Tác dụng chữa bện h của quả cau

162

Quả cau

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), hạt cau phơi hoặc sấy khô còn gọi là tân lang, tân lang nhân, binh lang,… có tác dụng sát trùng, phá tích trệ, giáng khí nghịch, hành thủy, hóa thấp, kiện vị. Phần vỏ ngoài của quả cau bỏ hạt đã phơi hay sấy khô còn có tên là đại phúc bì có tác dụng điều khí, hạ khí nghịch, hành thủy, thông đại tiểu tiện, kiện tỳ, khai vị, điều trung (điều hòa chức năng tiêu hóa). Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ tân lang (hạt cau) và đại phúc bì (vỏ cau):

Bài thuố c từ tân lang:

+ Dùng 120g hạt cau, 60g trần bì hay vỏ quýt để lâu ngày sao vàng lên. Sau đó, tán thành bột mịn, dùng để uống vào lúc đói bụng. Mỗi lần uống 1 thìa con cùng một chút mật ong. Bài thuốc này chữa ợ chua hiệu quả.

+ Lấy 10g hạt cau giã vụn bỏ cùng 10g lai phục tử (hạt củ cải), một miếng vỏ quýt, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm chút đường trắng vào, dùng để uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn.

+ Dùng 6-9g hạt cau, sắc lấy nước uống chữa đại tiểu tiện không thông.
+ Hạt cau mài thành bột, phơi khô, rồi hòa với dầu bôi vào chỗ bị chốc trên đầu. Bài thuốc này chữa chốc đầu trẻ em hiệu quả.

+ Đốt hạt cau thành than, nghiền mịn, bôi vào chỗ loét. Bài thuốc này chữa vết loét trắng trong miệng hiệu quả.

+ Dùng 200g hạt cau, 300g hạt sẻn (hoa tiêu, hạt đắng cảy) tán thành bột mịn. Luyện với 500g ô mai (bỏ hạt) đã được giã nhuyễn thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 5-10 viên. Uống đến khi hết đau thì thôi. Bài thuốc này chữa giun chui ống mật hiệu quả.

Bài thuố c từ đại phúc bì:

+ 30g đại phúc bì, 30g tân lang, 15g mộc hương, 60g mộc thông, 30g hạt mận, 60g bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm), 60g khiên ngưu tử (hạt bìm bìm). Tán tất cả thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 12g bột cùng 3 lát gừng tươi, 2 củ hành tươi, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi còn ấm. Uống liên tục đến khi đại tiểu tiện thông được. Bài thuốc này chữa bụng trướng đại tiểu tiện khó khăn.
+ Sắc nước đại phúc bì, rửa vào chỗ mụn nhọt, lở loét sẽ mau lành.

Cau là cây nhiệt đới lâu năm rất phổ biến ở nước ta và một số nước trên thế giới. Cau là cây thân trụ, thẳng đứng, cao 10 – 12m, có nhiều vòng sẹo đều đặn của vết lá rụng. Hoa đực ở trên, nhỏ, màu trắng, thơm; hoa cái to hơn ở dưới. Quả hạch hình trứng thuôn đầu, vỏ quả nhẵn bóng, còn non màu lục sau vàng, vỏ quả giữa nhiều xơ. Trong hạt có tanin (70% trong hạt non, 15 – 20% trong hạt già), chất béo 14%, chất đường 2% và các ancaloit: arecolin, arecaidin, guvaxin, isoguvacin, arecolidin

Arecolin – hoạt chất chính trong hạt Cau có tác dụng tăng cường phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến dịch vị, dịch ruột, gây thu nhỏ đồng tử. Đối với hệ cơ trơn, Arecolin kích thích với liều bé và làm liệt cơ với liều lớn. Tác dụng diệt sán của Arecolin chủ yếu thông qua tác dụng kiểu nicotin nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ, gây tê liệt các cơ của sán làm cho sán không bám vào thành ruột được.

Theo Y học cổ truyền: Hạt Cau vị chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, trừ giun sán, tiêu tích, hành thuỷ; vỏ quả Cau vị hơi cay, tính ôn, có tác dụng thông tiểu tiện, hành thuỷ, hạ khí.
Hạt Cau và hoạt chất Arecolin thường được dùng làm thuốc trị giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng Arecolin bromhydrat dùng liều 0,5 – 1mg.
Đối với người, hạt Cau phối hợp với hạt Bí ngô dùng làm thuốc chữa sán.

* Một số bài thuố c chữa bện h bằng Cau

Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt Cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt Bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt Cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt Cau sau khi ăn hạt Bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.
Làm thuố c cường dương: Rễ Cau trắng ở dưới đất 40 – 60g sao vàng sắc uống. Dùng nhiều tán khí có hại.
Phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít: Vỏ quả Cau 12g, vỏ Quýt 12g, vỏ rễ Dâu 12g, vỏ Gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần; 5 ngày là một liệu trình.
Chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt Cau tán mịn; nấu nước vỏ quả Cau uống với bột hạt Cau tán mịn, mỗi lần 8g. Có thể dùng nước đạm Đậu xị hoặc nước sắc Tía tô cũng được.
Chốc đầu: Hạt Cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.
Phiên vị mửa ra nước chua: Hạt Cau khô 40g, Trần bì 12g, tán bột, mỗi lần dùng 4g lúc đói, thêm ít Mật ong thì tốt hơn.
Viêm ruột kiết lỵ: Hạt Cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây Ổi 6g, sắc nước uống.
Sốt rét: Hạt Cau 12g tán mịn, Thường sơn 12g, sắc nước uống.
Hen suyễn: Tua Cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.
Đàn bà hành kinh băng huyết hoặc sau khi sinh băng huyết: Buồng Cau khô (rủ trên cây) 20g, sắc nước uống.
Chữa đi ỉa: Hạt Cau 1g, vỏ Lựu 8g, vỏ dộp Ổi 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml.
Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g, Trường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Hạt cau 10g, Sơn tra 10g. Sắc nước uống (như trên).
* Một số bài thuố c chữa bện h bằng Cau của Trung Quốc
Đầy chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12g, Chỉ xác 9g, Tô cách 9g, Mộc hương 3g sắc uống.
Nôn ợ, hơi thở nóng: Cau 12g, đất Sét đỏ 30g (đun nước), Hoàn phúc hoa 15g (bọc trong vải), Tô tử, Đinh hương, Bán hạ, mỗi thứ 6g, sắc uống.
Đầy chướng bụng, táo bón: Cau, Hậu phác, Chỉ thực, mỗi loại 9g, Sinh đại hoàng 6g, sắc uống (như trên).
Phù chân: Cau 15g, Tía tô, Trần bì, Mộc qua, Phòng kỷ, mỗi thứ 9g sắc uống .
Giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt Bí ngô 30g sắc uống.
Tiêu đờm, giảm hen: Cau 15g, Đinh lịch tử 9g, Bạch truật, Tô tử, Hạnh nhân, Trần bì, mỗi loại 6g, sắc uống.
Trái cau
(tên khoa học: Areca catechu)
– Hạt cau: Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày.
Sử dụng trong y học:
– Tại Ấn Độ, hạt cau được sử dụng để tẩy giun.
– Để tẩy giun, hạt ở dạng bột dùng từ 1-2 thìa trà. Ở dạng chiết xuất thành chất lỏng là khoảng 3,56 ml. Để chữa bệnh cho ngựa, dùng 0,065-0,097 gam arecolin. Đối với người, dùng không quá 0,0043 đến 0,0065 gam.

Thông tin khoa học về quả cau
Mô tả: Cây cao tới 15-20m, có thân cột mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có nội nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt.
Bộ phận dùng: Hạt khô – Semen Arecae, thường gọi là Tân lang. Vỏ quả ngoài và vỏ giữa – Pericarpium Arecae, thường có tên là Đại phúc bì.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ – Malaixia, được trồng ở nhiều nước, từ Malaixia qua Philippin, Thái Lan, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Madagascar và vùng Đông Phi. Ở nước ta, Cau được trồng từ lâu đời và khá phổ biến khắp các vùng nông thôn để lấy quả ăn trầu và hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 5-6 năm mới có thu hoạch; mỗi buồng cau có tới 200-300 quả. Thu hái những quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tanin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10% (không được sao). Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm một đêm, xẻ tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 10%, tẩm rượu sao (tuỳ theo đơn) có thể nấu thành cao đặc. Cần bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng xông hơi lưu huỳnh để phòng mốc mọt.

Thành phần hóa học: Trong hạt cau có dầu béo 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%, alcaloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3-0,5%. các alcaloid chính là arecolin, arecaidin (arecain) guvacolin, guvacin và isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin…) nhưng với hàm lượng rất thấp.

Tính vị, tác dụng: Hạt Cau có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, hành thuỷ sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả Cau có vị ngọt, hơi the, tính ấm, có tác dụng thông khí, hành thuỷ, thông đại tiểu trường.

Người ta đã biết được arecolin, hoạt chất chính trong hạt Cau là chất cường đối giao cảm, như muscarin. Nó làm tăng sự tiết dịch và làm co đồng tử. Với liều thấp, nó kích thích thần kinh; với liều cao, nó làm liệt thần kinh. Nó làm tăng nhu động ruột, làm tê bại cơ sán như kiểu nicotin, nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ, làm cho sán không bám vào thành ruột được.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Cau được chỉ định dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thuỷ thũng cước khí, dùng kích thích tiêu hoá, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu. Thường dùng 0,5-1g/ngày, dạng thuốc sắc; với liều cao, dùng trục sán. Vỏ quả Cau dùng trị thuỷ thũng cước khí, bụng đầy trướng, bí tiểu tiện, phụ nữ có thai phù thũng. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác (vỏ rễ Dâu, vỏ Chân chim, vỏ Khủ khởi, Gừng sống).

Cách dùng: Để tẩy sán, phối hợp với hạt Bí ngô. Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc Hạt cau với liều 50-80g tuỳ người, đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy. Nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm.

Đơn thuố c:

1. Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g. Thường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Dùng hạt Cau 10g, Sơn tra 10g, sắc nước uống.
3. Trục giun đũa: Dùng 21 hạt Cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả Cau làm thang (Bách gia trân tàng).

4. Trẻ em bị chốc đầu: Dùng hạt Cau mài lấy bột phơi khô hoà với dầu Vừng mà bôi.

Trong Đông y, có 2 phần của quả cau được sử dụng nhiều để chữa bệnh là hạt cau và vỏ cau.

Hạt cau phơi hoặc sấy khô còn gọi là tân lang, tân lang nhân, binh lang… có tác dụng sát trùng. Phần vỏ ngoài của quả cau bỏ hạt đã phơi hay sấy khô còn có tên là đại phúc bì. Nó có tác dụng điều khí, hạ khí nghịch, thông đại tiểu tiện, khai vị, điều hòa chức năng tiêu hóa. Dưới đây là 1 số bài thuốc chữa bệnh từ hạt cau và vỏ cau.

1. Bài thuố c từ hạt cau
Chữa ợ chua: Dùng 120g hạt cau, 60g vỏ quýt để lâu ngày sao vàng lên. Sau đó, tán thành bột mịn, dùng để uống vào lúc đói bụng. Mỗi lần uống 1 thìa con cùng chút mật ong.

Chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn: Lấy 10g hạt cau giã vụn bỏ cùng 10g hạt củ cải, 1 miếng vỏ quýt, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm chút đường trắng vào, dùng để uống thay trà trong ngày.

Chữa đại tiểu tiện không thông: Dùng 6 – 9g hạt cau, sắc lấy nước uống.

Chữa chốc đầu trẻ em: Hạt cau mài thành bột, phơi khô, rồi hòa với dầu bôi vào chỗ bị chốc trên đầu.

Chữa vết loét trắng trong miệng: Đốt hạt cau thành than, nghiền mịn, bôi vào chỗ loét.
2. Bài thuố c từ vỏ cau

Chữa trướng bụng, đại tiểu tiện khó: 30g vỏ cau, 30g hạt cau, 15g mộc hương, 60g mộc thông, 30g hạt mận, 60g vỏ cây dâu tằm, 60g hạt bìm bìm. Tán tất cả thành bột mịn.

Mỗi lần dùng lấy 12g bột cùng 3 lát gừng tươi, 2 củ hành tươi, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi còn ấm. Uống liên tục đến khi đại tiểu tiện thông được.

Chữa mụn nhọt, vết thương mau lành: Sắc nước đại phúc bì, rửa vào chỗ mụn nhọt, lở loét sẽ mau lành.