Tiết lợn biết ăn còn tốt hơn thuốc bổ, ăn theo cách này sẽ giúp bạn giảm béo, trẻ lâu và phòng được nhiều bệnh

Nếu so sánh thì dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).

Mỗi 100g tiết lợn chứa 16g protein, lượng cao hơn cả trong thịt bò và thịt lợn. Tiết lợn là nguồn bổ sung sắt tự nhiên, giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, bệnh tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Đồng thời, tiết lợn cũng là nguồn cung cấp vitamin K giúp thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, trong tiết lợn còn chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng phong phú, giúp phòng ngừa tế bào ung thư ác tính sinh sản và phát triển.

Tiết lợn biết ăn còn tốt hơn thuốc bổ, ăn theo cách này sẽ giúp bạn giảm éo, trẻ lâu và phòng được nhiều bệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tiết lợn tốt nhưng vì sao không nên ăn nhiều?

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Vì tiết lợn giàu chất sắt, trong khi cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, người nội trợ cũng cần chú ý. Thực phẩm phải tươi mới. Khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ thì tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt, với những trường hợp lợn bị ốm chết thì kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.

3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn

Người mắc bệnh tim mạch

Tiết lợn có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người bị bệnh tim mạch hoặc lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món ngày. Người đang trong quá trình điều trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.

Người bị chảy máu đường tiêu hóa

Tiết lợn chứa nhiều sắt tuy rất bổ máu nhưng ăn nhiều sẽ khiến phân có màu đen. Trong khi đó, người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra cũng như điều trị của bác sĩ.

Người bị xơ gan

Người khỏe mạnh ăn tiết lợn có tác dụng bổ máu, bổ gan. Tuy nhiên, người xơ gan tiêu thụ nhiều sản phẩm này lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, không nên ăn tiết sống. Việc hấp chín tiết và kết hợp với các nguyên liệu khác để trở thành các món ăn bổ dưỡng như tiết xào lá xương sông, tiết lợn sốt mỡ hành… là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và làm phong phú bữa ăn gia đình.

xem thêm;

Ăn măng đắng có thể bị ngộ độc

Măng tre ít chất béo, giàu chất xơ dễ tiêu hóa và nhiều chất khoáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu ăn măng không chế biến kỹ, người đó có thể bị ù tai, nôn ói, nặng hơn đau đầu, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Bản thân cây măng luôn có vị đắng. Măng càng cao, bẹ, thân hóa xanh càng nhiều thì măng càng đắng.

Theo Thạc sĩ Đỗ Văn Bản, Viện Khoa học Lâm nghiệp, chất gây ra vị đắng chính là hợp chất hydrogen cyanide, tên gọi đầy đủ là cyanogenic glucoside. Bản thân nó không gây độc nhưng lại là nguồn gốc chất gây độc. Khi cây măng bị tổn thương (vết cắt do khai thác, chế biến, vết sâu bệnh…), cyanogenic glucoside thủy phân thành hydrogen cyanide.

Đây chỉ là một phản ứng sinh học của cây măng giống như ở nhiều loài thực vật khác để sản sinh ra chất độc chống lại vi sinh vật, nấm gây hại thâm nhập qua vết thương.

Hợp chất hydrogen cyanide là một chất gây độc. Măng tre có thể chứa hơn 1.000 mg chất này trên mỗi kilogam. Hàm lượng chất gây độc nhiều hay ít phụ thuộc vào loài tre, thời gian lưu giữ măng, phương pháp bảo quản và chế biến măng…

Trên mỗi cây măng, ở phần đỉnh ngọn hàm lượng chất độc cao nhất, thấp nhất là phần gốc. Măng càng đắng thì càng chứa nhiều cyanide và càng có khả năng gây ngộ độc cao.

Chỉ khoảng 50-60 mg cyanide tự do có thể gây chết một người bình thường. Lượng chất gây độc ảnh hưởng đến cơ thể con người ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hàm lượng khi ăn phải, trọng lượng cơ thể, sức khỏe từng người.

Chất này có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mệt mỏi chân tay, đi không vững, tai ù, nôn ói…, nặng hơn sẽ gây triệu chứng thở gấp, tăng nhịp tim, huyết áp hạ, đau đầu, hôn mê và khả năng tử vong cao.

Chất này có khả năng phân hủy nhanh trong nước sôi. Vì thế luộc măng trong nước sôi 98 độ trong 20 phút có thể giảm gần 70% cyanide. Và nếu nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn sẽ giảm đến 96%.

Vì vậy, nếu bóc vỏ, thái lát mỏng măng rồi luộc trước khi đem chế biến món ăn sẽ giảm hoặc loại bỏ được chất gây ngộ độc.

Viết một bình luận