Bạn có bao giờ thắc mắc, lý do vì sao gà cúng giao thừa luôn ngậm bông hoa hồng đỏ? Các nhà nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng Việt cho chúng ta câu trả lời.
Từ xưa đến nay, mâm cỗ cúng giao thừa của người Việt luôn có đĩa xôi gấc cùng một chú gà trống hoa luộc bày khéo léo, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ chót. Bạn có bao giờ thắc mắc, lý do vì sao gà cúng giao thừa luôn ngậm bông hoa hồng đỏ? Các nhà nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng Việt cho chúng ta câu trả lời.
Lý do gà cúng giao thừa luôn ngậm bông hoa hồng đỏ
Theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy lạnh lẽo, ẩm thấp. Người bèn sai 10 Mặt trời (cũng là mười người con của Ngọc Hoàng) ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Chẳng bao lâu sau, khi đất đã khô rang, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu Mặt trời về, khiến mặt đất trở nên nắng hạn, con người khổ sở vì mất mùa và nóng.
Bỗng trên thế gian xuất hiện một chàng dũng sĩ có sức khỏe phi thường và chiếc cung thần tuyệt diệu, chàng giương cung thần lên, bắn liên tiếp những mũi tên màu nhiệm lên trời, làm rụng 9 ông Mặt trời xuống biển. Còn một ông cuối cùng sợ quá, trốn biệt không ló ra nữa. Kể từ đó, mặt đất lại trở lại như xưa, lạnh lẽo và tăm tối.
Con người và loài vật rủ nhau đi gọi Mặt trời nhưng không ai gọi được. Bỗng một hôm, có một chú gà trống choai khoẻ mạnh, vạm vỡ nhảy lên cành cây trên ngọn núi cao, dùng hết sức bình sinh, rồi vươn cổ, cất lên một tiếng gáy vang lừng. Mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất sáng bừng trở lại.
Từ đó, đêm giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc Mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức Mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa “vướng bụi trần” thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có:
– 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng
– 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
– Bánh kẹo
– 1 mâm ngũ quả
– Rượu
– Trà
– Quả cau, lá trầu
– 1 đĩa muối
– 1 đĩa gạo
– Nhang, đèn
Nếu muốn, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay đêm giao thừa cũng với các đồ lễ kể trên nhưng không có gà luộc nhé. Ngoài ra, mâm cỗ cũng bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Ngoài ra, các gia đình cũng cần chuẩn bị lá sớ để hóa cùng với tiền vàng và đồ mã.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Bên cạnh bày lễ ngoài trời, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà gồm ngũ quả, nến, hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh kẹo, bày mâm cỗ mặn hoặc chay đều được.
Thực chất mâm cúng giao thừa trong nhà chính là cúng bái tổ tiên, mời tổ tiên về nhà mừng đón một năm mới với con cháu, tổ tôn theo tín ngưỡng dân gian người Việt lẫn người Hoa, đồng thời mâm lễ cũng là tấm lòng cám ơn ông bà tổ tiên đã đồng hành, bảo vệ và độ trì con cháu thoát khỏi tai ách, giúp con cháu làm ăn thuận lợi.
Thông thường, mâm cúng trong nhà sẽ cùng sau mâm lễ trước nhà, tập tục gọi là “ nghênh tân, tiễn cửu”, ý chỉ mời chư thần, hành quan năm mới đến nhà và tiễn tạ quan hành cũ.