Hòa chút muối vào rượu: Mẹo hay nhà nào cũng cần giúp giải quyết cả tá rắc rối, tiết kiệm tiền triệu

Với mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống đừng bỏ qua nhé!

Hòa chút muối và rượu có lợi ích gì?

Trong rất nhiều các bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang thì cách ngâm rượu với muối hột trị viêm xoang là phổ biến nhất, không ít người đã và đang truyền tai nhau giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở mũi mỗi khi giao mùa.

Trong cuộc sống của chúng ta thì muối là 1 loại gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày có khả năng làm sạch và sát khuẩn rất tốt. Muối được sử dụng để trị viêm họng, đau họng, nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn và làm sạch vùng hốc mũi rất tốt.

Rượu có tính ôn, vị cay và rất nóng. Chúng được coi là chất xúc tác quan trọng đối với các loại dược liệu. Rượu ngâm lẫn muối có thể cải thiện bệnh xương khớp, tiêu hóa và bồi bổ cơ thể. Đối với bệnh viêm xoang sử dụng rượu ngâm muối chữa viêm xoang cũng mang lại hiệu quả khá tích cực.

hoa chut muoi vao ruou

Lưu ý: Để đánh giá hiệu quả thực tế của bài thuốc này thì hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh, chủ yếu là do truyền miệng từ các cụ ta để lại nên nếu muốn dùng bạn đọc nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

 Mẹo hay với hỗn hợp rượu vào muối

Giúp làm sáng bóng kim loại: Nếu như trong nhà bạn có những chiếc thìa kim loại bị xỉn màu bạn hoàn toàn có thể ngâm chúng vào hỗn hợp rượu và muối này để giúp chúng  có mùa sáng bóng như mới.

Khử mùi tanh cho hải sản: Nếu bạn chế biến các món ăn từ cá hay hải sản thì đừng bỏ qua một mẹo nhỏ là khử mùi tanh của hải sản bằng hỗn hợp rượu và muối trắng. Mùi thơm của rượu kết hợp với muối sẽ khiến mọi món hải sản của bạn đều trở nên vô cùng hoàn hảo không còn mùi tanh khó chịu thơm ngon đậm vị.

hoa muoi voi ruou
Làm sáng bồn cầu nhà vệ sinh: Nếu bạn muốn khử vết ố vàng trong bồn cầu hoặc nhà vệ sinh bạn có thể thử đổ một chút nước hỗn hợp tạo từ rượu và muối trắng rồi ngâm trong vòng 30-40 phút. Sau đó, bạn có thể lau dọn lại như bình thường bồn cầu nhà bạn sẽ sáng loáng. Đồng thời, hỗn hợp này còn giúp khử mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh rất tốt đây.

xem thêm;

4 loại thực phẩm không nên ăn cùng đậu đũa, tránh rước họa vào thân

Đậu đũa là thực phẩm rất giàu protein, vitamin C, vitamin K, vitamin A, cellulose, kali, magiê và sắt. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, đậu đũa còn chứa vitamin C, chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.

Những thực phẩm không nên kết hợp cùng đậu đũa cần chú ý dưới đây:

Đậu đũa không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: Sohu)

Giấm

Khi ăn chung đậu đũa và giấm với nhau dễ dẫn đến chướng bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, đậu chứa nhiều vitamin C và carotene, axit axetic trong giấm sẽ phá hủy cấu trúc của vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Cơ thể không thể hấp thụ carotene và vitamin, dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng.

Sữa

Trong đậu đũa chứa một chất gọi là saponin, chất này khi kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo ra kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Ngoài ra, trong đậu đũa còn có protease kiềm, có thể phá hủy protein trong sữa khiến sữa khó tiêu hóa, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Khoai tây

Axit oxalic trong đậu kết hợp với tinh bột trong khoai tây tạo thành canxi oxalat. Canxi oxalat không dễ được cơ thể hấp thụ, dễ tạo thành sỏi, gây gánh nặng cho thận, dùng lâu dài dễ gây sỏi thận.

Trái cây có tính hàn

Do đậu đũa là thực phẩm có tính bình, các loại trái cây có tính hàn như dưa hấu, măng cụt kết hợp cùng đậu đũa dễ gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.

Viết một bình luận