Cơm nguội thừa đừng vội vứt đi, bỏ túi ngay cách làm bánh đúc nóng này đảm bảo cả nhà “mê tít”

Cách làm bánh đúc nóng từ cơm nguội theo công thức dưới đây vừa dễ, vừa thơm ngon, chị em tội gì không thử!

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

Cơm nguội: 1 bát con

Nước lọc: 700ml

Bột năng: 80g

Nhân: mộc nhĩ, thịt xay, mùi ta

Topping: hành khô – rau mùi thái nhỏ

Nước mắm, đường, dầu ăn, hạt nêm

2 – Các bước thực hiện

Xay cơm nguội: Cho bát cơm nguội cùng 400ml nước lọc vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó lọc qua rây. Phần còn lại cho tiếp vào máy xay cùng 150ml nước lọc nữa và rây lại.

Pha bột năng vào cơm nguội đã xay: Cho 150ml nước còn lại cùng 80g bột năng vào hỗn hợp cơm nguội đã xay. Sau đó khuấy đều, cho thêm 1 thìa hạt nêm rồi lọc qua rây vào chảo chống dính. Để bột nghỉ 30 phút.
Empty
Xào nhân: Thời gian chờ bột nghỉ tiến hành phi hành khô, xào nhân, pha chế nước mắm. Phần nhân gồm: hành củ thái nhỏ phi thơm sau đó cho thịt xay và mộc nhĩ vào đảo đều. Nêm nếm các gia vị gồm đường, hạt nêm, tiêu theo khẩu vị.

Phi hành khô

– Hành củ bóc vỏ, sau đó thái lát. Bắc chảo lên bếp, thêm 1 chút dầu ăn. Sau đó cho hành khô vào phi vàng. Cuối cùng múc ra 1 bát nhỏ.

– Rau mùi rửa sạch thái nhỏ.

Pha nước mắm: Nước mắm pha chế bằng cách: đun sôi nước lọc rồi thêm đường và nước mắm sao cho hợp khẩu vị có đủ vị mặn ngọt là được. Sau đó tắt bếp, để nguội.
Empty
Nấu bột bánh: Khuấy đều bột ở lửa vừa, khi bột đặc dẻo quánh lại thì hạ lửa nhỏ nhất cho thêm 4 thìa canh dầu phi hành vào. Khuấy đều đến khi hỗn hợp bánh đồng nhất dẻo mịn không còn dầu nổi trên mặt bột là xong. Lưu ý nên đun với lửa nhỏ nếu không bột sẽ bị cháy hoặc khê.

3 – Thành quả

Cuối cùng múc bánh đúc cơm nguội vào bát, cho topping thịt băm xào, rắc hành khô, chan nước mắm, thêm tí rau mùi cho bắt mắt là xong!

Empty
Bánh đúc làm theo công thức này không sử dụng hàn the hay vôi hoàn toàn có thể yên tâm khi thưởng thức. Cách làm vô cùng đơn giản và nhanh gọn phải không nào?

4 – Làm nước mắm

Cho 6 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường, 1 thìa canh nước cốt chanh, khuấy đều. Độ chua ngọt của nước mắm có thể gia giảm tùy thuộc vào khẩu vị của bạn. Thêm 1 muỗng canh nước mắm, thêm tỏi ớt đã băm nhuyễn là đã có nước mắm ăn bánh đúc.

Hoàn thiện bánh và thưởng thức

Khi bánh đúc đã nguội, bạn cho tất cả phần nhân lên trên bột. Sử dụng dao gợn sóng để lấy bánh đúc ra khỏi khuôn có hình dạng đẹp hơn. Nhớ bôi dầu vào dao để bột không bị dính. Bạn chấn bột thành kích thước vừa ăn, tránh quá dày vì như vậy ăn rất mau ngán. Bánh đúc bày ra đĩa cùng với rau ăn kèm, đồ chua và nước chấm chua ngọt.

Một số lưu ý cần nhớ khi làm bánh đúc

Món bánh đúc để thơm ngon và chuẩn vị hơn cần nắm ngay một số lưu ý sau:

Nếu bạn chọn loại bột bánh tự làm nên ngâm và thay nước để bột nở đều và loại bỏ mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, lượng nước không nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hương vị của bánh.

Bánh đúc muốn ngon phải tăng thêm lượng bột gạo, bánh dẻo, mềm thì phải bổ sung thêm bột năng.

Bánh đúc muốn đạt được độ cứng cần giảm lượng nước.

Nếu bột bánh càng đặc, sệt thì khi nấu phải điều chỉnh nhỏ lửa.

Trong quá trình khuấy bột phải dùng phới lồng để tạo độ mịn.

Với hướng dẫn từ bài viết trên đây, cách làm bánh đúc ngon thực hiện không quá khó phải không nào. Mong rằng với công thức này bạn sẽ bổ sung thêm được công thức làm bánh chiêu đãi gia đình nhé!

xem thêm;

Cách nấu thịt vịt om sấu chuẩn ngon tại nhà, cực hợp thời tiết se lạnh, trẻ già ăn đều bổ dưỡng

Món thịt vịt om sấu là món ăn phổ biến và nổi tiếng hương vị Hà Nội, vừa thanh đạm dễ ăn, lại bổ dưỡng và cũng đủ ấm nóng ngày se lạnh, già trẻ đều thích

Món vịt om sấu vừa bổ dưỡng vừa dễ ăn, thanh mát. Miếng thịt vịt ngọt mềm, vài củ khoai sọ kèm rau muống nhúng bùi ngậy, nước ngọt thanh chua chua chua chan vào bún ăn nóng hổi rất ngon. Món này thịt vịt mềm, nên trẻ nhỏ và người già đều có thể ăn lại không bị ngấy ngán vì không nhiều dầu mỡ và có vị chua của sấu. Ăn món này cũng giúp gia đình bổ sung thêm nhiều rau xanh hơn nhé.

Trong tiết trời lạnh lạnh, cả nhà quây quần bên nồi vịt om sấu nóng hổi sẽ thật tuyệt vời mà lại không mất nhiều thời gian nấu nướng.
vit-om-sau
Chuẩn bị nguyên liệu:

Vịt 1 con, bạn có thể mua vịt ở ngoài chợ đã làm sạch lông.

Sấu 7 quả (hẳn là nhà bạn có sấu để trong đông đá cho mùa này chứ?)

Sả 5 cây

Gừng 1 nhánh

Tỏi 3 tép

Hành tím 4 củ

Chanh 1 quả

Hành lá 3 nhánh

Rau ngổ 5 nhánh

Ngò gai 5 nhánh

Dầu ăn 3 muỗng canh

Nước mắm 1 muỗng canh

Gia vị thông dụng 1 ít (Tiêu xay/ muối/ hạt nêm/ bột ngọt)
vit-om-sau-ngon
Sơ chế thịt vịt

Vịt khi mua về để khử mùi thì bạn dùng chanh tươi và muối biển chà xát khắp lên thân vịt sẽ giúp khử mùi hôi. Bạn cũng có thể rửa vịt với nước rượu gừng để khử mùi.

Để vịt ráo nước và chặt miếng vừa ăn, không nên chặt quá mỏng ăn sẽ mất ngọt, không nên chặt quá dày sẽ khó ăn.

Sả cắt bỏ gốc, rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt nhỏ. Sấu cạo sạch vỏ rồi đem đi rửa với nước và để ráo (nếu là sấu cấp đông thì hẳn là bạn đã gọt vỏ rồi, trong trường hợp vỏ sấu chưa gọt cũng không sao nhé)

Hành tím và tỏi bóc bỏ vỏ rồi băm nhỏ.

Rau mùi tàu và rau ngổ rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.

Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sơ với nước rồi băm nhỏ. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.

Ướp thịt vịt

Cho vịt đã chặt miếng vào một cái nồi sau đó thêm các gia vị: 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 phần tỏi băm, 1/2 phần hành tím băm, 1/2 phần gừng băm, 1/2 phần ngò gai, 1/2 phần rau ngổ, 1/2 phần hành lá, 1/2 phần sả cắt nhỏ rồi trộn đều tay cho vịt được thấm gia vị.

Ướp thịt vịt với gia vị tầm 30 phút để ngấm gia vị.
thit-vit-om-sau
Nấu vịt om sấu

Cho nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào đợi dầu nóng thì cho hành, tỏi sả, gừng, hành lá phi thơm. Cho thịt vịt đã ướp vào đảo đều tay cho thịt săn lại. Khi thịt săn lại thì cho nước vào nấu cho đến khi sôi thì đun liu riu, cho sấu vào. Om nồi vịt chín mềm thì nêm nếm hợp với khẩu vị gia đình.

Nếu gia đình thích ăn khoai sọ, rau uống thì cho thêm khoai sọ vào ninh cùng cho mềm chín. Lúc chuẩn bị ăn thì nhúng rau muống vào rồi múc ra tô. Trong trường hợp gia đình chỉ muốn ăn thuần vịt om thì không thêm khoai sọ và rau.

Có 2 cách ăn vịt om sấu: Nếu bạn ăn dạng múc ra tô thì cho rau muống vào rồi cho canh vịt om sấu ra tô bày lên mâm

Nếu muốn ăn dạng nhúng lẩu thì bày nồi và bếp lẩu lên bàn. Khi ăn thì vớt thịt vịt ra và nhúng các loại rau như rau muống, ngổ, rau thơm vào, rồi chan với bún, cơm tùy thích.

Viết một bình luận