Loại rau này thường mọc dại đầy đường, bãi hoang, bờ ruộng nhưng lại là một loại rau ngon và có rất nhiều công dụng với sức khỏe
Rau sam là một loại cây rau thân và lá đều mọng nước, lá xanh đậm lớp màng ngoài hơi bạc và thân màu tím đỏ. Rau sam có vị chua chua chát chát ngọt ngọt. Đây là loại rau mà trước đây chỉ nhổ về ăn chống đói và cắt cho cá ăn để trị bệnh cá vì rau sam có tính kháng khuẩn tốt.
Rau sam mọc dại đầy đường, lối đi, những khu đất hoang. Nhưng tổ chức y tế thế giới ghi nhận rau sam là cây thuốc có công dụng trị các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật. Bây giờ nhiều nước trên thế giới thích dùng rau sam. Tại Việt Nam rau sam bây giờ cũng được nhổ bán ngoài chợ nhưng giá cực rẻ chỉ 5000 đồng được bó to.
Công dụng của rau sam
Rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic rất tốt cho sức khỏe. Rau sam cũng có nhiều omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe. Flavonoid trong rau sam giúp chống oxy hóa nên ngăn ngừa tế bào lạ phát triển, hỗ trợ bệnh tim mạch, thúc đẩy nâng cao miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.
Trong rau sam cũng nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá còn lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.
Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Đặc biệt hơn trong cây rau sam có thành phần Protulaca oleracea có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế rau sam được xem là vị thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sam
Bài viết của BS Phó Thuần Hương trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho hay, trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét.
Rau sam muốn dùng làm thuốc thì nên chọn cây thân đỏ, dùng dạng tươi hoặc khô đều được.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây cho cả gia đình:
Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.
Những người bị sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Người bị lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.
Người bị ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Người bị kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Người bị lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Phụ nữ hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Phụ nữ hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Khi cần tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Trường hợp môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Tường hợp đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Ngườ bị bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Người bị mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.
Người bị nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Người bị ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Người bị ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Phụ nữ bị ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Người bị bệnh trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Khi bị côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt…). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Các bệnh nhân ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.
K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.
Các trường hợp bị bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra rau sam được dùng để trị còi cọc gan, tụy nhức đầu bằng cách dùng rau sam nấu canh, luộc làm món ăn hàng ngày.
Rau sam cũng là loại rau dễ trồng nên bạn cũng có thể trồng trong chậu để ở ban công thuận tiện cho những gi đình ở phố chật hẹp. Còn ở các vùng quê thì đi nhổ rau sam mọc dại rất nhiều.