Phần “quý hơn vàng” của cây chuối, trước chỉ cho lợn ăn, nay thái ra làm nộm vừa ngon vừa bổ

Nếu như trước đây, người ta chỉ mang phần này đi cho lợn ăn thì hiện nay, chỉ cần kết hợp với vài nguyên liệu là có ngay món nộm thanh mát, bổ dưỡng.

Mặc dù chuối là một loại hoa quả quen thuộc và được trồng nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết rằng toàn thân cây chuối đều là báu vật. Nếu như quả chuối giàu kali, hoa chuối nhiều chất xơ, củ chuối có thể mang đi om thì phần thân chuối cũng sở hữu lượng dinh dưỡng khá lớn.

Trong thân chuối chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin A và nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ nên có nhiều tác dụng tốt như giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng cường cơ tim, hỗ trợ điều hoà huyết áp cũng như kích thích sản xuất insulin…
Với nguyên liệu thân chuối, bạn có thể ăn cùng bún, phở hoặc mang đi trộn gỏi cũng rất hấp dẫn. Cùng Phụ Nữ Today học ngay cách làm món nộm thân chuối chua ngọt theo công thức đơn giản này nhé.

Empty

1. Nguyên liệu làm món nộm thân chuối chua ngọt

– Thân chuối: 300 gram

– Chanh, quất, ớt

– Húng quế, rau răm

– Gia vị: Nước mắm, đường

2. Cách làm nộm thân chuối chua ngọt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thân chuối sau khi mua về sẽ được mang bóc bỏ toàn bộ phần vỏ già màu xanh bên ngoài. Vì lớp vỏ này khá dày nên bạn cần bóc tới khi thấy vỏ màu trắng và bấm nhẹ đầu ngón tay vào thấy mềm là được. Sau đó, thái chuối thành những lát mỏng và ngâm trong chậu nước khoảng 5 đến 10 phút là được.

– Rửa sạch ớt, cắt bỏ phần cuống và băm nhỏ.

– Nhặt bỏ lá hỏng, lá úa của rau răm và rau húng quế. Sau đó mang đi rửa sạch và cắt khúc.

Bước 2: Chuẩn bị nước sốt trộn

– Lấy một chiếc bát sạch, them vào 3 thìa đường, 3 thìa nước cốt chanh hoặc quất, 2 thìa nước mắm và ớt băm.

– Dùng dụng cụ nấu ăn như đũa, thìa… khuấy đều cho đường tan ra và các nguyên liệu hoà quyện với nhau là được.

Empty

Bước 3: Trộn nộm

– Vớt thân chuối đã thái lát ra cho ráo nước rồi đặt vào một chiếc bát lớn. Từ từ thêm sốt trộn vào và đảo đều cho thân chuối ngấm gia vị là được.

– Tiếp đó, thêm rau húng quế, rau răm đã cắt khúc và trộn đều lần nữa rồi cho ra đĩa thưởng thức.

Món nộm thân chuối chua ngọt sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc vô cùng hấp dẫn với màu trắng của thân chuối, màu xanh từ rau răm, rau húng quế và màu đỏ của ớt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được thân chuối giòn ngon, thanh mát và sốt trộn chua cay trọn vị.

Empty

3. Lưu ý khi chế biến món nộm thân chuối chua ngọt

– Vì thân chuối có nhiều nhựa nên bạn có thể ngâm chúng trong nước pha muối, nước cốt chanh.

– Trong trường hợp không có sẵn thân chuối, bạn có thể mua nguyên liệu này bên ngoài. Tuy nhiên, cần chú ý một số điểm để luôn mua được thân chuối tươi ngon:

+ Nên chọn những thân chuối có màu xanh ngả trắng nhiều. Bạn có thể bấm nhẹ vào thân chuối, nếu thấy mềm ngon là được.

+ Nên mua những cây chuối mới chặt xuống vì chúng sẽ giòn ngon, thanh mát và nhiều nước hơn. Không nên lấy những thân chuối có 2 đầu thâm đen vì chúng có thể đã được chặt trước đó khá lâu.

– Tuỳ vào khẩu vị của mình và giúp món nộm thân chuối hấp dẫn hơn, bạn có thể thêm các nguyên liệu khác như thịt lợn, tôm hoặc thịt gà vào trộn cùng.

Trồng cây tường vi mang ý nghĩa gì mà người xưa khuyên trồng trước nhà?

Cây tường vi được xem là cây cảnh phong thủy nên trồng phía trước nhà để thu hút tài lộc may mắn.

Vì sao người xưa thích trồng cây tường vi?

Những gia đình giàu có thời trước thường trồng cây tường vi trước nhà. Đặc điểm của loại cây hoa này là tán xòe rộng và rất nhiều hoa, cánh hoa đẹp và mong manh. Cây hoa tường vi trong phong thủy được xem là loại cây biểu trưng cho sum vầy sung túc. Cây tường vi cũng được chọn là biểu trưng cho nhân phẩm cao đẹp và mang lại may mắn thăng tiến bởi thế trồng cây tường vi trước nhà mang ý nghĩa tốt lành. Hoa tường vi nở thành từng chùm sum suê sung túc biểu trưng cho tình yêu thương sự nâng đỡ, đùm bọc và gắn bó quây quần.

Người xưa thích trồng cây hoa tường vi phía trước nhà để thể hiện gia đình quyền quý, thanh cao. Hoa tường vi thể hiện cho cuộc sống huy hoàng, thịnh vượng khiến người ta phải khao khát. Hoa tường vi nở còn mang ý nghĩa thịnh vượng dài lâu. Bởi thế những gia đình giàu có trồng cây tường vi để thể hiện vị trí uy tín của mình.

Tường vi mang vẻ đẹp kiêu sa rực rỡ

Tường vi mang vẻ đẹp kiêu sa rực rỡ

Cây cảnh tường vi cũng thuộc nhóm cây cảnh có tuổi thọ cao nên trồng cây tường vi trong nhà có thể tạo ra cây cảnh gia truyền, đời ông bà trồng tặng lại cho con cháu về sau. Thời ông bà trồng thì đến đời con cháu còn tận hưởng phong thủy của ông bà để lại.

Người xưa cũng cho rằng hoa tường vi giúp xua đuổi tà khí nên trồng cây tường vi trước nhà sẽ giúp gia đình gặp thuận lợi may mắn.

Trồng cây tường vi vị trí nào tốt nhất?

Cây tường vi nên trồng phía trước nhà, ở vị trí ấm áp có nhiều ánh sáng. Bởi vậy bạn nên chú ý chọn vị trí trồng tường vi. Nếu nhà chung cư có thể trồng cây tường vi ở ban công.

Trồng cây tường vi ở trước nhà, cây có thể chịu hạn, chịu được giá lạnh khắc nghiệt nên không cần phải chăm bón nhiều. Nhưng trồng cây tường vi trong chậu thì phải chú ý tưới khi đất khô và đảm bảo ánh sáng. Đặc biệt tường vi là loại cây ít rụng lá nên đảm bảo thẩm mỹ và khi trồng tường vi phía trước nhà cây đung đưa những chùm hoa sum suê mang lại vẻ kiều diễm và giàu có cho gia đình, gợi cảm giác tài lộc sum suê. Không nên trồng tường vi ở sau nhà. Bạn có thể trồng cây tường vi ở lối vào nhà. Loài cây này không quá to nên có thể trồng ở hai rìa lối đi.

Hoa tường vi nên trồng ở vị trí nhiều ánh sáng

Hoa tường vi nên trồng ở vị trí nhiều ánh sáng

Mách mẹo trồng và chăm sóc cây hoa tường vi

Tường vi cũng thuộc giống cây cảnh dễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ nhưng bạn cũng cần chú ý vài điểm sau:

Ánh nắng là ưu tiên số một: Trồng cây tường vi thì điều đầu tiên cần chú ý là chọn chỗ đủ ánh sáng. Ánh nắng là một loại dinh dưỡng cần thiết với loại cây này vì chúng giúp cho cây sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa hơn.

Đất trồng: Trồng cây tường vi nên chú ý loại cây này không chịu được ẩm ướt nên bạn cần chọn đất trồng tơi xốp thoát nước tốt. Nếu bạn trồng cây tường vi trong chậu thì nên thay chậu 2 năm/lần. Thời gian thích hợp thay chậu là từ tháng 3 đến tháng 4.

Nước tưới: Tường vi có thể chịu hạn nhưng nếu bạn trồng trong chậu nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng tốt miễn là nước tưới xong không bị ứ.

Cắt tỉa cành: Tán cây tường vi sẽ đẹp khi được cắt tỉa thường xuyên. Cắt tỉa cũng là cách tạo ra nhiều nhanh để có nhiều hoa hơn.

Bón phân: Bạn chỉ nên bón phân cho cây tường vi vào màu thu không nên bón lúc mùa xuân lúc xây ra chồi.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tổ Tiên nói: ‘Năm mươi tuổi đừng xây nhà, sáu mươi tuổi đừng trồng cây’, thực hư ra sao?

Người xưa khuyên con cháu: “Năm mươi tuổi đừng xây nhà, sáu mươi tuổi đừng trồng cây”. Câu nói này còn ứng dụng được đến ngày hôm nay hay không?

Câu tục ngữ xưa: “Năm mươi không xây nhà, sáu mươi không trồng cây” tuy giản dị, nhưng chứa đựng những triết lý sâu sắc, truyền tải kinh nghiệm và sự từng trải của người đi trước. Vậy ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì, và liệu kiêng kỵ từ thời xưa có còn phù hợp trong cuộc sống hiện đại?

Từ lâu, người lớn tuổi vẫn thường nhắc đến câu tục ngữ này. Lúc ấy, chúng ta chỉ hiểu đơn thuần là không nên xây nhà khi đã 50 tuổi, cũng không nên trồng cây khi bước qua tuổi 60. Nhưng tại sao lại có lời khuyên như vậy? Thực chất, câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở nghĩa bề mặt, mà còn ẩn chứa một bài học sâu sắc khi xem xét từ hoàn cảnh sống của người xưa.

Từ lâu, người lớn tuổi vẫn thường nhắc đến câu tục ngữ này.

Từ lâu, người lớn tuổi vẫn thường nhắc đến câu tục ngữ này.

Ở tuổi 50, con người đã trải qua hơn nửa đời người. Theo Luận Ngữ, ba mươi tuổi lập thân, bốn mươi tuổi không còn mê muội, năm mươi tuổi biết mệnh trời. “Biết mệnh trời” nghĩa là ở độ tuổi này, con người hiểu rằng mọi thứ đều có sắp đặt, nên chấp nhận số phận hơn là cố gắng thay đổi.

Câu “năm mươi không xây nhà” hàm ý rằng, ngày xưa, sống đến tuổi 50 đã là một điều may mắn lớn, và ở tuổi này, người ta không nên tiếp tục dốc sức vào gánh nặng xây dựng nhà cửa, vì có lẽ thời gian còn lại để hưởng thành quả sẽ không nhiều.

Câu “năm mươi không xây nhà” hàm ý rằng, ngày xưa, sống đến tuổi 50 đã là một điều may mắn lớn, và ở tuổi này, người ta không nên tiếp tục dốc sức vào gánh nặng xây dựng nhà cửa, vì có lẽ thời gian còn lại để hưởng thành quả sẽ không nhiều.

Câu “năm mươi không xây nhà” hàm ý rằng, ngày xưa, sống đến tuổi 50 đã là một điều may mắn lớn, và ở tuổi này, người ta không nên tiếp tục dốc sức vào gánh nặng xây dựng nhà cửa, vì có lẽ thời gian còn lại để hưởng thành quả sẽ không nhiều.

Còn câu “sáu mươi không trồng cây” cũng ẩn chứa ý nghĩa riêng. Ở tuổi 60, trồng cây đồng nghĩa với việc có thể sẽ không có đủ thời gian để thấy cây lớn lên và tận hưởng bóng mát của nó. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, câu tục ngữ này không còn hoàn toàn phù hợp.

Ngày nay, nhiều người thực sự cảm nhận được sự tự do ở tuổi 50, 60, khi gánh nặng về con cái và công việc đã nhẹ nhàng hơn. Những người may mắn có thể hưởng thụ cuộc sống mong muốn, trong khi những ai còn nhiều thử thách thì vẫn có thể tiếp tục cố gắng để đạt được hạnh phúc. Cổ nhân dặn: Trồng 3 loại cây này ở ban công, 3 đời của ăn của để không hết

Các cụ dặn dò: “Đàn bà sạch lông, đàn ông sạch ví”, vì sao lại như thế?

Người xưa cho rằng đàn bà rậm lông mới mang lại nhiều tài lộc, thực hư thế nào?

“Đàn bà sạch lông, đàn ông sạch ví”

Câu “Đàn bà sạch lông, đàn ông sạch ví” xuất phát từ một quan niệm xưa, mang ý nghĩa đặc biệt trong việc đánh giá phụ nữ. Theo đó, phụ nữ có nhiều lông tay được xem là mang lại phúc lợi và sự thịnh vượng cho gia đình. Họ được coi là những người may mắn, giàu có và hạnh phúc, đem đến sự ổn định và phát triển cho chồng con.

Trái lại, những người có mái tóc cứng và xoăn, hay thiếu lông tay, lại được cho là biểu hiện của cuộc sống thiếu thốn, không thuận lợi. Theo quan niệm cổ, phụ nữ có nhiều lông tay và tóc mềm mại thường được cho là người phú quý, mang lại may mắn, được chồng yêu thương và gia đình thịnh vượng.

Câu

Câu “Đàn bà sạch lông, đàn ông sạch ví” xuất phát từ một quan niệm xưa, mang ý nghĩa đặc biệt trong việc đánh giá phụ nữ.

Những phụ nữ này thường có tính cách thẳng thắn, rõ ràng trong tình cảm và quan điểm, đồng thời luôn đề cao sự công bằng. Trong hôn nhân, họ là người đảm đang, thông minh và là chỗ dựa vững chắc cho chồng. Ngược lại, phụ nữ thiếu lông tay được cho là có cuộc sống khó khăn, thiếu may mắn và ít được hỗ trợ trong cuộc sống.

Trong mối quan hệ hôn nhân, phụ nữ có nhiều lông tay thường được xem là những người khéo léo và tháo vát. Họ trở thành chỗ dựa vững chắc, giúp chồng an tâm tập trung phát triển sự nghiệp và khởi nghiệp. Ngược lại, những phụ nữ có ít lông tay thường gặp phải nhiều khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống.

Trong mối quan hệ hôn nhân, phụ nữ có nhiều lông tay thường được xem là những người khéo léo và tháo vát.

Trong mối quan hệ hôn nhân, phụ nữ có nhiều lông tay thường được xem là những người khéo léo và tháo vát.

Theo quan niệm xưa, nhiều lông tay biểu trưng cho sự giàu có và phúc lộc. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, sự phát triển của lông tay chủ yếu do yếu tố cơ địa của từng người và không thể dùng để đánh giá tài chính hay vận mệnh, mà chỉ phản ánh một phần nhỏ về tình trạng sức khỏe.

Từ xưa, người ta tin rằng những phụ nữ có lông tay và lông chân dày thường sở hữu những khả năng đặc biệt và được người đời kính trọng, giúp đỡ. Những người phụ nữ này thường sống lâu và được yêu quý bởi cộng đồng.

Tổ tiên đã dặn không sai: “Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa”, nhà hướng tây thì sao?

Tổ tiên đã đúc kết: ‘Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa’. Tại sao người xưa lại nói như vậy và liệu ngày nay còn đúng?

Việc mua đất, làm nhà là những việc trọng đại trong cuộc sống của mỗi người. Về vấn đề này, Tổ tiên đã đúc kết: ‘Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa’. Tại sao người xưa lại nói như vậy và liệu ngày nay còn đúng?

“Dại khi xây nhà hướng Tây”

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết.

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết.

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết. Đó là vì hướng Tây chính là hướng mặt trời hắt xiên buổi chiều, đó là thời điểm nắng nóng gay gắt. Thời xưa nhà đất mái tranh mái rạ rất sơ sài, nên nắng hướng Tây rất nắng nóng, thậm chí còn dễ hỏa hoạn nếu bếp gần đó. Ở những ngôi nhà hướng Tây nắng chiều vào nắng nóng, tối đến nhà ngột ngạt khó ngủ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.

Người xưa thường có xu hướng làm nhà hướng Nam để thuận theo tự nhiên, hưởng gió mát hướng Nam, tránh được nắng sáng hướng Đông, tránh được nắng chiều hướng Tây, tránh được gió lạnh hướng Bắc. Nguyên nhân thời xưa con người sống rất đơn giản sơ sài, mọi thứ thuận theo tự nhiên không có thiết bị như bây giờ. Chính vì thế, nếu làm nhà hướng Tây là không thuận tự nhiên.

Hơn nữa, theo phong thủy, hướng Tây là hướng mặt trời lặn, điều này thể hiện sự suy tồn, hướng suy giảm. Trong khi đó, hướng Nam lại là hướng của vua chúa. Bởi vậy người xưa mới sợ làm nhà quay hướng Tây và muốn làm nhà hướng Nam.

“Ngốc mua đất cạnh chùa”

dat-canh-chua-1

Nếu bạn chú ý, chắc chắn sẽ thấy thời xa xưa chùa chiền thường ở vùng núi cao hoặc giữa cánh đồng vắng. Con người sẽ không chọn ở gần nơi chùa chiền, một phần vì ở thời đó đất rộng dễ có cơ hội chọn, phần lớn là vì họ kiêng ở cạnh chùa.

Chùa chiền là nơi tôn giáo, nơi có những tiếng tụng kinh gõ mõ hàng ngày. Chùa cũng là nơi tâm linh tôn giáo, nơi có thần có Phật nhưng ở đó cũng có ma có quỷ trú ngụ. Chùa cũng là nơi nhiều âm hồn vất vưởng. Chùa cũng là một nơi có nhiều con nhang đệ tử qua lại, khói hương hàng ngày.

Bởi thế, ở cạnh chùa sẽ có nhiều bất tiện. Thứ nhất đó là không yên tĩnh vì nghe tiếng tụng kinh gõ mõ suốt ngày, mùi hương nhang cả ngày. Điều đó có thể sẽ gây khó chịu cho nhiều người. Thứ hai, đất chùa là đất tâm linh, nên nếu ở gần những nơi như vậy dễ phạm phong thủy và bị trách phạt. Thứ ba, ở gần chùa dễ bị năng lượng âm sẽ ảnh hưởng lên gia chủ.

Quan niệm này liệu có còn đúng ở ngày nay?

Quan niệm không mua đất cạnh chùa hay hạn chế làm nhà hướng tây đến ngày nay vẫn đúng. Tuy nhiên, con người bây giờ đã có rất nhiều thay đổi trong lối sống nên nhà cạnh chùa vẫn nhiều và nhà hướng Tây cũng được xây dựng nhiều.

Ai cũng mong muốn có thể làm nhà hướng Nam theo các cụ xưa nhưng sẽ lại phải đảm bảo tiêu chí hiện đại là sẽ quay nhà hướng ra mặt đường. Và hướng mặt đường lại liên quan tới kinh tế nên ngày nay được ưu tiên hơn. Nếu đường lớn hướng Tây thì con người cũng sẽ chấp nhận miễn là quay nhà hướng ra mặt đường, còn nắng nóng đã có điều hoà.

Ngoài ra, đất gần chùa nhiều người vẫn mua và thực tế cũng nhiều gia đình làm ăn vẫn rất phạt đạt. Đặc biệt, khi đời sống tâm linh phát triển, người ta thường lên chùa bái Phật nhiều, các gia đình ở quanh đó lại được nhờ chùa mà có thể phát triển loại hình kinh doanh. Thế nên, có thể nói, quan niệm xưa của ông bà vẫn rất đúng nhưng ngày nay chúng ta không hoàn toàn áp dụng theo vì còn có những tính toán khác.

3 vị trí trong nhà không được để giày dép

Theo quan niệm phong thủy, để dày dép ở những vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.

Giày dép để bừa bộn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vệ sinh của căn nhà mà còn tác động xấu tới phong thủy. Không phải ai cũng biết nên để giày dép ở đâu cho phù hợp, vừa đảm bảo gọn gàng vừa không gây ra tác động xấu đối với vận trình của gia đình.

Khi đặt giày dép trong nhà, gia chủ nên tránh để ở 3 vị trí sau.

Hành lang bên ngoài nhà

Nhiều gia đình để kệ giày dép ở hành lang ngay trước cửa nhà để tiện sử dụng, ngăn bụi bay vào nhà. Tuy nhiên, trước cửa nhà là không gian nhiều người nhìn thấy. Việc để giày ở đây không được thẩm mĩ và khiến người ngoài cảm thấy sự thiếu gọn gàng, chỉn chu của gia đình.

Mùi giày dép cũng ảnh hưởng đến không khí ở hành lang. Hơn nữa, giày dép là vật dụng cá nhân, để ở nơi nhiều người nhìn thấy không phải là điều hay.

Hành lang cũng là nơi đón khách, việc để giày dép ở đây không thật sự an toàn vì mọi người đi lại có thể bị vướng, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị vấp ngã.

Để ở tấm thảm trải trước nhà

Gia chủ nên hạn chế đặt giày dép ở khu vực hành lang và khu vực thảm trước cửa nhà.

Gia chủ nên hạn chế đặt giày dép ở khu vực hành lang và khu vực thảm trước cửa nhà.

Nhiều gia đình để một tấm thảm trải trước nhà để ngăn chặn bụi bẩn từ giày dép ảnh hưởng đến không gian bên trong của căn nhà. Chính vì vậy, nhiều người sẽ tiện tháo giày và để luôn ở trên thảm trước nhà. Khu vực thảm có cả giày dép đi trong nhà và giày dép đi ngoài đường, trông rất bừa bộn, mất thẩm mĩ.

Xét về phong thủy, cửa ra vào là nơi đón tài lộc. Giày dép lại là thứ chứa nhiều bụi bẩn. Để giày dép ở ngoài sẽ làm xáo trộn các nguồn năng lượng trong nhà, làm ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.

Ngoài ra, khách đến nhà thấy giày dép chất đống bữa bãi ngay khu vực cửa ra vào cũng ít nhiều làm giảm thiện cảm đối với chủ nhà.

Giày dép có thể có mùi hôi và chứa nhiều vi khuẩn. Những thứ này có thể lây lan và làm ảnh hưởng đến không khí bên trong nhà, tác động không tốt đến sức khỏe của con người.

Dưới gầm giường

Gầm giường là nơi nhiều người tận dụng để cất đồ. Không ít người thích đặt giày dép ở gầm giường để tận dụng không gian. Việc để giày dép ở gầm giường không thực sự tốt cho sức khỏe.

Giày dép chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, có thể gây bệnh cho con người, nhất là khi để ở khoảng cách gần. Các chất bẩn, mùi hôi của giày dép có thể làm không khí xung quanh trở nên không sạch sẽ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người.

Gầm giường cũng là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và ít được dọn dẹp. Để giày dép ở đây sẽ làm không khí càng thêm bẩn.

Nếu không gian trong nhà chặt hẹp và bắt buộc phải tận dụng không gian dưới dầm giường để cất giày dép, bạn nên đặt giày dép đã được làm sạch trong hộp đựng giày, có thể thêm túi chống ẩm để giữ hộp luôn khô ráo.

Nên đặt giày dép ở đâu?

Bạn có thể tận dụng không gian ban công để đặt giày dép. Nhiều căn nhà hiện đại sử dụng ban công làm nơi giặt giũ, phơi quần áo. Để giày dép ở ban công cũng mang lại nhiều lợi ích. Các tia cực tím từ mặt trời có thể diệt khuẩn, khử trùng, giúp giày sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, bạn nên để giày trong hộp và tránh để ở nơi có ánh nắng tực tiếp.

Nên sắm tủ giày để việc cất và bảo quản giày dép được gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ hơn. Tùy theo không gian sống mà bạn có thể chọn loại tủ giày cho phù hợp.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Ông bà dặn tâm linh đừng đùa, chọn gà cúng thắp hương phải nhớ điều này kẻo đại kỵ

Gà cúng là cúng phẩm phổ biến trong tâm linh thờ cúng của người Việt thế nhưng không phải ai cũng biết cách chọn gà cúng.

Gà cúng khi nào là gà trống khi nào là gà mái? 

Thông thường người Việt ưu tiên gà trống cúng. Từ xưa ông bà đã dặn gà cúng nên chọn gà trống tơ, trống thiến không đạp mái để thể hiện sự thanh sạch trong đồ cúng. Hơn nữa gà trống kết nối thần linh qua tiếng gáy. Trong quan niệm ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ thì gà cúng là gà mái sẽ không trang trọng như gà trống.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là gà trống. Tâm linh phong thủy cho rằng khi cúng giao thừa nhất định là gà trống để gọi mặt trời lên. Nhưng một số dịp nên chọn gà mái với buồng trứng non biểu hiện tài lộc giàu có sung túc phát triển, đông con cháu. Nhất là dịp cúng cầu con cho gia đình hiếm muộn thì nên chọn gà mái.

Thông thường gà cúng là gà trống nhưng cũng có dịp nên ưu tiên gà mái

Thông thường gà cúng là gà trống nhưng cũng có dịp nên ưu tiên gà mái

Gà cúng chặt miếng được không?

Ngày nay khi kinh tế dư giả người ta thường cúng cả con nên sẽ đặt cả con gà trên đĩa trông thẩm mỹ và như gà đang gáy. Hơn nữa đặt cả con hướng vào ban thờ tư thế gà chầu thể hiện sự tôn kính thần linh tổ tiên.

Tuy nhiên nếu đặt trong mâm cỗ cúng thì có thể chặt ra đĩa. Nhưng với một số gia đình giữ quan niệm xưa thì nên đặt cả con gà trống tư thế gà chầu, gà xếp cánh tiên.

Gà đặt quay ra hay quay vào bát hương?

Người xưa cho rằng gà đặt trên ban thờ thì phải quay hướng vào bát hương tư thế gà chầu mới thể hiện sự thành kính của gia chủ. Gà quay ra trông đẹp nhưng đó là không hướng về tổ tiên thần linh. Theo quan niệm phong thủy thì gà nên đặt quay vào ban thờ, nghĩa là con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu, thể hiện sự tôn kính thần linh, gia tiên. Trong khi gà quay ra tức là gà không chịu chầu, thể hiện sự bất kính, ngang ngược. Việc quay ra nhìn thẩm mỹ sẽ đẹp hơn nhưng xét về tâm linh, chúng ta đặt gà lên thờ là dâng lễ, thì phải hướng về tổ tiên thần linh, chứ quay ra đẹp cho người còn sống thì đâu có ý nghĩa.

Ông bà tổ tiên chọn gà trống cúng để dùng tiếng gáy của gà kết nối thần linh nên gà phải quay vào bát hương. Nếu đặt gà quay ra thì không còn đảm bảo ý nghĩa kết nối nữa.

Tuy nhiên khi cúng giao thừa ngoài trời thì chú ý gà quay vào bát hương nhưng đồng thời hướng về phía mặt trời mọc.

Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng?

Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng?

Chọn gà cúng nên chú ý

Gà cúng khi chọn nên chọn kích thước vừa phải không quá to không quá nhỏ. Không chọn gà non nhưng không chọn gà quá già.

Khi chọn gà còn sống chú ý chọn gà lông mượt, mỏ không bị chảy nước, mào đỏ tươi đó là gà ngon.

Khi làm gà để luộc dùng cúng không nên cắt rời chân và nên uốn chân vào trong và mổ moi tránh mổ phanh để vừa thẩm mỹ vừa thể hiện sự thành kính. Ngày nay đã có dịch vụ mổ gà chuyên nghiệp và cột thắt thành gà cánh tiên nên nhiều người không còn phải lo lắng về điều này nữa.

Gà cúng khi luộc nhớ luộc nồi rộng, ngập nước, đun sôi nước, thả gà vào và đun sôi lại rồi để lửa liu riu. Điều đó giúp cho gà không bị rách ra, gà đẹp không loang màu.

Khi làm thịt gà cúng thì nên để lại cả bộ nội tạng trong đĩa cúng, tránh thiếu xót.

Gà cúng nên cho ngậm hoa hồng thể hiện sự may mắn tài lộc. Tránh chọn những loại hoa dại, hoa không mang ý nghĩa tốt lành đặt vào gà cúng.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.

“Bếp không giữ 3 hướng, giường không đặt 3 nơi”, Tổ Tiên dặn dò con cháu phải nhớ

Người xưa khuyên con cháu không nên đặt bếp, giường ở 3 hướng này kẻo ảnh hưởng đến tài lộc, bình an của cả gia đình.

Bếp không nên đặt ở 3 hướng sau

Trong phong thủy, việc chọn hướng đặt bếp rất quan trọng vì bếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình mà còn tác động đến tài lộc và sự thịnh vượng. Vì vậy, cần tránh những vị trí đặt bếp sau đây:

Bếp đối diện cửa chính

Người xưa có câu: “Mở cửa nhìn thấy bếp nấu, tiền của và gia súc sẽ hao tổn rất nhiều”, nghĩa là khi cửa chính mở ra nhìn thẳng vào bếp, gia chủ có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe và tài chính. Phong thủy cho rằng cửa chính là con đường dẫn khí vào nhà, trong khi bếp tượng trưng cho “kho tài” của gia đình. Khi bếp đối diện với cửa chính, “kho tiền” trở nên lộ thiên, dễ bị hao tài, tốn của.

Ngoài ra, các hướng như Tây Bắc, Tây Nam và trung tâm nhà cũng được xem là các hướng xấu, nên tránh đặt bếp tại các vị trí này. Nếu không thể thay đổi vị trí của bếp, bạn có thể sử dụng rèm cửa, bình phong, cây cảnh hay quầy bar để che chắn giữa cửa chính và bếp, giúp ngăn ngừa năng lượng xấu.

Trong phong thủy, việc chọn hướng đặt bếp rất quan trọng vì bếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình mà còn tác động đến tài lộc và sự thịnh vượng.

Trong phong thủy, việc chọn hướng đặt bếp rất quan trọng vì bếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình mà còn tác động đến tài lộc và sự thịnh vượng.

Bếp không nên đặt hướng Tây Bắc

Hướng Tây Bắc là một trong những hướng xấu nhất đối với phòng bếp, đặc biệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp và sức khỏe của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Khi sử dụng các loại khí đốt để nấu ăn, điều này càng làm tăng sự không tốt. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng và gia đình, bạn nên tránh đặt bếp ở hướng Tây Bắc.

Nếu không thể thay đổi được vị trí bếp, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt một bình nước lớn trong bếp, tối thiểu là 45×60 cm. Nếu không gian bếp nhỏ, bạn có thể sử dụng bể cá hoặc bình lọc nước để giúp làm dịu năng lượng xấu từ hướng này.

Bếp không đối diện nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn và mùi hôi, trong khi bếp lại là nơi chế biến thức ăn, đòi hỏi sự sạch sẽ tuyệt đối. Nếu bếp đối diện với nhà vệ sinh, điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề.

Đầu tiên, mùi hôi từ nhà vệ sinh có thể lan sang bếp, ảnh hưởng trực tiếp đến không gian nấu nướng và sự thoải mái của người nấu. Thứ hai, việc bếp đối diện nhà vệ sinh còn có thể khiến vi khuẩn từ nhà vệ sinh xâm nhập vào khu vực nấu ăn, gây ra lo ngại về vệ sinh và sức khỏe. Do đó, tránh đặt bếp đối diện nhà vệ sinh để bảo vệ sức khỏe gia đình và tạo ra không gian nấu nướng sạch sẽ, thoải mái.

Giường ngủ không nên đặt ở 3 vị trí sau

Giấc ngủ chiếm một phần lớn trong cuộc sống của con người, vì vậy việc đặt giường ngủ một cách hợp lý không chỉ giúp đảm bảo sự thoải mái mà còn có ảnh hưởng đến sức khỏe và phong thủy. Dưới đây là những vị trí bạn nên tránh khi kê giường ngủ:

Đầu giường đối diện cửa

Trong phong thủy, việc đặt giường ngủ đối diện cửa là điều không nên. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến người nằm dễ bị mệt mỏi, đau đầu hoặc gặp phải những cơn ác mộng.

Trong phong thủy, việc đặt giường ngủ đối diện cửa là điều không nên.

Trong phong thủy, việc đặt giường ngủ đối diện cửa là điều không nên.

Nếu cửa đối diện với phần giữa giường (vị trí ngang bụng), người nằm có thể gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Còn nếu cửa đối diện với phần đuôi giường, sẽ có nguy cơ gây ra các vấn đề về chân, như đau xương khớp. Do đó, khi kê giường, tốt nhất bạn nên tránh để giường đối diện cửa.

Giường ngủ dưới xà ngang

Việc kê giường dưới xà ngang là một điều tối kỵ trong phong thủy, vì sẽ tạo cảm giác ngột ngạt và bí bách cho người nằm. Cảm giác này có thể gây căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thậm chí là những giấc mơ xấu. Vì vậy, để tạo ra không gian ngủ thoải mái, bạn nên tránh kê giường dưới xà ngang. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt các vật nặng như tranh vẽ, điều hòa, tủ trên đầu giường, vì điều này có thể gây ra cảm giác căng thẳng tương tự.

Đầu giường hướng ra cửa sổ

Cửa sổ là nơi lưu thông không khí và khí năng, và khi đặt đầu giường ngay hướng cửa sổ, khí lực của gia chủ dễ bị thất thoát ra ngoài. Điều này khiến giấc ngủ trở nên không sâu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm tài lộc.

Ngoài ra, nếu cửa sổ đối diện với giường, những luồng khí xấu có thể xâm nhập và tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thêm vào đó, những yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc mưa gió cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó chịu. Vì vậy, bạn nên tránh đặt đầu giường hướng ra cửa sổ để duy trì chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Các cụ dặn trồng chuối sau nhà: Nhưng trước nhà có cột điện thì nhất định phải trồng cây chuối bên cạnh, tại sao?

Người xưa khuyên chuối nên trồng sau nhà. Tuy nhiên, nếu trước nhà bạn có cột điện thì nên trồng cây chuối bên cạnh. Lý do vì sao?

Người xưa khuyên chuối nên trồng sau nhà. Tuy nhiên, nếu trước nhà bạn có cột điện thì nên trồng cây chuối bên cạnh. Lý do vì sao?

Tại sao cây chuối thường được trồng sau nhà?

Người xưa khuyên rằng: “Trước cau, sau chuối” và được rất nhiều người áp dụng trong cuộc sống ngày nay. Sở dĩ đó là do chuối có tán lá rộng, rậm rạp, nếu trồng trước nhà sẽ che hết ánh nắng chiếu vào nhà, khiến cho ngôi nhà u tối, khó giám sát.

Ngoài ra, theo góc độ khoa học, chuối là cây ăn quả rất dễ bắt ion âm. Nguồn năng lượng này dễ khiến con người lười biếng, hoạt động bị chậm chạp, tâm trạng uể oải, chán chường. Ngược lại, nếu trồng sau nhà, chuối lại giúp che mát nắng nóng buổi chiều của hướng Tây, che chắn được khí lạnh tràn về từ phía Bắc vào mùa đông. Vì vậy, bình thường chúng ta nên trồng chuối ở sau nhà.

Người xưa khuyên rằng:

Người xưa khuyên rằng: “Trước cau, sau chuối”

Tại sao ngôi nhà có cột điện lại nên trồng chuối trước nhà?

Nếu trước nhà bạn có cột điện, tốt hơn hết, bạn hãy trồng chuối trước nhà. Theo phong thủy, khi có cột điện ở trước nhà, dòng khí và gió khi di chuyển sẽ mang theo điện tích ion dương vào trong nhà, khiến cho không khí nóng bức, khô cứng. Điều đó sẽ khiến người sống trong nhà bứt rứt khó chịu, lúc nào cũng ở trong trạng thái “bừng bừng dương khí”.

Ngoài ra, ngôi nhà có cột điện trước nhà cũng sẽ phạm phải thế Hỏa sát trong phong thủy, dễ khiến cho tài sản trong nhà bị cháy nổ, tài lộc khó vào nhà. Sẽ khiến cho làm nhiều tiêu ít, hậu vận không tốt, đường công danh sự nghiệp và đường tình duyên đều gặp gập ghềnh, trắc trở.

Để hóa giải điều này, hãy trồng những cây mang thuộc tính âm như cây chuối ở trước nhà. Loại cây này sẽ giúp trung hòa các điện tích dương khi vào nhà, che chắn bớt tác hại của dòng điện ảnh hưởng đối với con người.

Ngôi nhà có cột điện lại nên trồng chuối trước nhà

Ngôi nhà có cột điện lại nên trồng chuối trước nhà

Hai cách hóa giải khi có cột điện trước nhà

Ngoài việc trồng cây chuối, nếu trước nhà bạn có cây cột điện, trạm biến thế hay đường dây dẫn điện cao thế thì bạn cũng có thể hóa giải được theo hai cách sau:

– Đặt chiếc gương bát quái cầu lồi

Loại gương này có hình dáng giống như mai rùa, ở giữa có gương cầu lồi lên. Nếu ở trước nhà có cột đèn, cột điện hay một vật gì đó cản trở ở giữa thì bạn có thể lắp gương bát quái cầu lồi trước nhà để giúp hóa giải. Nó có thể đem các sát khí ở phía đối diện khuếch tán ra xung quanh, nhờ đó sẽ hóa giải sát khí, bảo vệ cho gia chủ, giúp cho các gia đình tránh được những tai ương từ bên ngoài.

Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết về phong thủy, nhờ phân tích hướng nhà để có thể treo gương bát quái sao cho đúng. Bởi, nếu đặt không tro gương bát quái đúng vị trí thì có thể phản tác dụng, khiến cho luồng cát khí đem đến may mắn, thịnh vượng sẽ bị khuếch tán đi mất.

– Xây ao cá hay hòn non bộ trước nhà

Việc có hồ nước, ao cá hay hòn non bộ trước nhà sẽ được coi là “minh đường tụ thủy”, rất tốt trong phong thủy. Điều này giúp mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ. Người giàu thường xây các hồ cá, hòn non bộ trước nhà là vì lẽ đó.

Nếu trước nhà bạn có cột điện, trạm biến thế thì càng nên xây hồ cá, hồ nước ở trước nhà. Bởi nước cũng mang tính âm, khi hơi nước bốc lên sẽ giúp làm tăng độ ẩm và ion âm, làm dịu mát và trung hòa đươc các điện tích dương của cột điện, trạm biến thế. Từ đó, không khí ở trong nhà được tản nhiệt, mát mẻ và giúp hóa giải sát khí.

Cúng rằm tháng 10 đừng quên đặt 3 loại hoa này, có 1 bông thôi Tiền -Tài cũng ùn ùn kéo đến

Rằm tháng 10, còn được gọi là ngày rằm tháng Chạp âm lịch, là dịp quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Đây là thời điểm con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên và cầu mong bình an, may mắn cho gia đình.

Trong lễ cúng Rằm tháng 10, một yếu tố không thể thiếu là những loài hoa được chọn để dâng cúng. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về ba loại hoa phù hợp để dâng cúng Rằm tháng 10, mang lại phúc lộc, tài lộc cho gia đình.

1. Hoa cúc vàng – Sự trường thọ và giàu có

Cúng rằm tháng 10 đừng quên đặt 3 loại hoa này, có 1 bông thôi Tiền -Tài cũng ùn ùn kéo đến

Cúng rằm tháng 10 đừng quên đặt 3 loại hoa này, có 1 bông thôi Tiền -Tài cũng ùn ùn kéo đến

Hoa cúc vàng là một trong những loài hoa phổ biến và dễ tìm trong các ngày lễ, đặc biệt là dịp Rằm tháng 10. Màu vàng của hoa cúc không chỉ tượng trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng mà còn mang ý nghĩa của sự trường thọ và hạnh phúc. Đặt một vài bông hoa cúc vàng trên bàn thờ trong ngày Rằm tháng 10 sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, tiền bạc ùn ùn kéo đến.

Hoa cúc vàng còn biểu trưng cho sự an yên, ổn định trong gia đạo. Đặc biệt, người ta tin rằng, nếu cúng hoa cúc vàng vào dịp Rằm tháng 10, gia đình sẽ luôn được bảo vệ khỏi những điều xấu, tai ương và may mắn sẽ đến với tất cả các thành viên.

2. Hoa đồng tiền – Thu hút may mắn, tài lộc

Đúng như tên gọi, hoa đồng tiền biểu trưng cho sự thịnh vượng, phú quý và tài lộc. Khi đặt hoa đồng tiền trên bàn thờ trong lễ cúng Rằm tháng 10, gia chủ mong muốn mang lại những điều may mắn, tài lộc, tiền tài và sức khỏe cho gia đình.

Hoa đồng tiền còn mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp xua tan vận đen, những điều không may mắn, đồng thời thu hút phúc lộc từ khắp nơi đổ về. Đặc biệt, hoa đồng tiền có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, cam, mỗi màu lại tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau, nhưng chung quy đều mang lại điều lành và an vui. Đặt một cành hoa đồng tiền trên bàn thờ vào dịp này sẽ giúp kích hoạt tài lộc, giúp gia đình có một cuộc sống sung túc.

3. Hoa lay ơn – Mang lại phúc khí và vượng tài

Hoa lay ơn là loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang lại may mắn, phúc khí, giúp xua đuổi tà ma, vận rủi.

Hoa lay ơn là loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang lại may mắn, phúc khí, giúp xua đuổi tà ma, vận rủi.

Trong ngày Rằm tháng 10, hoa lay ơn được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho bàn thờ gia tiên bởi dáng vẻ thanh cao và màu sắc tươi sáng của nó.

Lay ơn với những bông hoa thẳng đứng và nở rộ, tạo cảm giác phồn thịnh, phát đạt cho gia đình. Người Việt tin rằng, nếu đặt hoa lay ơn trên bàn thờ trong dịp Rằm tháng 10, tài lộc sẽ ùn ùn kéo đến, tiền tài luôn dồi dào. Lay ơn cũng là loài hoa dễ giữ tươi lâu, phù hợp để cắm trên bàn thờ trong suốt những ngày lễ này.

Cách chọn hoa và dâng cúng hoa ngày Rằm tháng 10

Khi dâng cúng hoa ngày Rằm tháng 10, hãy chú ý chọn hoa tươi, không bị dập nát để thể hiện lòng thành kính và sự chu đáo đối với tổ tiên. Trước khi đặt hoa lên bàn thờ, bạn cũng nên vệ sinh, lau sạch bình hoa và bàn thờ để không gian thờ cúng luôn trang nghiêm, thanh tịnh. Cắm hoa một cách hài hòa, không quá phô trương, và chọn màu sắc hoa phù hợp với không gian của ngôi nhà.

Dâng hoa trong ngày Rằm tháng 10 không chỉ thể hiện lòng hiếu kính mà còn gửi gắm mong muốn một cuộc sống sung túc, an lành. Ba loài hoa trên sẽ là lựa chọn lý tưởng để tăng phúc lộc cho gia đình trong dịp Rằm này.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)