Khi bàn gỗ, sàn gỗ trầy xước, lau bằng thứ gia vị này trong bếp, mặt gỗ sáng bóng nhẵn nhụi trở lại

Đồ gỗ dùng lâu thường bị những vết trầy xước khiến chúng trở nên xấu xí và không còn bóng nữa. Hãy áp dụng ngay mẹo hay này nhé

Trong gia dụng chúng ta có nhiều đồ vật bằng gỗ như bàn, ghế, ban thờ, sàn nhà, đồ dùng… Nếu chúng xước không còn độ bóng hãy làm ngay theo cách sau

Mẹo lau chùi bằng giấm và dầu oliu giúp đồ gỗ trở nên sáng bóng

Ngoài việc ra mua các loại nước xịt đồ gỗ chuyên dụng thì bạn có thể tự chế hỗn hợp lau rửa đồ gỗ cho gia đình

Bước 1: Trộn dầu oliu và giấm trắng theo tỷ lệ 4 phần dầu 1 phần giấm. Sau đó cho vào chai xịt lắc đều.

Bướ 2: Xịt dung dịch lên miếng vải mềm rồi lau khắp bề mặt gỗ. Mặt gỗ sẽ sáng bóng lại. Dung dịch này vừa có khả năng làm sạch lại vừa làm bóng mặt gỗ, vì giấm cũng có tác dụng tẩy rửa. Sau khi lau hai đến ba lần, độ bóng của gỗ sẽ được khôi phục trở lại.
mat-go-tray-xuoc

Xóa vết xước giúp đồ gỗ trở lại nhẵn mịn bằng giấm

Khi đồ gỗ được vận chuyển hoặc dùng lâu, bị kéo lê các vật khác trên bề mặt thì chúng dễ hình thành các vết xước nên trông mất bóng và không sạch, trông cũ kỹ. Hãy làm cách sau:

Cách 1: Bạn dùng giấm và dầu oliu trộn với nhau rồi thoa lên vết xước. Sau đó lau lại để giúp vết xước bị che đi giúp bàn bóng trở lại và không còn nhìn ra vết xước nữa.

Cách 2: Nếu bạn có bút màu với đủ dạng màu sắc trong nhà, hãy chọn chiếc bút có màu tương đồng với màu gỗ rồi viết lên đó. Sau khi tô xong nên bôi thêm lớp dầu bóng hoặc sơn móng tay bóng lên trên.

Cách 3: Bạn cũng có thể bẻ quả óc chó ra và chà xát vào vết xước và sẽ kinh ngạc khi thấy chúng mờ dần đi.

Cách 4: Nếu bạn có đồ gỗ sẫm màu, hãy dùng bã cà phê làm ẩm chúng rồi thoa lên vết xước, sau đó lau lại bạn sẽ thấy kết quả ngạc nhiên.
giam-va-dau-oliu
Cách xử lý vết nóng rộp trên đồ gỗ bằng nước chè

Những đồ gỗ đựng bát, đĩa, hoặc mặt bàn để cốc nước nóng thường xuất hiện những vết nóng rộp. Trong trường hợp vết rộp này nhỏ thì bạn hãy nhanh chóng dùng vải mềm thấm dầu hoả, cồn hoặc nước chè lau qua, vết nóng rộp sẽ biến mất. Nhưng vết rộp to thì hay dùng khăn mềm thấm nước rồi thấm vào dung dịch amoniac, sau đó đập xuống vết nóng rộp rồi lấy lớp nến bôi lên trên, làm như vậy, vết nóng rộp sẽ không còn nữa.

Tẩy vết bẩn do cáu nước trên đồ gỗ

Khi nức trà, cà phê, đồ uống có màu, thức ăn tạo vết cáu trên đồ gỗ thì hãy dùng lớp vải ướt che lên rồi lấy bàn là, là lên vải vài lần. Các vết cáu bẩn đó gặp hơi nước nóng sẽ bay đi hoặc bám vào vải.

Xóa vết cháy trên bề mặt đồ gỗ

Nếu không may bàn bị cháy ví dụ như bị rơi tàn thuốc vào, bị rơi que diêm xuống, bị đặt bàn là nóng lên… thì hãy dùng lớp vải mịn, cứng, quấn vào đầu đũa rồi lau nhẹ tay vào vết cháy, cuối cùng bôi lên đó lớp nến (sáp) mỏng, vết cháy sẽ bị loại bỏ chỉ trong “một nốt nhạc”.

Với các đồ dùng bằng gỗ, việc bỏ quản chúng là quan trọng. Những đồ gỗ thì bị xước sẽ cũ kỹ và nhét vào đó nhiều vi khuẩn, bụi nên lâu ngày sẽ tạo thành lớp bẩn khó lau rửa. Vì vậy hãy tránh việc co xát kéo lê đồ trên bề mặt gỗ nhé.

xem thêm;

Vợ chồng cứ đến 50 tuổi là lại tách ra ngủ riêng: Thắc mắc bao năm nay giờ tôi cũng đã hiểu vì sao

Thông thường, các cặp vợ chồng cứ tới tầm 50 tuổi là ngủ riêng giường, không phải do tình cảm nhạt dần mà là vì lý do này.

Thông thường, các cặp vợ chồng cứ tới tầm 50 tuổi là ngủ riêng giường, không phải do tình cảm nhạt dần mà giúp cho mỗi người có giấc ngủ ngon hơn. Bởi đến độ tuổi này, con người khó đi vào giấc ngủ, đôi khi chỉ một cái xoay lưng, động chạm hay một tiếng ngáy cũng khiến đối phương mất ngủ cả đêm.

Tại sao các cặp vợ chồng từ khoảng 50 tuổi thường ngủ riêng?

Độ tuổi trung niên, vợ chồng ngủ riêng mang lại nhiều mặt tích cực cho sức khoẻ mỗi người.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Ở một số cặp vợ chồng tuổi trung niên trở đi, sức khoẻ giảm sút, sức đề kháng yếu hơn nên rất dễ lây bệnh từ người khác. Độ tuổi này cũng rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm như lao, nhiễm trùng da…. Để không lây bệnh cho đối phương, lúc này nên ngủ riêng giường.
vo-chong-cu-den-5-tuoi-la-ngu-rieng-thac-mac-bao-lau-nay-cuoi-cung-toi-da=iet-1

+ Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Tuổi càng lớn thì chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đặc biệt là chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì rất khó để vào giấc ngủ, ngủ sâu. Vì thế, nếu đối phương bị ngủ ngáy, nghiến răng thì thực sự sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người còn lại. Do đó, để không ai bị mất ngủ thì tốt nhất bạn vẫn nên ngủ giường riêng để không ảnh hưởng gì tới nhau. Nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe, tốt cho trí não. Khi giấc ngủ được đảm bảo, tinh thần con người sẽ sảng khoái, tình cảm vợ chồng sẽ tốt đẹp hơn.

+ Có lợi cho việc duy trì mối quan hệ

Tuy đã bước vào tuổi trung niên, ở bên nhau nhiều năm nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng sẽ tìm được tiếng nói chung hay sống chung hòa hợp. Đã trải qua cả nửa đời người bên nhau với đủ trải nghiệm va vấp, thì đến khi tuổi già cả hai nên ngủ giường riêng để giữ cho nhau khoảng trời riêng mà vẫn không làm mất tình cảm. Nhiều người nghĩ cứ phải ngủ chung mới là thân thiết nhưng không phải, điều đó có thể là nguyên nhân chính nảy sinh một số mâu thuẫn, không tốt cho việc duy trì mối quan hệ giữa hai bên.
vo-chong-cu-den-5-tuoi-la-ngu-rieng-thac-mac-bao-lau-nay-cuoi-cung-toi-da=iet-3
Tuổi trung niên nên ngủ chung hay riêng theo ý kiến chuyên gia sức khoẻ

Theo các chuyên gia, nếu không mắc bệnh truyền nhiễm hay có lý do đặc biệt thì hai vợ chồng vẫn nên chung giường. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho tinh thần của các cặp trung niên, cao tuổi.

+ Thỏa mãn nhu cầu bản năng

Ở tuổi ngũ tuần, khi bản chất chức năng giường chiếu đã suy giảm nhưng nhu cầu thì vẫn còn. Việc ngủ chung có thể giúp cả hai có thể thỏa mãn nhau. Hơn nữa, ở độ tuổi này, khi con cái đã lớn dần, gánh nặng trong cuộc sống ít đi thì cũng là lúc hai vợ chồng nên tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc như lúc còn là vợ chồng son.
vo-chong-cu-den-5-tuoi-la-ngu-rieng-thac-mac-bao-lau-nay-cuoi-cung-toi-da=iet-2

+ Phòng tình trạng xảy ra các tai nạn khi ngủ

Bắt đầu ở độ tuổi trung niên thì sức khỏe của tim mạch, mạch máu não sẽ kém hơn trước rất nhiều. Lúc này, nếu xảy ra một số tình huống về đêm như đau đầu, đột quỵ mà không có người bên cạnh thì rất nguy hiểm. Do đó, người có tiền sử bệnh này nên có người ngủ chung.

Có thể thấy, việc vợ chồng có ngủ chung với nhau hay không là tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như thể trạng của từng người. Nếu một trong bị bệnh truyền nhiễm hay ngủ ngáy thì không nên ngủ chung. Ngược lại, nếu như cả hai cùng khỏe mạnh thì vẫn nên duy trì chung chăn chung gối.

Viết một bình luận