Cà tím bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn

Cà tím là gì?
Cà tím bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cà tím (tên tiếng Anh: eggplant) là một loại cây thuộc họ Cà và có họ hàng gần gũi với cà loại cây như cà chua; khoai tây; cà dừa; cà pháo. Loại cà này được tìm thấy đầu tiêu ở miền Nam của Ấn Độ và Sri Lanka.

Cây cà tím là cây một năm, thân cây thường có gai, lá lớn và có thùy thô. Hoa có thể là màu trắng hoặc tía, tràng hoa 5 thùy và nhị hoa màu vàng.

Quả cà tím thuộc loại quả mọng chứa nhiều cùi thịt màu trắng, vỏ màu tím đậm hoặc màu trắng. Quả có chứa nhiều hạt nhỏ, mềm màu hơi vàng.

Tùy vào giống mà cây cho quả có hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, tại các vùng châu Âu và Bắc Mỹ thì các giống được trồng chủ yếu cho quả hình trứng thuôn dài và vỏ có màu tím sẫm. Ở Ấn Độ và Đông Nam Á thì các giống lại cho hình dạng, màu sắc và kích thước đa dạng hơn, màu sắc có thể từ trắng đến vàng, lục, tía đỏ hoặc tía sẫm.

Tác dụng của cà tím đối với sức khỏe
Phòng ngừa ung thư

Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.

Kháng khuẩn tốt

Khả năng kháng khuẩn giúp cho bạn miễn nhiễm các bệnh nhiễm trùng, đây là một trong những lợi ích của cà tím đối với sức khỏe. Cà tím có chứa lượng lớn vitamin C, giúp chống nhiễm trùng. Hãy thêm cà tím vào bữa ăn của bạn để trải nghiệm lợi ích này.

Duy trì huyết áp

Ngoài tác dụng của cà tím đối với cholesterol xấu trong cơ thể, nó còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.

Tốt cho tóc

Ăn cà tím giữ nước lại cho da đầu của bạn. Một số enzyme có trong cà tím giúp kích thích các nang tóc. Điều này sẽ tạo ra sự phát triển tóc và duy trì một kết cấu lành mạnh cho mái tóc của bạn.

Đây là một trong những lợi ích sức khỏe đáng kể của cà tím. Cà tím có chứa một lượng nước đáng kể. Điều này giúp giữ cho làn da của bạn ngậm nước. Điều này giúp da bạn không bị khô và bạn có thể tránh được một số vấn đề liên quan đến da khô.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cà tím còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch vì tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.

Giúp giảm cân

Cà tím không làm bạn tăng cân vì chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng. Ngoài ra, chất xơ chứa trong cà tím chậm tiêu hóa và mất nhiều thời gian để di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. Vì vậy, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn. Hãy khai vị bằng món cà tím, những người ăn kiêng sẽ có cảm giác no bụng và nạp ít calo cho cơ thể hơn. Một điều đáng lưu ý là bạn không nên chế biến món cà tím với nhiều dầu ăn và sốt mayonnaise.

Chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng

Cà tím chứa nhiều magiê có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng

Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Những lưu ý ăn cà tím

Không nên ăn quá nhiều cà tím

Hợp chất solanine có trong cà tím tuy có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng nó cũng gây kích ứng mạnh mẽ trung tâm hô hấp, có thể gây mê và ngộ độc. Đặc biệt, Solanine lại không bị hòa tan hoặc phân hủy đáng kể khi rửa với nước hoặc đun sôi.

Vì vậy để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine và tuyệt đối không ăn cà tím sống

Ngoài ra, trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái cây nào khác (nồng độ 0,01mg/100g). Để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g.

Khi chế biến cà tím, không nên đun ở nhiệt độ quá cao

Vì là một loại trái cây nên khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy hãy sơ chế cà tím đúng cách và chế biến cà tím ở nhiệt độ vừa phải thôi bạn nhé!

Nên ăn cả vỏ cà tím

Trong vỏ cà tím có chứa một hàm lượng lớn vitamin B và C tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa của bạn không gặp vấn đề gì hãy ăn luôn cả vỏ cà tím.

Một số người nên hạn chế ăn cà tím

Người bụng yếu, chức năng tiêu hóa kém:

Theo đông y, cà tím mang tính hàn, vì vậy những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng, để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra, phần vỏ cà khá khó tiêu nên những người đang có vấn đề về tiêu hóa cũng không nên dùng.

Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận 

Cà tím chứa lượng axit oxalate cao nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng hen suyễn.

Người bị thiếu máu

Các hợp chất anthocyanin trong cà sẽ ức chế hoạt động của các ion sắt và gây cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion khác như  kẽm và đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, nên ăn một lượng vừa phải và những người bị thiếu máu nên hạn chế ăn vỏ cà tím.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *