Hoa giấy rất ưa loại gia vị này: Hòa vài thìa vào nước rồi tưới cây, hoa tuôn rực rỡ đẹp quanh năm

Với mẹo chăm sóc hoa giấy dưới đây bạn sẽ có những cây hoa giấy đẹp rực rỡ suốt năm, nhìn vào ai cũng mê đắm.

Hoa giấy là loại hoa quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta chúng thường được trồng trên hàng rào, trước cửa nhà, hoặc ban công nhưng ngôi nhà cao tầng. Hoa giấy tươi lâu bắt mắt lại rất dễ chăm sóc. Để có những cây hoa giấy đẹp nhiều hoa ít lá vàng bạn hãy nhớ mẹo chăm sóc hoa giấy này nhé!

Cách cho hoa giấy nở bông đẹp quanh năm

Để sở hữu những giàn hoa giấy đẹp, tươi tốt và nở hoa quanh năm bạn cũng cần nắm rõ những kỹ thuật dưới đây:

Cây hoa giấy là loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Vì vậy, nó sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nước vừa đủ. Để cây không bị ảnh hưởng bởi ngập úng, hãy đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy, hãy đảm bảo rằng đất duy trì độ pH thích hợp. Cây hoa giấy chỉ phù hợp với loại đất chua, thường sẽ không ra được hoa như mong muốn nếu đất chỉ có độ pH cân bằng.
hoa-giay

Đối với cây con mới trồng cần đảm bảo tưới 1 lần/ngày trong vòng 15 ngày đầu. Bên cạnh đó bạn cũng nên che nắng và gió giúp cây phát triển tốt. Khi cây phát triển ổn định cần tưới cây 3 – 4 lần/tuần tùy điều kiện thời tiết.

Không nên tưới quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây hoa giấy. Khi hoa trong thời gian trổ bông bạn nên tưới nước liên tục trong nhiều cây để đảm bảo độ ẩm và sự phát triển của hoa giấy.
hoa giay

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm tương đương với 150ml với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.

Cây hoa giấy tương đối dễ chăm sóc, vào mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều nắng nên bạn cần chú ý hơn một chút. Duy trì trạng thái đất tơi xốp, thoáng khí, thường xuyên bổ sung 3 loạn phân là đạm, lân, kali thì cây hoa giấy sẽ phát triển tốt.

Cách trồng hoa giấy ra hoa quanh năm tươi tốt bên cạnh tưới tiêu, bạn cũng cần lưu ý tới bấm ngọn và cắt tỉa cho hoa theo định kỳ.Trước hết cần khử trùng sạch sẽ dụng cụ cắt tỉa để tránh vi khuẩn và nấm gây bệnh.

Nên cắt tỉa những cành cây hoa giấy bị chết để tránh lây bệnh sang những nhánh bên cạnh của cây. Kết hợp với tỉa các nhánh có 2 – 3 chồi ở thân chính giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng cho cây ra hoa sai.
hoa-giay

Xử lý thời gian ra hoa: Nên cắt tỉa và tạo cành

Nên cắt tỉa cành và tạo tán trước Tết khoảng 60 – 70 ngày. Bên cạnh đó bạn cũng nên hãm nước cho cây.

Bổ sung dinh dưỡng: Có thể sử dụng các loại phân bón (phân gà, phân trùn quế…) để tưới cho hoa giấy giúp kích hoa.

Hãm nước: Thời gian hãm nước khoảng 15 ngày, cần ngưng tưới nước và không để nước mưa hay sương thâm nhập vào cây.

Tuốt lá: Nếu lá không rụng hết cần tuốt và ngắt bỏ lá giúp tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây.

xem thêm;

Giữ lại vỏ tỏi có 4 lợi ích đặc biệt, chỉ người thông minh mới biết

Trên thực tế, vỏ tỏi không phải là rác như nhiều người nghĩ. Bạn có thể tận dụng chúng để giải quyết nhiều vấn đề trong nhà.

Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Tỏi không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.

Khi sử dụng tỏi, chúng ta sẽ lột bỏ phần vỏ bên ngoài và chỉ dùng phần rột bên trong. Tuy nhiên, phần vỏ tỏi thực chất cũng có giá trị của nó. Bạn có thể tận dụng vỏ tỏi vào nhiều việc khác.
vo-toi-01

Làm thức ăn cho gia cầm

Nếu nhà bạn có nuôi gà, vịt, ngỗng… thì có thể đem vỏ tỏi trộn cùng với thức ăn cho chúng. Vỏ tỏi chứa nhiều protein, allicin. Các chất này giúp gia cầm khỏe mạnh, chống viêm, diệt khuẩn. Gia cầm ăn vỏ tỏi sẽ khỏe mạnh hơn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, thịt cũng thơm ngon hơn.

Khử mùi hôi giày

Vỏ tỏi có chứa một lượng allicin nhất định, giúp diệt khuẩn, khử mùi rất tốt. Ngoài ra, vỏ tỏi cũng rất khô, có khả năng hút ẩm. Bạn có thể lợi dụng các đặc điểm này của vỏ tỏi để khử mùi hôi của giày dép.
vo-toi-02

Sau một thời gian sử dụng, giày dép có thể dính mồ hôi chân, nước mưa, bụi bẩn… Những thứ này trở thành điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Bạn có thể cho một nắm vỏ tỏi vào giày và để qua đêm. Như vậy, hơi ẩm trong giày sẽ được loại bỏ, giày khô ráo hơn và mùi hôi cũng giảm.

Dùng vỏ tỏi để ngâm chân

Bạn có thể sử dụng vỏ tỏi để pha nước ngâm chân. Hãy cho vỏ tỏi vào chậu nước ấm. Nước ấm sẽ giúp giải phóng allicin trong vỏ tỏi và phát huy tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Sau một ngày dài bận rộn, mệt mỏi được ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Ngoài ra, việc ngâm chân bằng nước ấm cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, làm ấm cơ thể, tăng khả năng đào thải độc tố và hỗ trợ điều chỉnh huyết áp.
vo-toi-03

Dùng vỏ tỏi làm phân bón hoa

Trồng hoa là một cách giúp làm sạch không khí, mang lại không gian sống trong lành, sạch sẽ và thư giãn hơn. Khi trồng hoa, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc để cây phát triển tốt, không bị lụi tàn, tránh được sấu bệnh.

Ngoài tưới nước, để đáp ứng đủ nhu cầu của cây, bạn cần bón phân để bổ sung dinh dưỡng. Phân bón cho cây trồng không nhất thiết phải là các loại phân hóa học được mua ở bên ngoài. Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà để làm phân bón cho cây. Vỏ tỏi cũng có thể dùng để bón cây. Vỏ tỏi giàu kali và phốt pho cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.

Bạn chỉ cần vùi vỏ tỏi vào đất và tưới nước. Vỏ tỏi sẽ phân hủy dần dần, cung cấp các dưỡng chất giúp cây phát triển. Mùi của vỏ tỏi cũng có tác dụng đuổi côn trùng, trừ sâu bệnh gây hại cho cây.

Viết một bình luận