5 loại món ăn “vạn người mê” lại khiến cơ thể bạn dễ bị bệnh và già nhanh khủng khiếp

Nếu bạn nhận thấy gần đây mình đang lão hóa nhanh, hãy kiểm tra xem mâm cơm nhà mình có thường xuyên xuất hiện 5 thực phẩm tai hại dưới đây hay không, nếu có thì nên giảm thiểu chúng.

1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo tờ Dailymail của Anh, thường xuyên ăn nhiều đường sẽ không chỉ làm tăng vòng eo mà còn dẫn đến việc cơ thể con người bị lão hóa sớm, có thể phá hủy collagen trên da và tăng cường sự phát triển nếp nhăn, các vết đốm trên da…

Ngoài ra, các chuyên gia từ Trường Y Harvard cũng cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến huyết áp cao, viêm mãn tính, tăng cân, tiểu đường và gan nhiễm mỡ, tất cả đều liên quan đến nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.

banh ngot

2. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chiên rán như bột chiên giòn, gà rán, khoai tây chiên đều được chế biến bằng cách chiên trong dầu ở nhiệt độ cao.

Trong quá trình chiên, rán các món ăn này sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại như lipid peroxit, axit béo chuyển hóa… có thể gia tăng các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

Hơn nữa, những món chiên rán rất giàu chất béo, ăn quá nhiều sẽ khiến tích mỡ, béo phì, khiến cơ thể trông già nua hơn tuổi thật.

3. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp mặc dù rất tiện lợi để tiêu thụ, nhưng chúng không tốt cho sức khỏe và làn da. Trong quá trình chế biến, đồ đóng hộp đã được bổ sung thêm nhiều đường, muối, chất phụ gia…

Đây đều là những thứ có thể khiến da mất nước, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và lão hóa của các mô cơ thể. Hơn nữa so với thực phẩm tươi sống thì đồ đóng hộp có ít chất dinh dưỡng hơn rất nhiều.

Bánh bao, các loại thực phẩm làm từ bột mì, bánh mì, bột yến mạch… là những thực phẩm dễ chứa nhôm nhất.

thuc pham dong hop

4. Thực phẩm chứa nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây ra tình trạng huyết áp cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Điều này càng nguy hiểm hơn với những người lớn tuổi, vì khi chúng ta già đi, các động mạch của chúng ta có xu hướng cứng lại và dễ bị tổn thương bởi natri hơn.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, dư thừa muối cũng có thể làm cho các tế bào co lại và dẫn đến mất nước. Không đủ nước khiến cho da xuất hiện nếp nhăn và cuối cùng khiến chúng ta già đi nhanh hơn.

thuc pham chua nhieu muoi

5. Thực phẩm chứa nhôm

Nhôm là một loại chất phụ gia, có thể cải thiện cấu trúc ở các loại bột mì và có thể gia tăng khẩu vị, hơn nữa nhôm có giá thành rẻ hơn nhiều so với các chất phụ gia thông thường nên thường được sử dụng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình hàng tuần lượng nhôm mỗi người tiêu thụ không được vượt quá 2mg.

Nếu tiêu thụ lượng nhôm quá lớn có thể làm tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, thậm chí làm tăng tốc độ lão hóa não, dẫn đến các triệu chứng như giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Tại sao cần tây hay bị bỏ lá? Phải chăng chúng không có tác dụng hay chúng gây hại gì, không biết thật phí

Những cây cần tây bẹ to bán ngoài chợ thường bị bứt bỏ vợi lá, còn những cây cần tây nhỏ vẫn có lá nhưng khi mang về dùng nhiều người cũng vặt bỏ lá, vì sao vậy?

Cần tây là một loại gia vị tạo mùi thơm, đặc biệt phù hợp với thịt bò. Sau này khi cần tây được nhiều chuyên gia nhắc tới khả năng thanh lọc thải độc của chúng thì cần tây được dùng nhiều để làm nước ép thanh lọc, làm đẹp, bổ xương khớp.

Cần tây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit folic, kali, vitamin K. Cần tây được xem là thực phẩm tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng bệnh tim mạch, loét miệng và nhiều bệnh khác.

Cần tây được xem là loại thực phẩm thanh lọc gan tốt, giúp giải độc, trị mụn nhọt, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp… Ngoài ra các flavonoid và axit amin trong cần tây giúp chống oxy hóa, chống viêm trong cơ thể, hỗ trợ bệnh nhân ung thư…

Cân tây bán ngoài chợ hiện nay có loại bẹ to và cần tây cây nhỏ. Mặc dù nhiều công dụng như vậy nhưng có một điều ngoài chợ bán cần tây có một điều lạ là cây cần tây bẹ to thường được vặt trụi lá, cần cây nhỏ bán cả lá nhưng khi ăn thì hầu hết cũng bị vặt lá?

can tay bo la

Tại sao lá cần tây bị bỏ?

Cần tây ngoài công dụng tốt thì chúng xuất phát từ việc dùng làm gia vị nấu ăn và làm nước ép. Lá cần tây có mùi hăng hơn hẳn thân cần tây. Do đó khi cho vào nấu ăn hoặc ép nước uống sẽ có mùi hăng khó ăn uống hơn là chỉ dùng thân cần tây. Có lẽ vì lý đo đó nên nhiều người có thói quen bỏ lá cần tây.

Hơn nữa trong lá cần tây giàu alkaloid hơn trong thân nên nếu ăn nhiều cùng lúc có thể khiến bạn thấy “say” hơn dùng thân cần tây.

Với người bán, lá cần tây không mang lại nhiều cần nặng mà còn dễ dập nát khi vận chuyển làm cần nhanh hỏng hơn. Có lẽ vì thế nên khi mang đi bán cần tây cũng được cắt bỏ vợi phần lá đi.

Lá cần tây có tác dụng gì?

Lá cần tây cũng tương tự như thân cần tây cũng giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, chất xơ,… đồng thời còn chứa một số khoáng chất như kali, natri,… Thế nên lá cần tây cũng có những công dụng tương tự thân cần tây. Tuy nhiên lá cần tây giàu alkaloid có thể gây dị ứng ở một số người.

Do đó nếu bạn đã dùng được cả lá cần tây và thích mùi vị của chúng thì vẫn dùng lá cần tây bình thường.

la can tay

Lưu ý thêm khi dùng cần tây

Mặc dù cần tây tốt cho sức khỏe nhưng với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, người thể hàn hư nhược, người đang tiêu chảy không nên dùng nhiều.

Những người bị huyết áp thấp nên uống lượng vừa phải để tránh tình trạng hạ huyết áp đột ngột.

Khi dùng nhiều cần tây thì bạn nên tránh nắng tốt cho cơ thể, vì cần tây là loại nhạy cảm ánh sáng, nên nếu thường xuyên uống cần tây mà không tránh nắng thì có thể tăng nguy cơ cháy nắng.

Công dụng bất ngờ của cây hoa sữa, thế mà lâu nay ít người biết để dùng

 

Hoa sữa tưởng chỉ là cây cảnh đường phố nhưng hóa ra lại là cây thuốc quý trong y học dân gian và cả y học hiện đại

Hoa sữa là cây cảnh đường phố được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhất là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Bình… Hoa sữa cũng có nhiều ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc và nhiều bang ở Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á khác. Hoa lá, nhựa, vỏ cây hoa sữa đều được sử dụng làm thuốc. Đặc biệt vỏ cây được thu hái vào mùa xuân hạ lúc cây chưa ra hoa thì thành phần sẽ tập trung ở vỏ. Thành phần hóa học của lá cây sữa có Iridoids, coumarin và flavonoid, vỏ rễ và thân thì chứa alcaloid ditamine, echitenine, terpenoid, Hoa thì có tinh dầu chứa Caren – 3, Geraniol, Echitin, Terpinolene, Menthanol, Lupeol acetat… Toàn thân cây hoa sữa có alkaloid, đặc biệt là Echitamine.

than cay sua

Toàn thân cây hoa sữa đều có công dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt.

Ngoài ra sử dụng vỏ cây hoa sữa mang lại nhiều công dụng:

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư trị tế bào độc

Cây sữa được cho là có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư nhờ hoạt chất alkaloid echitamine chloride. Nghiên cứu trên chuột cho thấy hoạt chất này trong cây sữa giúp giảm bệnh ở chuột.

Hỗ trợ miễn dịch

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất vỏ cây hoa sữa giúp tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, tăng hoạt động thực bào và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

vo cay sua

Lưu ý khi dùng hoa sữa vì chúng có thể gây dị ứng

Tính kháng khuẩn

Các chiết xuất từ hoa, lá vỏ cây hoa sữa đều có tính kháng khuẩn, chống lại nấm mốc vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Hỗ trợ giảm đau chống viêm trong cơ thể

Chiết xuất từ lá cây Hoa sữa có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh bới các alkaloid picrinine, vallesamine và scholaricine.

Giảm căng thẳng

Chiết xuất methanolic của vỏ cây Hoa sữa được báo cáo là sở hữu khả năng chống căng thẳng và cải thiện khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, chiết xuất ethanol của lá cây hoa sữa được báo cáo là một biện pháp chống lo âu mạnh mẽ.

Điều hòa kinh nguyệt

Chiết xuất của cây hoa sữa có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng tiết sữa ở phụ nữ. Ở Ấn Độ hoa và vỏ cây sữa được dùng giúp phụ nữ nuôi con bú ăn ngon miệng và tiết thêm sữa.

Làm nước súc miệng

Nhờ vào tính sát khuẩn nên vỏ cây sữa được chiết xuất sử dụng cho vào kem đánh răng hoặc sắc nước để súc miệng trị bệnh hôi miệng viêm nướu.

Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về tác dụng của cây hoa sữa chủ yếu thực hiện trên động vật chưa thực hiện trên người. Một số đối tượng như người dị ứng, viêm mũi dị ứng cần cẩn thận khi tiếp xúc với hoa sữa vì chúng có thể gây nặng tình trạng dị ứng cho bệnh nhân.

<!– –> chia sẻ bài viết x FaceBook <!– Telegram –> Theo dõi Phunutoday trên Google News chia sẻ bài viết Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link Link bài gốc Tác giả: An Nhiên Từ khóa: hoa sữa cây hoa sữa công dụng cây hoa sữa Có 5 loại cá tự nhiên không nuôi nhân tạo, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua Có 5 loại cá tự nhiên không nuôi nhân tạo, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua Muối biển có tính sát trùng vậy muối có bị bẩn, muối có nguy cơ nhiễm hóa chất gây hại không? Muối biển có tính sát trùng vậy muối có bị bẩn, muối có nguy cơ nhiễm hóa chất gây hại không? 3 món canh giàu canxi tốt cho xương khớp: Đặc biệt loại thứ 2 bổ như nhân sâm, tổ yến 3 món canh giàu canxi tốt cho xương khớp: Đặc biệt loại thứ 2 bổ như nhân sâm, tổ yến

Cỏ ngọt – chất tạo ngọt tự nhiên tuyệt vời dành cho người bị tiểu đường

Đường từ cây cỏ ngọt đang được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường như là chất tạo ngọt an toàn từ thiên nhiên.

Dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không làm gia tăng lượng đường trong máu

Cây cỏ ngọt còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, Trung Mỹ. Cỏ ngọt Stevia rebaudiana đã được người dân Guarani, Nam Mỹ dùng hơn 1.500 năm.

Trong đầu thập niên 1970, người Nhật bắt đầu trồng cây và sản xuất chiết xuất để thay thế các chất làm ngọt nhân tạo như cyclamate hay saccharin. Chiết xuất chất lỏng của lá và tinh khiết được sử dụng như chất làm ngọt Stevioside và tiếp thị tại Nhật Bản từ năm 1971. Chúng chiếm 40% thị trường chất làm ngọt trong năm 2005 tại đất nước này và là nước tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Thành phần: lá Stevia chứa (% chất khô) 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường. Có nhiều cách sử dụng cỏ ngọt stevia như: phơi, sấy khô để có thể bỏ vô trà, ước quả…; tán bột lá khô để trộn vào bột làm bánh thay thế đường; thay đường hóa học trong kỹ nghệ thực phẩm; làm chất ngọt cho người ăn kiêng ít năng lượng và cho người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Cách sử dụng cỏ ngọt cho bệnh nhân bị đái tháo đường

Cỏ ngọt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.

Cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh. Nó được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cỏ ngọt phơi khô

Cỏ ngọt phơi khô

Bột lá cỏ ngọt Stevia: lá khô tán mịn thành dạng bột, có thể chỉ đơn giản được sử dụng thay thế đường bằng những cách khác nhau, chẳng hạn rưới như một chất làm ngọt vào thực phẩm, trong đồ uống nóng, hoặc trong nhiều công thức nấu ăn.

Dịch chiết xuất: chiết xuất Glycerin có sẵn, thường được chuẩn hóa với thành phần chủ yếu của lá Stevia. Một vài giọt các chất chiết xuất có thể được thêm vào thực phẩm như một chất làm ngọt.

Lưu ý: cỏ ngọt hiện nay sử dụng cho người bệnh đái tháo đường chủ yếu là tác dụng là chất tạo ngọt lành tính thay cho việc sử dụng đường saccharoza hoặc đường hóa học. Các tác dụng khác ngoài điều trị đái tháo đường của cỏ ngọt đang được tiếp tục nghiên cứu. 3 loại lá này làm nước uống, hạn chế mỡ máu, kiểm soát bệnh tiểu đường

Trồng cây đinh lăng lấy củ bao nhiêu năm là tốt nhất? Mẹo chọn củ đinh lăng

Trồng cây đinh lăng lấy củ làm dược liệu là một nhu cầu của nhiều người Việt Nam, loại cây này còn được xem như là nhân sâm.

Trồng cây đinh lăng lấy củ, mua củ đinh lăng ngâm rượu là “mốt” của nhiều người Việt. Đinh lăng trở thành loại thảo được dành cho cả người nghèo lẫn người giàu. Trồng cây đinh lăng trong nhà vừa dùng lá làm trà, làm thực phẩm làm gia vị trong nhiều món ăn như kho cá, nem cuốn, ăn sống, gỏi….

Trồng cây đinh lăng lấy củ thì cần chú trọng vào số năm trồng bởi hoạt chất trong đinh lăng phụ thuộc vào số năm sống. Đinh lăng trong Đông y là vị thuốc quý từ xa xưa. Trong từ điển cây thuốc Việt Nam thì rễ đinh lăng tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng. Ngoài ra, đinh lăng cũng là loại thuốc tăng lực, dùng làm thuốc bổ trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém.

Trồng cây đinh lăng nên trồng bao nhiêu năm thì thu hoạch?

Trồng cây đinh lăng cũng tương tự như trồng sâm. Người ta cho rằng trồng đinh lăng phải đủ tuổi thì mới có công dụng dược liệu. Do đó nếu trồng cây đinh lăng lấy củ thì cần chú ý thời gian. Cây đinh lăng mới trồng, rễ nhỏ trong khoảng 3 năm đầu thì dược tính rất thấp. Cây đinh lăng phát triển chậm nên cần đủ thời gian. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới được thu hoạch.

Củ đinh lăng được cho là có dược tính cao nhất trong khoảng 5 – 10 năm tính từ khi trồng. Lúc này, dược chất trong củ đinh lăng được cho là cao nhất. Sau thời gian đó thì đinh lăng già đi nhiều, củ sần sùi hơn và dưỡng chất cũng mất đi. Rễ đinh lăng quá già sẽ thành xơ gỗ nên dược tính cũng bị giảm đi.

Đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới có dược tính cao

Đinh lăng phải từ 3 năm tuổi mới có dược tính cao

Tuy nhiên nhiều người vẫn trồng đinh lăng già để lấy củ đảm bảo hình thù phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Thế nên trên thị trường nhiều củ đinh lăng già giá cao, tuy nhiên dược tính lại không cao bằng đinh lăng vừa đủ độ tuổi.

Mách bạn cách chọn củ đinh lăng

Cây đinh lăng có 2 loại là loại lá to và lá nhỏ. Đinh lăng lá nhỏ được gọi là đinh lăng nếp. Đinh lăng lá nhỏ được cho là thơm và dược tính cao hơn.

Vì thế khi chọn củ đinh lăng hãy nhìn vào phần lá còn lại phía trên. Nên ưu tiên chọn loại đinh lăng lá nhỏ nếu chúng cùng năm tuổi. Trồng cây đinh lăng nếp năng suất thấp hơn nhưng giá trị cao, dược tính nhiều hơn.

Củ đinh lăng càng già màu càng đậm, càng xù xì

Củ đinh lăng càng già màu càng đậm, càng xù xì

Khi chọn củ đinh lăng nên nhìn màu của củ để nhận biết độ tuổi. Củ càng già thì màu càng đậm, và các rễ chính thường to và dài hơn các củ non. Rễ đinh lăng có màu vàng rơm, có mùi thơm mát, mềm mịn không khô là củ đinh lăng ngon. Phần củ ở giữa rễ và thân là phần giá trị nhất nên khi ngâm rượu người ta thường cắt khoảng 10-15cm và ngâm kèm với rễ. Còn những củ quá sần sùi màu quá đậm thì lại quá già không nên chọn, trừ khi bạn chọn chúng vì hình dáng.

Nhiều người thích “chơi” củ đinh lăng xù xì rễ đẹp để tạo thẩm mỹ cao, dùng làm điêu khắc. Nếu chọn thông thường thì nên chọn đinh lăng 6-8 tuổi còn muốn dùng để điêu khắc thì thường loại 8-10 tuổi hoặc hơn.

Việt Nam có 1 loại cây đắt đỏ nhất thế giới, là cây gì?

Sâm Ngọc Linh (tên khoa học là Panax Vietnamensis) là thảo dược quý hiếm có hàm lượng saponin cao nhất, thành phần ginsenoside nhiều nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới. Việt Nam là nơi phân bố loại cây này duy nhất trên thế giới.

Thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh chứa đến 52 hợp chất saponin có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, axít béo… Trong đó, một nửa (26) hợp chất saponin có ở các loại sâm Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Trung Quốc; 26 hợp chất saponin còn lại có cấu trúc mới, không thấy trong các loại sâm khác.

Sâm Ngọc Linh - loài cây quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

Sâm Ngọc Linh – loài cây quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng cực lớn đối với sức khoẻ

Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu miền núi khai mạc sáng 1/8/2024 trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, giá sâm Ngọc Linh, loại củ dao động từ 45-110 triệu đồng/kg tùy độ tuổi của sâm.

Đáng chú ý, Việt Nam là nơi phân bố sâm Ngọc Linh duy nhất trên thế giới. Theo đó, sâm Ngọc Linh chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam

Với sự quý hiếm và giá trị dược liệu, sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.

Với tiềm năng và giá trị của sâm Ngọc Linh, để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam (chủ yếu là sâm Ngọc Linh) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 6/6/2023.

Vườn ươm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.

Vườn ươm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.

Trong đó, Kon Tum và Quảng Nam được xác định là 2 tỉnh sản xuất sâm Ngọc Linh với quy mô hàng hóa và nằm trong vùng phát triển dược liệu tập trung quốc gia, với 10 loài dược liệu ưu tiên tập trung phát triển.

Loại rau giàu canxi như sữa, nhưng bị “ghẻ lạnh” ở nhiều nơi

Giàu chất dinh dưỡng và mọc khắp nơi nhưng rong biển chỉ phổ biến trong ẩm thực Đông Á và Thái Bình Dương. Ở rất nhiều nước khác, rong biển bị đánh giá thấp.

Tác dụng của rong biển

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, 1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

Một phân tích năm 2020 khẳng định, canxi nguồn gốc từ rong biển có giá rẻ, sẵn có, đặc biệt quan trọng nếu bạn lo lắng về tình trạng xương của mình trong tương lai.

Nghiên cứu công bố trên Solids kết luận rằng, rong biển có thể giúp ngăn ngừa loãng xương. Đánh giá so sánh năm 2021 kết luận rằng canxi có nguồn gốc thực vật được hấp thụ tốt hơn canxi tổng hợp.

1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

1 cốc sữa ít béo có 305mg canxi tương đương với 3,5 thìa rong biển khô.

Ngoài ra, hầu hết các loại rong biển đều chứa nhiều folate, sắt và magie. Theo tạp chí Food Quality, các chất chống oxy hóa dưới dạng vitamin A, C, E có trong rong biển có khả năng kháng virus hoặc chống viêm.

Rong biển cũng là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp của bạn giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tạo ra i-ốt, vì vậy bạn phải lấy i-ốt từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Carbohydrate trong rong biển hoạt động như prebiotic – chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của bạn, duy trì niêm mạc khỏe mạnh.

Các nghiên cứu ban đầu còn tìm thấy, mối liên hệ giữa việc ăn rong biển và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Một số phát hiện chỉ ra rằng polyphenol, hợp chất có trong rong biển, có thể góp phần hạ huyết áp, LDL hay cholesterol “xấu” và mức cholesterol toàn phần.

Nguy cơ tiềm ẩn của rong 

Theo Webmd, mặc dù i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng trên có thể dẫn đến suy giáp.

Đặc biệt, trẻ em và những người mắc chứng rối loạn tuyến giáp nên tránh hấp thụ quá nhiều i-ốt. Bởi vậy, bạn không nên ăn quá thường xuyên rong biển.

Một số loại rong biển có thể chứa lượng nhỏ kim loại nặng có trong các loại thực phẩm nguồn gốc từ biển khác. Bài báo trên PLoS One lưu ý rằng rong biển thu hoạch từ biển Salish (khu vực Mỹ – Canada) vượt quá lượng chì và cadmium được khuyến nghị trên toàn thế giới.

Tương tự như vậy, nghiên cứu năm 2021 của Chemosphere kết luận rằng asen và i-ốt có trong một số mẫu rong biển ở Italy.

Tu nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần tìm những thương hiệu rong biển uy tín mà bạn tin tưởng và có nhãn mác rõ ràng. Kết quả là bạn sẽ thêm nguồn canxi lành mạnh từ thực vật ngoài việc uống một ly sữa.

Mã đề – cây thuốc “quý hơn vàng” trong vườn nhà

Cây mã đề – cây thuốc “quý hơn vàng” trong vườn nhà, các bạn đã biết hay chưa!

Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.

lợi ích từ cây mã đề
Cây mã đề có nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

 

Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho

Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy

Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục

Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)…

Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng

Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần – gia đình bạn cũng không ngoại lệ nếu muốn khỏe mạnh.

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình

Bài thuốc từ cây đinh lăng

Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp)

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa co giật ở trẻ

Dùng lá non và lá già của cây đinh lăng đem phơi khô lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Sẽ rất tốt nếu cho trẻ ăn được lá đinh lăng như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

Chữa liệt dương

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Những bài thuốc khác

– Rễ cây đinh lăng thái mỏng 15gam, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày có tác dụng bồi vổ cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi, lười hoạt động.

– Rễ đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa hiệu quả. Lấy 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước lấy còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, có tác dụng thông tia sữa, căng vú sữa, vú hết nhức.

– Lấy 20 – 30g thân và cành đinh lăng, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây sắc lấy nước, uống 3 lần mỗi ngày để chữa đau lưng mỏi gối.

– Lấy 8 g mỗi loại gồm rễ đinh lăng, rễ cây dâu,bách bộ, nghệ vàng, đậu săn, rau tần dày lá, 6g củ xương bồ; 4g Gừng khô, cho thêm 600ml sắc còn 250ml. Uống lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần để chữa ho suyễn lâu năm.

– Lá đinh lăng được phơi khô 10gr, sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày để chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Cây bồ công anh, cây thuốc ‘kháng sinh thực vật’, có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời ra sao?

Cây Bồ công anh là loại cây thường gặp ở những nơi có khí hậu lạnh vùng nông thôn ở nước ta. Đây là cây dược liệu quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các vấn đề sức khỏe như: chữa tắc tia sữa, đau dạ dày, lợi tiểu, ổn định đường huyết, trị mụn nhọt…

Bồ công anh còn có tên gọi khác là: Cây mũi mác, diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc… Đây là loài cây mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, cây Bồ công anh được chia thành 4 loại gồm: bồ công anh Việt Nam, cây chỉ thiên, bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh lùn) và bồ công anh tím. Trong đó giống cây Bồ công anh Việt Nam là dễ tìm kiếm và phổ biến nhất.

 

Theo Đông y, bồ công anh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt lại không có tác dụng phụ nên loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật.

Bồ công anh được ví như loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật

Bồ công anh được ví như loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật

Trên lâm sàng, vị thuốc này thường được ứng dụng để điều trị các bệnh chứng như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa, u nhọt, mụn mặt, viêm tắc tia sữa…

Bồ công anh vốn là một loại rau và hoàn toàn có thể ăn được và thường được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn với các món như: xào thịt bò, xào tỏi hoặc luộc chấm mắm. Vị đắng tự nhiên của loại rau này kết hợp với các nguyên liệu khác mang lại sự độc đáo, hấp dẫn cho món ăn.

Ngoài ra, các thành phần như lá, rễ và thân loại cây này còn được sử dụng để làm trà, thuốc uống hoặc sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt bồ công anh phơi khô, sắc nước uống có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể và giảm tình trạng mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da

Cây bồ công anh có tác dụng trị những bệnh gì?

Theo ng y, bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa, trị mụn nhọt, bệnh da liễu, cải thiện chức năng gan, chữa rắn độc cắn, lợi tiểu, ổn định đường huyết, chữa quai bị, viêm bàng quang…

  • Chữa tắc tia sữa

Bồ công anh chứa các loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt và an toàn cho phụ nữ sau sinh. Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể lấy 1 nắm lá bồ công anh, rửa sạch rồi giã nát, lọc lấy nước uống, còn phần bã thì đắp lên ngực. Cách này sẽ giúp chị em không còn đau nhức do tia sữa bị tắc nữa.

  • Trị mụn nhọt, da liễu

Bồ công anh chứa chất Taraxasterol, có tác dụng kháng viêm, nhờ đó giúp làm dịu, làm lành tổn thương da do mụn nhọt. Bạn có thể áp dụng trong uống, ngoài đắp để làn da đẹp từ trong ra ngoài. Cách này giúp “thổi bay” mụn nhọt hiệu quả mà vô cùng an toàn cho người dùng.

Bồ công anh trị mụn hiệu quả

Bồ công anh trị mụn hiệu quả

  • Cải thiện chức năng gan

Gan đảm nhiệm chức năng lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giải độc, khiến người bệnh mệt mỏi, vàng da, mẩn ngứa, mề đay,… Sử dụng cây bồ công anh sẽ giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn.

  • Trị rắn độc cắn

Khi bị rắn độc cắn, bạn hút hết độc tố, làm sạch vết thương. Sau đó, giã nát lá bồ công anh, thêm chút muối và đắp lên vị trí bị rắn cắn, sau đó buộc lại bằng vải mỏng. Cách này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

  • Chữa quai bị

Bạn có thể dùng bồ công anh để chữa quai bị như sau: Chuẩn bị khoảng 1 nắm cả lá và rễ bồ công anh, sau đó rửa sạch, giã nát. Tiếp theo, thêm vào một lòng trắng trứng gà rồi trộn đều và đắp lên vị trí bị quai bị. Sau phần thuốc đắp đã khô thì thay miếng khác.

  • Bồ công anh trị quai bị hiệu quả

Bồ công anh trị quai bị hiệu quảLợi tiểuRễ cây bồ công anh giúp kích thích quá trình sản xuất nước tiểu và chống nhiễm khuẩn tiêu hóa hiệu quả. Bạn có thể lấy lá bồ công anh khô, hãm trà uống hàng ngày để mang lại tác dụng lợi tiểu nhé.

  • Viêm bàng quang

Như đã nói ở trên, bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị tình trạng viêm bàng quang hiệu quả. Bạn chuẩn bị 50g bồ công anh, 12g sa nhân và 24g quất bì. Các nguyên liệu phơi khô, tán bột và cất trong lọ kín. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 1 thìa bột và pha với nước uống. Sử dụng ngày 3 lần, kiên trì trong 1 tháng bạn sẽ thấy cải thiện viêm bàng quang hiệu quả.

  • Kiểm soát đường huyết

Chất sucrose có trong cây bồ công anh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, ổn định đường huyết hiệu quả. Bạn có thể dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô, sắc thuốc và uống hàng ngày.

  • Chữa đau dạ dày

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để mang lại hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát.

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Cách nấu nước bồ công anh khô

Bồ công anh tươi bạn có thể luộc hoặc dùng làm rau gia vị. Ngoài ra để nấu nước bồ công anh khô, bạn có thể áp dụng theo một số cách đơn giản sau đây:

Cách 1: Nấu nước lá hoặc rễ bồ công anh khô với nước như hãm trà rồi uống thay nước lọc hàng ngày.

Cách 2: Kết hợp bồ công anh và mật ong. Với cách này, bạn có thể cho 4 – 5 bông hoa bồ công anh khô vào cốc nước và rót nước nóng để hãm như trà. Khi cần sử dụng thì thêm mật ong tùy liều lượng ngọt/nhạt theo sở thích. Nước bồ công anh mật ong có vị thanh mát, ngọt ngào nên rất dễ uống.

Cách 3: Trà rễ hoa bồ công anh. Bạn chuẩn bị 30g rễ bồ công anh khô, 5 lát gừng tươi, 1 hạt thảo quả và khoảng 500ml nước lọc. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bỏ bã, thêm chút mật ong hoặc đường vào nước và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Lưu ý: Khi sử  bồ công anh

Tuy là một loại cây thuốc mang nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không dùng bồ công anh đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài mà không có sự chỉ định hay tư vấn từ các bác sĩ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Viêm da tiếp xúc, dị ứng da
  • Sỏi mật, viêm túi mật

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, một số đối tượng dưới đây không nên dùng cây bồ công anh:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Những người bị mẫn cảm với bồ công anh
  • Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật