Thịt gà luộc bị đỏ không phải do chưa chín: Làm cách này là xử lý được ngay

Đôi khi thịt gà luộc bị đỏ không phải do thịt còn sống mà vì một nguyên nhân khác.

Lý do khiến thịt gà bị đỏ khi luộc?

Khi thấy thịt gà bị đỏ sau khi luộc, đa số mọi người đều cho rằng đó là do thịt chưa chín hẳn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Có những trường hợp thịt gà đã được luộc rất lâu nhưng vẫn bị đỏ. Vậy nguyên nhân khiến thịt gà luộc chín vẫn bị đỏ là gì?

thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-01

Tiến sĩ Greg Blonder, nhà vật lý học, tác giả của nhiều cuốn sách về thực phẩm giải thích rằng những phần thịt gà luộc bị đỏ hoặc phần nước hồng chảy ra từ thịt gà luộc không phải là máu và không phải là do thịt chưa chín. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chất myoglobin trong tủy xương gà phản ứng với không khí trong quá trình nấu. Phản ứng này khiến một số phần thịt xung quanh xương gà có màu đỏ sau khi luộc. Phần nước hồng chảy ra khi chặt thịt gà cũng vậy. Đó chỉ là nước có lẫn myoglobin.

Cách duy nhất để kiểm tra xem thịt gà đã chín hay chưa là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ thực phẩm. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ở khu vực sâu nhất phía bên trong đùi gà, cánh gà và phần dày nhất ở ức gà. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tất cả các bộ phận trong miếng thịt gà được nấu ở nhiệt độ tối thiểu 74 độ C thì nó đủ an toàn để ăn.

thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-02

Cách xử lý thịt gà luộc bị đỏ

Thịt gà luộc bị đỏ tuy không thực sự nguy hiểm nhưng nó lại khiến món ăn kém hấp dẫn. Để phần thịt đỏ hồng này biến mất hoàn toàn, bạn có thể sử dụng một số cách sau:

– Rút hết xương gà, tách riêng phần thịt ra để nấu. Cách này sẽ giúp loại bỏ hết phần sắc tố đỏ trong xương gà. Phần thịt gà luộc chắc chắn sẽ trắng đẹp.

– Thay đổi độ pH của nước luộc gà cũng giúp thịt gà không bị đỏ sau khi luộc. Để thay đổi pH, bạn có thể ướp thịt với một chút giấm, cam hoặc quýt trước khi nấu. Việc này sẽ khiến myoglobin trong tủy xương gà không thể biến đổi khi tiếp xúc với không khí.

Cách luộc gà ngon, da vàng giòn, không nứt

Gà cần được làm sạch lông và rửa với muối hạt để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi trước khi luộc.

Cho gà đã làm sạch vào nồi và đổ nước xâm xấp. Thêm hành lá, gừng đập dập và khoảng nửa muỗng cà phê muối vào nồi. Khi luộc gà, bạn nên dùng nước lạnh để thịt chín đều từ trong ra ngoài. Nếu dùng nước nóng để luộc gà thì phần da co lại quá nhanh, dễ bị nứt và thịt gà sẽ chín không đều.

thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-03

Khi nước trong nồi luộc gà sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa. Nếu để nước luộc gà sôi quá mạnh, phần thịt đùi sẽ bị co lên khiến gà luộc xong trông rất xấu. Thời gian luộc gà dài hay ngắn phụ thuộc vào kích thước của con gà. Trung bình là khoảng 20-30 phút.

Để gà luộc có da vàng giòn, sau khi khi vớt gà ra, bạn nên cho gà vào bát nước đá ngay lập tức (nước phải ngập con gà). Khi gà nguội hẳn mới lấy ra để ráo nước. Làm như vậy thì da gà sẽ không bị khô và xỉn màu.

Ngoài ra, hãy lấy một chủ nghệ giã nhỏ và vắt lấy nước cốt. Trộn nước nghệ với một ít mỡ nước lấy từ phần mỡ gà chiên lên. Quét phần mỡ gà + nghệ lên da gà. Như vậy, gà luộc sẽ có phần da vàng óng.

thit-ga-luoc-bi-do-khong-phai-do-chua-chin-04

Sau đó, bạn chỉ cần chặt gà thành miếng vừa ăn và xếp ra đĩa là được.

xem thêm;

Nhét vỏ cam vào vỏ chai nước rỗng, tưởng rỗi hơi nhưng tiết kiệm 1 khoản tiền lớn mỗi năm

Nhét vỏ cam vào vỏ chai nước rỗng là việc làm mang lại nhiều công dụng hay ho mà bạn nên thử ngay bây giờ.

Cam là trái cây được nhiều người yêu thích vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Khi ăn cam xong, hầu hết mọi người đều vứt vỏ cam vào thùng rác, nhưng hành động này thực sự rất lãng phí.

Nhét vỏ cam vào vỏ chai nước rỗng, tưởng rỗi hơi nhưng tiết kiệm 1 khoản tiền lớn mỗi năm

Bởi vì, giá trị dinh dưỡng của vỏ cam không kém gì phần thịt quả cam. Cụ thể, nó chứa nhiều vitamin C và tinh dầu tự nhiên, sau khi phơi khô có thể dùng làm trà, làm thuốc, có giá trị chăm sóc sức khỏe cao.

Ngoài ra, vỏ cam còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như làm phân bón cho cây trồng, giúp không khí trong nhà sạch hơn, xua đuổi côn trùng, … Hay như cho vỏ cam vào chai nước rỗng, bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí một năm.

nhet-vo-cam-vao-chai

Cách thức làm rất đơn giản, bạn chuẩn bị vỏ cam tươi, 1 chai nước khoáng, muối, giấm trắng và baking soda. Sau đó làm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vỏ cam vào bát nước muối, ngâm trong 20 phút. Bề mặt vỏ cam có sáp quả cũng như vi khuẩn, bụi bẩn,… ngâm nước muối nhạt có tác dụng tẩy rửa rất tốt.

Bước 2: Dùng tay rửa sạch vỏ cam, rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô. Dùng dao cắt vỏ cam thành từng dải mỏng, càng mỏng càng tốt, có lợi cho việc giải phóng chất dinh dưỡng trong vỏ cam.

Bước 3: Rửa sạch chai nước khoáng đã chuẩn bị, cho phần vỏ cam đã cắt vào, đừng cho đầy quá, khoảng hơn một nửa là được.

Bước 4: Đổ 4 nắp baking soda và 8 nắp giấm trắng vào lọ vỏ cam rồi thêm nước lọc vào. Lưu ý, không đổ đầy nước vào bình vì baking soda và giấm trắng sẽ phản ứng sinh ra khí gas, nếu đổ quá đầy bình sẽ khiến bình bị nổ.

Nhét vỏ cam vào vỏ chai nước rỗng, tưởng rỗi hơi nhưng mỗi năm tiết kiệm được không ít tiền

Bước 5: Đậy kín nắp chai nước và cho vào tủ lạnh, hàng ngày nhớ mở nắp chai để một lượng khí thừa thoát ra ngoài, sau đó đậy nắp lại để các nguyên liệu tiếp tục phản ứng.

Sau 3 ngày, bạn có thể lấy phần nước này ra và sử dụng. Vậy nước này dùng để làm gì?

Trên thực tế, bạn có thể dùng nó để rửa bát, thay thế các sản phẩm tẩy rửa thông thường. Nước rửa chén tự chế với vỏ cam không chỉ có tác dụng tẩy dầu mỡ cực tốt mà còn có hương cam rất dễ chịu. Hơn nữa, loại nước rửa bát này cũng rất lành tính, không gây kích ứng cho da. Nếu dùng phương pháp này để rửa bát, bạn có thể tiết kiệm được vài trăm nghìn mỗi năm.

Viết một bình luận