Tổ tiên đã dặn đừng làm trái: Mùng một hôm rằm đừng thắp hương buổi tối

Thắp hương là nghi thức tâm linh diễn ra thường xuyên nhưng người xưa khuyên nên làm vào ban ngày.

Tại sao thắp hương ngày mùng 1 hôm rằm?

Thắp hương là để kết nối với thế giới tâm linh. Ngày 1 và hôm rằm là ngày thay đổi lớn của chu kỳ mặt trăng, do đó ảnh hưởng tới âm khí. Thực tế thì những ngày 1 và 15 hàng tháng, chu kỳ mặt trăng thay đổi nên có những ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên, lực hút trái đất… Vì thế người xưa có thói quen thắp hương để mong xin thần linh, gia tiên phù hộ cho may mắn. thắp hương để tỏ lòng thành để báo hiệu sự kết nối linh thiêng để bắt đầu khấn nguyện. Do đó ngày 1 và ngày rằm người xưa thắp hương để khấn thần linh, gia tiên phù hộ mong yên lành.

Thắp hương là kết nối tâm linh

Thắp hương là kết nối tâm linh

Tại sao thắp hương lại kiêng buổi tối?

Buổi tối là lúc âm khí thịnh. Ngày 1 hôm rằm lại là ngày mà âm khí nặng trong tháng. Khi thắp hươnglại là kết nối giữa cõi trần và cõi âm, là dẫn lối giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh. Thắp hương là mời người cõi âm về. Mùng 1 hôm rằm được xem là ngày rất nhiều linh hồn lang thang, trong đó có cả ma quỷ cô hồn.

Bởi vậy nếu tháp hương buổi tối sẽ dẫn dụ ma quỷ ảnh hưởng tới gia chủ. Bởi thế người xưa kiêng thắp hương buổi tối bởi lúc này cô hồn, ngạ quỷ lang thang nhiều nên có thể theo hương mà đeo bám gia chủ.

 

Hơn nữa khi nhì thấy khói hương người ta liên tưởng tới cõi âm, tới linh hồn, nên khi thấy hương buổi tối thì nhiều người sẽ sợ hãi, run người lạnh gáy. Do đó người xưa kiêng thắp hương buổi tối để tránh âm khí trong nhà, tránh tâm lý tiêu cực cho xung quanh.

Buổi tối cũng thường là lúc gia đình sum họp nghỉ ngơi. Trong khi đó mùi khói hương có thể gây ngột ngạt và khiến người trong nhà cảm thấy bị đánh thức khó ngủ nghỉ. Hơn nữa lúc tối trời không nên thực hiện những nghi thức tâm linh vì rất dễ bị âm khí đeo bám, ảnh hưởng tới sức khỏe tài vận. Buổi tối âm khí nặng hơn, thắp hương càng làm thêm âm khí nên con người có thể sẽ sa sút tinh thần và ốm đau.

Nên chú ý khi thắp hương

Nên chú ý khi thắp hương

Thắp hương tuần rằm cần nhớ

Mùng 1, hôm rằm khi thắp hương cúng lễ nên thắp hương buổi sáng. Bởi buổi tối hoặc sau 12 giờ trưa là lúc không phù hợp cho linh hồn.

Thắp hương tỏ lòng thành nên tránh hương nhang hóa chất cuốn tàn.

Khi thắp hương nên mở cửa phòng để tránh ngạt khí, không đốt nhiều hương tránh nguy cơ hỏa hoạn.

Khi châm lửa hương xong thì dùng tay phẩy để tắt lửa không nên dùng miệng thổi tắt lửa vì dùng miệng bị cho là ô uế.

Khi mua hương nên chú ý chọn hương tự nhiên, tránh dùng hương cuốn tàn hóa chất gây ra báng bổ trên ban thờ.

Cắm hương để trên ban thờ nên tránh ẩm ướt gãy rụng. Hương ẩm ướt đốt không cháy hết mang điềm xui rủi. Hương gẫy rụng cũng gây ra điềm rủi không may mắn.

Tại gia đình chỉ nên đốt thẻ hương không nên cắm chân hương vòng vào bát hương vì sẽ gây đại kỵ. Chân hương vòng chỉ dành cho đình chùa miếu phủ. Cắm chân hương vòng vào bát hương gia tiên tức là cắm vật nhọn kim loại sẽ gây sát khí, linh hồn tổ tiên không an nghỉ, bị động âm dẫn tới gia đình lục đục ốm đau.

Khi cắm hương vào bát hương nên cắm ngay ngắn thẳng lên trên không cắm xiên ngang, không làm hương bị đổ.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

4 loại cây cảnh xua đuổi tà ma, mời gọi điềm lành, trồng ở nhà nào, nhà ấy làm ăn phát đạt

Đây là loại cây cảnh người xưa khuyên con cháu trồng trong nhà để cầu tài lộc.

Cây Lan Ý

Cây lan ý, còn được gọi là bạch môn, vĩ hoa trắng hoặc huệ hòa bình, không chỉ có ý nghĩa lớn trong phong thủy mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Loài cây này sở hữu những bông hoa trắng muốt, đẹp mắt và hình trái tim, tượng trưng cho niềm hạnh phúc, đặc biệt là niềm vui và tình yêu của phụ nữ. Trồng cây lan ý trong nhà được cho là giúp không gian sống luôn tràn ngập yêu thương và hạnh phúc.

Cây lan ý, còn được gọi là bạch môn, vĩ hoa trắng hoặc huệ hòa bình, không chỉ có ý nghĩa lớn trong phong thủy mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cây lan ý, còn được gọi là bạch môn, vĩ hoa trắng hoặc huệ hòa bình, không chỉ có ý nghĩa lớn trong phong thủy mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngoài tác dụng trang trí, cây lan ý còn giúp giữ ẩm và điều hòa không khí, đồng thời có khả năng tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Đặc biệt, đây là một trong số ít những loài cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại như benzen, formandehyl và các khí ô nhiễm sinh ra từ việc đốt cháy.

Khi nở hoa, lan ý mang lại vẻ đẹp thanh thoát, quý phái với lá cây xanh mướt kết hợp với những bông hoa trắng tinh khôi, tạo cảm giác trong sạch và thanh cao. Cây cũng giúp giảm thiểu tác động của các tia bức xạ từ mặt trời và các thiết bị điện tử, mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang trong quá trình điều trị ung thư hay mắc chứng mất ngủ, mệt mỏi.

 

 

 

Về mặt phong thủy, cây lan ý có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu năng lượng xung khắc trong không gian sống, giúp gia chủ có một môi trường hài hòa. Với vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, cây lan ý tạo ra cảm giác thư giãn và yên bình, góp phần làm tăng sự thanh thoát và bình an trong gia đình.

Cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng, hay còn gọi là bách Nhật Bản, thường được trồng làm bonsai nhỏ để trang trí trong nhà. Ở Nhật Bản, cây tuyết tùng được xem là vô cùng thiêng liêng, là nơi trú ngụ của các linh hồn người chết và các vị thần.

Cây tuyết tùng không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Cây cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn và thậm chí có thể giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Cây còn có khả năng lọc khí rất tốt, mang lại bầu không khí trong lành và dễ chịu, là lựa chọn lý tưởng để đặt trên bàn làm việc hoặc trong không gian sống.

Cây tuyết tùng không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Cây tuyết tùng không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Trong phong thủy, cây tuyết tùng có ý nghĩa quan trọng trong việc trấn yểm, xua đuổi tà ma và khí xấu. Người xưa còn tin rằng ăn quả cây tuyết tùng có thể giúp trường sinh bất lão.

Cây tuyết tùng cũng tượng trưng cho khí chất của người quân tử, kiên cường và bất khuất. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cây vẫn giữ được sự sống mãnh liệt, với lá xanh tươi tràn đầy sức sống, giống như sự kiên cường của những người không chịu khuất phục trước khó khăn.

Cây sống đời

Cây sống đời, hay còn gọi là cây lá bỏng, có nguồn gốc từ Madagascar. Mặc dù vẻ ngoài khá đơn giản, cây sống đời lại mang đến nhiều lợi ích bất ngờ. Cây tích nước trong thân lá, giúp điều hòa không khí trong nhà, đặc biệt thích hợp cho những không gian khô thoáng.

Với vẻ đẹp xanh tươi và dễ chăm sóc, cây sống đời thường được dùng làm cây để bàn. Nó thường được trồng trong các chậu nhỏ và đặt trên bàn làm việc hoặc ngoài ban công, lan can, giúp tạo không gian xanh mát và tươi mới cho không gian sống và làm việc.

Về mặt phong thủy, cây sống đời tượng trưng cho sự bền bỉ và vĩnh cửu, vì khả năng sống sót trong điều kiện khó khăn. Đặt cây sống đời trên bàn làm việc sẽ giúp gia chủ cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Không chỉ có tác dụng chữa bỏng tuyệt vời, cây sống đời còn mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và may mắn cho những người xung quanh.

Với gia đình: Cây sống đời mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, bình an cho cả gia đình. Cây có khả năng sinh mầm, nảy chồi nhanh chóng, tượng trưng cho sự đoàn kết, tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Đặt một cây sống đời nhỏ xinh trong phòng khách hoặc ban công sẽ giúp gia đình bạn luôn tràn đầy hạnh phúc.

Với tình yêu: Cây sống đời với những bông hoa rực rỡ biểu trưng cho tình yêu đẹp và vĩnh cửu. Khi một chiếc lá sống đời được ép trong cuốn vở, sau một thời gian, bộ rễ trắng mọc ra, chứng tỏ sức sống mãnh liệt, bền bỉ – như tình yêu chân thành, không bao giờ phai nhạt theo thời gian.

Với tình bạn: Cây sống đời cũng mang ý nghĩa của tình bạn trong sáng và bền vững. Hoa của cây sống đời khoe sắc nhẹ nhàng, không vội vàng, tượng trưng cho tình bạn chân thành, không vụ lợi và tình nghĩa lâu dài.

Cây sung cảnh

Cây sung là một loài cây rất quen thuộc trong làng quê Việt Nam, đặc biệt được ưa chuộng làm cây cảnh và trưng bày vào dịp Tết. Cây sung không chỉ gắn liền với những câu chuyện mang ý nghĩa tâm linh mà còn là biểu tượng của sự sung mãn và viên mãn.

Mặc dù cây sung có kích thước khá lớn, nếu không gian gia đình đủ rộng, bạn có thể trồng cây sung trong nhà để trang trí và khử độc, bởi cây này dễ trồng và chăm sóc.

Cây sung có dáng đẹp và dễ tạo hình, vì vậy rất được yêu thích. Cây sung dễ sinh trưởng và chăm sóc tốt. Theo dân gian, “sung” có nghĩa là sung túc, viên mãn, nên nhiều người không chỉ trồng cây sung để trang trí trong vườn mà còn đặt trên bàn thờ vào dịp Tết cổ truyền.

Trong phong thủy, cây sung cảnh mang lại cuộc sống đủ đầy, sung túc cho gia chủ. Cây sung có sức sống mạnh mẽ, thế đẹp và quả mọc quanh thân, căng tròn, biểu tượng của may mắn và tài lộc. Cây sung, cùng với hoa đào, hoa mai, hoa cúc, là những loài cây không thể thiếu trong dịp Tết. Trong bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ (Sung – Lộc Vừng – Vạn Tuế), cây sung đứng đầu, mang đến sự thịnh vượng và tài lộc.

Đặt cây trúc phát tài trên bàn thờ đừng chỉ đặt số lẻ 5 – 7 cây: Đây mới số lượng cây nên đặt

Một số người ưa đặt cây phát tài phát lộc trên bàn thờ để trang trí không gian này và cầu mong sự phát đạt. Vậy khi đặt trên bàn thờ, chúng ta nên đặt mấy cây?

Một số người ưa đặt cây phát tài phát lộc trên bàn thờ để trang trí không gian này và cầu mong sự phát đạt. Vậy khi đặt trên bàn thờ, chúng ta nên đặt mấy cây?

Nên đặt mấy cây phát tài phát lộc ở trên bàn thờ?

Cây phát lộc còn có tên là trúc phú quý, trúc phát tài. Những cái tên này có ý nghĩa rất hay, mang lại tài lộc, may mắn, giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt, vạn sự hanh thông. Chính vì vậy, rất nhiều gia đình mua cây phát tài, phát lộc cắm ở bàn thờ để nhận được lợi ích phong thủy của nó.

cay-phat-tai-tren-ban-tho

Trong phong thủy và nghi lễ thờ cúng, con số vẫn luôn là yếu tố luôn được coi trọng và mang những ý nghĩa nhất định. Dưới đây là ý nghĩa số lượng của cây phát tài phát lộc theo quan niệm dân gian Việt Nam và phong thủy phương Đông:

+ Trồng 1 cây: Tượng trưng cho vạn sự may mắn cả trong công việc và sự nghiệp.

 

+ Trồng 2 cây: Số hai tượng trưng cho lửa vì vậy hai cây phát tài phát lộc cắm trong nước mang ý nghĩa lửa có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Nước còn có ý nghĩa là của cải, vì vậy, nếu cắm 2 cây sẽ tượng trưng cho việc thu hút sự giàu có.

+ Trồng 3 cây: Số 3 được tượng trưng cho hành Mộc, có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng đối với gia chủ.

+ Trồng 4 cây: Số 4 được tượng trưng cho vàng, việc trồng 4 cây sẽ thường mang ý nghĩa về tiền bạc.

+ Trồng 5 cây: Theo học thuyết của ngũ hành, số 5 thuộc hành Thổ, mà Thổ lại sinh Kim, do đó 5 cây sẽ có ý nghĩa thu hút tài lộc.

+ Trồng 6 cây: Số 6 được tượng trưng cho hạnh phúc và tuổi thọ. Số 6 ở trong tiếng Trung Quốc (lục) có âm gần giống với “lộc”, chính vì thế tteo quan niệm dân gian, việc cắm 6 cây phát tài phát lộc sẽ giúp cho gia chủ có được cuộc sống đủ đầy, may mắn.

+ Việc đặt quá nhiều cây phát tài phát lộc ở trên bàn thờ (7 cây trở lên) được cho là không nên. Bởi vì số lượng quá dày đặc sẽ khiến cây khó phát triển.

Lưu ý rằng, tùy từng nền văn hóa hay các học thuyết, quan điểm khác nhau, ý nghĩa của các con số cũng được phân tích, lý giải cũng khác nhau. Ý nghĩa về số cây phát tài phát lộc cắm trên bàn thờ kể trên cũng chỉ là một trong số đó.

Một số lưu ý khi trồng cây phát tài phát lộc

truc-phat-tai-tren-ban-tho-1

Để cây phát tài phát lộc được tươi xanh, phát triển tốt, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

– Khi mua về, bạn nên xử lý sơ bộ, cắt xéo gốc để giúp cho cành hấp thụ nước tốt hơn.

– Khi trồng thủy canh, không được đổ quá đầy nước vào lọ hay ngâm ngập phần lá. Nếu dùng nước máy, sau khi lấy nước vào trong lọ, nên để một lúc rồi mới bắt đầu cắm.

– Vị trí đặt cây không được tiếp xúc với ánh sáng mạnh, trực tiếp, tránh nhiệt độ quá lạnh vào mùa đông vì điều đó sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lá vàng, rễ thối. Nên tạo một môi trường thông thoáng để cho cây phát triển.

– Khi cây chưa phát triển rễ, hãy nhớ thay nước thường xuyên vì nước chứa các vi khuẩn dễ làm cành bị thối, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ. Khi rễ đã mọc ra rồi thì không cần phải thay nước thường xuyên nữa.

Người xưa nhắc nhở: “Nhà có 2 cửa tiền của “chui” ra, vào ở mất lộc”, ở nhà 2 cửa thì sao?

Một trong những quan niệm phổ biến mà người xưa thường truyền lại là việc không nên xây nhà có hai cửa đối diện nhau, hay nói cách khác, tránh xây nhà có hai cửa ra vào. Theo lý thuyết phong thủy, việc này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tài lộc và sự hòa hợp trong gia đình.

Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là trong phong thủy, sự sắp xếp không gian sống luôn được coi trọng để đảm bảo một cuộc sống an lành, thuận lợi và may mắn.

Vậy tại sao người xưa lại nhắc nhở về điều này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết lý do qua bài viết dưới đây.

Người xưa nhắc nhở xây nhà 2 cửa cả tiền của và người đều lao đao

Người xưa nhắc nhở xây nhà 2 cửa cả tiền của và người đều lao đao

1. Cửa chính là “miệng” của ngôi nhà

Trong phong thủy, cửa chính được coi là “miệng” của ngôi nhà, nơi mà nguồn năng lượng (hay còn gọi là khí) đi vào. Mỗi ngôi nhà đều cần một nguồn năng lượng tích cực để nuôi dưỡng sự phát triển, hạnh phúc của các thành viên. Cửa chính là nơi kết nối giữa ngôi nhà và thế giới bên ngoài, quyết định sự thịnh vượng, tài lộc cũng như các mối quan hệ trong gia đình.

2. Cửa đối diện nhau gây rối loạn khí

Khi ngôi nhà có hai cửa đối diện nhau, khí sẽ “bị hút” vào và ngay lập tức thoát ra ngoài. Điều này có thể gây rối loạn, làm mất đi sự ổn định của dòng năng lượng trong nhà. Nguồn năng lượng vào quá nhanh rồi lại ra ngay lập tức sẽ không thể lưu giữ được trong nhà lâu dài, dẫn đến việc gia chủ khó giữ được tài lộc, may mắn. Hơn nữa, khi cửa chính và cửa sau đối diện nhau, có thể tạo ra một “luồng khí” mạnh mẽ, khiến cho tài lộc và vận khí đi qua mà không có cơ hội ở lại lâu dài.

3. Mất lộc, hao tài

Cửa chính và cửa sau đối diện nhau cũng dễ dẫn đến hiện tượng “tài khí” bị tiêu tan. Trong phong thủy, tài lộc được coi là một loại khí rất dễ bị thất thoát. Khi nhà có hai cửa đối diện, tài lộc dễ dàng bị “chảy ra ngoài” ngay khi nó vừa vào. Điều này làm cho gia chủ cảm thấy luôn thiếu thốn tiền bạc, công việc khó thăng tiến, và thậm chí có thể gặp phải các vấn đề tài chính như mất tiền, phá sản, hoặc không có cơ hội làm giàu.

4. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần

Ngoài tác động đến tài lộc, việc có hai cửa đối diện nhau còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Theo lý thuyết phong thủy, khi cửa đối diện nhau, không khí trong nhà không được lưu thông tốt, dẫn đến việc không khí bị xáo trộn, không cung cấp đủ năng lượng tích cực cho cư dân trong nhà. Điều này có thể khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không có sự hòa hợp, dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như bệnh tật, căng thẳng tâm lý hoặc mối quan hệ gia đình cũng dễ bị xung đột.

Người xưa nhắc nhở:

Người xưa nhắc nhở: “Nhà có 2 cửa tiền của “chui” ra, vào ở mất lộc”, ở nhà 2 cửa gây rối loạn khí, mất lộc, hao tài, nhiều trườn hợp cửa nhà không hợp phong thuỷ còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần gia chủ.

5. Ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình

Cửa chính và cửa phụ đối diện nhau có thể khiến cho các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu gắn kết. Trong phong thủy, sự hài hòa và đoàn kết gia đình được coi là yếu tố quan trọng để thu hút tài lộc và hạnh phúc. Nếu hai cửa đối diện nhau, giống như sự xung đột trong các mối quan hệ, không chỉ khiến năng lượng không thể duy trì trong nhà mà còn có thể gây ra những rạn nứt trong tình cảm giữa các thành viên, khiến gia đình khó hòa thuận, thiếu sự sẻ chia và hỗ trợ lẫn nhau.

6. Làm thế nào để hóa giải nếu nhà có hai cửa đối diện?

Nếu bạn đang sống trong một ngôi nhà có hai cửa đối diện, đừng quá lo lắng, vẫn có những cách để hóa giải và cải thiện tình hình. Một trong những biện pháp đơn giản là sử dụng vật phẩm phong thủy để điều hòa năng lượng. Ví dụ, bạn có thể treo một chuông gió ở cửa chính để thu hút khí tốt và ngăn không cho khí xấu thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, việc đặt một tấm rèm hoặc cửa vải có thể giúp làm chậm dòng khí, tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa các khu vực trong nhà, giúp khí được lưu thông ổn định hơn.

Ngoài ra, việc bố trí thêm cây xanh, sử dụng các vật phẩm phong thủy như đá quý, gương bát quái cũng có thể giúp bạn hóa giải ảnh hưởng tiêu cực của hai cửa đối diện nhau. Tất cả những biện pháp này đều có tác dụng cải thiện năng lượng trong nhà, giúp gia đình bạn đón nhận nhiều tài lộc và may mắn.

Trong phong thủy, mỗi chi tiết trong ngôi nhà đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ. Việc xây nhà có hai cửa đối diện nhau không chỉ ảnh hưởng đến tài lộc mà còn có thể tác động đến sức khỏe và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Do đó, khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, việc chú ý đến vị trí và số lượng cửa là vô cùng quan trọng. Nếu không thể tránh được tình huống này, hãy áp dụng các biện pháp phong thủy để hóa giải và duy trì sự ổn định, hài hòa trong không gian sống của bạn.

Với những lời nhắc nhở của người xưa, hy vọng bạn sẽ có được một không gian sống thuận lợi, đầy đủ tài lộc và hạnh phúc.

5 loại món ăn “vạn người mê” lại khiến cơ thể bạn dễ bị bệnh và già nhanh khủng khiếp

Nếu bạn nhận thấy gần đây mình đang lão hóa nhanh, hãy kiểm tra xem mâm cơm nhà mình có thường xuyên xuất hiện 5 thực phẩm tai hại dưới đây hay không, nếu có thì nên giảm thiểu chúng.

1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo tờ Dailymail của Anh, thường xuyên ăn nhiều đường sẽ không chỉ làm tăng vòng eo mà còn dẫn đến việc cơ thể con người bị lão hóa sớm, có thể phá hủy collagen trên da và tăng cường sự phát triển nếp nhăn, các vết đốm trên da…

Ngoài ra, các chuyên gia từ Trường Y Harvard cũng cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến huyết áp cao, viêm mãn tính, tăng cân, tiểu đường và gan nhiễm mỡ, tất cả đều liên quan đến nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.

banh ngot

2. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chiên rán như bột chiên giòn, gà rán, khoai tây chiên đều được chế biến bằng cách chiên trong dầu ở nhiệt độ cao.

Trong quá trình chiên, rán các món ăn này sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại như lipid peroxit, axit béo chuyển hóa… có thể gia tăng các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

Hơn nữa, những món chiên rán rất giàu chất béo, ăn quá nhiều sẽ khiến tích mỡ, béo phì, khiến cơ thể trông già nua hơn tuổi thật.

3. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp mặc dù rất tiện lợi để tiêu thụ, nhưng chúng không tốt cho sức khỏe và làn da. Trong quá trình chế biến, đồ đóng hộp đã được bổ sung thêm nhiều đường, muối, chất phụ gia…

Đây đều là những thứ có thể khiến da mất nước, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và lão hóa của các mô cơ thể. Hơn nữa so với thực phẩm tươi sống thì đồ đóng hộp có ít chất dinh dưỡng hơn rất nhiều.

Bánh bao, các loại thực phẩm làm từ bột mì, bánh mì, bột yến mạch… là những thực phẩm dễ chứa nhôm nhất.

thuc pham dong hop

4. Thực phẩm chứa nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây ra tình trạng huyết áp cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Điều này càng nguy hiểm hơn với những người lớn tuổi, vì khi chúng ta già đi, các động mạch của chúng ta có xu hướng cứng lại và dễ bị tổn thương bởi natri hơn.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, dư thừa muối cũng có thể làm cho các tế bào co lại và dẫn đến mất nước. Không đủ nước khiến cho da xuất hiện nếp nhăn và cuối cùng khiến chúng ta già đi nhanh hơn.

thuc pham chua nhieu muoi

5. Thực phẩm chứa nhôm

Nhôm là một loại chất phụ gia, có thể cải thiện cấu trúc ở các loại bột mì và có thể gia tăng khẩu vị, hơn nữa nhôm có giá thành rẻ hơn nhiều so với các chất phụ gia thông thường nên thường được sử dụng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình hàng tuần lượng nhôm mỗi người tiêu thụ không được vượt quá 2mg.

Nếu tiêu thụ lượng nhôm quá lớn có thể làm tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, thậm chí làm tăng tốc độ lão hóa não, dẫn đến các triệu chứng như giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Tại sao cần tây hay bị bỏ lá? Phải chăng chúng không có tác dụng hay chúng gây hại gì, không biết thật phí

Những cây cần tây bẹ to bán ngoài chợ thường bị bứt bỏ vợi lá, còn những cây cần tây nhỏ vẫn có lá nhưng khi mang về dùng nhiều người cũng vặt bỏ lá, vì sao vậy?

Cần tây là một loại gia vị tạo mùi thơm, đặc biệt phù hợp với thịt bò. Sau này khi cần tây được nhiều chuyên gia nhắc tới khả năng thanh lọc thải độc của chúng thì cần tây được dùng nhiều để làm nước ép thanh lọc, làm đẹp, bổ xương khớp.

Cần tây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit folic, kali, vitamin K. Cần tây được xem là thực phẩm tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng bệnh tim mạch, loét miệng và nhiều bệnh khác.

Cần tây được xem là loại thực phẩm thanh lọc gan tốt, giúp giải độc, trị mụn nhọt, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp… Ngoài ra các flavonoid và axit amin trong cần tây giúp chống oxy hóa, chống viêm trong cơ thể, hỗ trợ bệnh nhân ung thư…

Cân tây bán ngoài chợ hiện nay có loại bẹ to và cần tây cây nhỏ. Mặc dù nhiều công dụng như vậy nhưng có một điều ngoài chợ bán cần tây có một điều lạ là cây cần tây bẹ to thường được vặt trụi lá, cần cây nhỏ bán cả lá nhưng khi ăn thì hầu hết cũng bị vặt lá?

can tay bo la

Tại sao lá cần tây bị bỏ?

Cần tây ngoài công dụng tốt thì chúng xuất phát từ việc dùng làm gia vị nấu ăn và làm nước ép. Lá cần tây có mùi hăng hơn hẳn thân cần tây. Do đó khi cho vào nấu ăn hoặc ép nước uống sẽ có mùi hăng khó ăn uống hơn là chỉ dùng thân cần tây. Có lẽ vì lý đo đó nên nhiều người có thói quen bỏ lá cần tây.

Hơn nữa trong lá cần tây giàu alkaloid hơn trong thân nên nếu ăn nhiều cùng lúc có thể khiến bạn thấy “say” hơn dùng thân cần tây.

Với người bán, lá cần tây không mang lại nhiều cần nặng mà còn dễ dập nát khi vận chuyển làm cần nhanh hỏng hơn. Có lẽ vì thế nên khi mang đi bán cần tây cũng được cắt bỏ vợi phần lá đi.

Lá cần tây có tác dụng gì?

Lá cần tây cũng tương tự như thân cần tây cũng giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, chất xơ,… đồng thời còn chứa một số khoáng chất như kali, natri,… Thế nên lá cần tây cũng có những công dụng tương tự thân cần tây. Tuy nhiên lá cần tây giàu alkaloid có thể gây dị ứng ở một số người.

Do đó nếu bạn đã dùng được cả lá cần tây và thích mùi vị của chúng thì vẫn dùng lá cần tây bình thường.

la can tay

Lưu ý thêm khi dùng cần tây

Mặc dù cần tây tốt cho sức khỏe nhưng với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, người thể hàn hư nhược, người đang tiêu chảy không nên dùng nhiều.

Những người bị huyết áp thấp nên uống lượng vừa phải để tránh tình trạng hạ huyết áp đột ngột.

Khi dùng nhiều cần tây thì bạn nên tránh nắng tốt cho cơ thể, vì cần tây là loại nhạy cảm ánh sáng, nên nếu thường xuyên uống cần tây mà không tránh nắng thì có thể tăng nguy cơ cháy nắng.

Công dụng bất ngờ của cây hoa sữa, thế mà lâu nay ít người biết để dùng

 

Hoa sữa tưởng chỉ là cây cảnh đường phố nhưng hóa ra lại là cây thuốc quý trong y học dân gian và cả y học hiện đại

Hoa sữa là cây cảnh đường phố được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhất là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Bình… Hoa sữa cũng có nhiều ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc và nhiều bang ở Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á khác. Hoa lá, nhựa, vỏ cây hoa sữa đều được sử dụng làm thuốc. Đặc biệt vỏ cây được thu hái vào mùa xuân hạ lúc cây chưa ra hoa thì thành phần sẽ tập trung ở vỏ. Thành phần hóa học của lá cây sữa có Iridoids, coumarin và flavonoid, vỏ rễ và thân thì chứa alcaloid ditamine, echitenine, terpenoid, Hoa thì có tinh dầu chứa Caren – 3, Geraniol, Echitin, Terpinolene, Menthanol, Lupeol acetat… Toàn thân cây hoa sữa có alkaloid, đặc biệt là Echitamine.

than cay sua

Toàn thân cây hoa sữa đều có công dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt.

Ngoài ra sử dụng vỏ cây hoa sữa mang lại nhiều công dụng:

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư trị tế bào độc

Cây sữa được cho là có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư nhờ hoạt chất alkaloid echitamine chloride. Nghiên cứu trên chuột cho thấy hoạt chất này trong cây sữa giúp giảm bệnh ở chuột.

Hỗ trợ miễn dịch

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất vỏ cây hoa sữa giúp tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, tăng hoạt động thực bào và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

vo cay sua

Lưu ý khi dùng hoa sữa vì chúng có thể gây dị ứng

Tính kháng khuẩn

Các chiết xuất từ hoa, lá vỏ cây hoa sữa đều có tính kháng khuẩn, chống lại nấm mốc vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Hỗ trợ giảm đau chống viêm trong cơ thể

Chiết xuất từ lá cây Hoa sữa có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh bới các alkaloid picrinine, vallesamine và scholaricine.

Giảm căng thẳng

Chiết xuất methanolic của vỏ cây Hoa sữa được báo cáo là sở hữu khả năng chống căng thẳng và cải thiện khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, chiết xuất ethanol của lá cây hoa sữa được báo cáo là một biện pháp chống lo âu mạnh mẽ.

Điều hòa kinh nguyệt

Chiết xuất của cây hoa sữa có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng tiết sữa ở phụ nữ. Ở Ấn Độ hoa và vỏ cây sữa được dùng giúp phụ nữ nuôi con bú ăn ngon miệng và tiết thêm sữa.

Làm nước súc miệng

Nhờ vào tính sát khuẩn nên vỏ cây sữa được chiết xuất sử dụng cho vào kem đánh răng hoặc sắc nước để súc miệng trị bệnh hôi miệng viêm nướu.

Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về tác dụng của cây hoa sữa chủ yếu thực hiện trên động vật chưa thực hiện trên người. Một số đối tượng như người dị ứng, viêm mũi dị ứng cần cẩn thận khi tiếp xúc với hoa sữa vì chúng có thể gây nặng tình trạng dị ứng cho bệnh nhân.

<!– –> chia sẻ bài viết x FaceBook <!– Telegram –> Theo dõi Phunutoday trên Google News chia sẻ bài viết Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link Link bài gốc Tác giả: An Nhiên Từ khóa: hoa sữa cây hoa sữa công dụng cây hoa sữa Có 5 loại cá tự nhiên không nuôi nhân tạo, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua Có 5 loại cá tự nhiên không nuôi nhân tạo, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua Muối biển có tính sát trùng vậy muối có bị bẩn, muối có nguy cơ nhiễm hóa chất gây hại không? Muối biển có tính sát trùng vậy muối có bị bẩn, muối có nguy cơ nhiễm hóa chất gây hại không? 3 món canh giàu canxi tốt cho xương khớp: Đặc biệt loại thứ 2 bổ như nhân sâm, tổ yến 3 món canh giàu canxi tốt cho xương khớp: Đặc biệt loại thứ 2 bổ như nhân sâm, tổ yến

Cỏ ngọt – chất tạo ngọt tự nhiên tuyệt vời dành cho người bị tiểu đường

Đường từ cây cỏ ngọt đang được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường như là chất tạo ngọt an toàn từ thiên nhiên.

Dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không làm gia tăng lượng đường trong máu

Cây cỏ ngọt còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, Trung Mỹ. Cỏ ngọt Stevia rebaudiana đã được người dân Guarani, Nam Mỹ dùng hơn 1.500 năm.

Trong đầu thập niên 1970, người Nhật bắt đầu trồng cây và sản xuất chiết xuất để thay thế các chất làm ngọt nhân tạo như cyclamate hay saccharin. Chiết xuất chất lỏng của lá và tinh khiết được sử dụng như chất làm ngọt Stevioside và tiếp thị tại Nhật Bản từ năm 1971. Chúng chiếm 40% thị trường chất làm ngọt trong năm 2005 tại đất nước này và là nước tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Thành phần: lá Stevia chứa (% chất khô) 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường. Có nhiều cách sử dụng cỏ ngọt stevia như: phơi, sấy khô để có thể bỏ vô trà, ước quả…; tán bột lá khô để trộn vào bột làm bánh thay thế đường; thay đường hóa học trong kỹ nghệ thực phẩm; làm chất ngọt cho người ăn kiêng ít năng lượng và cho người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Cách sử dụng cỏ ngọt cho bệnh nhân bị đái tháo đường

Cỏ ngọt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.

Cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh. Nó được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cỏ ngọt phơi khô

Cỏ ngọt phơi khô

Bột lá cỏ ngọt Stevia: lá khô tán mịn thành dạng bột, có thể chỉ đơn giản được sử dụng thay thế đường bằng những cách khác nhau, chẳng hạn rưới như một chất làm ngọt vào thực phẩm, trong đồ uống nóng, hoặc trong nhiều công thức nấu ăn.

Dịch chiết xuất: chiết xuất Glycerin có sẵn, thường được chuẩn hóa với thành phần chủ yếu của lá Stevia. Một vài giọt các chất chiết xuất có thể được thêm vào thực phẩm như một chất làm ngọt.

Lưu ý: cỏ ngọt hiện nay sử dụng cho người bệnh đái tháo đường chủ yếu là tác dụng là chất tạo ngọt lành tính thay cho việc sử dụng đường saccharoza hoặc đường hóa học. Các tác dụng khác ngoài điều trị đái tháo đường của cỏ ngọt đang được tiếp tục nghiên cứu. 3 loại lá này làm nước uống, hạn chế mỡ máu, kiểm soát bệnh tiểu đường

Trồng cây đinh lăng lấy củ bao nhiêu năm là tốt nhất? Mẹo chọn củ đinh lăng

Trồng cây đinh lăng lấy củ làm dược liệu là một nhu cầu của nhiều người Việt Nam, loại cây này còn được xem như là nhân sâm.

Trồng cây đinh lăng lấy củ, mua củ đinh lăng ngâm rượu là “mốt” của nhiều người Việt. Đinh lăng trở thành loại thảo được dành cho cả người nghèo lẫn người giàu. Trồng cây đinh lăng trong nhà vừa dùng lá làm trà, làm thực phẩm làm gia vị trong nhiều món ăn như kho cá, nem cuốn, ăn sống, gỏi….

Trồng cây đinh lăng lấy củ thì cần chú trọng vào số năm trồng bởi hoạt chất trong đinh lăng phụ thuộc vào số năm sống. Đinh lăng trong Đông y là vị thuốc quý từ xa xưa. Trong từ điển cây thuốc Việt Nam thì rễ đinh lăng tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng. Ngoài ra, đinh lăng cũng là loại thuốc tăng lực, dùng làm thuốc bổ trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém.

Trồng cây đinh lăng nên trồng bao nhiêu năm thì thu hoạch?

Trồng cây đinh lăng cũng tương tự như trồng sâm. Người ta cho rằng trồng đinh lăng phải đủ tuổi thì mới có công dụng dược liệu. Do đó nếu trồng cây đinh lăng lấy củ thì cần chú ý thời gian. Cây đinh lăng mới trồng, rễ nhỏ trong khoảng 3 năm đầu thì dược tính rất thấp. Cây đinh lăng phát triển chậm nên cần đủ thời gian. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới được thu hoạch.

Củ đinh lăng được cho là có dược tính cao nhất trong khoảng 5 – 10 năm tính từ khi trồng. Lúc này, dược chất trong củ đinh lăng được cho là cao nhất. Sau thời gian đó thì đinh lăng già đi nhiều, củ sần sùi hơn và dưỡng chất cũng mất đi. Rễ đinh lăng quá già sẽ thành xơ gỗ nên dược tính cũng bị giảm đi.

Đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới có dược tính cao

Đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới có dược tính cao

Tuy nhiên nhiều người vẫn trồng đinh lăng già để lấy củ đảm bảo hình thù phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Thế nên trên thị trường nhiều củ đinh lăng già giá cao, tuy nhiên dược tính lại không cao bằng đinh lăng vừa đủ độ tuổi.

Mách bạn cách chọn củ đinh lăng

Cây đinh lăng có 2 loại là loại lá to và lá nhỏ. Đinh lăng lá nhỏ được gọi là đinh lăng nếp. Đinh lăng lá nhỏ được cho là thơm và dược tính cao hơn.

Vì thế khi chọn củ đinh lăng hãy nhìn vào phần lá còn lại phía trên. Nên ưu tiên chọn loại đinh lăng lá nhỏ nếu chúng cùng năm tuổi. Trồng cây đinh lăng nếp năng suất thấp hơn nhưng giá trị cao, dược tính nhiều hơn.

Củ đinh lăng càng già màu càng đậm, càng xù xì

Củ đinh lăng càng già màu càng đậm, càng xù xì

Khi chọn củ đinh lăng nên nhìn màu của củ để nhận biết độ tuổi. Củ càng già thì màu càng đậm, và các rễ chính thường to và dài hơn các củ non. Rễ đinh lăng có màu vàng rơm, có mùi thơm mát, mềm mịn không khô là củ đinh lăng ngon. Phần củ ở giữa rễ và thân là phần giá trị nhất nên khi ngâm rượu người ta thường cắt khoảng 10-15cm và ngâm kèm với rễ. Còn những củ quá sần sùi màu quá đậm thì lại quá già không nên chọn, trừ khi bạn chọn chúng vì hình dáng.

Nhiều người thích “chơi” củ đinh lăng xù xì rễ đẹp để tạo thẩm mỹ cao, dùng làm điêu khắc. Nếu chọn thông thường thì nên chọn đinh lăng 6-8 tuổi còn muốn dùng để điêu khắc thì thường loại 8-10 tuổi hoặc hơn.

Việt Nam có 1 loại cây đắt đỏ nhất thế giới, là cây gì?

Sâm Ngọc Linh (tên khoa học là Panax Vietnamensis) là thảo dược quý hiếm có hàm lượng saponin cao nhất, thành phần ginsenoside nhiều nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới. Việt Nam là nơi phân bố loại cây này duy nhất trên thế giới.

Thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh chứa đến 52 hợp chất saponin có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, axít béo… Trong đó, một nửa (26) hợp chất saponin có ở các loại sâm Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Trung Quốc; 26 hợp chất saponin còn lại có cấu trúc mới, không thấy trong các loại sâm khác.

Sâm Ngọc Linh - loài cây quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

Sâm Ngọc Linh – loài cây quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng cực lớn đối với sức khoẻ

Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu miền núi khai mạc sáng 1/8/2024 trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, giá sâm Ngọc Linh, loại củ dao động từ 45-110 triệu đồng/kg tùy độ tuổi của sâm.

Đáng chú ý, Việt Nam là nơi phân bố sâm Ngọc Linh duy nhất trên thế giới. Theo đó, sâm Ngọc Linh chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam

Với sự quý hiếm và giá trị dược liệu, sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.

Với tiềm năng và giá trị của sâm Ngọc Linh, để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam (chủ yếu là sâm Ngọc Linh) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 6/6/2023.

Vườn ươm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.

Vườn ươm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.

Trong đó, Kon Tum và Quảng Nam được xác định là 2 tỉnh sản xuất sâm Ngọc Linh với quy mô hàng hóa và nằm trong vùng phát triển dược liệu tập trung quốc gia, với 10 loài dược liệu ưu tiên tập trung phát triển.