Loại rau giàu canxi như sữa, nhưng bị “ghẻ lạnh” ở nhiều nơi

Giàu chất dinh dưỡng và mọc khắp nơi nhưng rong biển chỉ phổ biến trong ẩm thực Đông Á và Thái Bình Dương. Ở rất nhiều nước khác, rong biển bị đánh giá thấp.

Tác dụng của rong biển

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, 1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

Một phân tích năm 2020 khẳng định, canxi nguồn gốc từ rong biển có giá rẻ, sẵn có, đặc biệt quan trọng nếu bạn lo lắng về tình trạng xương của mình trong tương lai.

Nghiên cứu công bố trên Solids kết luận rằng, rong biển có thể giúp ngăn ngừa loãng xương. Đánh giá so sánh năm 2021 kết luận rằng canxi có nguồn gốc thực vật được hấp thụ tốt hơn canxi tổng hợp.

1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

Ngoài ra, hầu hết các loại rong biển đều chứa nhiều folate, sắt và magie. Theo tạp chí Food Quality, các chất chống oxy hóa dưới dạng vitamin A, C, E có trong rong biển có khả năng kháng virus hoặc chống viêm.

Rong biển cũng là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp của bạn giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tạo ra i-ốt, vì vậy bạn phải lấy i-ốt từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Carbohydrate trong rong biển hoạt động như prebiotic – chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của bạn, duy trì niêm mạc khỏe mạnh.

Các nghiên cứu ban đầu còn tìm thấy, mối liên hệ giữa việc ăn rong biển và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Một số phát hiện chỉ ra rằng polyphenol, hợp chất có trong rong biển, có thể góp phần hạ huyết áp, LDL hay cholesterol “xấu” và mức cholesterol toàn phần.

Nguy cơ tiềm ẩn của rong 

Theo Webmd, mặc dù i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng trên có thể dẫn đến suy giáp.

Đặc biệt, trẻ em và những người mắc chứng rối loạn tuyến giáp nên tránh hấp thụ quá nhiều i-ốt. Bởi vậy, bạn không nên ăn quá thường xuyên rong biển.

Một số loại rong biển có thể chứa lượng nhỏ kim loại nặng có trong các loại thực phẩm nguồn gốc từ biển khác. Bài báo trên PLoS One lưu ý rằng rong biển thu hoạch từ biển Salish (khu vực Mỹ – Canada) vượt quá lượng chì và cadmium được khuyến nghị trên toàn thế giới.

Tương tự như vậy, nghiên cứu năm 2021 của Chemosphere kết luận rằng asen và i-ốt có trong một số mẫu rong biển ở Italy.

Tu nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần tìm những thương hiệu rong biển uy tín mà bạn tin tưởng và có nhãn mác rõ ràng. Kết quả là bạn sẽ thêm nguồn canxi lành mạnh từ thực vật ngoài việc uống một ly sữa.

Mã đề – cây thuốc “quý hơn vàng” trong vườn nhà

Cây mã đề – cây thuốc “quý hơn vàng” trong vườn nhà, các bạn đã biết hay chưa!

Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.

lợi ích từ cây mã đề
Cây mã đề có nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

 

Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho

Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy

Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục

Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)…

Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng

Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần – gia đình bạn cũng không ngoại lệ nếu muốn khỏe mạnh.

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình

Bài thuốc từ cây đinh lăng

Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp)

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa co giật ở trẻ

Dùng lá non và lá già của cây đinh lăng đem phơi khô lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Sẽ rất tốt nếu cho trẻ ăn được lá đinh lăng như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

Chữa liệt dương

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Những bài thuốc khác

– Rễ cây đinh lăng thái mỏng 15gam, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày có tác dụng bồi vổ cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi, lười hoạt động.

– Rễ đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa hiệu quả. Lấy 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước lấy còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, có tác dụng thông tia sữa, căng vú sữa, vú hết nhức.

– Lấy 20 – 30g thân và cành đinh lăng, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây sắc lấy nước, uống 3 lần mỗi ngày để chữa đau lưng mỏi gối.

