Gội đầu trước hay tắm trước, ngày nào cũng tắm nhưng nhiều người vẫn làm sai, cẩn thận hậu quả khó lường

– Tắm gội tưởng chừng như việc đơn giản ai cũng làm từ bé nhưng tắm sao cho hợp với khoa học sức khỏe thì lại còn ít người biết.

Tắm gội là hoạt động thường xuyên diễn ra hàng ngày, thậm chí có người ngày tắm vài lần. Thế nhưng tắm gội ra sao để an toàn cho sức khỏe thì còn ít người nắm rõ. Gội đầu ảnh hưởng tới não bộ, hệ thần kinh da tóc còn tắm thì tác động tới hệ tim mạch cơ xương, nội tạng… Đã có nhiều trường hợp qua đời trong khi tắm, sau khi tắm nên chúng ta không thể chủ quan với việc này.

Tắm theo trình tự nào mới đúng, tắm trước hay gội trước?

Dưỡng sinh dân gian hướng dẫn tắm gội đúng thì khi vào nhà tắm phải dội nước lên chân trước, sau đó ngậm một ngụm nước trong miệng rồi hít hơi sâu vào bụng, rồi lấy tay sấp nước vã lên ngực và sau lưng, để báo động cho cơ thể biết là sắp tắm nước làm thay đổi nhiệt độ cơ thể. Sau đó có thể nhổ nước đã ngậm trong miệng ra. Cách ngậm nước và hít sâu giúp phòng tránh tình trạng cảm lạnh khi tắm. Sau đó rồi mới dội nước tắm toàn thân, tắm xong khi gội đầu.

tam-sai-cach

Còn khoa học hiện đại khuyến cáo nên tắm phần thân từ cổ trước rồi mới gội. Điều này tương tự với lời khuyên dân gian, tuy nhiên dưỡng sinh dân gian thực hiện chi tiết hơn. Theo TS.BS Wu Li-Fen, Phó trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Qianwei (Cát Lâm, Trung Quốc) cho biết, việc tắm gội liên quan tới sức khỏe nên nếu làm đúng cách có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chống lão hóa.  Khi vệ sinh cơ thể, chúng ta nên bắt đầu từ chân tay, để cơ thể kịp thời thích ứng rồi mới tắm vòi sen và cuối cùng là gội đầu để tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong não.

Chính vì nhiều người tắm không đúng cách, dội nước đột ngột và lại dội từ đỉnh đầu xuống dẫn tới tuần hoàn máu nên đột quỵ, cảm lạnh. Một lưu ý nữa khi thời tiết lạnh mà bạn tắm nước nóng, gội từ trên đầu xuống trước thì có thể khiến mạch máu “sưng lên” vì tiếp xúc nhiệt độ đột ngột có thể vỡ mạch, máu tích tụ đột ngột gây ra bệnh mạch máu não nguy hiểm.

Do đó câu trả lời tất nhiên là bạn nên tắm trước rồi mới gội đầu. Sau đó thì nhiều người có thể tắm xong, gội xong và dội lại nước toàn thân.

Gội đầu nên cho dầu vào tóc hay đỉnh đầu?

Nhiều người cho dầu vào xoa từ ngọn tóc xoa lên đỉnh đầu, vì họ nghĩ dầu gội để làm sạch tóc. Thực chất dầu gội để làm sạch cả da đầu trước. Thế nên dầu gội cần thoa lên đầu, làm sạch da đầu rồi dội nước sẽ làm sạch tóc. Xoa trực tiếp dầu gội vào ngọn và thân tóc sẽ khiến tóc khô xơ hơn. Ngược lại dầu xả thì chỉ thoa vào thân và ngọn tóc không thoa lên da đầu vì sẽ làm da đầu nhờn dít và dễ bị bẩn bết tóc hơn.

tam-goi

Lưu ý thêm về việc tắm gội

– Khi đói bụng chớ nên tắm vì có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt do tụt đường huyết.

– Khi vừa ăn no cũng không được tắm vì có thể bị chướng bụng, đau dạ dày. Thế nên tốt nhất là bạn tắm sau khi ăn 1-2 giờ.

– Khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi cũng không tắm vì dễ làm nhiễm phong hàn. Sau khi tập hay lao động ra nhiều mồ hôi thì nên đợi 30 phút cho cơ thể khô và trở về thân nhiệt bình thường hãy tắm.

– Khi đang say bia rượu: Nếu tắm, bạn sẽ làm nặng thêm tình trạng choáng váng, có thể bị đột quỵ.

– Lúc tỉnh dậy vào sáng sớm: Sáng sớm khi vừa tỉnh cơ thể chưa khôi phục chức năng, nên đợi sau 30 phút hãy tắm.

– Sau 22h đêm không nên tắm vì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây độ tử.

– Khi cơ thể đang rất mệt mỏi, ốm, sốt cao thì chỉ nên tắm nhanh, lau người.

Chú ý nước tắm: Không nên để nước lạnh hoặc nóng quá. Nước lạnh gây bệnh tim mạch cảm lạnh, hại mạch máu. Nước nóng hại da khiến da hư tổn, tóc xơ rối. Nên tắm nước âm ấm vừa phải với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ nước thích hợp là 38 đến 44 độ C. Ở mức nhiệt này, da và tóc đều được làm sạch mà không mất lớp dầu tự nhiên giúp chúng bảo vệ da và tóc tốt hơn.

Khi tắm cần lưu ý không gian phòng tắm: tránh đóng kín hết cửa trong phòng nhỏ lại tắm lâu thì có thể gây ngạt khí, nhất là với người sức khỏe yếu. Vì thế nên có cửa sổ nhỏ trong phòng tắm.

Thời gian tắm chỉ nên 7-10 phút gội từ 5-7 phút không nên quá lâu sẽ gây mệt mỏi. Tắm xong nhớ lau người rồi mới đứng trước quạt hoặc vào phòng điều hòa. Nên để tóc khô mới đi ngủ.

7 công dụng ‘thần sầu’ của nước vo gạo: Bù điện giải, loại bỏ hóa chất trong rau củ cực đỉnh

Ngày xưa mình chỉ biết nước vo gạo có thể dùng để tưới cây, rửa mặt cho trắng da vì thời đó chưa có nhiều các loại dưỡng da như bây giờ. Vậy mà đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm thôi mọi người ạ.

Mình vừa lên báo tìm hiểu mới biết nước vo gạo còn vô số công dụng khác thật sự tuyệt vời cho sức khỏe và cuộc sống hành ngày, mình chia sẻ lại ở đây để cho mọi người biết mà tận dụng nhé!

Có những thứ ngay xung quanh chúng ta tưởng chừng đơn giản, toàn bị bỏ đi mà không ngờ lại có tác dụng kì diệu như vậy!

Nước vo gạo giúp bù nước

Nghiên cứu năm 2022 của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết trong nước vo gạo có chứa vitamin và các khoáng chất thiết yếu như vitamin B, sắt, kẽm, magie,… Theo đó, thường xuyên uống nước vo gạo sẽ giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp bạn tránh khả năng bị nhiễm trùng và cảm mạo.

Uống nước vo gạo sẽ giúp phục hồi khoáng chất đã mất, giảm mệt mỏi và tránh khả năng mất nước. Nước vo gạo mang lại sự cân bằng điện giải tự nhiên, là lựa chọn lý tưởng để bù nước.

hình ảnh

Ảnh: DSD

Nước vo gạo giúp loại bỏ hóa chất trong rau củ

Pha 1 ít muối vào nước vo gạo và bỏ rau củ quả ngâm khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại bằng nước sạch 2 hoặc 3 lần là được.

Hãy ngâm rau của quả bằng nước vo gạo để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu, ở trong rau củ quả. Loại nước quen thuộc này sẽ giúp loại bỏ bớt các độc tố, vi chất độc hại còn bán trên bề mặt rau, củ, quả.

Nước vo gạo khử độc trong củ sắn

Sắn tươi thường có chất độc khiến chúng ta khi ăn hay bị say.

Để tránh tình trạng này, cứ ngâm sắn đã lột vỏ vào nước vo gạo trong 15-20 phút, giúp khử độc sắn và giúp củ sắn sau khi nấu lên có màu trắng nhìn ngon hơn.

Nước vo gạo chăm sóc da

Tại nhiều nước châu Á, nước vo gạo được dùng như một liệu pháp làm đẹp truyền thống giúp làn da rạng rỡ và sáng mịn, theo Healthshots.

Nước vo gạo giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên có tác dụng rất tốt cho việc chăm sóc da.

hình ảnh

Ảnh: DSD

Nước vo gạo khử mặn cho cá khô

Một bí quyết để khử bớt muối trong cá khô là dùng nước vo gạo để ngâm cá thay vì dùng nước thường.

Cá khô thường được ướp muối mặn để bảo quản được trong thời gian lâu hơn và giữ thịt cá chắc hơn. Không chỉ làm cá bớt mặn, nước vo gạo còn giúp làm sạch vỏ ngoài của con cá, giảm vị tanh.

Nước vo gạo làm mượt tóc

Sau khi gội đầu, bạn có thể xả tóc bằng nước vo gạo để tăng độ bóng và độ chắc khỏe cho tóc.Các axit amin có trong nước vo gạo có thể giúp phục hồi các nang tóc bị hư tổn và giảm gãy rụng tóc.

Dưỡng tóc bằng nước vo gạo giúp cải thiện độ chắc khỏe và sự suôn mượt của tóc.

Lưu ý: Trước khi dùng bạn cần đảm bảo nước vo gạo đủ sạch. Tránh dùng nước vo gạo từ những loại gạo bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc những loại gạo bị tẩm ướp chất bảo quản, hương liệu.

Tránh dùng nước vo gạo để quá lâu hoặc qua đêm, vì nguồn dưỡng chất lúc này đã bị hỏng hoặc ôi thiu, gây phản tác dụng.

Với những công dụng trên đây thì nước vo gạo thật sự xứng đáng là ‘anh hùng’ trong căn bếp và góc chăm sóc gia đình của chị em rồi. Nhiều khi chúng ta bỏ tiền ra để mua các loại nước bán sẵn cũng chưa chắc có được công dụng và độ lành tính như vậy.

Bản thân mình sau khi dùng nước vo gạo một thời gian để chăm sóc da cũng cảm nhận được hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Mọi người ở đây có ai biết thêm gì về công dụng của loại nước đặc biệt này thì cùng nhau chia sẻ nhé các mẹ!

Viết một bình luận