng ta thay đổi cách nghĩ về thực phẩm. Trong khi các loại dầu thực vật và thực phẩm chế biến sẵn đang phổ biến, mỡ lợn – một nguyên liệu tự nhiên và truyền thống – đang dần lấy lại vị thế. Nó nhắc nhở chúng ta rằng những thực phẩm quen thuộc đôi khi ẩn chứa những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, miễn là sử dụng chúng đúng cách.

Với những người yêu ẩm thực Việt, mỡ lợn không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn là phần ký ức, gắn liền với những bữa cơm gia đình đậm đà hương vị. Việc mỡ lợn được vinh danh trên bảng xếp hạng toàn cầu là cơ hội để chúng ta tự hào về giá trị truyền thống và khuyến khích một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng.

Chia buồn với những ai đang dùng 4 loại ấm siêu tốc này: V:ứ:t ngay còn kịp, hàng ngàn người m:ắc Ung:thu rồi

Hãy kiểm tra ngay xem bạn có “đen đủi” sở hữu một trong 4 loại ấm siêu tốc dưới đây hay không. Nếu có, tức là nước bạn uống vào một thứ khác “bán độc”.

Một loại siêu tốc độ được cảnh báo có chất gây ung thư, làm hỏng gan vật liệu có đúng, đâu là sự thật?

Ấm siêu tốc là thiết bị gia dụng tiện lợi và phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Tuy nhiên, không chỉ dùng sai cách mà chọn sai loại cũng có thể biến “trợ thủ” đắc lực thành “thủ phạm” gây bệnh tật, gồm cả ung thư. Vì vậy, hãy đứng dậy và kiểm tra chiếc ấm siêu tốc của bạn, nếu thuộc một trong 4 loại được bác sĩ Xu Hao thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh An Huy (Trung Quốc) cảnh báo dưới thì tiếc mấy cũng phải vứt bỏ ngay. Ngoài ra, cũng cần lưu tên chúng vào “danh sách đen” để tuyệt đối không mua phải sau này.

1. Ấm siêu tốc gỉ sét, bong tróc lớp bên trong

Khi ấm có dấu hiệu bong lớp chống dính, gỉ sét ở thành hoặc đáy, đó không chỉ là chuyện mất thẩm mỹ. Các chất như sắt oxit, niken oxit, crom có thể thôi nhiễm vào nước. Khi vào cơ thể, chúng không chỉ gây tổn thương gan, thận, hệ tiêu hóa, mà quan trọng hơn – chúng là tác nhân gây biến đổi tế bào, kích hoạt tế bào ung thư. Đặc biệt, nếu bạn đun nước pha sữa cho con nhỏ, hay uống trà, cà phê hằng ngày bằng loại nước này – mức độ tích tụ độc tố còn tăng gấp nhiều lần.

Xin lỗi mấy cũng ngay 4 loại ấm siêu tốc này! Mỗi lần nước uống vào là mỗi lần bong bóng ung thư- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Ấm siêu tốc chứa nhiều nhựa, nhựa quá mỏng

Nhiều gia đình vì tiết kiệm đã chọn loại ấm siêu tốc có phần thân làm gần như hoàn toàn từ nhựa, thậm chí là nhựa mỏng đến mức mềm oặt khi ấm nóng lên. Những loại này thường được làm từ nhựa tái chế, không đạt chuẩn, và khi đun sôi nước, chúng có thể giải phóng ra bisphenol A (BPA) và phthalates – hai hóa chất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo là tác nhân trực tiếp gây ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn nội tiết, giảm khả năng sinh sản. Một số dấu hiệu cần cảnh giác: ấm nhựa tỏa mùi lạ khi đun nước, vỏ ấm đổi màu ngả vàng, hoặc thành ấm mềm, dễ biến dạng khi nóng.

3. Ấm siêu tốc bằng inox không đạt chuẩn

Không phải cứ thấy ấm bóng loáng là inox tốt. Nhiều ấm siêu tốc giá rẻ được làm từ inox pha tạp, không rõ nguồn gốc. Khi đun nóng, chúng có thể thôi nhiễm các kim loại nặng như chì, cadmium, niken vào nước – tất cả đều là chất gây ung thư hàng đầu, có thể làm tổn thương thần kinh, phá hủy hệ miễn dịch và gây đột biến tế bào.

