Bạn đã biết: Chỉ cần lau sạch vi trí này của nồi cơm điện sẽ tiết kiệm cả triệu tiền điện mỗi năm

Một số cách làm sạch nồi cơm điện đơn giản, mang lại hiệu quả cao, giúp tiết kiệm điện.

Trong nồi cơm điện có một ‘cơ quan’ nhỏ, đụng một cái giảm được nửa tiền điện-1

Nồi cơm là vật dụng thiết yếu trong căn bếp gia đình và được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ không có thói quen vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên và điều này sẽ khiến nồi cơm dễ bị hư hỏng hay vi khuẩn dễ xâm nhập… Tuỳ từng nồi cơm sẽ có những cách vệ sinh phù hợp, vì thế hãy tham khảo và thực hiện theo các cách dưới đây, các bà nội trợ sẽ thấy một hiệu quả khá bất ngờ.

Đối với nồi cơm điện tử, việc đầu tiên cần lưu ý trước khi vệ sinh là cần rút phích ra khỏi ổ cắm, chờ nồi cơm nguội hoàn toàn.
noi-com

Trong quá trình vệ sinh bạn nên thực hiện theo quy tắc từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên để tránh lặp lại các thao tác, giúp tiết kiệm thời gian.

Bạn sử dụng vải mềm để lau sạch phần bên trong nồi.

Đáy nồi và mâm nhiệt của nồi cơm điện cũng là nơi ẩn chứa mùi hôi do thực phẩm cũ hay nước cơm trào ra. Nếu lâu ngày không vệ sinh thì chúng sẽ bám kết thành các lớp màng màu vàng, sản sinh vi khuẩn, gây ra mùi hôi khó chịu.

Để khắc phục, bạn dùng khăn mềm lau nhẹ phần mâm nhiệt và đáy nồi nhằm loại bỏ vết bẩn, nước đọng và hạt cơm lâu ngày dính trong nồi.

Đây cũng là cách để tiếp nhiệt đều cho toàn bộ nồi, nấu cơm nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.

Kế tiếp, ngâm nồi con và xửng hấp (nếu có) vào nước ấm pha với chút muối trong vòng 15 phút. Sau đó lấy miếng mút rửa nhẹ nhàng và để ráo nước.
1f9f0ab6-944c-4255-8bb7-282221d4dd32

Lưu ý, các bà nội trợ tuyệt đối không sử dụng bùi nhùi cước sắt vì sẽ làm trầy lớp chống dính bên trong nồi. Ngoài ra, cũng đừng quên lau phần dây điện nguồn, mặt ngoài và mặt trong của nồi cơm điện bằng khăn sạch.

Tương tự đó, hãy thực hiện các bước cơ bản trên với nồi cơm điện cơ, các bà nội trợ ngâm nồi con vào nước muối khoảng 15 phút. Sau đó, dùng miếng mút mềm rửa lại nhẹ nhàng và lau khô. Đồng thời dùng khăn mềm lau sạch phía bên trong và bên ngoài của nồi cơm. Còn với bộ cảm ứng nhiệt của nồi, các bà nội trợ nên dùng giấy nhám mịn để lau chùi, tránh mạnh tay rất dễ gây hỏng hóc đối với bộ cảm ứng.

Về nắp nồi, trong quá trình sử dụng, hơi nước sẽ đọng lên nắp nồi, nếu nắp nồi không được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ thì rất dễ tích tụ vi khuẩn, gây ôi thiu và bốc mùi hôi khó chịu.

Trên thị trường hiện nay có 2 kiểu nồi cơm điện phổ biến đó là: nồi cơm điện nắp liền và nắp rời.

Đối với nồi nắp liền, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm, sạch để lau khô phần nắp phía trong sau một ngày sử dụng.

Đối với nồi nắp rời, bạn tháo ra, rửa sạch dưới vòi nước rồi lau khô trước khi lắp vào sử dụng.

Trong nồi cơm điện có một ‘cơ quan’ nhỏ, đụng một cái giảm được nửa tiền điện-3

Lưu ý

Tuyệt đối không để thân nồi, mâm nhiệt bên trong nồi bị dính nước.

Chỉ vệ sinh nồi sau khi chế biến thực phẩm xong và khi nồi đã nguội hoàn toàn.Không sử dụng miếng chùi kim loại cọ xát mạnh vào lòng nồi vì sẽ làm bong tróc lớp chống dính.

Không dùng dung dịch có tính ăn mòn để vệ sinh nồi vì có thể làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của nồi.

Không vệ sinh nồi trực tiếp dưới vòi nước.

Xem Thêm: Loại lá giàu canxi gấp 2 lần sữa, dưỡng gan- thải độc, mọc đầy vườn mà nhiều người nhổ bỏ

Lá ớt được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ít ai biết rằng lá ớt cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon giúp dưỡng gan, bổ thận và cung cấp lượng canxi lớn cho cơ thể.

Loại lá có rất nhiều công dụng mà nhiều người bỏ qua là lá ớt. Chuyên gia dinh dưỡng đánh giá trong 100gr lá ớt bổ sung gần 233mg canxi cho cơ thể.

Ngoài lượng canxi gấp 2 lần sữa, lá ớt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất xơ, vitamin C, giàu carotene. Khoa học đã chứng minh loại lá này ăn vào tốt cho hệ tiêu hóa, dưỡng gan, bổ mắt…
la-ot

Công dụng của lá ớt:

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhiều người dùng lá ớt để nấu canh với tôm, thịt giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra món ăn này còn có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng.

Giải độc

Lá ớt có tính chống nhiễm khuẩn, có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có khả năng chữa lành chứng rối loạn da bệnh nấm, hoặc chấn thương.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Lá ớt rất giàu hóa chất thực vật phytochemcials và các phenolic acids, các chất này có tính kháng oxy hóa rất cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Hỗ trợ tiêu hóa

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, lá ớt có khả năng làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, làm hạn chế sư tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori.

Chữa đau nhức

Dùng vài lá ớt có kích thước lớn cho vào chảo, bỏ thêm dầu ô liu và đảo đều. Khi dầu vừa ấm thì vớt lá ra và dùng lá ớt ấm này đắp vào chỗ sưng đau như khớp, cơ sẽ giúp cải thiện tình hình.
an-la-ot

Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương

Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

Trị đau lưng cho bà bầu

Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng, thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp. Sau đó trộn với rượu trắng rồi bọc trong một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần. Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết. Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn hiệu quả.

Bảo vệ mắt

Ăn ớt cay có thể làm bạn chảy nước mắt, tuy nhiên ớt có rất nhiều tiền chất vitamin A như cà chua vậy. Và lá ớt cũng vậy, có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như: C, tiền vitamin A, nhờ vậy có khả năng làm chậm sự lão hóa mắt.

Chữa côn trùng đốt

Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

Một số món ăn bài thuốc từ ớt

Thịt lợn xào mướp đắng ớt xanh: Thịt lợn ba chỉ 80 – 100g, ớt xanh 60g, mướp đắng 1 quả. Thịt lợn thái miếng, ớt xanh thái lát, mướp bỏ hột thái lát, thêm gia vị, chút đường đỏ, xào to lửa, ăn nóng. Dùng tốt cho người bị sốt, đau đầu chóng mặt, buồn nôn khi trời nắng nóng, làm việc ở các lò rèn, lò gang thép vã mồ hôi, khát nước.

Thịt bò xào cần tây ớt đỏ: Thịt bò nạc 300g, cần tây 120g, ớt đỏ 5g, gừng tươi 5g, trứng gà 1 quả. Thịt bò thái lát, cần tây, ớt đỏ, gừng thái mảnh, xào cho vừa chín, thêm gia vị và đập trứng vào, đảo đều. Dùng tốt cho người ù tai, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Thịt dê hầm rễ ớt: Rễ ớt (lạp tiêu căn) 60g, thịt dê 100 – 150g. Rễ ớt rửa sạch chặt khúc cùng thịt dê thái lát trộn đều; hầm chín, thêm bột gia vị. Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày. Dùng cho người phong thấp đau sưng khớp.

Canh cá lá ớt: Cá lóc, cá trê hoặc cá chép 200 – 400g, lá ớt 1 bó (200 – 250 lá). Cá làm sạch, lá ớt rửa sạch, nấu canh, thêm gia vị, ăn. Dùng tốt cho người bị mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, phù nề.

Cháo ớt: Ớt quả 20 – 50g, gạo tẻ 80 – 100g vo sạch, nấu cháo với ớt; ăn nóng. Dùng tốt cho người bị cảm cúm sốt nóng, rét run vào mùa thu.

Nước đường gừng ớt: Ớt đỏ chín tươi 10 – 15g, gừng tươi 12 – 15g, đường vừa đủ. Nấu nước uống. Dùng tốt cho người ăn kém chậm tiêu, đau bụng do lạnh.

Kiêng kỵ: Đau mắt, âm hư hỏa vượng, mụn nhọt sưng tấy mưng mủ nên hạn chế.

Viết một bình luận