4 loại trái cây được coi là ‘kẻ thù’ của tế bào K ác tính, loại số 3 chợ Việt vừa nhiều vừa rẻ

Các loại trái cây này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần chống lại các tế bào K.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, nho, việt quất, nam việt quất cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, đặc biệt là giàu anthocyanin, flavonoid, polyphenol. Đây là những chất có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K ác tính, giúp thúc đẩy quá trình tự diệt của của chúng.

 

Một nghiên cứu từ Đại học Giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University) công bố trên Frontiers of Nutrition cho thấy việc ăn 100-200 gram nho/ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức. Đặc biệt, chất anthocyanin trong các loại quả mọng có tác dụng cản trợ tín hiệu của các tế bào K, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các loại quả mọng và táo cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin, khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, giúp chống lại các tế bào K.

Các loại quả mọng và táo cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin, khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, giúp chống lại các tế bào K.

Táo

Táo là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, có ý nghĩa trong việc phòng ngừa sự phát triển của các tế bào K. Táo cung cấp nhiều chất xơ cùng các chất chống oxy hóa như polyphenol, anthocyanin và flavonoid. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan. Chất này có khả năng kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol, góp phần bảo vệ mạch máu, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng táo có chứa quercetin cũng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K.

Chuối

Chuối có lượng chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn chứa các yếu tố hoại tử khối u (TNF) giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại sự phát triển của các tế bào K.

Một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy chuối chín có thể thúc đẩy sản xuất TNF giúp tiêu diệt các tế bào ác tính.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được thực hiện trong 13 năm trên 61.000 phụ nữ ở Thụy Điển cho thấy ăn ít nhất 4 quả chuối/tuần có thể giúp giảm 50% mắc bệnh K thận.

Chuối và kiwi cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.

Chuối và kiwi cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.

Kiwi

Kiwi có hàm lượng vitamin C dồi dào, thậm chí còn cao hơn cả các loại trái cây có múi như cam, quýt. Vitamin C là một chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra. Nó giúp giảm nguy cơ mắc K hệ tiêu hóa, K dạ dày.

Kiwi còn chứa chất glutathione. Chất này có khả năng ức chế sự đột biến gen tạo ra sự phát triển của các tế bào K, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh khác nhau.

Loại cá ‘quốc dân’ này tốt cho tim mạch hơn cả cá hồi, bạn đã thử chưa?

Bạn đã quá quen thuộc với cá hồi rồi đúng không? Nhưng có một loại cá khác, rất phổ biến ở Việt Nam, lại chứa nhiều dưỡng chất hơn và tốt cho tim mạch hơn cả. Cùng tìm hiểu xem đó là loại cá nào nhé!

Loại cá được các chuyên gia khen ngợi

Gần đây, bác sĩ Tiêu Giới Kiện, bác sĩ nội trú tại bệnh viện Quốc Thái, Đài Loan, đã chia sẻ trên mạng xã hội và dành lời khen cho cá vược. Ông cho biết, loại cá này chứa ít chất béo hơn cá hồi, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai đang cố gắng giảm cân

Theo chuyên gia, trong 100g cá vược chỉ có khoảng 2-5g chất béo, trong khi con số này ở cá hồi là 13g.

Không chỉ vậy, cá vược còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực, đặc biệt là cho những người có thể trạng yếu, vừa trải qua phẫu thuật.

Chuyên gia dinh dưỡng Lý Uyển Bình, làm việc tại phòng khám Vinh Tân, Đài Loan, nhấn mạnh: “Cá vược ít béo nhưng rất giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng protein dồi dào cùng nhiều khoáng chất như magie, canxi, sắt, và kẽm. Những dưỡng chất này giúp làm lành vết thương, phục hồi sức lực, rất thích hợp để bồi bổ cho những người hồi phục sau phẫu thuật, phụ nữ mới sinh, hoặc người có sức khỏe yếu.”

Ngoài ra, bà Lý cho biết thêm rằng hàm lượng kẽm trong cá vược có khả năng duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, giúp kích thích cảm giác thèm ăn. Điều này đặc biệt có lợi cho bệnh nhân phục hồi sau chấn thương, mới phẫu thuật hoặc người đang điều trị hóa trị, xạ trị do ung thư.

Theo chuyên gia, trong 100g cá vược chỉ có khoảng 2-5g chất béo, trong khi con số này ở cá hồi là 13g

Theo chuyên gia, trong 100g cá vược chỉ có khoảng 2-5g chất béo, trong khi con số này ở cá hồi là 13g

Những lợi ích sức khỏe nổi bật từ cá vược

Cá vược, còn gọi là cá chẽm, là một đặc sản nổi bật trong ẩm thực Việt Nam. Loại cá này thường được nuôi ở các vùng nước lợ ven biển Thừa Thiên-Huế, cũng như một số khu vực nước ngọt tại Thái Bình. Cá vược có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe. Những món ăn từ cá vược không chỉ làm cho bữa ăn trở nên thú vị mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể của người tiêu dùng.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cá vược là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3, một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các axit béo omega-3 có trong cá vược có khả năng giảm mức triglyceride (chất béo không có lợi trong máu), giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp ổn định. Vì vậy, việc thường xuyên tiêu thụ cá vược có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đồng thời hỗ trợ cho một trái tim khỏe mạnh.

Cá vược là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3, một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cá vược là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3, một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch

Lợi ích cho xương và cơ bắp

Cá vược chứa một lượng protein dồi dào, đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể. Protein không chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi các vết thương mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe xương khớp và duy trì khối lượng cơ bắp. Việc bổ sung cá vược vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức mạnh và độ bền của xương và cơ, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tăng cường chức năng não bộ và cải thiện sức khỏe tâm thần

Axit béo omega-3 có trong cá vược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ, bao gồm khả năng phục hồi các tế bào não, từ đó nâng cao trí nhớ và hạn chế sự suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giúp giảm triệu chứng lo âu và cải thiện tâm trạng, góp phần tạo ra một tinh thần lạc quan hơn. Việc thường xuyên bổ sung cá vược vào chế độ ăn có thể hỗ trợ chức năng não bộ và sức khỏe tâm thần một cách hiệu quả.

Axit béo omega-3 có trong cá vược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ

Axit béo omega-3 có trong cá vược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ

Bảo vệ và duy trì sức khỏe thị lực

Cá vược chứa axit béo omega-3 cùng với vitamin A, cả hai đều quan trọng trong việc bảo vệ võng mạc. Chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi, góp phần quan trọng vào việc duy trì thị lực khỏe mạnh. Bằng cách bổ sung cá vược vào chế độ ăn uống, bạn có thể hỗ trợ sức khỏe mắt một cách hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm

Cá vược là nguồn tuyệt vời của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, D, E, canxi, magie và selen. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa, đồng thời củng cố chức năng miễn dịch. Nhờ đó, việc tiêu thụ cá vược có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Cá vược là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân. Với lượng calo thấp và chứa protein chất lượng cao, cá vược giúp tăng cảm giác no lâu hơn. Điều này góp phần hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ, từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát cân nặng.

5 loại rau không nuôi hóa chất: Bổ ngang nhân sâm tổ yến, đi chợ đừng tiếc tiền mua

Những loại rau dưới đây không nuôi hóa chất, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.

Những loại quả dây leo như bầu, bí, mướp

Phần lớn những loại quả thuộc thân dây leo, thường có hàm lượng thuốc trừ sâu rất ít bởi vì những loại quả này dễ nuôi và không bị sâu bệnh nhiều. Nên đây chính là thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Bầu, bí, mướp lại có một lớp vỏ dày, làm giảm tối thiểu việc thuốc thấm sâu vào bên trong. Bởi vậy, khi đi chợ bạn có thể mua những loại quả này rất tốt cho sức khỏe.

Những loại rau củ không chứa hóa chất

Những loại rau củ không chứa hóa chất

Măng tây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng măng tây nhiều canxi, vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người. Đồng thời, măng tây cũng chính là loại rau củ ít thuốc trừ sâu mẹ nên chọn muaMăng tây là loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe bởi những dưỡng chất bên trong và cả vì hàm lượng thuốc trừ sâu trong măng tây rất thấp.

Đồng thời, măng tây có thân mọc sâu trong lòng đất, thường gọi là thân rễ.  Bởi vậy đây chính là loại rau củ không chứa hóa chất an toàn với sức khỏe của bạn, đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền mua.

Hoa thiên lý

Các loại rau thơm hay hoa thiên lý thường mọc rất tốt và loại rau này không bị phun hóa chất. Chính vì vậy, đây chính là những loại rau khá an toàn do côn trùng ít ăn nên không phải sử dụng tới thuốc trừ sâu nhiều như các loại rau khác như rau cải hay đậu đũa. Đặc biệt, rau thơm là loại rau có sẵn mùi thơm, đây cũng là chất đuổi côn trùng tự nhiên. Những loại rau này có thể phát triển tự nhiên mà không cần tới thuốc trừ sâu.

Hoa thiên lý tốt cho sức khỏe không nuôi hóa chất

Hoa thiên lý tốt cho sức khỏe không nuôi hóa chất

Rau đay, mồng tơi, rau dền

Theo các chuyên gia dinh dưỡng những loại rau mọc như rau đay, mồng tơi, rau dền rất dễ sinh trưởng phát triển. Đồng thời, đây cũng là những loại rau côn trùng ít ăn nên tự thân chúng cũng ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật so với nhiều loại rau khác. Lựa chọn các loại rau này cho bữa ăn gia đình hay cho bé ăn dặm mẹ khá yên tâm nhé! Bên cạnh đó, những loại rau này giàu vitamin, khoáng chất lợi cho hệ tiêu hóa thanh nhiệt giải độc nên đi chợ bạn đừng bao giờ bỏ qua nhé!

Cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn, tốt cho sức khỏe

Tỏi ngâm rượu trắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.

Tỏi là loại gia vị mà nhà nào cũng có. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tật.

Trong khi đó, theo quan điểm của y học cổ truyền, rượu có thể được sử dụng như một loại thuốc dẫn, làm tăng tác dụng của các vị thuốc khác, giúp hành khí, hoạt huyết. Rượu cũng có tính sát trùng. Kết hợp tỏi và rượu mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Các ngâm rượu tỏi

Bạn cần chọn những củ tỏi già, lành lặn, bóc sạch vỏ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên cắt mỏng hoặc đập dập tỏi trước khi ngâm. Dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin trong tỏi sẽ được chuyển hóa thành allicin. Cắt tỏi càng nhỏ hoặc càng đập nát tỏi thì hoạt tính của tỏi càng cao. Nếu để nguyên tép tỏi thì tác dụng sẽ ít hơn.

Các ngâm rượu tỏi rất đơn giản.

Các ngâm rượu tỏi rất đơn giản.

Lấy khoảng 300 gram tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo và thái lát mỏng. Cho tỏi vào trong bình và thêm khoảng 600 gram rượu trắng khoảng 40 độ. Đậy nắp bình và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh loảng lắc nhẹ bình. Rượu trắng sẽ dần dần chuyển sang màu vàng. Đến khoảng ngày thứ 10, rượu chuyển sang màu vàng nghệ là có thể dùng được.

Cách dùng rượu tỏi

Mỗi ngày có thể dùng 1-2 lần, mỗi lần khoảng 25-30ml, có thể dùng buổi tối trước khi ngủ.

Dù rượu tỏi đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng.

Rượu tỏi tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.

Rượu tỏi tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.

Không để trẻ nhỏ, người có vấn đề về gan, thận, người lớn lớn tuổi, người sắp và vừa phẫu thuật xong, phụ nữ mang thai… sử dụng rượu tỏi.

Sau khi uống rượu, không điều khiển phương tiện giao thông.

Ngoài cách uống trực tiếp, có thể dùng rượu tỏi để xoa bóp ngoài da ở những vị trí bị đau nhức xương khớp. Lưu ý, không thoa lên vết thương hở.

Tác dụng của rượu tỏi

– Cải thiện tiêu hóa

Rượu tỏi được đánh giá là phương pháp hiệu quả đối với những người đang bị đầy bụng, tiêu hóa kém, ợ chua… Thành phần axit amin lên men tự nhiên trong tỏi sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa.

– Hỗ trợ cải thiện một số bệnh hô hấp như viêm họng

Rượu tỏi có tính sát khuẩn nên có thể góp phần hỗ trợ điều trị viêm họng ở một mức độ nhất định.

– Cải thiện vấn đề xương khớp

Rượu tỏi có thể giúp giảm đây hoặc hạn chế tình trạng viêm khớp nhờ chứa các chất chống oxy hóa. Có thể uống một lượng rượu tỏi vừa phải hoặc dùng rượu tỏi xoa bóp ngoài da.

Lưu ý, rượu tỏi tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Người có bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5 loại nước uống buổi sáng tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 2 bổ ngang nhân sâm, tổ yến

Những loại nước dưới đây tốt cho sức khỏe, nhất là khi uống vào buổi sáng đừng bao giờ bỏ qua.

Dưới đây là một số loại đồ uống nên dùng vào buổi sáng

 Nước chanh ấm

Trong thành phần của nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm. Thức uống giải khát và cung cấp nước này có hàm lượng calo thấp, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp một lượng vitamin C tốt cho cơ thể và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy, uống nước chanh ấm sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, nước chanh ấm thanh lọc thải độc vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhất là khi uống buổi sáng giúp bạn đốt cháy mỡ thừa tốt giảm cân nhanh giữ gìn vóc dáng tốt.

Nước mật ong tốt cho sức khỏe

Nước mật ong tốt cho sức khỏe

Nước dừa

Một thức uống theo mùa mà bạn không thể bỏ lỡ, đó là nước dừa. Đồ uống này làm dịu dạ dày, cân bằng chất điện giải, cung cấp nước cho cơ thể và các chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân.

Lợi ích của trà hoa cúc mật ong và những lưu ý khi sử dụng mỗi ngàyTrà hoa cúc uống vào buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi.

Trà xanh

Trong thành phần của trà xanh được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân, trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin, có thể giúp giảm mỡ bụng. Thưởng thức một tách trà xanh không đường vào buổi sáng để tăng cường năng lượng mà không chứa calo.

Trà xanh uống buổi sáng tốt cho sức khỏe

Trà xanh uống buổi sáng tốt cho sức khỏe

Nước ép rau

Trong thành phần của nước ép xay hoặc ép rau tươi như rau bina, cần tây, dưa chuột, với một chút chanh hoặc gừng để dùng vào buổi sáng. Loại nước ép này ít calo, chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cơ thể.

Lưu ý, mặc dù những loại đồ uống này có thể hỗ trợ nỗ lực giảm cân, nhưng chúng sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất thường xuyên và lối sống lành mạnh nói chung.

Điều quan trọng là phải lắng nghe nhu cầu của cơ thể và tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cá nhân dựa trên tình trạng sức khỏe và mục tiêu cụ thể của bạn.

4 loại gia vị tốt chẳng kém nhân sâm, tổ yến, là thuốc trường thọ có sẵn trong tự nhiên, ai cũng nên dùng

Các loại gia vị này thường có sẵn trong nhà bếp, được sử dụng trong nhiều món ăn, có thể mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Hành tím

Hành tím được sử dụng để tạo mùi thơm hấp dẫn cho các món ăn, khử mùi tanh của các loại thực phẩm. Hành chứa nhiều quercetin, một loại flavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nutrition Journal, chất quercetin này có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.

Hành tím chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe.

Hành tím chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu khác được đăng trên Journal of Agricultural and Food Chemistry, hành tím còn có tác dụng trong việc chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.

Có thể ăn hành tím tươi hoặc chế biến ở nhiệt độ vừa phải để đảm bảo giữ được nhiều dưỡng chất quý giá. Hành tím tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể tạo ra mùi hôi cho hơi thở và kích ứng dạ dày.

Mù tạt

Mù tạt là loại gia vị chứa hợp chất isothiocyanates có đặc tính chống lại các tế bào K. Điều này được khẳng định trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Carcinogenesis. Các hợp chất này giúp tiêu diệt các tế bào lạ và ngăn chúng phát triển.

Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Journal of Ethnopharmacology chỉ ra rằng mù tạt có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Mù tạt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là với những người có bệnh viêm loét dạ dày. Vị cay nồng của mù tạt có thể gây ra tình trạng kích ứng dạ dày.

Không nên sử dụng mù tạt cùng rượu vì có thể gây kích ứng niêm mạc.

Gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình. Nó vừa giúp tăng độ thơm ngon của món ăn, vừa hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm ho, chống viêm, giải độc. Từ xa xưa, người ta đã coi gừng như một vị thuốc, thường xuất hiện trong các món ăn bài thuốc trị cảm lạnh, đau bụng, buồn nôn hoặc dùng để làm ấm cơ thể.

Gừng là loại gia vị được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

Gừng là loại gia vị được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây ra. Gừng giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ hô hấp. Nó cũng giúp ích trong việc điều trị ngộ độc thực phẩm.

Do gừng có tính nóng, làm tăng tuần hoàn máu nên người bị huyết áp cao nên hạn chế sử dụng.

Không dùng gừng tươi cùng với các loại thuốc chống đông máu để tránh nguy cơ chảy máu, khó cầm máu.

Giấm

Giấm có thành phần chính là axit axetic (từ 0,4-0,6%). Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Giấm được sử dụng nhiều trong các món ăn, có thể dùng để ngâm tỏi, ngâm hành tạo ra các món ăn kèm.

Giấm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ giảm cholesterol trong cơ thể. Không những thế, giẩm còn có tác dụng kích thích vị giác, giảm thèm đồ ngọt, mang lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát chế độ ăn uống, quản lý cân năng, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Food Science, giấm có tác dụng kiểm soát đường huyết sau ăn, tốt cho người bị bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn có thể kết hợp giấm và mật ong để cơ thể có thể nhận được nhiều lợi ích của sức khỏe, giúp tăng cảm giác no, giảm thèm ăn, mang lại lợi ích cho việc giảm cân.

Lưu ý, uống giấm trực tiếp sẽ làm tổn thương dạ dày và men răng vì vậy không nên sử dụng theo cách này. Có thể dùng giấm kết hợp với các loại thực phẩm, sử dụng trong các món ăn hoặc pha loãng để uống. Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng giấm.

5 thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe: Ai không biết quá đáng tiếc

Những thực phẩm màu đen dưới đây tốt cho sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh, đừng dại bỏ qua.

Gạo lứt đen

Trong thành phần của gạo lứt có thành phần lutein và zeaxanthin và giúp tăng cường sức khỏe mắt tốt. Chúng có đặc tính chống ung thư do hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.

 

Chúng có thể được sử dụng trong bánh pudding, món xào, risotto, cháo, mì, bánh mì và thậm chí là một ý tưởng tuyệt vời cho một người ăn ngon miệng!

 Ô liu đen

Ô liu đen còn giúp bảo vệ các động mạch khỏi bị tắc nghẽn, duy trì sức khỏe của mắt, ngăn ngừa tổn thương DNA, tăng cường sức khỏe làn da và sức khỏe của tóc.

Chúng có thể được thêm vào món salad, mì ống, món xào và một số đồ chua và đồ uống nữa. Ngoài ra, chúng giúp bảo vệ các động mạch khỏi bị tắc nghẽn, duy trì sức khỏe của mắt, ngăn ngừa tổn thương DNA, tăng cường sức khỏe làn da và sức khỏe của tóc.

Thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe

Thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe

 Hạt mè đen

Thường được gọi là Til, hạt mè đen có rất nhiều lợi ích, chứa nhiều chất xơ, protein, magiê, kali, sắt, canxi, kẽm, đồng, selen và vitamin E.

Chúng cũng chứa sesamin, giúp giảm viêm và đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm đau khớp.

Hạt mè đen có thể được sử dụng trong món salad như trang trí, trong bánh mì, trong bánh mì, sinh tố, súp, nước chấm…

Nho đen

Có vị ngọt, nho đen chứa các hợp chất như lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa tổn thương võng mạc và thoái hóa điểm vàng.

Resveratrol trong nho được biết là có đặc tính chống ung thư và có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim rất lớn bằng cách giảm mức LDL.

Proanthocyanidins có trong loại trái cây này cũng mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Người ta khuyên bạn nên sử dụng nho đen trong món salad, sinh tố, mứt và thậm chí cả cơm sữa đông tốt!

Thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe của bạn

Thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe của bạn

Tỏi đen

Tỏi đen không có màu đen tự nhiên, thay vào đó, tỏi được lên men trong nhiều tuần và khiến chúng chuyển sang màu đen và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực châu Á, theo Times of India.

Tỏi đen có vị mặn đậm đà caramel làm tăng thêm hương vị cho các món xào, bánh mì thịt, các chế phẩm từ gạo và mì cũng như súp.

Đều đặn uống nước vỏ chanh, cơ thể nhận được 5 lợi ích tuyệt vời này

Vỏ chanh chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng trong nấu ăn hoặc pha nước uống.

Giá trị dinh dưỡng của vỏ chanh

Chanh là loại trái cây quen thuộc, được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày để nấu ăn, pha đồ uống hoặc dùng trong làm đẹp, làm sạch đồ dùng. Đa số mọi người chỉ sử dụng phần nước cốt chanh và bỏ phần vỏ chanh. Tuy nhiên, vỏ chanh cũng có những lợi ích tuyệt vời. Nhiều người còn đun nước vỏ chanh để uống.

 

Trong 6 gram vỏ chanh có 3 calo, 1 gram carbs, 9% DV (giá trị dinh dưỡng hằng ngày) vitamin C.

Vỏ chanh còn chứa pectin, chất xơ, canxi, kali, axit alpha hydroxy và flavonoid như limonene. Các nghiên cứu cho thấy vỏ chanh chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vỏ chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Vỏ chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Lợi ích của uống nước vỏ chanh

– Tăng cường hệ miễn dịch

Vỏ chanh có chứa nhiều flavonoid và vitamin C giúp tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu trên cá kéo dài 15 ngày cho thấy, khi dùng vỏ chanh khử nước cho cá, phản ứng miễn dịch của chúng được cải thiện.

Trong một đánh giá vè 82 nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung 1-2 gram vitamin C/ngày có thể giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh thông thường 8% ở người lớn và 14% ở trẻ nhỏ. Vitamin C cũng được tích lũy trong thực bào – loại tế bào tiêu hóa các hợp chất có hại.

– Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy vỏ chanh có chứa các hợp chất như flavonoid, vitamin C, pectin có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đánh giá của 15 nghiên cứu trên 344.488 cho thấy bổ sung trung bình 10 gram flavonoid/ngày có thể giảm 5% nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu thực hiện trên chuột béo phì chỉ ra rằng D-limonene có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm lượng chất béo trung tính, cholesterol có hại LDL và tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Một nghiên cứu khác ở 60 trẻ thừa cân kéo dài trong 4 tuần ghi nhận rằng việc bổ sung bột chanh (có chứa vỏ chanh) giúp giảm huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Ngoài ra, pectin trong vỏ chanh cũng có tác dụng giảm mức cholesterol trong cơ thể bằng cách kích thích tăng bài tiết axit mật và liên kết với cholesterol.

Vỏ chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vỏ chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

– Hỗ trợ điều trị sỏi mật

Một số nghiên cứu cho thấy chất D-limonene có tác dụng điều trị sỏi mật. Nghiên cứu ở 200 người bị sỏi mật được tiêm dung môi D-limonene cho kết quả: 48% người tham gia nghiên cứu có sỏi biến mất hoàn toàn. Điều này cho thấy đây có thể là một phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để chứng minh được rằng D-limonene trong vỏ chanh có thể làm tan sỏi mật.

– Kháng khuẩn, kháng nấm

Vỏ chanh có chứa một số chất mang đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vỏ chanh có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của các vi khuẩn kháng kháng sinh. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ vỏ chanh có tác dụng chống lại các loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng da. Đây là những những nghiên cứu mang lại kết quả đầy hứa hẹn về lợi ích của vỏ chanh có thể mang lại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định chắc chắn hơn về tác dụng này của vỏ chanh đối với cơ thể con người.

– Giảm mỡ máu

Vỏ chanh có tác dụng giảm mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, ngừa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và các bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng vỏ chanh

Trước khi sử dụng, cần chà rửa vỏ chanh thật kỹ bằng baking soda, muối hoặc các loại nước rửa trái cây để loại bỏ các chất độc hại bám trên bề mặt.

Không nên dùng quá nhiều vỏ chanh. Nhiều vỏ chanh sẽ nặng mùi và gây cảm giác khó chịu. Khi dùng làm vị thuốc, không nên dùng quá 20 gram vỏ chanh/ngày.

Nếu uống nước vỏ chanh trong vòng 2 tiếng mà không đi tiểu được hoặc bị nhức đầu thì nên dừng ngay. Uống nước vỏ chanh và đi tiểu nhiều trong vòng 2 tiếng mới tốt.

Tốt nhất nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng nước vỏ chanh nếu có tiền sử vấn đề về sức khỏe, khi mắc các bệnh mãn tính.

Loại củ có màu vàng quen thuộc trong bếp mọi nhà, rất lành tính và an toàn, cực tốt cho sức khỏe

Nghệ là loại dược liệu lành tính và an toàn, nó có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà có thể bạn không biết. Hãy cho thêm một chút nghệ vào bữa ăn của mình, bạn không chỉ làm cho món ăn hấp dẫn hơn, mà còn cung cấp cho cơ thể bạn chất dinh dưỡng cần thiết.

Dưới đây là 7 lợi ích của nghệ sẽ thuyết phục bạn đưa nghệ vào chế độ ăn uống của mình:

1. Nghệ chứa đặc tính chống viêm

 

Nếu cơ bắp của bạn dễ bị đau và khớp bị đau liên tục, bạn nên thử thêm nghệ vào chế độ ăn uống của mình.

Nghệ chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là curcumin, có tác dụng như thuốc giảm đau và có thể giúp giảm viêm và làm dịu các cơn đau thông thường.

Do những đặc tính này, nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc một số tình trạng, chẳng hạn như bệnh tim và các vấn đề về khớp như viêm khớp, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học oxy hóa và tuổi thọ tế bào.

cu nghe

2. Nghệ giàu chất chống oxy hóa

Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể bạn. Các gốc tự do là những phân tử gây hại có thể gây ra stress oxy hóa và làm hỏng các tế bào của bạn.

Curcumin giúp trung hòa các gốc tự do này, làm giảm tổn thương oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể, như đã được tìm thấy trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chất chống oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa này làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.

3. Nghệ giúp giảm đau

Nếu bạn đã từng bị đau dai dẳng không khỏi, nghệ có thể là một liệu pháp thay đổi cuộc chơi dành cho bạn.

“Nghệ có đặc tính chống viêm và hợp chất curcumin có thể giúp giảm đau, đặc biệt là đau khớp và đau nhức cơ. Nghệ giúp làm giảm sự khó chịu liên quan đến viêm khớp và thoái hóa khớp bằng cách giảm viêm trong cơ thể“, chuyên gia dinh dưỡng Tiến sĩ Rohini Patil cho biết.

Vì vậy, hãy bổ sung loại thuốc giảm đau tự nhiên này để kiểm soát sự khó chịu.

4. Nghệ giúp tăng cường chức năng gan

Một lợi ích khác của nghệ là tác động tích cực của nó đến chức năng gan. Gan của bạn là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể hoạt động chăm chỉ để lọc độc tố.

Curcumin đã được chứng minh là có thể tăng cường chức năng gan bằng cách tăng sản xuất mật, giúp phân hủy chất béo và loại bỏ độc tố.

Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố trên BMC Complementary and Alternative Medicine cho thấy tác dụng chống oxy hóa của nghệ có thể bảo vệ người yêu của bạn khỏi bị độc tố gây hại.

5. Nghệ giúp giảm nguy cơ ung thư

Đúng vậy, nghệ có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho biết, curcumin đã được tìm thấy như một loại thảo mộc có lợi trong điều trị ung thư.

Nó có thể giúp ức chế sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng lây lan.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng việc đưa nghệ vào chế độ ăn uống của bạn có thể là một cách để giảm nguy cơ ung thư.

6. Nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nghệ được biết là có tác dụng kích thích sản xuất mật, có thể giúp tiêu hóa chất béo nhanh chóng và giảm viêm ruột.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh não chuyển hóa, đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nghệ có thể giúp làm dịu đường tiêu hóa và giảm các triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS).

7. Nghệ giúp tăng cường trí nhớ

Curcumin không chỉ hỗ trợ sức khỏe thể chất của bạn mà còn rất tốt cho các lợi ích về nhận thức của bạn.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tái tạo Thần kinh đã chỉ ra rằng, nghệ có thể tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức.

Nó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương oxy hóa có thể đóng vai trò trong bệnh Alzheimer. Tiến sĩ Patil giải thích: “Nghệ cũng hữu ích vì nó được cho là làm tăng mức yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một loại protein liên quan đến chức năng não và tâm trạng được cải thiện“.

***

Lưu ý khi sử dụng nghệ

Mặc dù nghệ nói chung là an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người nhất định nên tránh hoặc hạn chế sử dụng nghệ. Bao gồm:

– Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

– Những người mắc bệnh thận hoặc túi mật

– Những người đang hóa trị

– Những người có vấn đề về gan hoặc ống mật

– Những người mắc bệnh rối loạn chảy máu, tiểu đường hoặc thiếu sắt

– Những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống tiểu đường

– Những người đã phẫu thuật trong vòng hai tuần qua.

Loại lá mọc đầy vườn là kho canxi, dưỡng gan bổ tim, người không biết lại đem nhổ bỏ

Khi nhắc đến ớt, chúng ta thường nghĩ ngay đến những quả ớt đỏ rực, cay nồng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ớt, thứ thường bị bỏ đi, lại chứa đựng rất nhiều dưỡng chất và mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Bổ sung canxi tự nhiên

Để có một hệ xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương, chúng ta thường nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, lá ớt lại là một lựa chọn bất ngờ không kém. Với hàm lượng canxi lên đến 233mg/100g, lá ớt vượt xa sữa tươi (chỉ chứa khoảng 118mg/100g), biến chúng trở thành một nguồn bổ sung canxi tự nhiên vô cùng quý giá. Không chỉ vậy, lá ớt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Loại lá mọc đầy vườn là kho canxi, dưỡng gan bổ tim, người không biết lại đem nhổ bỏ

Loại lá mọc đầy vườn là kho canxi, dưỡng gan bổ tim, người không biết lại đem nhổ bỏ

Cải thiện tiêu hóa

Một trong những lợi ích bất ngờ của lá ớt chính là khả năng hỗ trợ tiêu hóa một cách hiệu quả. Với khả năng kích thích vị giác và tăng tiết dịch vị, lá ớt giúp thức ăn được phân hủy nhanh chóng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, tính kháng khuẩn tự nhiên của lá ớt còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mang đến cảm giác thoải mái cho hệ tiêu hóa.

Giảm đau

Với khả năng giảm đau tự nhiên, lá ớt đã trở thành “vị cứu tinh” cho nhiều người mắc các chứng bệnh về xương khớp. Từ những cơn đau nhức cơ bắp, đau khớp, đau đầu cho đến những cơn đau bụng kinh hành hạ, lá ớt đều thể hiện hiệu quả vượt trội. Bên cạnh đó, lá ớt còn giúp giảm viêm, sưng tấy, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Chuẩn bị vài lá ớt tươi, chọn những lá có kích thước lớn, tươi non. Cho lá ớt vào chảo sạch, đổ một lượng dầu ô liu vừa đủ ngập mặt lá. Đun nóng chảo ở lửa nhỏ cho đến khi dầu nóng già, lá ớt chuyển sang màu sậm hơn. Dùng đũa gắp lá ớt ra khỏi chảo, để nguội đến khi ấm vừa phải. Sau đó, nhẹ nhàng đắp lá ớt ấm lên vùng da bị sưng đau, sẽ giúp cải thiện tình hình.

Tốt cho sức khỏe gan

Lá ớt chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, và carotenoid. Các chất này giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó giúp gan khỏe mạnh hơn. Lá ớt có đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong gan. Viêm gan mãn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, vì vậy việc giảm viêm nhiễm là rất quan trọng.

Một số nghiên cứu cho thấy lá ớt có thể hỗ trợ quá trình thải độc của gan, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Lá ớt có thể giúp cải thiện chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc chuyển hóa chất béo và các chất dinh dưỡng khác.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hợp chất sinh học trong lá ớt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch.

Bằng cách giãn nở mạch máu và làm chậm nhịp tim, lá ớt giúp ổn định huyết áp và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, việc bổ sung lá ớt vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ trái tim.

Lá ớt xanh non

Lá ớt xanh non

Mặc dù lá ớt có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Sử dụng với lượng vừa phải: Ăn quá nhiều lá ớt có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh dạ dày.

– Rửa sạch lá ớt trước khi sử dụng: Để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

– Tránh tiếp xúc với mắt: Nước ép lá ớt có thể gây kích ứng mắt.

– Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Ngừng sử dụng nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào