Những loại rau nhất định phải chần qua nước nóng, nhiều người vẫn vô tình cho qua

151

Có những loại rau, dù thế nào đi chăng nữa cũng cần phải chần qua với nước nóng trước, điều này rất có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ và anthocyanins, thường xuyên ăn rất tốt cho cơ thể. Nhưng vì cấu tạo của nó đặc biệt, côn trùng và bụi bẩn dễ bám vào sâu bên trong. Vì thế, trước khi nấu, bông cải xanh cần được chần qua nước nóng để loại bỏ bớt các độc tố. Bạn có thể thêm một chút muối để bông cải xanh được xanh hơn.

Đậu cô ve

6-loai-rau-nay-can-phai-chan-qua-nuoc-soi-de-dam-bao-suc-khoe-cho-ca-nha-2-1607305006-527-width700height480

Đậu cô ve có giá trị dinh dưỡng cực cao, là thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng lại chứa nhiều saponin và coagulin. Đậu này cần chần qua nước sôi trước cho chín hoàn toàn trước khi chế biến, nếu đậu còn sống nó sẽ gây hại cho dạ dày.

Đọt non của cây xoan hôi

Cây xoan hôi hay còn được gọi là cây tông dù, cây hương xuân, thường được tiêu thụ nhiều vào màu xuân. Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, thường dùng để xào, rất ngon. Tuy nhiên, cây xoan hôi chứa nhiều axit tannic, nó sẽ phản ứng với protein sau khi ăn, không có lợi cho quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn có chứa nitrat, nên cần phải loại bỏ trong quá trình chần.

Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic, nếu không được loại bỏ, khi chín rau sẽ có vị chát, sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành canxi oxalat. Cách ăn đúng nhất của loại rau này là chần qua nước sôi, luộc trong 30 giây rồi vớt ra, không nên để quá lâu.

Măng

Măng tươi có vị giòn, mềm, rất ngon và giàu dinh dưỡng nên được nhiều người thích. Tuy nhiên, cần lưu ý măng cũng chứa nhiều axit oxalic, chất xơ thô, nếu nấu ăn ngay sẽ có vị chát rất khó chịu. Vì vậy, cần chần măng qua trước để loại bớt vị chát và giảm hàm lượng axit oxalic.

Chú ý gì khi ăn rau sống?

Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất gồm xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau húng, tía tô, húng quế… Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Theo bác sĩ, TS Nguyễn Văn Đề – Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, khi ăn rau sống cần lưu ý khâu nhặt và rửa, ngâm muối sạch sẽ, tránh nguy cơ bị nhiễm giun sán hoặc các ký sinh trùng. Thậm chí rau ở 1 số nơi còn có phẩy khuẩn tả, có thể dẫn đến tiêu chảy.

6-loai-rau-nay-can-phai-chan-qua-nuoc-soi-de-dam-bao-suc-khoe-cho-ca-nha-1-1607304997-875-width700height467

Chưa kể đến việc không chỉ có các loại bào nang amip, trùng lông, trùng roi… các loại rau sống trên thị trường hiện nay còn chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, sán lá gan.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.

Còn với những người thích ăn rau sống, bác sĩ Nguyễn Văn Đề khuyến cáo cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Rau đó để ráo nước. Tốt nhất vẫn nên chần qua nước sôi trước khi ăn.

Khi mua rau, chỉ nên chọn các loại rau xanh tại các của hàng rau sạch, rau có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Nên ngâm nước muối trước khi ăn. Cần lưu ý không dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh vì cứ sau một ngày, rau xanh mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng.