Vứt lá của 5 loại cây này đi khác gì ném dinh dưỡng vào thùng rác, 99% làm sai

87

Một số lá rau không chỉ ăn được và rất ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng! Đặc biệt là lá của 5 loại cây sau đây, bạn đừng vứt đi nữa nhé!

Loại 1: Lá củ cải

Lá củ cải là phần lá phía trên củ cải.

Lá củ cải là phần lá phía trên củ cải.

 

Thông thường nhiều người khi mua củ cải về lại bỏ phần lá này đi mà không biết rằng có thể dùng nó để làm các món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Nó đặc biệt thích hợp cho người muốn bổ sung canxi.

Bạn chắc sẽ bất ngờ vì công dụng này nhưng thực tế hàm lượng canxi trong mỗi 100g lá củ cải là 238mg, cao hơn nhiều loại thực phẩm được coi là giàu canxi. Do đó lá củ cải được coi như “viên canxi tự nhiên” rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Có rất nhiều cách ăn lá củ cải như: Xào cùng tỏi, phơi héo rồi muối dưa chua, hoặc đơn giản là luộc lên chấm cùng chút mắm tỏi ớt… Tất cả các món đó đều đơn giản nhưng có mùi vị ngon lành.

Thành phần nguyên liệu: 1kg lá củ cải, 50g hành lá, 2-3 thìa canh muối, 2 thìa canh đường, 2 lít nước.

Cách muối dưa chua bằng lá củ cải:

– Lá củ cải bạn mua về, đem phơi qua nắng cho héo. Sau đó cắt bỏ phần gốc và phần lá già,. Sau đó cắt khúc vừa phải. Bạn có thể thêm vào một ít củ cải thái lát mỏng trộn vào vừa đẹp mắt lại ngon. Sau đó rửa thật sạch rồi để ráo nước. Hành lá loại bỏ rễ, lá vàng rồi rửa sạch. Sau đó cắt khúc hành lá và trộn cùng lá củ cải.

– Đun sôi 2 lít nước, rồi để ấm còn khoảng 20 độ C. Sau đó cho cho muối, đường vào hòa tan. Sau đó cho phần lá củ cải trộn hành vào hũ thủy tinh đã tiệt trùng, rồi đổ nước muối vào. Sau khoảng 2 tiếng bạn dùng đũa đảo 1 lần cho ngấm. Đảo khoảng vài lần thì dùng vỉ tre đậy lên rồi chèn bằng bát hoặc đá cuội cho chặt. Để qua 1 đêm là có thể dùng được.

Loại 2: Lá bí đỏ (rau bí)

Đối với bí đỏ, hầu hết mọi người đều thích ăn phần quả của nó mà ngắt bỏ phần lá

Đối với bí đỏ, hầu hết mọi người đều thích ăn phần quả của nó mà ngắt bỏ phần lá

Trên thực tế, lá non của bí đỏ cũng rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn lá bí đỏ thường xuyên không chỉ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp thanh/giải nhiệt bên trong, giảm cảm giác khó chịu. Rau bí đỏ còn có công dụng dưỡng ẩm cho ruột và giảm táo bón, tăng cường lá lách và nuôi dưỡng dạ dày.

Món ăn gợi ý: Rau bí xào tỏi

Thành phần nguyên liệu: 1 mớ rau bí, 5-7 tép tỏi băm, dầu ăn, gia vị, dầu hào.

Cách làm món rau bí xào tỏi:

– Rau bí nhặt bỏ xơ rồi rửa thật sạch. Sau đó cho rau bí vào nồi nước sôi chần nhanh cùng vài hạt muối. Thả rau bí đã chần vào chậu nước lạnh để giữ màu xanh. Sau khi rau nguội, vớt ra để ráo.

– Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho 1/2 lượng tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho rau bí vào xào và nêm một chút gia vị. Khi rau mềm thì cho lượng tỏi còn lại vào, thêm dầu hào để món ăn dậm đà và bắt mắt hơn. Ngoài xào tỏi, bạn có thể xào rau bí cùng tôm hoặc thịt bò.

Loại 3: Lá cần tây Mỹ

Khi dùng cần tây để chế biến món ăn hoặc dùng làm nước ép. Chúng ta thường vứt lá đi vì cho rằng nó có mùi hơi nồng.

Khi dùng cần tây để chế biến món ăn hoặc dùng làm nước ép. Chúng ta thường vứt lá đi vì cho rằng nó có mùi hơi nồng.

Bạn biết gì không? Lá cần tây thực sự giàu dinh dưỡng hơn phần thân cây! Nó chứa đầy carotene, vitamin C, B1, protein và canxi. Đặc biệt đối với những người bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch, ăn một ít lá cần tây sẽ đặc biệt tốt.

Món ăn gợi ý: Canh lá cần tây nấu thịt băm

Thành phần nguyên liệu: 1 nắm lá cần tây, 200g thịt băm, lượng tinh chất cốt gà vừa phải, một chút dầu ăn, một chút tỏi băm, lượng gia vị thích hợp.

Cách làm món canh lá cần tây nấu thịt băm:

– Lá cần tây, bạn rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đun nóng. Tiếp đó bạn thêm tỏi băm vào phi thơm rồi trút thịt băm (đã được ướp cùng chút gia vị, tỏi băm) vào xào đều. Khi thấy thịt đổi màu thì bạn cho lá cần tây vào, xào nhanh trong khoảng 1 phút thì thêm lượng nước thích hợp vào. Đun sôi rồi nêm nếm thêm gia vị, tinh chất cốt gà cho vừa ăn.

Loại 4: Lá khoai lang (rau khoai lang)

Củ khoai lang có vị ngọt thơm, ngon nhưng lá của chúng cũng ngon và bổ dưỡng không kém.

Củ khoai lang có vị ngọt thơm, ngon nhưng lá của chúng cũng ngon và bổ dưỡng không kém.

Lá khoai lang rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng tự nhiên. Hàm lượng carotene trong lá khoai lang thậm chí còn cao hơn cà rốt và hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với các loại rau thông thường. Thường xuyên ăn lá khoai lang không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn giải độc và nuôi dưỡng làn da.

Món ăn gợi ý: Canh rau khoai lang nấu tôm

Thành phần nguyên liệu: 1 mớ rau khoai lang, 200g tôm tươi, 2 củ hành tím băm, lượng gia vị thích hợp, một chút dầu ăn, lượng bột nêm vừa phải, một chút bột tiêu.

Cách làm món canh rau khoai lang nấu tôm:

– Rau khoai lang nhặt bỏ phần già, chỉ lấy thân và lá non. Sau đó rửa thật sạch rồi để ráo nước. Rửa sạch rồi bóc bỏ vỏ, loại chỉ tôm. Cho tôm vào bát, thêm chút gia vị, hành tím băm, bột tiêu, đảo đều rồi ướp trong khoảng 15 phút.

– Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Sau đó thêm hành tím băm vào phi thơm. Tiếp đó cho tôm vào xào trong khoảng 5 phút. Khi tôm đã đổi màu đỏ thì bạn thêm lượng nước thích hợp vào, đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn rồi thả rau khoai lang vào nấu một lúc. Tới khi rau khoai lang chín mềm là được.

Loại 5: Lá ớt

Lá ớt không chỉ ăn được mà hàm lượng dinh dưỡng của chúng còn tốt hơn cả quả ớt, khiến chúng trở thành thực phẩm bổ sung canxi tự nhiên.

Lá ớt không chỉ ăn được mà hàm lượng dinh dưỡng của chúng còn tốt hơn cả quả ớt, khiến chúng trở thành thực phẩm bổ sung canxi tự nhiên.

Lá ớt cũng rất giàu carotene và nhiều loại vitamin, có vị ngọt dịu. Lá ớt có thể ăn với hình thức làm món trộn hoặc nấu nấu canh. Cả 2 cách này đều ngon và có thể biến tấu với các nguyên liệu kèm (các loại thịt, rau củ) mà bạn thích.

Món ăn gợi ý: Canh tôm lá ớt

Thành phần nguyên liệu: 300g lá ớt bánh tẻ (nên chọn lá ớt bánh tẻ ăn thơm và bùi hơn), 200g tôm, hành lá, 1-3 quả ớt, nước dùng, gia vị cơ bản.

Cách làm món canh tôm lá ớt:

– Lá ớt sau khi rửa sạch, để ráo. Có thể để cả cọng hoặc cắt đôi. Ớt hiểm mang đập dập (hoặc có thể bỏ qua nguyên liệu ớt nếu bạn không ăn được cay). Hành lá cắt khúc, phần đầu hành băm nhỏ. Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen. Sau đó dùng dao đập nhẹ rồi băm rối để khi nấu canh ăn giòn hơn. Cho tôm vào bát, thêm gốc hành băm nhỏ, nêm vào nửa thìa cà phê gia vị và xíu hạt tiêu. Giữ lại 2-3 con tôm chẻ đôi để trang trí bát canh.

– Cho lượng nước dùng vào nồi. Dùng thìa múc phần tôm băm thả vào, tạo thành các viên tôm. Đun đến khi các viên tôm chín nổi lên thì vớt ra. Tiếp đó cho tôm chẻ đôi cùng lá ớt vào. Thêm ớt hiểm, hành lá. Đến khi sôi thì nêm nếm cho vừa miệng. Thả viên tôm vào. Khuấy đều, múc ra bát và thưởng thức.

Đừng bỏ lỡ cơ hội tận dụng lá rau giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Khám phá những lợi ích sức khỏe từ lá củ cải, lá bí đỏ, lá cần tây Mỹ, lá khoai lang và lá ớt, những loại rau không chỉ thơm ngon mà còn giàu vitamin và chất xơ. Bổ sung canxi tự nhiên và dưỡng ẩm cho cơ thể với các công thức chế biến đa dạng và hấp dẫn. Tìm hiểu cách tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ những loại lá rau quen thuộc này.