– Lấy 8 g mỗi loại gồm rễ đinh lăng, rễ cây dâu,bách bộ, nghệ vàng, đậu săn, rau tần dày lá, 6g củ xương bồ; 4g Gừng khô, cho thêm 600ml sắc còn 250ml. Uống lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần để chữa ho suyễn lâu năm.

– Lá đinh lăng được phơi khô 10gr, sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày để chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Cây bồ công anh, cây thuốc ‘kháng sinh thực vật’, có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời ra sao?

Cây Bồ công anh là loại cây thường gặp ở những nơi có khí hậu lạnh vùng nông thôn ở nước ta. Đây là cây dược liệu quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các vấn đề sức khỏe như: chữa tắc tia sữa, đau dạ dày, lợi tiểu, ổn định đường huyết, trị mụn nhọt…

Bồ công anh còn có tên gọi khác là: Cây mũi mác, diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc… Đây là loài cây mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, cây Bồ công anh được chia thành 4 loại gồm: bồ công anh Việt Nam, cây chỉ thiên, bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh lùn) và bồ công anh tím. Trong đó giống cây Bồ công anh Việt Nam là dễ tìm kiếm và phổ biến nhất.

 

Theo Đông y, bồ công anh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt lại không có tác dụng phụ nên loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật.

Bồ công anh được ví như loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật

Bồ công anh được ví như loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật

Trên lâm sàng, vị thuốc này thường được ứng dụng để điều trị các bệnh chứng như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa, u nhọt, mụn mặt, viêm tắc tia sữa…

Bồ công anh vốn là một loại rau và hoàn toàn có thể ăn được và thường được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn với các món như: xào thịt bò, xào tỏi hoặc luộc chấm mắm. Vị đắng tự nhiên của loại rau này kết hợp với các nguyên liệu khác mang lại sự độc đáo, hấp dẫn cho món ăn.

Ngoài ra, các thành phần như lá, rễ và thân loại cây này còn được sử dụng để làm trà, thuốc uống hoặc sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt bồ công anh phơi khô, sắc nước uống có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể và giảm tình trạng mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da

Cây bồ công anh có tác dụng trị những bệnh gì?

Theo ng y, bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa, trị mụn nhọt, bệnh da liễu, cải thiện chức năng gan, chữa rắn độc cắn, lợi tiểu, ổn định đường huyết, chữa quai bị, viêm bàng quang…

  • Chữa tắc tia sữa

Bồ công anh chứa các loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt và an toàn cho phụ nữ sau sinh. Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể lấy 1 nắm lá bồ công anh, rửa sạch rồi giã nát, lọc lấy nước uống, còn phần bã thì đắp lên ngực. Cách này sẽ giúp chị em không còn đau nhức do tia sữa bị tắc nữa.

  • Trị mụn nhọt, da liễu

Bồ công anh chứa chất Taraxasterol, có tác dụng kháng viêm, nhờ đó giúp làm dịu, làm lành tổn thương da do mụn nhọt. Bạn có thể áp dụng trong uống, ngoài đắp để làn da đẹp từ trong ra ngoài. Cách này giúp “thổi bay” mụn nhọt hiệu quả mà vô cùng an toàn cho người dùng.

Bồ công anh trị mụn hiệu quả

Bồ công anh trị mụn hiệu quả

  • Cải thiện chức năng gan

Gan đảm nhiệm chức năng lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giải độc, khiến người bệnh mệt mỏi, vàng da, mẩn ngứa, mề đay,… Sử dụng cây bồ công anh sẽ giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn.

  • Trị rắn độc cắn

Khi bị rắn độc cắn, bạn hút hết độc tố, làm sạch vết thương. Sau đó, giã nát lá bồ công anh, thêm chút muối và đắp lên vị trí bị rắn cắn, sau đó buộc lại bằng vải mỏng. Cách này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

  • Chữa quai bị

Bạn có thể dùng bồ công anh để chữa quai bị như sau: Chuẩn bị khoảng 1 nắm cả lá và rễ bồ công anh, sau đó rửa sạch, giã nát. Tiếp theo, thêm vào một lòng trắng trứng gà rồi trộn đều và đắp lên vị trí bị quai bị. Sau phần thuốc đắp đã khô thì thay miếng khác.

  • Bồ công anh trị quai bị hiệu quả

Bồ công anh trị quai bị hiệu quảLợi tiểuRễ cây bồ công anh giúp kích thích quá trình sản xuất nước tiểu và chống nhiễm khuẩn tiêu hóa hiệu quả. Bạn có thể lấy lá bồ công anh khô, hãm trà uống hàng ngày để mang lại tác dụng lợi tiểu nhé.

  • Viêm bàng quang

Như đã nói ở trên, bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị tình trạng viêm bàng quang hiệu quả. Bạn chuẩn bị 50g bồ công anh, 12g sa nhân và 24g quất bì. Các nguyên liệu phơi khô, tán bột và cất trong lọ kín. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 1 thìa bột và pha với nước uống. Sử dụng ngày 3 lần, kiên trì trong 1 tháng bạn sẽ thấy cải thiện viêm bàng quang hiệu quả.

  • Kiểm soát đường huyết

Chất sucrose có trong cây bồ công anh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, ổn định đường huyết hiệu quả. Bạn có thể dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô, sắc thuốc và uống hàng ngày.

  • Chữa đau dạ dày

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để mang lại hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát.

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Cách nấu nước bồ công anh khô

Bồ công anh tươi bạn có thể luộc hoặc dùng làm rau gia vị. Ngoài ra để nấu nước bồ công anh khô, bạn có thể áp dụng theo một số cách đơn giản sau đây:

Cách 1: Nấu nước lá hoặc rễ bồ công anh khô với nước như hãm trà rồi uống thay nước lọc hàng ngày.

Cách 2: Kết hợp bồ công anh và mật ong. Với cách này, bạn có thể cho 4 – 5 bông hoa bồ công anh khô vào cốc nước và rót nước nóng để hãm như trà. Khi cần sử dụng thì thêm mật ong tùy liều lượng ngọt/nhạt theo sở thích. Nước bồ công anh mật ong có vị thanh mát, ngọt ngào nên rất dễ uống.

Cách 3: Trà rễ hoa bồ công anh. Bạn chuẩn bị 30g rễ bồ công anh khô, 5 lát gừng tươi, 1 hạt thảo quả và khoảng 500ml nước lọc. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bỏ bã, thêm chút mật ong hoặc đường vào nước và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Lưu ý: Khi sử  bồ công anh

Tuy là một loại cây thuốc mang nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không dùng bồ công anh đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài mà không có sự chỉ định hay tư vấn từ các bác sĩ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Viêm da tiếp xúc, dị ứng da
  • Sỏi mật, viêm túi mật

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, một số đối tượng dưới đây không nên dùng cây bồ công anh:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Những người bị mẫn cảm với bồ công anh
  • Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật

Đem gừng ngâm với giấm: Có ngay vị thuốc quý công dụng tuyệt vời ai cũng thích

Gừng ngâm giấm là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng với sức khoẻ. Để đạt được hiệu quả đó, rất đơn giản, chỉ cần bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày.

Gừng ngâm giấm là một vị thuốc quý, có tác dụng giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, hỗ trợ giảm cân, ngăn rụng tóc, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp. Để đạt được hiệu quả đó, rất đơn giản, chỉ cần bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày.

Tác dụng của gừng trong đời sống

gung-ngam-giam-1

Gừng là gia vị rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng cảm lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính đó là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính cũng khác nhau.

Đặc điểm chung của gừng đó là có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Nó có công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, các bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do bị viêm phế quản cấp, mạn tính.

Trong nấu ăn, bạn nên dùng gừng tươi với mùi thơm, kích thích vị giác và phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu. Gừng tươi sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài. Công dụng này của gừng sẽ phát huy tốt nhất nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha cốc nước ấm nóng gừng với mật ong.

02 cách làm gừng ngâm giấm

gung-ngam-giam-5

Các sách Đông y ghi chép lại bài thuốc gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, giúp chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân. Để làm gừng ngâm giấm bạn hãy có thể tham khảo một trong hai cách sau đây:

+ Cách 1:

Đầu tiên, bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 01 chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Bạn rửa sạch củ gừng rồi sau đó thái lát mỏng. Lưu ý, bạn hãy chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp cho việc lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Tiếp theo, xếp gừng vào trong bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình và bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng khoảng 7 ngày thì lấy ra dùng.

+ Cách 2:

Đầu tiên, bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt vừa phải.

Khi giấm nguội, bạn hãy cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, sau cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được. Hãy bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Cách sử dụng gừng ngâm giấm đạt hiệu quả cao nhất

– Bạn hãy ăn 2 đến 3 lát gừng cùng bữa sáng.

– Không được ăn gừng khi bụng đói vì có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng.

– Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, nếu ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục món này trong thời gian dài.

– Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể lấy thêm khoảng 20ml nước giấm để tăng thêm tác dụng.

– Không nên ăn gừng vào buổi tối. Nhưng trước khi ngủ, bạn có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm ngâm chân khoảng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn dùng liên tục trong khoảng thời gian một tháng rưỡi, làn da của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Tổ Tiên nói: “4 cây trồng trước nhà dễ bại vong, trồng sau nhà trấn giữ của cải”, trồng trước, sau nhà khác gì?

Theo kinh nghiệm của tổ tiên đúc kết ngàn đời: ‘4 cây trồng trước nhà thì sớm muộn cũng bại vong, nhưng nếu trồng sau nhà trấn giữ của cải’. Đó là cây gì?

Theo kinh nghiệm của tổ tiên đúc kết ngàn đời: ‘4 cây trồng trước nhà thì sớm muộn cũng bại vong, nhưng nếu trồng sau nhà trấn giữ của cải’. Đó là cây gì?

1. Cây bồ đề

Cây bồ đề trong phong thuỷ được xem là biểu tượng của may mắn trong. Mặc dù không thích hợp để trồng ở phía trước của ngôi nhà do tán lá dày sẽ có thể cản trở ánh sáng và lưu thông khí. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các nguồn khí tốt có thể vào nhà. Tuy vậy, việc trồng cây bồ đề ở phía sau nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích phong thủy tích cực.

cay-bo-de-1

Tán lá của cây bồ đề có hình dáng trái tim, vì thế chọn làm biểu trưng cho tình yêu và lòng từ bi của Đức Phật. Cây bồ đề sẽ không chỉ giúp tâm hồn trở nên sáng suốt mà còn đại diện cho sự giác ngộ và tĩnh tâm của con người. Việc trồng cây bồ đề ở phía sau nhà sẽ không chỉ mang lại sự bình yên mà còn tạo ra một không gian thoải mái và tinh tế.

2. Cây chuối

Theo truyền thống của người Việt, cây chuối được xem là một biểu tượng của sự tài lộc và may mắn. Trồng cây chuối ở phía sau nhà được coi là một lựa chọn tuyệt vời để giúp cải thiện phong thủy cho không gian sống. Với tán lá rộng rãi, xanh mát, cây chuối không chỉ mang đến khả năng che chắn hiệu quả mà nó còn tượng trưng cho sự tươi mới và vận may.

Cây chuối còn góp phần tạo ra không gian sống an lành, tràn đầy năng lượng tích cực. Ngoài việc mang lại cảm hứng về tài lộc, vạn phúc cây chuối còn có khả năng thanh lọc không khí, giúp cho không gian sống trở nên trong lành và dễ chịu hơn.

3. Cây trúc

Việc trồng cây trúc ở phía sau của ngôi nhà được coi là một biện pháp giúp mang lại may mắn cho gia chủ, đồng thời, nó còn tạo điều kiện cho cuộc sống trở nên thuận lợi và hạnh phúc. Cây trúc có đặc điểm thường mọc thành từng búi lớn, vì thế, nó tượng trưng cho sự đoàn kết và sum vầy trong gia đình.

Trồng cây trúc ở phía sau của ngôi nhà không chỉ mang lại vận may cho gia chủ mà còn tạo ra không khí tình cảm rất tích cực giữa các thành viên trong gia đình. Nhờ có bờ trúc, chắc chắn sự gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau giữa mọi người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, góp phần làm cho cuộc sống của tất cả các thành viên trong gia đình hòa quyện vào sự viên mãn và hạnh phúc.

4. Cây dâu tằm

images2358835_image001

Theo quan niệm dân gian, từ lâu, cây dâu thường được xem là biểu tượng của sự tang tóc, biệt ly. Nguyên nhân bởi từ “dâu” trong tiếng Hán có âm điệu khá tương tự với từ “tang”. Chính vì vậy, người xưa tin rằng, việc trồng cây dâu trước nhà sẽ thường được cho là không có lợi cho vận mệnh.

Ngược lại, trồng cây dâu tằm ở phía sau nhà lại rất tốt. Khi trồng ở sau nhà, nó mang ý nghĩa xua đuổi khí xấu và giúp cho ngôi nhà trở nên an toàn, bảo vệ gia chủ và các thành viên khỏi những điều không may. Linh khí của cây dâu tằm có khả năng giúp mang lại sự hài hòa và an ninh cho không gian sống ở bên trong, tạo nên một môi trường rất tích cực và ấm cúng.

Các cụ dặn, “Giường có 3 thứ ở dưới, nhà suy bại, con cháu tan đàn”: Ba thứ này nhiều nhà đang phạm phải

Con người dành 1/3 cuộc đời ở trên giường ngủ, thế nên, đây là một khu vực rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của các cụ già: ‘Giường có 3 thứ ở dưới, nhà suy bại, con cháu tan đàn’. Đó là ba thứ gì?

Con người dành 1/3 cuộc đời ở trên giường ngủ, thế nên, đây là một khu vực rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của các cụ già: ‘Giường có 3 thứ ở dưới, nhà suy bại, con cháu tan đàn’. Đó là ba thứ gì?

1. Đồ đạc lộn xộn dưới giường

Giữ gìn một không gian sống gọn gàng, nhất là khu vực ở dưới giường, là một điều cần thiết cho cả sức khỏe và phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, đồ đạc lộn xộn ở phía dưới giường có thể cản trở luồng khí tốt, làm ảnh hưởng tiêu cực đến vận khí của cả gia đình, về lâu dài nó sẽ dẫn đến sự suy tàn.

phong-thuy-gam-giuong-3

Từ góc độ khoa học, việc chất đống các đồ đạc dưới giường cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Do môi trường ẩm thấp, đồ đạc sẽ dễ bị mốc, sinh ra rất nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với các đối tượng trẻ nhỏ và người già. Việc hít phải không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để bảo vệ sức khỏe và đồng thời tạo không gian sống tích cực, hãy giữ cho khu vực ở dưới giường sạch sẽ, thông thoáng. Việc dọn dẹp sạch sẽm, thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày ẩm ướt, sẽ có thể giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và mang đến cho cả gia đình một môi trường sống lành mạnh.

2. Thuốc

Thuốc giúp bảo vệ sức khẻo cho cả gia đình nhưng nó lại không nên để ở dưới gầm giường. Để bảo vệ sức khỏe và tạo không gian sống tích cực, bạn cần tránh đặt thuốc dưới giường bởi thuốc liên quan đến bệnh tật, đặt dưới giường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cá nhân.

Ngoài ra, đứng trên góc độ khoa học, việc đặt thuốc dưới giường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Môi trường ẩm thấp ở dưới giường có thể làm hỏng thuốc, dễ dàng biến chúng thành “thuốc độc chết người”. Hơn nữa, trẻ nhỏ hiếu động, dễ bị thu hút bởi những vật lạ. Nếu như bạn vô tình lấy thuốc dưới giường ăn vào miệng sẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thay vì đặt thuốc ở dưới giường, hãy cất giữ chúng ở những vị trí phù hợp hơn. Thuốc cho trẻ em nên đặt ở góc phía đông bắc của phòng, nơi cao ráo và tránh xa tầm với của trẻ. Thuốc cho người lớn thì có thể đặt trong ngăn kéo bàn hoặc tủ.

Hãy nhớ, việc giữ gìn thuốc men cẩn thận chính là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

3. Đồ sắt

phong-thuy-gam-giuong-1

Trong phong thủy, đồ sắt được coi là vật hung, đặc biệt là khi bạn đặt dưới giường. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến vận khí của gia đình, mà còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của từng thành viên.

Theo quan niệm xưa, các đồ sắt như dao, kéo thườngmang điềm xấu, đặt dưới giường có thể dẫn đến tai họa, thậm chí tan cửa nát nhà. Ngoài ra, từ góc độ khoa học, cơ thể của con người và trái đất đều là những vật có từ trường riêng. Việc đặt đồ sắt dưới giường sẽ có thể phá vỡ từ trường tự nhiên của cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến bệnh tật. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe và tạo một không gian sống tích cực, bạn cần hết sức tránh đặt đồ sắt dưới giường. Thay vào đó, bạn hãy cất giữ chúng ở những vị trí phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì sao người xưa dạy: “‘Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang?”

Thời xưa, nhiều người truyền tai nhau câu nói: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.

Ý nghĩa của câu nói này là gì?

Câu “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” ám chỉ rằng, theo quan niệm dân gian, nếu trời đổ mưa ngay khi đưa tang và nước mưa làm ướt quan tài, đây là điềm báo không may mắn.

Người xưa tin rằng tình huống này sẽ mang lại điều không tốt lành cho gia đình, và cuộc sống của họ sau này có thể gặp nhiều khó khăn, bất trắc.

Câu

Câu “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” ám chỉ rằng, theo quan niệm dân gian, nếu trời đổ mưa ngay khi đưa tang và nước mưa làm ướt quan tài, đây là điềm báo không may mắn.

Ngược lại, câu “Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang” mang hàm ý rằng, nếu trời chỉ đổ mưa sau khi việc mai táng đã hoàn tất, thì đó là dấu hiệu tốt.

Hiện tượng này được xem như sự cảm động của trời đất, là lời chúc phúc từ thiên nhiên, báo hiệu rằng con cháu của người đã khuất sẽ được ông trời phù hộ, gặp nhiều may mắn, phú quý trong tương lai.

Ý nghĩa phía sau câu nói này

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất. Vì vậy, nếu trời đổ mưa trước khi quan tài được an táng, điều này có thể làm gián đoạn tiến trình mai táng.

Theo quan niệm dân gian, hiện tượng này báo hiệu người mất còn lưu luyến cõi trần, không muốn rời xa, nên được coi là dấu hiệu xui xẻo, không may mắn.

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất.

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất.

Một số người cũng tin rằng, nếu trời mưa trước khi chôn cất, điều này thể hiện người đã khuất chưa yên lòng. Việc trì hoãn an táng sẽ khiến họ không được an nghỉ, có thể tác động tiêu cực đến con cháu, gây ra xáo trộn trong gia đình hoặc mâu thuẫn gia đạo.

Đối với người xưa, việc lo toan tang lễ là bổn phận quan trọng, là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Sự hiếu kính này không chỉ dừng lại khi cha mẹ còn sống mà còn thể hiện qua việc lo liệu hậu sự chu đáo sau khi họ qua đời.

Những câu tục ngữ như trên, dù không dựa trên cơ sở khoa học, nhưng phản ánh niềm tin và phong tục dân gian, việc tin hay không tùy thuộc vào mỗi người.

Tổ tiên truyền dạy: Chọn trái cây thắp hương nên tránh phạm phải điều này kẻo tài lộc bay hết

Trái cây thắp hương là cúng phẩm phổ biến trên các ban thờ nhưng khi chọn thì gia chủ cần chú ý điều sau.

Chọn quả trên cao tránh quả nằm sát mặt đất

Người xưa cho rằng những loại quả nằm trên cành cao như bưởi, đu đủ, na, táo, cam, quýt… sẽ thanh sạch cao quý hơn những loại quả nằm bò sát mặt đất như dưa hấu, dưa lê… Trái cây hoa quả thắp hương mang ý nghĩa thơm ngon thanh sạch để dâng cúng. Trong khi đó trái cây nằm bò mặt đất dễ tiếp xúc với đất bẩn, phân bón, hóa chất nên nhiễm tà khí. Điều đó khiến cho trái cây nằm bò sát mặt đất bị cho là nhiễm tà khí không tốt cho trường khí phòng thờ. Bởi vậy người xưa rất chú ý khi chọn loại trái cây để thắp hương.

Trái cây thắp hương nên chọn quả trên cành cao

Trái cây thắp hương nên chọn quả trên cành cao

Chọn trái cây ngọt thơm tránh mùi lạ, cay chát

Khi chọn trái cây thắp hương thì người xưa thường chọn chuối na, cam, quýt… hạn chế trái cây có vị chát đắng, cay vì điều đó bị xem là báo hiệu điều không tốt lành. Vị của những trái cây thơm ngọt ngon mang lại phấn chấn cho tinh thần gia chủ. Tuy nhiên trái cây có mùi lạ đặc biệt như sầu riêng, mít thì mùi nồng nàn quá không phù hợp thờ cúng. Những trái cây vị cay nóng như tiêu ớt cũng không dâng lên thắp hương.

Chọn trái cây ý nghĩa, tránh loại có ý nghĩa xấu

Nhiều loại trái cây ăn ngon nhưng lại mang ý nghĩa xấu thì cũng nên tránh chọn để thắp hương. Ví dụ như quả lê có ý nghĩa chia ly rạn nứt xa cách. Do đó người xưa không hay thắp hương quả lê, một số vùng miền kiêng chọn chuối tiêu vì ý nghĩa xấu… Tùy theo vùng miền có những quan niệm về ý nghĩa của trái cây cũng khác nhau nên cũng có kiêng kỵ khác nhau.

Quả lê không thắp hương

Quả lê không thắp hương

Chọn trái cây tươi ngon tránh trái cây giả

Việc dùng trái cây giả là đại kỵ trong thờ cúng tâm linh. Việc dâng trái cây giả không thể hiện sự chân thành mà còn bất kính, bị quở trách. Do đó khi thắp hương là trưng bày trái cây tươi ngon mới hái để dâng lên ban thờ. Trái cây giả cũng không nên trang trí trên ban thờ vì chúng sẽ giữ bụi bẩn nhiều hơn trên ban thờ.

Tránh trái cây đẹp nhưng tẩm hóa chất

Nhiều người mua trái cây thắp hương chọn loại quả đẹp mã, thậm chí còn nói “để thắp hương mà có ăn đâu”. Thực tế thị trường hiện nay có những loại quả được trồng thu hoạch vận chuyển có lượng chất bảo vệ thực vật cao đảm bảo cho quả to đẹp mắt nhưng ăn lại không an toàn. Thậm chí để cả tháng trên ban thờ loại trái cây này trông vẫn đẹp nhưng khi bổ ra thì có mùi lạ và ăn không ngon.

Việc chọn trái cây chủ yếu trông cho đẹp là không nên. Thờ cúng phải chân thành tránh những loại trái cây đẹp mà lại không chất lượng. Những trái cây này không chỉ ngậm chất độc gây hại trường khí phòng thờ mà người dùng ăn vào có thể bị ngộ độc, hại cả gia đình.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Tại sao khi thắp hương lại cần dâng nước? Nước cúng nên là nước gì mới đúng?

Những chén nước chai nước cốc nước thường không thể thiếu trong mỗi lần sửa soạn lễ cúng thậm chí nước còn ở vị trí quan trọng.

Ý nghĩa của việc dâng nước cúng

Nước thường được đặt ở vị trí trang trọng của ban thờ, nằm trước bát hương chính giữa ban thờ. Nước được xem là biểu tượng của nguồn sống, là phương tiện thanh tẩy và là trung tâm tái sinh. Trong tâm linh phong thủy thì nước thể hiện cho tài lộc, may mắn và cuộc sống sung túc no đủ. Nước trong việc thờ cúng gia tiên còn là đồ ăn nước uống, thể hiện ý nghĩa trần sao âm vậy. Nước đối với phong thủy thần linh là tài lộc là sự thịnh vượng giàu sang. Chính vì thế trong lễ cúng luôn có nước và cần phải có nước.

Nước cúng có ý nghĩa quan trọng

Nước cúng có ý nghĩa quan trọng

Nước dùng cúng nên là nước gì?

Đối với Phật, nước cúng thể hiện tâm thanh khiết. Khi đặt nước lên ban thờ Phật là khi con Phật soi mình vào nước, thấy hạnh của nước để mà tu rèn bản thân. Như vậy nước đặt lên ban thờ Phật là để nhắc nhở người cúng rằng sống trong kiếp người cần phải trong sạch, thanh tịnh, như nước, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, ngu khôn. Nước thể hiện sự bình đẳng không có thiên vị cũng không sợ hãi. Thế nên ban thờ Phật thường dùng nước tinh khiết, có thể là nước lã, không nên dùng nước đun sôi để nguội, và đặc biệt không dùng nước trà, nước có màu… để thể hiện sự thanh khiết ban đầu. Tuy nhiên với Phật thì nếu có đặt nước sôi cũng không có vấn đề, có thể dùng nước suối nước lã hoặc nước sôi.

Đối với ban thờ gia tiên, bà cô ông mãnh và thần linh thì nước chủ yếu đại diện cho việc trần sao âm vậy, tức nước là đồ dùng để uống. Thế nên nước trên ban thờ gia tiên có thể là nước trà, nước ngọt, nước màu, nước lọc tùy theo gia chủ. Tuy nhiên theo dân gian quan niệm “ma uống nước lã” nên luôn luôn phải có chén nước lã sau đó tùy theo sở thích của người được cúng khi còn sống mà có thể đặt thêm nước trà, nước ngọt…

Nước cúng thường là nước lã, nước tinh khiết ít khi dùng nước ngọt nước màu, nước trà

Nước cúng thường là nước lã, nước tinh khiết ít khi dùng nước ngọt nước màu, nước trà

Một số lưu ý khi đặt nước cúng

Trong bộ cúng thì thường có kỷ nước riêng. Trong kỷ nước có thể dùng kỷ 3 chén hoặ 5 chén tùy diện tích ban thờ. Không dùng kỷ nước thì có thể dùng các chén bát, có thể 3 hoặc 5. Số 3 thể hiện tấm lòng thành tâm của người âm dâng lên cho thần linh, tổ tiên. Theo thứ tự 3 ly là gia tiên cùng bà cô ông mãnh ở hai bên, ly giữa dâng thần. 3 ly nước cũng liên quan tới những con số 3 trong dân gian như tang cha mẹ 3 năm, 3 đời…Còn 5 ly nước thì đại diện tổ tiên, bà cô ông mãnh được đặt hai bên, 3 ly ở giữa là sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh. 5 ly cũng biểu trưng cho ngũ hành “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ”, con số 5 trong thờ cúng cũng vì vậy mà thêm phần ý nghĩa. Trong thờ cúng, 5 ngũ cúng được thể hiện qua “Hương – Đăng – Trà – Hoa – Quả”. Với ban thờ Phật số 3 tượng trưng cho tam bảo Phật- Pháp – Tăng

Việc đặt 3 hay 5 không ảnh hưởng nhiều về phong thủy. Còn khi cúng ban thờ Phật thì không quan trọng số ly nhưng thường sẽ là 3 chén đại diện cho tam bảo hoặc 1 cốc và dùng cốc thủy tinh để thể hiện sự tinh khiết, chay tịnh.

Tại ban thờ cúng Thần Tài thì việc đặt nước còn thể hiện sự tụ tài tụ lộc. Nên thường trên ban thần tài ngoài kỷ 3 hoặc 5 chén nước thì còn có thêm bát nước thả hoa, hoặc cốc nước lã để thu hút thêm may mắn.

Nước đặt lên ban thờ gia tiên hoặc ban thần tài thường là nước lã do quan niệm dân gian truyền lại. Ban gia tiên thì có thể thờ nước trà. Đặc biệt trong ngày giỗ kỵ một người thân nào đó thì gia đình có thể đặt thêm loại nước mà người đó khi còn sống yêu thích, ví dụ khi sống thích nước trà sẽ dâng trà, thích rượu sẽ rót rượu.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm