Luộc khoai lang đừng cho ngay vào nồi, thêm 2 bước này khoai mềm ngọt ngon như cho đường

Với cách hấp này đảm bảo khoai vô cùng ngon ngọt, hấp dẫn.

Khoai lang là một trong những loại củ lương thực rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Khoai lang rất giàu vitamin và chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ cực tốt cho cơ thể. Nó có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh tiểu đường, duy trì huyết áp, bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…

Khoai lang có thể nướng, luộc, hấp, chiên rán, làm bánh… trong đó phương pháp hấp sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng của củ khoai. Tuy nhiên, đầu bếp cho rằng hấp khoai lang đừng dại cho vào nồi ngay, nhớ làm thêm 2 bước nữa khoai sẽ mềm ngon ngọt như cho thêm đường. Vậy đó là 2 bước nào, các bạn hãy cùng tham khảo cách làm dưới đầy:

Chuẩn bị:

– Khoai lang, chọn củ có cỡ vừa và đều nhau để hấp nhanh chín và chín đều.

Cách làm:

Sau khi rửa sạch khoai lang, chúng ta cắt một miếng nhỏ ở hai đầu nhưng không gọt vỏ khoai lang.

Sau khi sơ chế khoai lang xong, các bạn chuẩn bị để hấp. Thông thường đến bước này, phần lớn mọi người sẽ cho khoai vào xửng, đặt vào nồi nước lạnh, đun sôi lên và hấp. Tuy nhiên cách làm này theo các đầu bếp là không chuẩn.

Cách làm đúng phải là, đổ nước vào nồi hấp, sau đó vặn lửa lớn và đun sôi. Khi nước sôi lúc này mới xếp khoai lang vào nồi để hấp. Đây chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi hấp khoai.

Lúc này, đậy vung lại, giữa lửa lớn và bắt đầu hấp nhưng đừng để lửa lớn liên tục, nếu không món hấp sẽ không đủ ngọt và vị ngọt sẽ không được phát huy hết.

Trước tiên, nên đun sôi nước ở nhiệt độ cao trong khoảng 5 phút, sau đó có thể chuyển sang lửa nhỏ. Sau khi vặn lửa nhỏ, tiếp tục hấp thêm 25-30 phút nữa, nếu không chắc chắn là khoai chín chưa, bạn có thể dùng đũa chọc khoai lang vào, thấy có thể dễ dàng xuyên qua được thì chứng tỏ là khoai đã chín.

Tắt bếp, lấy khoai ra để chuẩn bị thưởng thức.

Như vậy, khi hấp khoai các bạn cần chú ý:

– Khi hấp khoai lang có 2 bước cần làm, bước đầu tiên là không nên hấp trực tiếp khoai lang trong nồi mà phải đợi nước sôi mới cho khoai lang vào nồi.

– Ở bước thứ hai, không hấp ở nhiệt độ cao hay thấp liên tục mà ban đầu hấp ở nhiệt độ cao 5 phút, sau đó chuyển sang lửa nhỏ, bằng cách này sau khi hấp khoai sẽ có độ ngọt cao hơn.

Chúc các bạn thành công!

XEM THÊM;

Người bán cá 20 năm chỉ cách phân biệt cá chép sông tự nhiên với cá nuôi, nhìn thoáng qua là biết

Nhà em ai cũng thích ăn cá chép nên em hay mua về để nấu canh dưa chua hoặc sốt, hấp. Giá cá chép khá đắt, đặc biệt là loại được người bán quảng cáo là cá chép sông tự nhiên.
Em vẫn hay chọn mua loại tự nhiên vì nghĩ nó sẽ an toàn, không bị tồn dư chất kháng sinh như cá nuôi. Thế nhưng, dù đã sẵn sàng bỏ tiền ra để mua loại cá đắt hơn nhưng khi nấu lên thì em lại thấy nó giống cá nuôi hơn vì thịt ăn rất nhạt và bở chứ không chắc, thơm. Qua một bài viết trên trang Nhịp Sống Trẻ em mới biết hóa ra có một số tiểu thương vì lợi nhuận, nên đã đành lừa người tiêu dùng, gắn mác cho cá nuôi thành cá xịn để nâng giá bán.

Trong bài viết có dẫn ra lời chia sẻ của cô Minh – Người bán cá ở chợ 365: Những năm trước, lượng cá chép quê vẫn chiếm từ 10 đến 20% số hàng về mỗi đêm. Tuy nhiên hiện nay vì diện tích sông suối, đồng ruộng bị thu hẹp nên tôm cá bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Cá đồng và đặc biệt là cá chép quê rất hiếm.

Bởi vậy, em thấy chúng ta nên học cách phân biệt để chọn đúng cá chép quê, loại cá chép nuôi thả tự nhiên để tránh mất oan tiền cho các tiểu thương. May mắn là cũng trong bài viết này, em thấy họ đưa ra các dấu hiệu phân biệt rất đơn giản và chính xác:

hình ảnh

Cách phân biệt cá chép sông và cá nuôi (Hình minh họa – Nguồn internet)

Cách phân biệt rõ ràng cá chép sông tự nhiên với cá chép nuôi

– Cá chép nuôi tự nhiên ở sông hồ thường có thân cứng, dài hơn chút; bụng nhỏ; da ở phần thân hơi vàng còn da bụng thì có màu hơi hồng; nếu cá có trứng thì phần trứng sẽ nằm sát đáy bụng. Ngược lại, cá nuôi thì bụng to hơn hẳn, thân ngắn và có da màu trắng; nếu có trứng thì trứng sẽ nằm hết ở bụng trên.

hình ảnh

(Hình minh họa – Nguồn internet)

– Cá chép nuôi thường được nuôi theo lứa nên kích cỡ các con trong cùng một đàn sẽ tương đương nhau. Bởi vậy, các mẹ chỉ cần quan sát trong chậu cá, nếu thấy chúng đều nhau thì rất có thể đó là cá nuôi.

– Cá chép tự nhiên do sống ở sông, ao hồ rộng lớn nên bơi rất nhanh và khỏe còn loại cá nuôi thì thường bơi chậm, hơi lờ đờ.

– Mùi vị của cá sau khi chế biến là cách phân biệt rõ nhất, cá sông do chỉ ăn thức ăn tự nhiên nên thịt chắc ngọt, thơm ngon hơn. Cá nuôi thường ăn loại thức ăn có trộn lẫn các thành phần tăng trọng, thuốc kháng sinh nên thịt sẽ bở nhão, rất nhạt.

– Mức giá cả cũng là 1 dấu hiệu để nhận biết bởi cá chép nuôi được bán với giá từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg nhưng cá chép sống tự nhiên sẽ có giá cao gấp 2 lần (từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng).

hình ảnh

(Hình minh họa – Nguồn internet)

Nguồn: Thông tin tổng hợp

Viết một bình luận