Xin lỗi mấy cũng ngay 4 loại ấm siêu tốc này! Mỗi lần nước uống vào là mỗi lần bong bóng ung thư- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Vậy làm sao để biết ấm inox nào an toàn? Hãy nhớ inox 304 hoặc 316 là tiêu chuẩn được khuyên dùng: không bị ăn mòn, không thôi nhiễm kim loại, dùng cho thực phẩm. Ấm chuẩn thường có in rõ dòng chữ “SUS 304” hoặc “Inox 304” dưới đáy hoặc trong thông tin sản phẩm. Nếu không có thông tin tốt nhất hãy tránh xa, vì sức khỏe không thể đặt cược.

4. Ấm siêu tốc có mùi lạ, đóng cặn nặng khi nấu

Khi đun nước mà thấy bất cứ mùi khó chịu nào như mùi khét, mùi nhựa… hoặc có lớp cặn dày màu nâu vàng dưới đáy ấm – đó không còn là nước sạch. Đó có thể là dấu hiệu của:

– Cặn canxi, magie phản ứng hóa học khi đun đi đun lại quá nhiều lần.

– Cặn thực phẩm, mỡ, vi khuẩn từ những lần đun sữa, lá, mì tôm.

– Ấm kém chất lượng hoặc đang bị hư hại, ví dụ như thanh đốt bên trong rò rỉ chất chống gỉ, hóa chất gia công.

Xin lỗi mấy cũng ngay 4 loại ấm siêu tốc này! Mỗi lần nước uống vào là mỗi lần bong bóng ung thư- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Uống nước như vậy lâu dài không chỉ gây rối loạn tiêu hóa, sỏi thận mà còn tăng nguy cơ viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng – những nền âm thanh ngầm dẫn tới ung thư đường tiêu hóa.

Người trẻ bị suy gan, thận, nội tạng ‘hỏng bét’ ngày càng nhiều: Bác sĩ cảnh báo 3 lối sống quá tệ

Do lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học, ngày nay có rất nhiều người còn trẻ mà đã mắc các bệnh như suy gan, thận.

Ngày trước, nhắc tới những bệnh như suy gan, suy thận… thường chúng ta thấy đều là những bệnh nhân đã cao tuổi, các bộ phận bị lão hóa, suy giảm chức năng.

Thế nhưng bây giờ, những bệnh này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Ví dụ như suy thận chẳng hạn, chỉ cần bước vào khoa Thận nhân tạo của một bệnh viện lớn, không khó để bắt gặp những bệnh nhân còn rất trẻ, nam nữ đủ cả, có những người vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trưởng. Mà đáng tiếc hơn nữa, rất nhiều những ca suy thận giai đoạn cuối lại rơi vào những nam thanh nữ tú tuổi đời rất trẻ.

TS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

“Nhìn các bạn trẻ đang lứa tuổi đôi mươi, lẽ ra phải tràn đầy sức sống thì lại nằm mệt mỏi trên giường bệnh, gắn với chiếc máy chạy thận mà không khỏi đau lòng. Do chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi có biểu hiện mệt mỏi, phù thũng, sốt… mới đi khám, thì hầu hết bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó, không có cách điều trị nào khác ngoài phải lọc máu đều đặn tại viện”.

4

Ngoài suy thận, cũng nhiều người trẻ mắc các bệnh hiểm nghèo như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư. Hay các bệnh liên quan tới đường ruột, đường tiêu hóa…. cũng có rất nhiều.

Nhiều bệnh nhân phải rời khỏi giảng đường đại học, từ bỏ một công việc tốt, từ bỏ những ước mơ, hoài bão để gắn liền với giường bệnh, máy móc và những mũi tiêm. Dù chẳng nói ra, những rõ ràng, những bệnh nhân trẻ ấy sẽ không còn tương lai như họ mong muốn nữa.

Vậy đâu là lý do khiến người trẻ mắc bệnh ngay càng nhiều. Một bác sĩ đã khuyên bạn đừng duy trì 3 thói quen dưới đây, nó là lối sống ‘quá tệ’ phá hủy sức khỏe khiến cơ thể quá sức chịu đựng.

Ăn ba bữa không đầy đủ, thích đồ ăn cay, đồ nhiều dầu mỡ

Nhiều người trẻ vì bận rộn nên chế độ dinh dưỡng rất thất thường, bỏ bữa sáng, người thì bỏ bữa trưa người thì lại chẳng ăn tối. Đã thế lại còn thích những món nhiều dầu mỡ, giàu chất béo và nhiều muối. Chính thói quen này khiến thận dễ suy yếu, hay bị béo phì và đặc biệt làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Ngồi ì một chỗ, lười vận động

Bây giờ hầu hết bạn trẻ đều làm công việc văn phòng. Vì thế, họ ngồi ở công ty cả ngày để làm việc. Đã thế, tới tối về người mệt mỏi nên cũng chả muốn động tay chân chỉ muốn ngồi ì một chỗ hoặc nằm dài trên giường lướt web.

Kết quả là quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu bị kém đi, khả năng miễn dịch suy giảm. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ không thể ngăn chặn được sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra đủ thứ bệnh tật, thậm chí là ung thư.

‘Ngủ ngày cày đêm’, thường xuyên thức khuya

Rất nhiều bạn trẻ có chế độ nghỉ ngơi bị đảo lộn. Thay vì làm ngày ngủ đêm thì họ lai ngủ ban ngày, tối đến thì thức rất khuya để chơi, nghịch điện thoại. Duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn bài tiết. Lúc này, cơ thể sẽ bị lão hóa nhanh và làm giảm khả năng miễn dịch.

Đồng thời, các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do phải làm việc quá tải nên chức năng gan thận suy yếu, dạ dày bị ảnh hưởng, nặng nhất còn có thể gây ra bệnh nan y.

Thanh niên 22 tuổi đi ngủ và đột quỵ ngay trong giấc ngủ – Bác sĩ cảnh báo 4 việc KHÔNG được làm, kẻo hối không kịp!

Các bác sĩ cảnh báo rằng, dù bạn ở độ tuổi nào, làm những hành động này trước khi đi ngủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Mới đây, một câu chuyện đau lòng đã xảy ra khi một thanh niên 22 tuổi tại Quảng Châu (Trung Quốc) đi ngủ và không bao giờ tỉnh dậy được nữa. Nguyên nhân được xác định là do đột quỵ trong giấc ngủ. Đây là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thói quen trước khi đi ngủ.

Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn. Trong giấc ngủ, cơ thể vẫn cần duy trì các chức năng sống cơ bản, và bất kỳ yếu tố nào làm gián đoạn lưu thông máu đều có thể dẫn đến đột quỵ. Những thói quen xấu trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ này, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim. Các bác sĩ cảnh báo rằng, dù bạn ở độ tuổi nào, việc làm những điều này trước khi đi ngủ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

1. Ăn quá no trước khi đi ngủ

“Ăn no sẽ dễ ngủ hơn” là quan điểm chung của nhiều người, đặc biệt là một số người trẻ có thói quen thức khuya, thường cảm thấy đói trước khi đi ngủ và có xu hướng ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt nhiều đường.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn trước khi đi ngủ, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể gây ra gánh nặng rất lớn cho cơ thể. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc huyết áp cao, việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tăng nguy cơ đường huyết dao động và huyết áp cao.

Khi người ăn quá nhiều thức ăn trước khi đi ngủ, đặc biệt là đồ ăn nhiều chất béo và nhiều đường, hệ tiêu hóa cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa những thức ăn này, lưu lượng máu cũng sẽ chuyển sang hệ tiêu hóa, khiến lưu lượng máu bị ứ đọng. Ngoài ra, mỡ và đường dư thừa tích tụ trong cơ thể, có thể hình thành cục máu đông, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân đột quỵ thường có thói quen ăn quá nhiều trước khi phát bệnh. Về lâu dài, việc tích tụ thức ăn chưa tiêu hóa trong cơ thể không chỉ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn có thể gây ra biến động mạnh lượng đường trong máu, dẫn đến hình thành cục máu đông.

Đặc biệt là vào bữa tối, bạn nên tránh ăn quá nhiều mà hãy chọn những thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, góp phần vào quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể. Tránh tích tụ mỡ và đường dư thừa trong máu, giảm gánh nặng cho tim, giảm nguy cơ nhồi máu não. Tốt nhất là không nên ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và biến động lượng đường trong máu không cần thiết.

2. Tập thể dục gắng sức

Tập thể dục gắng sức không chỉ làm tăng gánh nặng cho tim mà ngay cả tập thể dục gắng sức trước khi đi ngủ cũng có thể khiến tim bị kích thích quá mức, làm trầm trọng thêm tình trạng dao động huyết áp và cuối cùng làm tăng nguy cơ nhồi máu não đột ngột và dẫn tới đột quỵ.

Tập thể dục gắng sức trước khi đi ngủ có thể dẫn đến kích hoạt quá mức các dây thần kinh giao cảm, dẫn đến nhịp tim nhanh, co mạch và huyết áp tăng đột ngột, đặc biệt nguy hiểm đối với người có tim yếu. Tim không thể chịu đựng hiệu quả gánh nặng của bài tập cường độ cao, có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và nhồi máu não.

Nhiều ca bệnh cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh tim và đột quỵ đã tập thể dục gắng sức trước khi đi ngủ, gây áp lực lên tim và mạch máu não, cuối cùng dẫn đến bệnh trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp như đi bộ, yoga hoặc kéo giãn, tránh các bài tập quá sức và cố gắng không tập bất kỳ bài tập cường độ cao nào trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Chỉ bằng cách giúp cơ thể thư giãn và thúc đẩy lưu thông máu thông qua các bài tập nhẹ nhàng, chất lượng giấc ngủ mới có thể được cải thiện hiệu quả và các nguy cơ sức khỏe do huyết áp dao động có thể giảm xuống.

3. Sử dụng thiết bị điện tử

Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi thích xem TV, chơi điện thoại di động, lướt mạng xã hội hoặc chơi game trước khi đi ngủ vào ban đêm, tin rằng những hoạt động này có thể giúp bản thân thư giãn và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở rằng việc sử dụng các sản phẩm điện tử trong thời gian dài trước khi đi ngủ, đặc biệt là điện thoại di động, TV và màn hình máy tính, sẽ tạo ra ánh sáng xanh ảnh hưởng đến phần còn lại bình thường của não, từ đó ảnh hưởng đến huyết áp và sức khỏe não bộ.

Ánh sáng xanh sẽ ức chế quá trình tiết melatonin, đây là hormone chính giúp cơ thể con người điều hòa chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài trước khi đi ngủ, quá trình tiết melatonin sẽ giảm, ảnh hưởng đến độ sâu và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, sự kích thích của màn hình điện tử cũng sẽ khiến não bộ liên tục bị kích thích, tăng hoạt động của dây thần kinh giao cảm, khó ổn định huyết áp và lưu lượng máu, chắc chắn sẽ là gánh nặng cho tim và mạch máu não.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên tránh sử dụng các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ, đặc biệt là tránh các hoạt động dễ khiến não bộ bị kích thích như chơi điện thoại di động, lướt mạng xã hội. Bạn có thể lựa chọn đọc sách, thiền, nghe nhạc nhẹ,… để giúp thư giãn, thúc đẩy quá trình tiết melatonin, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, hạn chế sử dụng các sản phẩm điện tử có thể giúp giảm biến động huyết áp, giảm tình trạng bệnh tim mạch.

4. Hút thuốc và sử dụng rượu bia

Hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng độ nhớt của máu và tích tụ các chất béo trong mạch máu. Về lâu dài, rất dễ hình thành cục máu đông, cản trở lưu thông máu và làm tăng tỷ lệ nhồi máu não. Ngoài ra, việc hấp thụ rượu và nicotine cũng có thể gây co mạch máu, dẫn đến lưu lượng máu đột ngột dao động, dễ gây ra huyết áp cao và các vấn đề về mạch máu não. Hành vi hút thuốc và uống rượu trước khi đi ngủ không chỉ làm tăng gánh nặng cho não và tim mà còn có thể gây tổn thương lâu dài cho mạch máu.

Câu chuyện của thanh niên 22 tuổi là một lời nhắc nhở đau xót về sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thói quen trước khi đi ngủ. Những hành động tưởng chừng như vô hại có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh các thói quen xấu trước khi ngủ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Dù bạn bao nhiêu tuổi, hãy luôn chú ý đến những gì mình làm trước khi đi ngủ để tránh những rủi ro không đáng có.

Trang Đào

Theo đspl Copy link

Link bài gốc Lấy link! https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thanh-nien-22-tuoi-di-ngu-va-dot-quy-ngay-trong-giac-ngu-bac-si-canh-bao-4-viec-khong-duoc-lam-keo-hoi-khong-kip-a542101.html

Tiến sĩ người Việt 4 lần được vinh danh ở Mỹ khẳng định giảm ung thư đáng kể nếu làm đủ 11 điều sau

Lựa chọn lối sống “lành” để ngăn ngừa ung thư(UT) và có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ phòng chống ung thư(UT) là những cách đơn giản để bạn không lo UT gõ cửa.

TS Phan Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson đặt tại Houston, Texas. Đây là Viện UT số một tại Mỹ, kết hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và điều trị, chữa trên một triệu bệnh nhân mỗi năm. Được học tập, làm việc nơi này là mơ ước của nhiều bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu chống UT thế giới.


Từ Texas, TS Phan Minh Liêm chia sẻ cho độc giả Trí Thức Trẻ 11 bí quyết để phòng ngừa căn bệnh UT. UT là một bệnh rất nguy hiểm, theo Viện UT Quốc gia Hoa Kỳ dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2012 thì có 39,6% người Mỹ có khả năng mắc phải căn bệnh UT.

Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong do UT là 74,8 % (thuộc hàng cao nhất trên thế giới). Hơn 150.000 ca UT mới được phát hiện tại Việt Nam. Trong đó đa số trường hợp UT được phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn khiến việc điều trị rất khó khăn. Sự nguy hiểm của ung thư(UT) đó là sát thủ thầm lặng, khó phát hiện, kháng thuốc, di căn vào các cơ quan quan trọng của cơ thể và đặc biệt nhân loại vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị UT hiệu quả.

Nguyên nhân gây UT theo nghiên cứu thì lối sống như hút thuốc lá, ít vận động, thức khuya, rượu bia, môi trường ô nhiễm chất gây UT, tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn, vi rút như vi khuẩn HP, vi rút HPV, vi rút viêm gan B, C. Ngoài ra, UT còn do đột biến vật chất di truyền và nguyên nhân do cá bệnh béo phì, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch.

Để phòng chống căn bệnh UT điều quan trọng nhất chính là cách tránh xa các tác nhân gây ra bệnh.

TS Liêm

1. Ăn nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn. Tuyệt đối không ăn tương, chao, đậu phụng, hắc xì dầu, nước tương (ngoại trừ các hãng nước tương uy tín có chất lượng đảm bảo và kiểm định hàm lượng độc tố aflatoxin). Không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. Hạn chế ăn các loại dưa muối, dưa cải, củ cải muối.

2. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, nướng, khét cần tránh. Các loại thịt bò, thịt mỡ cần tránh. Nên ăn cá, tôm, hải sản, thức ăn chay.

3. Các thức ăn nóng, và có dầu mỡ tuyệt đối không đựng trong các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, xốp, nylon. Thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm.

4. Không nên ăn các đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiều chất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại.

5. Không sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia, kể cả rượu thuốc cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng). Tuyệt đối tránh xa nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Hạn chế sử dụng thịt đỏ vì thực phẩm này có thể kích thích tế bào ung thư tăng trưởng.

6. Tập thể dục điều độ và nhẹ nhàng, sống nơi yên tĩnh, thoáng mát, thư giãn, lạc quan ở nơi có nhiều cây xanh. Chú ý không để thừa cân, thiếu cân và phòng ngừa tiểu đường. Chế độ ăn uống đúng bữa, ăn vừa đủ no. Ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện rất tốt cho sức khỏe.

7. Sức khoẻ tinh thần rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị UT. Khi mình lạc quan, hạnh phúc, phấn chấn thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả và tiêu diệt UT tốt. Khi mình bi quan, buồn, chán đời thì hệ miễn dịch hoạt động yếu, cơ thể sản xuất ra các stress hormone làm kích thích UT phát triển.

8. Thường xuyên thực hiện định kì các xét nghiệm và chẩn đoán tầm soát UT như chụp nhũ ảnh (mammogram), xét nghiệm máu, nội soi ruột, woman well exam, man well exam.

9. Một số thuốc giúp phòng ngừa UT:

Curcumin (chiết xuất từ nghệ)

Resveratrol (chiết xuất từ vỏ nho…)

Zyflamend (kết hợp nhiều dược chất giúp ngừa ung thư)

EGCG (chiết xuất từ trà xanh)

Ngoài ra, linh chi và đông trùng hạ thảo (cordyceps) cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngừa UT.

10. Duy trì cân nặng hợp lý. Không để thừa cân hoặc thiếu cân. Béo phì và tiểu đường làm tăng nguy cơ UT.

11. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây UT như tia tử ngoại, khói thuốc, khói bụi, các hoá chất độc hại… Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày,… như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu… có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ UT.

Do đó, cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống có chức năng lọc không khí và cô lập, phân huỷ các hoá chất gây UT này. Sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại