Nước mía thanh mát giải nhiệt: Nhưng 5 kiểu người này không nên đụng vào, đó là ai?

68

Những kiểu người này không nên uống nước mía kẻo dễ rước thêm bệnh vào người, ai cũng nên biết.

Theo y học cổ truyền thì nước mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.

Đồng thời, theo quan niệm của ông bà ta trong đân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa. Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.

 

Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết… nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm.

Những kiểu người không nên uống nước mía

Những kiểu người không nên uống nước mía

Những nhóm người không nên uống nước mía

Dù nước mía khá bổ dưỡng giải nhiệt tốt nhưng do nước mía khá ngọt chứa nhiều hàm lượng đường tự nhiên nên có những kiểu người này không nên uống

1. Kiểu người có hệ tiêu hóa kém: Nguyên nhân là do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía. Bởi vậy, nếu ai thường xuyên mắc bệnh về hệ tiêu hóa thì nên giảm việc uống nước mía lại.

2. Những người đang sử dụng thuốc: Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc. Đồng thời, do nước mía giải nhiệt sẽ ảnh hưởng tới cơ thể bạn dễ gây lạnh bụng.

Những đối tượng không nên uống nước mía

Những đối tượng không nên uống nước mía

3. Người mắc bệnh tiểu đường: Do hàm lượng đường tự nhiên trong nước mía khá cao nên những người mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không nên uống nước mía.

4. Người đang ăn kiêng đang thừa cân: Do nước mía nhiều đường nên dễ gây tăng cân, béo phì chính vì vậy nếu như bạn muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

5. Phụ nữ mang thai: Nước mía khá ngon nhưng phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh tiểu đường đường hoặc thừa cân. Chính vì vậy, họ cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.