Sữa hạt ngon bổ nhưng có 6 nhóm người không nên uống, tránh rước thêm bệnh vào thân

291

Sữa hạt cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại đồ uống này.

6 nhóm người không nên uông sữa hạt

– Người bị dị ứng
Hiện tượng dị ứng với các loại hạt không hề hiếm gặp. Các triệu chứng dị ứng với hạt thường thấy là nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng mặt, khó thở. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Không dung nạp xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số thành phần có trong sữa hạn, chẳng hạn như chất xơ trong sữa đậu nành, đường lactose trong sữa óc chó.

Do đó, người bị dị ứng với các loại hạt như óc chó, đậu nành, hạnh nhân… cần chú ý khi sử dụng sữa hạt, tránh dùng sữa từ các loại hạt có thể gây dị ứng cho bản thân.

– Người có vấn đề về tiêu hóa

Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa hóa như bị viêm loét tá tràng, bị hội chứng ruột kích thích… cần thận trọng khi sử dụng sữa hạt. Loại đồ uống này chứa nhiều chất xơ, có thể gây ra các tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.

Ngoài ra, một số loại hạt có chứa phytate. Đây là chất có khả năng cản trở quá trình hấp thụ các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm trong cơ thể. Không những thế, một số loại sữa hạt có hàm lượng đường cao, có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến triệu chứng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Sữa hạt là loại đồ uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng.

Sữa hạt là loại đồ uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng.

– Người bị bệnh thận

Những người bị bệnh thận cần hạn chế lượng phốt pho và kali nạp vào cơ thể. Các loại sữa hạt quen thuộc như sữa hạt óc chó, sữa hạt hạnh nhân có hàm lượng hai chất này khá cao. Người bị bệnh thận uống các loại sữa này sẽ gây áp lực lên thận, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người bị bệnh gout

Những người bị bệnh gout cần hạn chế nạp purine vào cơ thể. Trong khi đó, sữa hạt lại là loại đồ uống chứa nhiều purine. Việc tiêu thụ nhiều purine sẽ khiến các cơn đau do gout gây ra càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người đang sử dụng thuốc

Một số loại sữa hạt có thể phản ứng với thành phần của thuốc, khiến thuốc giảm hiệu quả trong điều trị hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như người đang sử dụng thuốc tuyến giáp không nên uống sữa đậu nành. Loại đồ uống này có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc của cơ thể. Người sử dụng thuốc chống đông máu không nên dùng sữa hạnh nhân vì nó chứa nhiều vitamin K, làm giảm tác dụng của thuốc.

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 1 tuổi, sữa hạt không phải là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện dành cho bé. Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Việc sử dụng sữa hạt trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Lưu ý khi uống sữa hạt

Bản chất của sữa hạt là đồ uống được nghiền từ các loại hạt, các loại ngũ cốc. Khi làm sữa hạt, người ta cũng có thể kết hợp với các loại trái cây, rau củ. Có thể chia sữa hạt thành 2 nhóm chính là sữa hạt ngũ cốc (được làm từ các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, khoai lang, gạo lứt…) và sữa hạt giàu đạm, giàu chất béo (được làm từ các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca, đậu…).

Nhiều người có thói quen nấu sữa hạt và để sẵn trong tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, với sữa hạt (hay bất kỳ thực phẩm khác), sau khi chế biến, bạn chỉ nên giữ ở nhiệt độ dưới 3 độ C trong vòng tối đa 24 giờ. Để quá lâu, các vitamin trong sữa hạt sẽ bị phân hủy. Hơn nữa, vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào sữa hạt, làm biến đổi thành phần của nó và gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe.